Phiếu trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối Bài 5: Dự án: Tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn
Bộ câu hỏi trắc nghiệm Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 5: Dự án: Tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
BÀI 5: DỰ ÁN: TÍNH TOÁN CHI PHÍ BỮA ĂN THEO THỰC ĐƠN
(14 CÂU)
A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Đọc thông tin sau và trả lời các câu hỏi phía dưới:
Tính chi phí bữa trưa cho một gia đình có ba người gồm: bố (42 tuổi), mẹ (38 tuổi), con gái (15 tuổi) với thực đơn như sau:
STT | Tên món | Thực phẩm | Đơn vị tính | Số lượng | |||
Bố | Mẹ | Con | Tổng | ||||
1 | Cơm | Gạo | g | 150 | 100 | 120 | 370 |
2 | Thịt gà luộc | Thịt gà ta | g | 150 | 120 | 130 | 400 |
3 | Trứng kho | Trứng gà | Quả | 1 | 1 | 1 | 3 |
4 | Cải ngọt luộc | Rau cải ngọt | g | 200 | 200 | 200 | 600 |
5 | Dưa hấu | Dưa hấu | g | 200 | 150 | 150 | 500 |
6 | Sữa | Sữa bò | mL | 200 | 200 |
1. NHẬN BIẾT (6 CÂU)
Câu 1: Để tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn cần thực hiện theo mấy bước?
- 3 bước.
- 4 bước.
- 2 bước.
- 6 bước.
Câu 2: Bước đầu tiên để tính toán chi phí bữa ăn theo thực đơn là
- Xác định giá thành hiện tại trên thị trường của từng loại thực phẩm có trong thực đơn.
- Tính tổng chi phí cho bữa ăn.
- Xác định khối lượng thực phẩm cần dùng trong bữa ăn.
- Xác định đơn giá ước tính theo đơn vị đồng.
Câu 3: Theo dữ liệu trên, đơn vị tính của thực phẩm gạo là
- Cen-ti-mét.
- Ki-lô-gam.
- Gam.
- Đề-xi-mét.
Câu 4: Theo dữ liệu trên, đơn vị tính của thực phẩm sữa là
- Ki-lô-gam.
- Mi-li-lít.
- Tạ.
- Đề-xi-mét.
Câu 5: Theo dữ liệu trên, đơn vị tính của thực phẩm trứng gà là
- Mi-li-lít.
- Gam.
- Yến.
- Quả.
Câu 6: Theo dữ liệu trên, đơn giá ước tính của thực phẩm là
- Quả.
- Gam.
- Tạ.
- Đồng.
2. THÔNG HIỂU (2 CÂU)
Câu 1: Để tính toán chi phí bữa trưa, bước đầu tiên cần thực hiện là gì?
- Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà luộc (400g), trứng gà (3 quả), rau cải ngọt (600g), dưa hấu (500g), sữa bò (200mL).
- Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà ta (400g), trứng gà (3 quả), rau cải ngọt (600g), dưa hấu (500g), sữa bò (00mL).
- Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà ta (400g), trứng kho (3 quả), rau cải ngọt (900g), dưa hấu (500g), sữa bò (200mL).
- Xác định khối lượng các loại thực phẩm cần dùng như: gạo (370g), thịt gà ta (400g), trứng gà (3 quả), rau cải (600g), dưa hấu (500g), sữa bò (900mL).
Câu 2: Khi tính chi phí cần lưu ý điều gì giữa đơn vị tính khối lượng thực phẩm và giá tiền?
- Tính thống nhất.
- Tính chặt chẽ.
- Tính mâu thuẫn.
- Tính giao nhau.
3. VẬN DỤNG (2 CÂU)
Câu 1: Đơn vị tính là đồng/kg. Vậy 370g bằng bao nhiêu ki-lô-gam?
- 37g.
- 0,037g.
- 3 700g.
- 0,37g.
Câu 2: Đơn vị tính là lít. Vậy 200 mi-li-lít bằng bao nhiêu lít?
- 2 lít.
- 20 lít.
- 200 lít.
- 0,02 lít.
4. VẬN DỤNG CAO (4 CÂU)
Câu 1: Muốn làm món ăn soup gà nấm, cần chuẩn bị những thực phẩm nào?
- Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm kim châm, nấm hương khô.
- Thịt bò, ngô ngọt, nấm kim châm, nấm hương khô.
- Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm đùi gà, nấm hương khô.
- Thịt gà nạc, ngô ngọt, nấm kim châm, rau muống.
Câu 2: 0,37kg gạo có đơn giá ước tính 25 000 đồng. Vậy chi phí dự tính là bao nhiêu đồng?
- 10 000 đồng.
- 67 568 đồng.
- 12 350 đồng.
- 9 250 đồng.
Câu 3: 3 quả trứng gà có đơn giá ước tính 3 000 đồng. Vậy chi phí dự tính là bao nhiêu đồng?
- 6 000 đồng.
- 9 000 đồng.
- 3 000 đồng.
- 11 000 đồng.
Câu 4: 0,5 quả ngô ngọt có đơn giá ước tính 10 000 đồng. Vậy chi phí dự tính là bao nhiêu đồng?
- 15 000 đồng.
- 3 000 đồng.
- 7 000 đồng.
- 5 000 đồng.