Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối Bài 7: Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 7: Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

BÀI 7: CHẾ BIẾN THỰC PHẨM KHÔNG SỬ DỤNG NHIỆT

(33 CÂU)

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Có bao nhiêu phương pháp trộn?

A. 3 phương pháp.

B. 5 phương pháp.

C. 2 phương pháp.

D. 1 phương pháp.

Câu 2: Quy trình thực hiện của phương pháp trộn dầu giấm gồm mấy bước?

  1. 2 bước.
  2. 1 bước.
  3. 3 bước.
  4. 4 bước.

Câu 3: Để chế biến các món ăn bằng phương pháp trộn dầu giấm cần

  1. Lựa chọn nguyên liệu thực vật thích hợp và làm sạch.
  2. Cho nguyên liệu đã chuẩn bị hỗn hợp dầu ăn, giấm, đường, muối, tiêu với tỉ lệ vừa ăn; trộn trước khi ăn từ 5 đến 10 phút.
  3. Trộn chung nguyên liệu thực vật với động vật và gia vị.
  4. Thực phẩm động vật được chế biến chín trước đó, cắt thái phù hợp.

Câu 4: Yêu cầu kĩ thuật của phương pháp trộn dầu giấm là

  1. Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát.
  2. Giòn, ráo nước.
  3. Vừa ăn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.
  4. Màu sắc thực phẩm trông đẹp, hấp dẫn.

Câu 5: Người ta thường sử dụng các gia vị nào của phương pháp trộn dầu giấm?

  1. Dầu ăn, mì chính, nước sốt.
  2. Dầu ăn, muối, đường, tiêu.
  3. Dầu ăn, giấm, đường, muối, tiêu.
  4. Dầu ăn, đường, tiêu, hạt nêm.

Câu 6: Để chế biến các món ăn bằng phương pháp lên men lactic cần

  1. Thực phẩm động vật được chế biến chín trước đó, cắt thái phù hợp.
  2. Ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối hoặc đem ướp muối, có thể cho thêm đường và một số loại gia vị khác.
  3. Trộn chung nguyên liệu thực vật với động vật và gia vị.
  4. Cho vào nguyên liệu đã chuẩn bị hỗn hợp dầu ăn, giấm, đường, muối, tiêu với tỉ lệ vừa ăn.

Câu 7: Thế nào là phương pháp trộn dầu giấm?

  1. Sử dụng nhiều loại nguyên liệu thực phẩm đã được làm chính bằng các phương pháp khác, sử dụng nhiều loại gia vị tỏi, ớt, giấm, đường, được sử dụng là món khai vị bởi màu sắc đẹp, mùi vị hấp dẫn.
  2. Thực phẩm lên men vi sinh trong một thời gian cần thiết tạo thành món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm.
  3. Thực phẩm được ngâm trong các hỗn hợp như giấm chất mặn, đường, tỏi, ớt,...
  4. Phương pháp làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính (thường là mùi hăng) và ngấm các gia vị khác tạo nên món ăn ngon miệng.

Câu 8: Thế nào là phương pháp trộn hỗn hợp?

  1. Sử dụng nhiều loại nguyên liệu thực phẩm đã được làm chính bằng các phương pháp khác, sử dụng nhiều loại gia vị tỏi, ớt, giấm, đường, được sử dụng là món khai vị bởi màu sắc đẹp, mùi vị hấp dẫn.
  2. Thực phẩm lên men vi sinh trong một thời gian cần thiết tạo thành món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm.
  3. Thực phẩm được ngâm trong các hỗn hợp như giấm chất mặn, đường, tỏi, ớt,...
  4. Phương pháp làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính (thường là mùi hăng) và ngấm các gia vị khác tạo nên món ăn ngon miệng.

Câu 9: Các món ăn sử dụng phương pháp trộn dầu giấm có hương vị như nào?

  1. Vị cay nồng, ngọt, béo.
  2. Vị chua dịu, hơi mặn ngọt, béo.
  3. Vị chua dịu, nhạt, béo.
  4. Vị chua dịu, cay nồng, hơi mặn ngọt.

Câu 10: Có mấy cách chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt?

A. 1 phương pháp.

B. 2 phương pháp.

C. 3 phương pháp.

D. 4 phương pháp.

2. THÔNG HIỂU (13 CÂU)

Câu 1: Thơm mùi gia vị, không có mùi hăng ban đầu là yêu cầu kĩ thuật của phương pháp nào?

  1. Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm).
  2. Phương pháp ngâm muối.
  3. Phương pháp lên men.
  4. Phương pháp trộn dầu giấm.

Câu 2: Đâu không phải là yêu cầu kĩ thuật của phương pháp trộn dầu giấm?

  1. Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát.
  2. Vừa ăn, vị chua dịu, hơi mặn ngọt, béo.
  3. Màu sắc của thực phẩm trông đẹp, hấp dẫn.
  4. Thơm mùi gia vị, không còn mùi hăng ban đầu.

Câu 3: Đâu không phải là yêu cầu kĩ thuật của phương pháp trộn hỗn hợp (nộm)?

  1. Rau lá giữ độ tươi, trơn láng và không bị nát.
  2. Màu sắc của thực phẩm trông đẹp, hấp dẫn.
  3. Giòn, ráo nước.
  4. Vừa ăn, đủ vị chua, cay, mặn, ngọt.

Câu 4: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết món ăn sử dụng phương pháp trộn nào?

A. Phương pháp trộn dầu giấm.

B. Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm).

C. Phương pháp lên men lactic.

D. Phương pháp sấy khô.

 

Câu 5: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết món ăn sử dụng phương pháp trộn nào?

A. Phương pháp trộn dầu giấm.

B. Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm).

C. Phương pháp lên men lactic.

D. Phương pháp bảo quản lạnh.

 

Câu 6: Quan sát hình ảnh dưới đây và cho biết món ăn sử dụng phương pháp trộn nào?

A. Phương pháp trộn dầu giấm.

B. Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm).

C. Phương pháp lên men lactic.

D. Phương pháp sấy khô.

 

Câu 7: Khi chế biến bằng phương pháp lên men lactic cần lưu ý điều gì?

  1. Để thực phẩm trong các lọ, hộp kín,...
  2. Thực phẩm để càng lâu ăn càng có vị ngon.
  3. Dùng vật nặng để nén chặt thực phẩm trong phương pháp muối.
  4. Ngâm thực phẩm từ 5 – 10 phút.

Câu 8: Đâu không phải là yêu cầu kĩ thuật của phương pháp lên men lactic?

  1. Giòn, khô ráo, có vị vừa đủ.
  2. Thực phẩm giòn.
  3. Mùi thơm đặc biệt của thực phẩm lên men.
  4. Vị chua dịu, vừa ăn, màu sắc hấp dẫn.

Câu 9: Quan sát các hình sau và cho biết món ăn nào được chế biến bằng phương pháp trộn dầu giấm?

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

  1. Hình 1.
  2. Hình 2.
  3. Hình 3.
  4. Hình 4.

Câu 10: Quan sát các hình sau và cho biết món ăn nào được chế biến bằng phương pháp lên men lactic?

Hình 1

Hình 2

Hình 3

Hình 4

  1. Hình 1.
  2. Hình 2.
  3. Hình 3.
  4. Hình 4.

Câu 11: Kể tên một số món ăn không sử dụng nhiệt để chế biến?

  1. Dưa muối, tôm hấp, salad, rau xào.
  2. Dưa muối, kim chi, sashimi, salad.
  3. Dưa muối, nộm, salad, gà nướng.
  4. Dưa muối, sashimi, cá hấp, salad.

Câu 12: Các món ăn sử dụng phương pháp trộn, phương pháp lên men lactic thường được dùng trong những dịp nào?

  1. Dùng trong tiệc ngọt, bữa cỗ hoặc bữa tiệc.
  2. Dùng trong các bữa cơm, bữa cỗ hoặc bữa tiệc.
  3. Dùng trong quá trình giảm cân, bữa cơm, bữa cỗ.
  4. Dùng trong bữa cơm, ăn chay, bữa tiệc.

Câu 13: Món dưa muối được chế biến theo phương pháp lên men lactic, sau bao lâu dưa muối có thể sử dụng được?

  1. Sau 4 đến 7 ngày, khi thấy dưa chuyển sang màu xanh là đã chua, có thể lấy ra sử dụng.
  2. Sau 2 đến 3 ngày, khi thấy dưa chuyển sang màu vàng là đã ngọt, cay, có thể lấy ra sử dụng.
  3. Sau 2 đến 3 ngày, khi thấy dưa chuyển sang màu vàng là đã chua, có thể lấy ra sử dụng.
  4. Sau 1 đến 2 ngày, khi thấy dưa chuyển sang màu vàng xanh là đã chua, có thể lấy ra sử dụng.

3. VẬN DỤNG (8 CÂU)

Câu 1: Cho biết ý nào dưới đây là cách chế biến món trộn dầu giấm rau xà lách?

  • Rau xà lách nhặt, rửa sạch, ngâm nước muối nhạt khoảng 10 phút, vớt ra và vẩy cho ráo nước.
  • Cho 3 thìa súp giấm + 1 thìa đường + nửa thìa cà phê muối, khuấy tan; nếm có vị chua, ngọt, hơi mặn. Cho tiếp vào hỗn hợp trên 1 thìa súp dầu ăn, khuấy đều cùng với tiêu + tỏi phi vàng.
  • Hành tây bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng.
  • Trang trí rau thơm, ớt tỉa hoa.
  • Cho xà lách, hành tây và cà chua vào một khay to, đổ hỗn hợp dầu giấm vào trộn đều, nhẹ tay.
  1. (1); (4).
  2. (2); (5).
  3. (4); (5).
  4. (2); (3).

Câu 2: Cho biết ý nào dưới đây là bước sơ chế nguyên liệu món trộn dầu giấm rau xà lách?

  • Rau xà lách nhặt, rửa sạch, ngâm nước muối nhạt khoảng 10 phút, vớt ra và vẩy cho ráo nước.
  • Cho 3 thìa súp giấm + 1 thìa đường + nửa thìa cà phê muối, khuấy tan; nếm có vị chua, ngọt, hơi mặn. Cho tiếp vào hỗn hợp trên 1 thìa súp dầu ăn, khuấy đều cùng với tiêu + tỏi phi vàng.
  • Hành tây bóc lớp vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng.
  • Trang trí rau thơm, ớt tỉa hoa.
  • Cho xà lách, hành tây và cà chua vào một khay to, đổ hỗn hợp dầu giấm vào trộn đều, nhẹ tay.
  1. (1); (3).
  2. (2); (5).
  3. (4); (5).
  4. (2); (3).

Câu 3: Cho biết ý nào dưới đây là cách chế biến món trộn hỗn hợp nộm su hào?

  • Dưa chuột rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Lạc xát vỏ, chia làm hai phần.
  • Trộn hỗn hợp su hào với một phần rau răm, rau thơm, mùi tàu thái nhỏ với một phần lạc rang với một phần hành phi, thêm chút nước mắm ngon vừa ăn, tạo thành hỗn hợp nộm.
  • Rau răm, mùi tàu, rau thơm nhặt rửa sạch, thái nhỏ, chia làm hai phần.
  • Cho nộm vào đĩa, sau đó rắc lạc rang, hành phi, rau thơm còn lại lên trên.
  1. (1).
  2. (2).
  3. (3).
  4. (4).

Câu 4: Cho biết ý nào dưới đây là cách trình bày món trộn hỗn hợp nộm su hào?

  • Dưa chuột rửa sạch, thái lát mỏng.
  • Lạc xát vỏ, chia làm hai phần.
  • Trang trí thêm rau, ớt, dưa chuột tùy ý theo sáng tạo cá nhân. Ăn kèm với bánh phồng tôm, nước chấm chanh, tỏi, ớt pha loãng.
  • Rau răm, mùi tàu, rau thơm nhặt rửa sạch, thái nhỏ, chia làm hai phần.
  • Cho nộm vào đĩa, sau đó rắc lạc rang, hành phi, rau thơm còn lại lên trên.
  1. (2); (5).
  2. (3); (5).
  3. (1); (4).
  4. (3); (4).

Câu 5: Phương pháp chế biến thực phẩm nào dưới đây không sử dụng nhiệt?

A. Hấp.

B. Kho.

C. Nướng.

D. Muối nén.

Câu 6: Quy trình thực hiện món trộn gồm các bước?

  1. Chuẩn bị, chế biến, trình bày.
  2. Chế biến, chuẩn bị, trình bày.
  3. Trình bày, chế biến, chuẩn bị.
  4. Trình bày, chuẩn bị, chế biến.

Câu 7: Cho biết ý nào dưới đây là cách sơ chế món muối chua dưa cải?

  • Cải bẹ xanh nhặt bỏ phần sâu, úa, rửa sạch, chẻ tàu cải làm đôi, cắt khúc dài khoảng 3cm.
  • Đổ hỗn hợp nước + muối + đường vào vại.
  • Hành củ tươi nhặt cỏ phần úa, cắt rễ, rửa sạch, củ to chẻ mỏng, cắt khúc dài khoảng 3cm, trộn đều với cải, để ráo nước.
  • Dưa cải dùng làm món ăn kèm với các món thịt kho, thịt rán, thịt luộc cùng nước chấm có vị cay, ngọt, mặn.
  • Đun hỗn hợp nước gồm một lít nước, 60g muối và 20g đường cho sôi, sau đó để nguội.
  1. (2); (4); (5).
  2. (1); (3); (4).
  3. (1); (2); (3).
  4. (1); (3); (5).

Câu 8: Món dưa muối thường ăn kèm với đồ ăn nào?

  1. Cá kho, thịt chưng mắm cùng nước chấm có vị cay nồng, nhạt.
  2. Thịt kho, thịt rán, thịt luộc cùng nước chấm có vị cay, ngọt, mặn.
  3. Thịt rán, thịt luộc, lẩu hải sản cùng với nước chấm có vị gừng, tỏi.
  4. Thịt rán, gà nướng, thịt trâu gác bếp cùng với nước chấm có vị ngọt, gừng, hành.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Tại sao chỉ trộn thực phẩm với hỗn hợp dầu ăn, giấm, đường, muối, tiêu trước khi ăn khoảng 5 đến 10 phút?

  1. Để làm cho thực phẩm ngấm vị chua, ngọt, béo của dầu, giấm, đường và giảm bớt mùi vị ban đầu.
  2. Để thực phẩm giữ nguyên mùi vị hăng ban đầu.
  3. Để thực phẩm ngấm vị chua, ngọt, béo của dầu, giấm, đường và lên màu đẹp mắt.
  4. Để thực phẩm giảm đi mùi vị hương liệu của dầu, giấm, đường.

Câu 2: Có bao nhiêu ý đúng khi nói về công việc của nhân viên phục vụ đồ ăn uống?

  • Phục vụ khách hàng tại quầy thực phẩm.
  • Chuẩn bị món ăn, đồ uống đơn giản trong nhà hàng, quán cà phê, khách sạn, quầy ăn nhanh, nhà ăn, bệnh viện và các cơ sở khác.
  • Kiểm soát quá trình sản xuất và chất lượng thực phẩm.
  • Kiểm tra, phân tích, đánh giá chất lượng thực phẩm.
  • Xác định mối nguy trong an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Xây dựng hệ thống quản lí chất lượng và an toàn thực phẩm.
  1. 6.
  2. 2.
  3. 5.
  4. 1.

 

=> Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài 7: Chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay