Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối: Ôn tập Chương 1

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Ôn tập Chương I. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

ÔN TẬP CHƯƠNG 1

(35 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Thịt bò thuộc nhóm thực phẩm nào?

  1. Thực phẩm giàu sắt.
  2. Thực phẩm giàu kẽm.
  3. Thực phẩm giàu vitamin.
  4. Thực phẩm giàu chất béo.

Câu 2: Cua, ghẹ thuộc nhóm thực phẩm nào?

  1. Thực phẩm giàu chất đạm.
  2. Thực phẩm giàu Iodine.
  3. Thực phẩm giàu vitamin B.
  4. Thực phẩm giàu kẽm.

Câu 3: Đậu tương thuộc nhóm thực phẩm nào?

  1. Thực phẩm giàu vitamin.
  2. Thực phẩm giàu chất béo.
  3. Thực phẩm giàu kẽm.
  4. Thực phẩm giàu chất khoáng.

Câu 4: Tôm thuộc nhóm thực phẩm nào?

  1. Thực phẩm giàu calcium.
  2. Thực phẩm giàu chất khoáng.
  3. Thực phẩm giàu chất béo.
  4. Thực phẩm giàu chất đạm.

Câu 5: Cá mực thuộc nhóm thực phẩm nào?

  1. Thực phẩm giàu chất đạm.
  2. Thực phẩm giàu kẽm.
  3. Thực phẩm giàu Iodine.
  4. Thực phẩm giàu chất béo.

Câu 6: Vai trò của Vitamin B đối với cơ thể người là

  1. Chống oxy hóa, kích thích quá trình liền sẹo diễn ra nhanh và dự phòng bệnh tim mạch.
  2. Kích thích ăn uống, góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.
  3. Là thành phần enzyme hoặc xúc tác cho phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
  4. Là chất điện giải giúp điều hòa đường huyết, hỗ trợ hoạt động của cơ bắp, tim mạch, bộ não.

Câu 7: Vai trò của Calcium đối với cơ thể người là

  1. Là thành phần cấu tạo của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe.
  2. Đảm bảo hoạt động bình thường của bộ máy tiêu hóa.
  3. Giúp điều hòa thân nhiệt có nhiệt năng cao.
  4. Là thành phần quan trọng của hormone tuyến giáp.

Câu 8: Vai trò của chất xơ đối với cơ thể người là

  1. Ném và phân loại các sản phẩm là đồ ăn, đồ uống khác nhau.
  2. Thiết lập, vận hành và giám sát máy móc và lò nướng để trộn, nướng và chế biến bánh mì, sản phẩm bánh kẹo khác.
  3. Giúp cải thiện việc tiêu thụ quá nhiều chất sinh năng lượng.
  4. Rửa, thái, đong và trộn thực phẩm để nấu.

Câu 9: Nhóm thực phẩm giàu tinh bột, chất đường, chất xơ là

  1. Gạo, ngô (bắp), đậu xanh.
  2. Thịt lợn, thịt gà, đậu tương.
  3. Rau muống, tôm, cua, thịt bò.
  4. Cà rốt, củ cải đường, súp lơ trắng.

Câu 10: Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng bao gồm những loại thực phẩm

  1. Thực phẩm giàu vitamin, thực phẩm giàu kẽm, thực phẩm giàu Iodine, thực phẩm giàu calcium.
  2. Thực phẩm giàu sắt, thực phẩm giàu chất khoáng, thực phẩm giàu Iodine, thực phẩm giàu calcium.
  3. Thực phẩm giàu sắt, thực phẩm giàu kẽm, thực phẩm giàu Iodine, thực phẩm giàu calcium.
  4. Thực phẩm giàu sắt, thực phẩm giàu kẽm, thực phẩm giàu đạm, thực phẩm giàu calcium.

Câu 11: Hậu quả của thiếu sắt là

  1. Dẫn đến sự phát triển kém của cơ thể và hệ thống thần kinh trung ương.
  2. Dẫn đến thiếu máu.
  3. Dẫn đến bệnh bướu cổ.
  4. Dẫn đến bệnh tăng huyết áp.

Câu 12: Hậu quả của việc thiếu Natri là

  1. Dẫn đến bệnh tăng huyết áp.
  2. Dẫn đến bệnh còi xương.
  3. Dẫn đến bệnh vàng da.
  4. Dẫn đến bệnh loãng xương ở người lớn.

Câu 13: Nhiệm vụ của thợ chế biến thực phẩm là

  1. Thiết lập, vận hành, giám sát máy móc được dùng để chế biến thực phẩm.
  2. Bảo quản thực phẩm chưa sử dụng; phân loại thực phẩm.
  3. Thiết kế thực đơn, tạo ra các món ăn.
  4. Lập kế hoạch, phát triển các công thức nấu ăn.

Câu 14: Thực phẩm cung cấp protein được chia thành hai nhóm là

  1. Có nguồn gốc từ động vật và nguồn gốc từ thực vật.
  2. Có nguồn gốc từ thịt và nguồn gốc từ hải sản.
  3. Có nguồn gốc từ cơ thể người và nguồn gốc từ động vật.
  4. Có nguồn gốc từ các loại rau, củ, quả và nguồn gốc từ thịt.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Phương pháp làm bay hơi nước trong thực phẩm để diệt, ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm thuộc phương pháp bảo quản thực phẩm nào?

  1. Phương pháp tăng hoặc giảm nhiệt độ.
  2. Phương pháp ướp muối.
  3. Phương pháp làm khô.
  4. Phương pháp đóng hộp.

Câu 2: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về cách chọn thịt bò tươi ngon?

  1. Thịt không có mùi hôi thối.
  2. Gân trắng, dẹp, nhỏ như sợi mì ở giữa thớ thịt.
  3. Thịt có màu đỏ tươi, thớ thịt khô, dẻo, mịn.
  4. Thịt có phần mỡ và nạc xen kẽ, xếp lớp lên nhau.

Câu 3: Người lao động biết cách xử lí nguyên liệu động vật, thực vật thành các mặt hàng thực phẩm để tiêu thụ cho con người và động vật phù hợp với ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?

  1. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.
  2. Đầu bếp trưởng.
  3. Thợ chế biến thực phẩm.
  4. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh.

Câu 4: Người lao động biết cách lập kế hoạch, phát triển các công thức nấu ăn và thực đơn phù hợp với ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?

  1. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh.
  2. Thợ chế biến thực phẩm.
  3. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.
  4. Đầu bếp trưởng.

Câu 5: Người lao động chuẩn bị nguyên liệu, nấu và pha chế các thức ăn, đồ uống đơn giản phù hợp với ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?

  1. Thợ chế biến thực phẩm.
  2. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh.
  3. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.
  4. Đầu bếp trưởng.

Câu 6: Người lao động thiết lập, vận hành và giám sát máy móc và lò nướng để trộn, nướng và chế biến bánh mì, sản phẩm bánh kẹo khác phù hợp với ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?

A.Đầu bếp trưởng.

  1. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.
  2. Thợ chế biến thực phẩm.
  3. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh.

Câu 7: Nhu cầu protein đối với trẻ em là

  1. Từ 1,25g đến 2g/kg cân nặng/ngày.
  2. Từ 1,5g đến 2g/kg cân nặng/ngày.
  3. Trên 2g/kg cân nặng/ngày.
  4. Dưới 1,5g/kg cân nặng/ngày.

Câu 8: Vai trò quan trọng nhất của Lipid là

  1. Chế biến thực phẩm, tạo cảm giác ngon miệng.
  2. Điều hòa hoạt động của cơ thể.
  3. Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
  4. Tham gia vận chuyển chất dinh dưỡng.

Câu 9: Bệnh quáng gà, giảm khả năng miễn dịch là biểu hiện của việc

  1. Thiếu Vitamin A.
  2. Thiếu kẽm.
  3. Thiếu sắt.
  4. Thiếu đạm.

Câu 10: Để trở thành một đầu bếp trưởng, cần

  1. Yêu thích công việc nấu nướng.
  2. Một người khéo léo, sạch sẽ, nhanh nhẹn, có mắt thẩm mĩ tốt, nhạy cảm với mùi vị.
  3. Biết cách lên kế hoạch sử dụng các thiết bị, máy móc phụ trách đạt hiệu quả cao.
  4. Có kiến thức cơ bản về các loại thực phẩm.

3. VẬN DỤNG (8 CÂU)

Câu 1: Để giảm cơn đói với người thừa cân, béo phì nên ăn các loại thực phẩm thuộc

  1. Chất xơ.
  2. Vitamin.
  3. Chất khoáng.
  4. Lipid.

Câu 2: Quan sát hình ảnh sau và cho biết thực phẩm được bảo quản theo phương pháp nào?

A. Phương pháp làm khô tự nhiên.

B. Phương pháp bảo quản lạnh.

C. Phương pháp chiếu tia tử ngoại (UV).

D. Phương pháp điều chỉnh độ pH của thực phẩm.

 

Câu 3: Quan sát hình ảnh sau và cho biết thực phẩm được bảo quản theo phương pháp nào?

A. Phương pháp làm khô tự nhiên.

B. Phương pháp bảo quản lạnh.

C. Phương pháp chiếu tia tử ngoại (UV).

D. Phương pháp đóng hộp.

 

Câu 4: Quan sát hình ảnh sau và cho biết thực phẩm được bảo quản theo phương pháp nào?

A. Phương pháp làm khô tự nhiên.

B. Phương pháp điều chỉnh độ pH của thực phẩm.

C. Phương pháp chiếu tia tử ngoại (UV).

D. Phương pháp điều chỉnh độ pH của thực phẩm.

 

Câu 5: Quan sát hình ảnh sau và cho biết thực phẩm được bảo quản theo phương pháp nào?

A. Phương pháp làm khô tự nhiên.

B. Phương pháp bảo quản lạnh.

C. Phương pháp chiếu tia tử ngoại (UV).

D. Phương pháp làm khô nhân tạo.

 

Câu 6: Quan sát hình ảnh sau và cho biết bức ảnh thể hiện ngành nghề nào liên quan đến chế biến thực phẩm?

A. Đầu bếp trưởng.

B. Người chuẩn bị đồ ăn nhanh.

C. Thợ vận hành máy sản xuất thực phẩm.

D. Thợ chế biến thực phẩm.

 

Câu 7: Điểm giống nhau về vai trò của Lipid và Carbohydrate

  1. Tăng cường, kích thích sự phát triển của hệ xương.
  2. Cung cấp năng lượng và điều hòa cơ thể.
  3. Cung cấp vitamin cho cơ thể.
  4. Góp phần vào sự phát triển của hệ thần kinh.

Câu 8: Để ngăn chặn quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng và giảm nguy cơ mắc một số bệnh lí tim mạch cần bổ sung

  1. Đạm.
  2. Nước.
  3. Vitamin C.
  4. Lipid.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Tại sao không nên chọn đậu xanh nhẹ tay?

  1. Vì đậu xanh hạt bị lép.
  2. Vì đậu xanh có thể đã bị sâu mọt ăn rỗng.
  3. Vì đậu xanh bị lẫn đất, cát, đá, sỏi.
  4. Vì đậu xanh bị cứng, khô, già.

Câu 2: Bổ sung thừa Vitamin A dẫn tới hệ lụy nào?

  1. Đau đầu, viêm gan B, loãng xương, đau xương khớp, gây tổn thương gan.
  2. Đau đầu, buồn nôn, chán ăn, khô da, thông minh hơn, gây tổn thương tim mạch.
  3. Đau đầu, vàng da, chán ăn, tăng sức đề kháng, gây tổn thương gan.
  4. Đau đầu, buồn nôn, chán ăn, khô da, niêm mạc, đau xương khớp, gây tổn thương gan.

Câu 3: Thế nào được gọi là “Protein chuẩn”?

  1. Protein từ trứng và sữa có đầy đủ và tỉ lệ amino acid cân đối.
  2. Protein từ trứng và thịt lợn có đầy đủ và tỉ lệ amino acid cân đối.
  3. Protein từ các loại hạt và sữa có đầy đủ và tỉ lệ amino acid cân đối.
  4. Protein từ rau, củ, quả có đầy đủ và tỉ lệ amino acid cân đối.

 

=> Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài Ôn tập Chương I

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay