Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối: Ôn tập Chương 2
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài Ôn tập Chương II. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
ÔN TẬP CHƯƠNG 2
(38 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Có mấy cách chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt?
A. 1 cách. | B. 2 cách. | C. 3 cách. | D. 4 cách. |
Câu 2: Có mấy cách chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt?
A. 1 cách. | B. 2 cách. | C. 3 cách. | D. 4 cách. |
Câu 3: Vai trò của an toàn lao động trong chế biến thực phẩm là
- giúp người lao động thuận lợi, hiệu quả, yên tâm hơn trong quá trình chế biến thực phẩm, nâng cao năng suất làm việc.
- tăng nguy cơ các tai nạn như đứt tay, bỏng lửa, bỏng nước, điện giật, cháy nổ,...
- không ảnh hưởng đến tính mạng.
- tăng nguy cơ thiệt hại về tài sản của cá nhân và doanh nghiệp.
Câu 4: Đối với các loại dụng cụ được làm từ gỗ, cần lưu ý điều gì khi sử dụng và bảo quản?
- Không ngâm lâu trong nước.
- Tiếp xúc trực tiếp với lửa hoặc nguồn nhiệt có nhiệt độ cao.
- Không đun nấu, đựng đồ ở nhiệt độ quá cao.
- Dùng thiết bị khi có dấu hiệu nứt, gãy, bong tróc,...
Câu 5: Đối với các loại dụng cụ được làm từ kim loại (nhôm, gang, đồng, inox,...), cần lưu ý điều gì khi sử dụng và bảo quản?
- Không ngâm lâu trong nước.
- Không phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời.
- Không nên để thức ăn nhiều dầu, mỡ, gia vị,... lâu ngày.
- Ngắt điện, lau chùi sạch khi không có nhu cầu sử dụng.
Câu 6: Phải khóa bình gas sau khi sử dụng là lưu ý khi sử dụng dụng cụ, thiết bị nào?
- Làm từ gỗ.
- Thiết bị gas.
- Thiết bị điện.
- Làm từ nhôm.
Câu 7: Cẩn thận trong quá trình sử dụng, hạn chế va đập do dễ vỡ hoặc bong tróc lớp men, mẻ, nứt,... là lưu ý khi sử dụng dụng cụ, thiết bị nào?
- Làm từ kim loại.
- Thiết bị điện.
- Làm từ nhựa.
- Làm từ thủy tinh, gốm, sứ.
Câu 8: Để đảm bảo an toàn lao động trong quá trình chế biến thực phẩm, người chế biến thực phẩm cần đáp ứng yêu cầu
- thăm khám sức khỏe định kì hằng năm.
- không trang bị các trang, thiết bị bảo hộ.
- không giam gia tập huấn về phòng cháy chữa cháy.
- không tham gia các kĩ năng sơ cứu cơ bản.
Câu 9: Đâu là cách chế biến món ăn kho?
- Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.
- Nấu thực phẩm với lượng nước ít, có nêm nếm gia vị và sử dụng lượng nhỏ đến khi thực phẩm chín mềm, một số món sẽ cạn hoặc còn ít nước.
- Đặt nguyên liệu vào chõ, duy trì lửa nhỏ để hơi nước bốc lên đủ nhiều liên tục cho tới khi chín.
- Cho nguyên liệu vào chất béo đang nóng già, lật mặt thực phẩm khi rán đến khi các mặt vàng đều, chín kĩ.
Câu 10: Đâu là cách chế biến món ăn rang?
- Nấu nguyên liệu có nguồn gốc động vật trước, sau đó mới tới thực vật, nếm gia vị vừa ăn.
- Cho vào chảo hoặc nồi một lượng chất béo vừa phải, cho nguyên liệu vào và đảo liên tục cho đến khi chín đạt yêu cầu.
- Cho vào chảo hoặc nồi một lượng rất ít chất béo, cho nguyên liệu vào đảo đều liên tục cho đến khi thực phẩm khô, săn chắc đạt yêu cầu.
- Cho thực phẩm lên vỉ nướng, xiên vào que hoặc bọc giấy bạc, lật/đảo các mặt để thực phẩm chín đều.
2. THÔNG HIỂU (17 CÂU)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải về vai trò của an toàn vệ sinh thực phẩm?
- Giữ được tối đa các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm.
- Giảm thiểu nguy cơ mắc phải các tai nạn về an toàn lao động trong chế biến thực phẩm.
- Hạn chế tối đa nguy cơ giảm sức khỏe giống nòi và chất lượng dân số.
- Giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lí tính, mãn tính do nhiễm khuẩn, nhiễm độc.
Câu 2: Các độc tố như virus viêm gan A, giun đũa, vi nấm Aspergillus flavus,... do tác nhân nào gây ra?
- Tác nhân văn học.
- Tác nhân vật lí.
- Tác nhân hóa học.
- Tác nhân sinh học.
Câu 3: Cho biết hình ảnh dưới đây thể hiện quy tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nào?
A. Chọn thực phẩm tươi, an toàn. B. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. C. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. D. Sử dụng nguồn nước sạch, an toàn. |
Câu 4: Cho biết hình ảnh dưới đây thể hiện quy tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nào?
A. Không để lẫn thực phẩm sống và chín. B. Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ. C. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ. D. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. |
Câu 5: Kể tên một vài món ăn được chế biến bằng phương pháp hấp
- Bánh bao, trứng hấp, tôm hấp, rau muống luộc, xôi đỗ xanh,...
- Cá hấp xì dầu, bánh bao, gà hấp muối sả, trứng hấp, tôm hấp,...
- Gà nướng, vịt quay, bánh bao kim sa, trứng hấp, tôm hấp,...
- Lẩu ếch, cá hấp xì dầu, gà hấp muối sả, tôm hấp, cơm rang,...
Câu 6: Kể tên một vài món ăn được chế biến bằng phương pháp nướng
- Rau xào, cơm rang, bạch tuộc nướng sa tế, sườn sụn nướng, cánh gà nướng,...
- Nầm nướng, thịt bò xiên nướng rau củ, thịt ba chỉ nướng, đùi gà nướng sốt cay,...
- Thịt bò xiên nướng rau củ, đùi gà nướng sốt cay, mì xào, bánh bao, cá hấp sả,...
- Ba chỉ bò Mĩ cuộn nấm kim châm, nầm nướng, cơm trắng, tôm nướng muối ớt,...
Câu 7: Kể tên một vài món ăn được chế biến bằng phương pháp rán (chiên)
- Bánh chưng rán, cá rán, đùi gà rán, há cảo chiên, bánh bao chiên,...
- Bánh sinh nhật, cá rán, nầm nướng, đùi gà nướng sốt cay, tôm hấp,...
- Nem chua rán, thịt gà nướng, súp lơ xào nấm hương, dưa muối, nộm su hào,...
- Bánh ngọt, cà phê, bánh chưng rán, há cảo chiên, nộm su hào,...
Câu 8: Kể tên một vài món ăn được chế biến bằng phương pháp xào
- Rau luộc, cá hấp, tôm hấp sả, tôm chiên, thịt bò xào tỏi, lạc rang,...
- Tôm luộc, thịt rang cháy cạnh, đậu hũ chiên, mực xào su hào,...
- Cải ngồng xào thịt bò, bông bí xào tôm, mực xào su hào, rau lang xào tỏi,...
- Lẩu ếch, đậu chiên tỏi ớt, rau lang xào tỏi, bông bí xào tôm, cơm rang,...
Câu 9: Món ăn có vị chua dịu, hơi mặn ngọt, béo là yêu cầu khi chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt nào?
- Phương pháp ngâm đường.
- Phương pháp lên men lactic.
- Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm).
- Phương pháp trộn dầu giấm.
Câu 10: Món ăn giòn, ráo nước, có vị đủ chua, cay, mặn, ngọt là yêu cầu khi chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt nào?
- Phương pháp ngâm đường.
- Phương pháp lên men lactic.
- Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm).
- Phương pháp trộn dầu giấm.
Câu 11: Cho biết phương pháp chế biến thực phẩm nào được dùng trong hình ảnh dưới đây?
A. Phương pháp trộn dầu giấm. B. Phương pháp luộc. C. Phương pháp rang. D. Phương pháp lên men lactic. |
Câu 12: Cho biết phương pháp chế biến thực phẩm nào được dùng trong hình ảnh dưới đây?
A. Phương pháp trộn dầu giấm. B. Phương pháp xào. C. Phương pháp rang. D. Phương pháp lên men lactic. |
Câu 13: Cho biết phương pháp chế biến thực phẩm nào được dùng trong hình ảnh dưới đây?
A. Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm). B. Phương pháp xào. C. Phương pháp rang. D. Phương pháp rán (chiên). |
Câu 14: Đâu là cách chế biến của phương pháp trộn hỗn hợp (nộm)?
- Cho nguyên liệu vào chất béo đang nóng già, lật mặt thực phẩm khi rán đến khi các mặt chín vàng đều, chín kĩ.
- Đặt nguyên liệu vào khay, đĩa,... duy trì lửa to để hơi nước bốc lên đủ nhiều liên tục cho tới khi chín.
- Thực phẩm động vật được chế biến chín trước đó, cắt thái phù hợp; trộn chung nguyên liệu thực vật với động vật và gia vị.
- Kết hợp kho nguyên liệu động vật với thực vật, thường cần kho nguyên liệu động vật trước, sau đó mới tới thực vật.
Câu 15: Đâu là cách chế biến của phương pháp nấu?
- Cho thực phẩm vào nước luộc với thời gian vừa đủ.
- Nấu nguyên liệu có nguồn gốc động vật trước, sau đó mới tới thực vật, nêm gia vị vừa ăn.
- Cho vào chảo hoặc nồi một lượng rất ít chất béo, cho nguyên liệu vào và đảo đều liên tục cho đến khi thực phẩm, săn chắc đạt yêu cầu.
- Ngâm thực phẩm trong dung dịch nước muối hoặc đem ướp muối, có thể cho thêm đường và một số loại gia vị khác.
Câu 16: Đâu không phải là phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt?
- Phương pháp lên men lactic.
- Phương pháp luộc.
- Phương pháp nấu.
- Phương pháp xào.
Câu 17: Đâu không phải là phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt?
- Phương pháp trộn dầu giấm.
- Phương pháp trộn hỗn hợp (nộm).
- Phương pháp rang.
- Phương pháp lên men lactic.
3. VẬN DỤNG (7 CÂU)
Câu 1: Trong các tình huống sau đây, những tình huống nào đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn lao động trong chế biến thực phẩm?
- Trực tiếp dùng tay để lật miếng thịt đang rán trên chảo nóng.
- Dùng găng cách nhiệt để lấy khay thức ăn trong bếp nướng sau khi nướng xong.
- Tái sử dụng bình gas mini đã qua sử dụng để nấu ăn.
- Rán cá bằng chảo có tay cầm bị lung lay.
- Các thiết bị điện và vòi nước, bồn rửa được xếp gần nhau trong nhà bếp cho thuận tiện vệ sinh.
- Dùng bát kim loại đựng cháo để hâm nóng bằng lò vi sóng.
- Rửa sạch, lau khô, xếp khu riêng sau khi sử dụng dao kéo.
- (2); (4).
- (4); (6).
- (1); (7).
- (3); (7).
Câu 2: Để đảm bảo an toàn trong quá trình chế biến thực phẩm, khi trong bếp có chuột cần làm gì?
- Đặt bẫy lồng chuột trong nhà bếp.
- Nuôi chuột trong nhà bếp.
- Rải thuốc diệt chuột trong nhà bếp.
- Không làm gì cả.
Câu 3: Để đảm bảo an toàn trong quá trình chế biến thực phẩm, thức ăn sau khi nấu chín cần làm gì?
- Để từ 5 – 10 phút rồi mới sử dụng.
- Rửa với nước sạch.
- Để thức ăn nguội rồi mới sử dụng.
- Ăn ngay.
Câu 4: Để đảm bảo an toàn trong quá trình chế biến thực phẩm, bàn tay sau khi thái thịt sống cần làm gì?
- Rửa sạch với nước.
- Rửa sạch với xà phòng.
- Chế biến các món ăn khác.
- Rửa rau.
Câu 5: Để đảm bảo an toàn trong quá trình chế biến thực phẩm, thức ăn sau khi bảo quản cần làm gì?
- Đun nóng đảm bảo nhiệt độ trung tâm thực phẩm dưới 70oC.
- Đun nóng đảm bảo nhiệt độ trung tâm thực phẩm trên 100oC.
- Đun nóng đảm bảo nhiệt độ trung tâm thực phẩm từ 70oC - 90oC.
- Đun nóng đảm bảo nhiệt độ trung tâm thực phẩm trên 70oC.
Câu 6: Đâu là cách chế biến món cơm rang rau củ?
- Đun nóng dầu ăn, cho lần lượt cà rốt và nấm hương vào chảo, đảo đều tay. Sau khi cà rốt và nấm hương hơi mềm, cho tiếp đậu que, ngô vào chảo.
- Cà rốt, đậu que, nấm hương rửa sạch, thái hạt lựu, để ráo. Ngô rửa sạch, tách lấy hạt.
- Trứng gà đập ra bát, khuấy tan.
- Cho cơm vào chảo, nêm nếm gia vị vừa ăn, đảo đều cùng các nguyên liệu. Sau khoảng 3 phút thì cho thêm trứng gà và hành lá, đảo nhanh tay cho trộn đều vào cơm.
- Xới cơm ra bát để thường thức, ăn cùng dưa chuột thái lát.
- Đảo đều tay đến khi cơm chín vàng, hạt cơm săn lại; cà rốt, đậu que, nấm hương và ngô chín vừa ăn là được.
- (1); (4); (6).
- (1); (2); (3).
- (1); (3); (5).
- (2); (3); (4).
Câu 7: Đâu là cách sơ chế nguyên liệu món bánh đậu xanh nướng?
- Lót giấy, xoa dầu vào khuôn, đổ hỗn hợp bột bánh vào.
- Bột gạo, bột đao trộn đều với nước cốt dừa và vani. Đổ hỗn hợp đậu xanh, đường vào hỗn hợp bột, trộn đều.
- Ngâm đậu xanh vào nước lạnh khoảng từ 4 đến 6 giờ cho mềm, đãi sạch vỏ, nấu chín, giã nhuyễn.
- Bánh vàng đều, lấy tăm xăm, bột không dính tăm là bánh đã chín.
- Cắt thành miếng tùy ý, sắp vào đĩa.
- Đường cho vào bát nhỏ nước lã, nấu tan, thắng đến khi thấy đường hơi rít đũa, nhấc xuống để nguội; đổ nước đường bào đậu xanh, quấy đều.
- (1); (3); (6).
- (3); (4); (5).
- (2); (3); (6).
- (4); (5); (6).
4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)
Câu 1: Tạo uy tín cho ngành sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm, đem lại ý nghĩa gì cho quốc gia và các nước trong khu vực và trên thế giới?
- Tạo cơ hội nhập khẩu các sản phẩm nông sản, tạo nguồn lợi kinh tế lớn, giải quyết vấn đề việc làm cho người dân.
- Tạo cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nông sản, giảm nguồn lợi kinh tế, giải quyết nhu cầu ăn uống cho người dân.
- Tạo cơ hội xuất khẩu các sản phẩm hải sản, giảm nguồn lợi kinh tế, giải quyết vấn đề việc làm cho người dân.
- Tạo cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nông sản, tạo nguồn lợi kinh tế lớn, giải quyết vấn đề việc làm cho người dân.
Câu 2: Tại sao phải ăn ngay sau khi thức ăn vừa được nấu chín?
- Thực phẩm sau khi nấu chín để nguội ở nhiệt độ phòng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển.
- Thực phẩm sau khi nấu chín để nguội ở nhiệt độ thường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển.
- Thực phẩm sau khi nấu chín để nguội ở nhiệt độ thường sẽ làm gia tăng mắc các bệnh lí.
- Thực phẩm sau khi nấu chín để nguội ở nhiệt độ thường sẽ làm gia tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Câu 3: 12 quả trứng cút có đơn giá ước tính 800 đồng. Vậy chi phí dự tính là bao nhiêu đồng?
- 9 600 đồng.
- 2 400 đồng.
- 10 300 đồng.
- 8 000 đồng.
Câu 4: 0,4kg gạo tẻ có đơn giá ước tính 25 000 đồng, 0,1kg nấm kim châm có đơn giá ước tính 80 000 đồng. Vậy chi phí dự tính là bao nhiêu đồng?
- 65 000 đồng.
- 20 000 đồng.
- 18 000 đồng.
- 11 000 đồng.
=> Giáo án Công nghệ 9 Chế biến thực phẩm Kết nối bài Ôn tập Chương II