Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối Bài 3: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 3: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

BÀI 3: MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM

(33 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (12 CÂU)

Câu 1: Ngành chế biến thực phẩm là gì?

  1. Kiểm tra và đánh giá chất lượng thực phẩm trong quá trình chế biến một cách định kì.
  2. Cắt thịt từ xác động vật hay nướng, đông lạnh, hun nhiệt, nghiền, trộn, chế biến các loại thực phẩm, đồ uống,...
  3. Chuẩn bị và nấu các bữa ăn trong khách sạn, nhà hàng, trên tàu thủy, tàu hỏa chở khách, gia đình riêng và các nơi ăn uống khác.
  4. Nghiên cứu về cách chế biến và bảo quản các loại thực phẩm, các loại nông sản.

Câu 2: Em hiểu thế nào về ngành chế biến thực phẩm?

  1. Vận hành dây chuyền chế biến và bảo quản thực phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn.
  2. Sơ chế nguyên liệu thực phẩm cho quá trình chế biến.
  3. Chế biến thực phẩm thành các sản phẩm theo nhu cầu.
  4. Giám sát máy móc và thiết bị chế biến thực phẩm.

Câu 3: Công việc của thợ chế biến thực phẩm là

  1. Những người làm nhiệm vụ có liên quan thiết lập, vận hành, giám sát máy móc được dùng để giết mổ động vật, cắt thịt từ xác động vật,...
  2. Những người lập kế hoạch, phát triển các công thức nấu ăn và thực đơn.
  3. Những người làm nhiệm vụ có liên quan đến việc xử lí nguyên liệu động vật, thực vật thành các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ cho con người và động vật.
  4. Những người làm nhiệm vụ chuẩn bị một số ít nguyên liệu, nấu và pha chế các thức ăn, đồ uống đơn giản.

Câu 4: Công việc của thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm là

  1. Những người làm nhiệm vụ có liên quan thiết lập, vận hành, giám sát máy móc được dùng để giết mổ động vật, cắt thịt từ xác động vật,...
  2. Những người lập kế hoạch, phát triển các công thức nấu ăn và thực đơn.
  3. Những người làm nhiệm vụ có liên quan đến việc xử lí nguyên liệu động vật, thực vật thành các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ cho con người và động vật.
  4. Những người làm nhiệm vụ chuẩn bị một số ít nguyên liệu, nấu và pha chế các thức ăn, đồ uống đơn giản.

Câu 5: Công việc của đầu bếp trưởng là

  1. Những người làm nhiệm vụ có liên quan thiết lập, vận hành, giám sát máy móc được dùng để giết mổ động vật, cắt thịt từ xác động vật,...
  2. Những người lập kế hoạch, phát triển các công thức nấu ăn và thực đơn.
  3. Những người làm nhiệm vụ có liên quan đến việc xử lí nguyên liệu động vật, thực vật thành các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ cho con người và động vật.
  4. Những người làm nhiệm vụ chuẩn bị một số ít nguyên liệu, nấu và pha chế các thức ăn, đồ uống đơn giản.

Câu 6: Công việc của người chuẩn bị đồ ăn nhanh là

  1. Những người làm nhiệm vụ có liên quan thiết lập, vận hành, giám sát máy móc được dùng để giết mổ động vật, cắt thịt từ xác động vật,...
  2. Những người lập kế hoạch, phát triển các công thức nấu ăn và thực đơn.
  3. Những người làm nhiệm vụ có liên quan đến việc xử lí nguyên liệu động vật, thực vật thành các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ cho con người và động vật.
  4. Những người làm nhiệm vụ chuẩn bị một số ít nguyên liệu, nấu và pha chế các thức ăn, đồ uống đơn giản.

Câu 7: Công việc chính của thợ chế biến thực phẩm là

  1. Ước lượng thực phẩm; hướng dẫn đầu bếp và nhân viên khác chuẩn bị, nấu ăn, trang trí và trình bày thực phẩm; chuẩn bị gia vị, nấu các món ăn phức tạp.
  2. Kiềm chế, gây choáng, giết mổ động vật; thiết lập và giám sát máy móc và lò nướng để trộn; vận hành thiết bị đông lạnh.
  3. Giết mổ động vật; chuẩn bị chế biến thịt, cá; làm các loại bánh mì, bánh ngọt; chế biến, bảo quản trái cây, rau, củ; phân loại đồ ăn, đồ uống.
  4. Ước lượng chi phí lao động và đặt hàng cung cấp thực phẩm.

Câu 8: Công việc chính của thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm là

  1. Ném và phân loại các sản phẩm là đồ ăn, đồ uống khác nhau.
  2. Thiết lập, vận hành và giám sát máy móc và lò nướng để trộn, nướng và chế biến bánh mì, sản phẩm bánh kẹo khác.
  3. Làm các loại bánh mì, bánh ngọt và các sản phẩm bột mì.
  4. Rửa, thái, đong và trộn thực phẩm để nấu.

Câu 9: Công việc chính của đầu bếp trưởng là

  1. Nhận đơn hàng của khách hàng và phục vụ tại quầy hoặc bàn.
  2. Bảo quản thực phẩm chưa sử dụng, phân loại thực phẩm.
  3. Lập kế hoạch, phát triển các công thức nấu ăn và thực đơn.
  4. Trộn, nghiền, tách thực phẩm và chất lỏng với các thiết bị khuấy, ép, sàng, lọc.

Câu 10: Công việc chính của người chuẩn bị đồ ăn nhanh là

  1. Chuẩn bị món ăn, đồ uống đơn giản hoặc chế biến sẵn như bánh mì kẹp, khoai tây chiên,...
  2. Hướng dẫn đầu bếp và nhân viên khác trong việc chuẩn bị gia vị và nấu các món ăn đặc sản và phức tạp.
  3. Nấu và lên men ngũ cốc, trái cây để sản xuất bia và sản phẩm liên quan.
  4. Vận hành sấy khô, nướng, hun khói, tiệt trùng, cô đặc thực phẩm và chất lỏng để chế biến thức ăn.

Câu 11: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm là

  1. Thợ chế biến thực phẩm, thợ cơ khí, kĩ sư xây dựng, đầu bếp trưởng, người chuẩn bị đồ ăn nhanh,...
  2. Thợ chế biến thực phẩm, thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm, đầu bếp trưởng, người chuẩn bị đồ ăn nhanh,...
  3. Thợ chế biến thực phẩm, thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm, tiếp viên hàng không, người chuẩn bị đồ ăn nhanh,...
  4. Thợ chế biến thực phẩm, thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm, đầu bếp trưởng, giáo viên, lập trình viên,...

Câu 12: Phẩm chất cần có của người chuẩn bị đồ ăn nhanh là

  1. Có sự tỉ mỉ, kiên trì, khéo léo và sáng tạo trong công việc.
  2. Biết cách sử dụng nhiều thiết bị, máy móc.
  3. Yêu thích công việc nấu nướng, cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ trong công việc.
  4. Khéo tay, sạch sẽ, nhanh nhẹn, có mắt thẩm mĩ tốt, nhạy cảm với mùi vị.

2. THÔNG HIỂU (11 CÂU)

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói ngành chế biến thực phẩm?

  1. Nghiên cứu cách chế biến sản phẩm từ thực phẩm.
  2. Kiểm tra và đánh giá chất lượng nông phẩm trong quá trình chế biến.
  3. Là ngành nghiên cứu về cách chế biến và bảo quản các loại thực phẩm, các loại nông sản.
  4. Vận hành dây chuyền chế biến và bảo quản thực phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về công việc chính của thợ chế biến thực phẩm?

  1. Giết mổ động vật; chuẩn bị, chế biến thịt, cá và các thực phẩm liên quan.
  2. Ném và phân loại các sản phẩm là đồ ăn, đồ uống khác nhau.
  3. Làm sạch khu vực chuẩn bị thực phẩm, khu vực và dụng cụ nấu ăn.
  4. Chế biến, bảo quản trái cây, rau, củ và thực phẩm liên quan.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về công việc chính của thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm?

  1. Nhận và phục vụ món ăn, đồ uống tại các địa điểm ăn uống chuyên phục vụ nhanh và thức ăn mang theo.
  2. Vận hành, giám sát máy móc được sử dụng để kiềm chế, gây choáng, giết mổ động vật và để cắt thịt, cá theo tiêu chuẩn.
  3. Trộn, nghiền, tách thực phẩm và chất lỏng với các thiết bị khuấy, ép, sàng, lọc.
  4. Vận hành thiết bị làm mứt, kẹo cứng,...

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về công việc chính của đầu bếp trưởng?

  1. Chuẩn bị gia vị, nấu các món ăn đặc sản và phức tạp.
  2. Phát triển các công thức nấu ăn và thực đơn.
  3. Giám sát chất lượng món ăn ở mọi giai đoạn chuẩn bị và trình bày.
  4. Làm các loại bánh mì, bánh ngọt và các sản phẩm bột mì.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về công việc chính của người chuẩn bị đồ ăn nhanh?

  1. Chuẩn bị món ăn, đồ uống đơn giản hoặc chế biến sẵn như bánh mì kẹp, khoai tây chiên,...
  2. Giám sát máy móc dùng để giết mổ động vật, cắt thịt từ xác động vật hay nướng, đông lạnh, hun nhiệt, nghiền,...
  3. Rửa, thái, đong và trộn thực phẩm để nấu.
  4. Sử dụng thiết bị nấu ăn như lò nướng, nồi chiên,...

Câu 6: Người lao động biết cách sử dụng nhiều thiết bị, máy móc và có khả năng lên kế hoạch sử dụng các thiết bị, máy móc phù hợp với ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?

  1. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.
  2. Đầu bếp trưởng.
  3. Thợ chế biến thực phẩm.
  4. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh.

Câu 7: Người có mắt thẩm mĩ, nhạy cảm với mùi vị phù hợp với ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?

  1. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh.
  2. Thợ chế biến thực phẩm.
  3. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.
  4. Đầu bếp trưởng.

Câu 8: Người yêu thích công việc nấu nướng, cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ trong công việc phù hợp với ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?

  1. Thợ chế biến thực phẩm.
  2. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh.
  3. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.
  4. Đầu bếp trưởng.

Câu 9: Người có kiến thức cơ bản về các loại thực phẩm, có kĩ năng chế biến các loại thực phẩm phù hợp với ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?

A.Đầu bếp trưởng.

  1. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.
  2. Thợ chế biến thực phẩm.
  3. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh.

Câu 10: Với đặc trưng nghề nghiệp, thợ chế biến thực phẩm cần phải

  1. Khéo tay, sạch sẽ, nhanh nhẹn, có mắt thẩm mĩ tốt, nhạy cảm với mùi vị.
  2. Có sự tỉ mỉ, kiên trì, nấu các món ăn đặc sản và phức tạp.
  3. Biết sử dụng nhiều thiết bị, máy móc và có khả năng lên kế hoạch để sử dụng các thiết bị, máy móc đạt hiệu quả tối đa.
  4. Có kiến thức cơ bản về các loại thực phẩm; kĩ năng chế biến các loại thực phẩm hay các yêu cầu cụ thể trong an toàn vệ sinh thực phẩm.

Câu 11: Vai trò của người đầu bếp trưởng là

  1. Là người quản lí các khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi chế biến.
  2. Là người chỉ huy, chịu trách nhiệm toàn bộ khu bếp tại nơi làm việc của mình.
  3. Là người giám sát việc lập kế hoạch, tổ chức các bữa ăn.
  4. Là người phục vụ các món ăn tại nhà hàng, cửa hàng ăn nhanh.

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Để thực hiện tốt công việc của một thợ chế biến thực phẩm cần phải chú trọng phát triển những năng lực nào?

  1. Kĩ năng chế biến các loại thực phẩm như thịt, cá, thủy sản, thực phẩm đông lạnh,...
  2. Kĩ năng vận hành máy móc.
  3. Kĩ năng quản lí đầu bếp và nhân viên.
  4. Kĩ năng giám sát máy sản xuất thực phẩm tại nhà máy.

Câu 2: Để thực hiện tốt công việc của một thợ chế biến thực phẩm cần phải chú trọng phát triển những phẩm chất nào?

  1. Thợ chế biến có sự tập trung, khéo léo trong quá trình làm việc.
  2. Thợ chế biến có khả năng lên kế hoạch để sử dụng các thiết bị.
  3. Thợ chế biến phải vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình làm việc.
  4. Thợ chế biến có mắt thẩm mĩ, sáng tạo sản phẩm.

Câu 3: Để thực hiện tốt công việc của một người chuẩn bị đồ ăn nhanh cần phải chú trọng phát triển những phẩm chất nào?

  1. Có mắt thẩm mĩ, nhạy cảm với mùi vị.
  2. Tập trung, cẩn thận trong công việc.
  3. Yêu thích công việc nấu nướng, cẩn thận, kiên trì, tỉ mỉ trong công việc.
  4. Khéo léo, sáng tạo trong công việc.

Câu 4: Hình ảnh dưới đây thể hiện ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?

A. Thợ chế biến thực phẩm.

B. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.

C. Đầu bếp trưởng.

D. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh.

 

Câu 5: Hình ảnh dưới đây thể hiện ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?

A. Thợ chế biến thực phẩm.

B. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.

C. Đầu bếp trưởng.

D. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh.

 

Câu 6: Hình ảnh dưới đây thể hiện ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?

A. Thợ chế biến thực phẩm.

B. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.

C. Đầu bếp trưởng.

D. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh.

 

Câu 7: Hình ảnh dưới đây thể hiện ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?

A. Thợ chế biến thực phẩm.

B. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.

C. Đầu bếp trưởng.

D. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh.

 

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Điểm giống nhau về phẩm chất giữa thợ chế biến thực phẩm và thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm là

  1. Có khiếu thẩm mĩ trong quá trình làm việc.
  2. Có tính cẩn thận và tỉ mỉ trong quá trình làm việc.
  3. Biết cách sử dụng các thiết bị, máy móc.
  4. Có tính sáng tạo trong công việc.

Câu 2: Tiềm năng, cơ hội việc làm của ngành nghề thực phẩm hiện nay và trong tương lai là

  1. Việc làm không phổ biến.
  2. Việc làm khan hiếm.
  3. Việc làm chỉ có tại một số nhà hàng.
  4. Việc làm đa dạng.

Câu 3: Tại sao người thợ chế biến thực phẩm phải vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận trong quá trình làm việc?

  1. Vì liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
  2. Vì để đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm.
  3. Vì ảnh hưởng đến quá trình vận hành, giám sát sản xuất thực phẩm.
  4. Vì ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm sau khi chế biến.

 

=> Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài 3: Một số ngành nghề liên quan đến chế biến thực phẩm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay