Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối Ôn tập Bài 7, 8, 9 (P2)

Bộ câu hỏi trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Ôn tập Bài 4, 5, 6 . Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

ÔN TẬP BÀI 7 + 8 + 9 + 10

Câu 1: Các loại tệ nạn xã hội là?

  • A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh.
  • B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo.
  • C. Ma túy, mại dâm.
  • D. Cả A, B, C.

Câu 2: Trẻ dưới 14 tuổi khi vi phạm pháp luật áp dụng hình thức nào?

  • A. Đưa vào trường giáo dưỡng 1 năm kể từ ngày vi phạm.
  • B. Cảnh cáo.
  • C. Phạt tù.
  • D. Khuyên răn.

Câu 3: Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bao nhiêu năm tù?

  • A. 12 năm.
  • B. 13 năm.
  • C. 14 năm.
  • D. 15 năm

 

Câu 4: Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?

  • A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
  • B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
  • C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • D. Từ đủ 20 tuổi trở lên   

Câu 5: Tệ nạn xã hội là là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt đối với đời sống xã hội được gọi là?

  • A. Tệ nạn xã hội.
  • B. Vi phạm pháp luật.
  • C. Vi phạm đạo đức.
  • D. Vi phạm quy chế.

 

Câu 6: “Vào đầu năm học 2021 – 2022, tại cổng trường một trường trung học cơ sở có hai nữ sinh mặc áo thể thao lao vào đánh nhau trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè. Được biết, trước đó, một trong hai bạn từng nhắc nhở bạn mình đừng pha đèn xe vào mặt, từ đó đã dẫn đến mâu thuẫn. Sau đó, một bạn đã nhắn tin hẹn bạn ra gặp nhau để giảng hoà vì quen biết trước đó. Thế nhưng, một trong hai bạn không đồng ý giảng hoà nên đã xảy ra vụ việc này.”

Em có thể nói gì về nguyên nhân dẫn đến việc hai bạn nữ sinh đánh nhau?

  • A. Sự thiếu tự chủ, bồng bột, vì một mâu thuẫn nhỏ mà làm to chuyện.
  • B. Hành vi pha đèn xe vào mặt người khác là một hành vi sai trái.
  • C. Vì có sự xuất hiện của đông đảo các bạn học sinh khác nên hai bạn này phải đánh nhau mạnh.
  • D. Cả A và B.

Câu 7: “H trong một lần có mâu thuẫn với một bạn trong lớp. H đã đánh nhau với bạn đó và giành phần thắng. H được các bạn khác tung hô. Kể từ đó, H đâm ra thích bắt nạt người khác nếu không đánh họ.”

Đâu là một hậu quả mà H có thể phải nhận khi thực hiện hành vi bạo lực học đường như trong tình huống trên?

  • A. Khả năng đánh nhau của H bị giảm sút do đã trải qua nhiều trận đánh nên làm lộ những chiêu thức gia truyền.
  • B. H có thể bị lệch lạc về nhân cách, cho rằng đánh nhau như thế là giỏi, là hay.
  • C. Những người yêu H sẽ trở thành kẻ thù của H.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đọc tình huống ở câu 3 phần Vận dụng. Em có thể tư vấn cho N như thế nào về cách ứng phó trong trường hợp này?

  • A. N nên hẹn những người nói xấu mình ra một nơi và sống mái với chúng rồi tự tử để khiến bọn chúng phải chịu tội giết người.
  • B. N nên thông báo chuyện này cho thầy cô, gia đình, những người bạn tốt để tìm cách chứng minh sự trong sáng của mình.
  • C. N nên chuyển sang nước ngoài sinh sống và cạch mặt vào cái trường của mình.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Nếu chứng kiến trường hợp bạo lực học đường trong trường, trong lớp mình, ta sẽ làm gì để giúp người bị bạo lực?

  • A. Nếu có khả năng, ta sẽ can ngăn, hoà giải.
  • B. Thông báo với thầy cô về sự việc xảy ra.
  • C. Động viên, chỉ cho người bị bạo lực một số lưu ý để tránh bị như vậy lần nữa.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: “Một buổi tối khi đến nhà bạn, Lan cùng các bạn đã nhìn thấy một đám thanh niên tụ tập hút ma tuý. Về nhà, Lan đã quyết định chia sẻ điều đó với bố mẹ. Sau khi đã hỏi kĩ về hành vi của đám thanh niên, bố mẹ Lan đã đến báo cho công an xã.”

Em có nhận xét gì về thái độ, hành vi của Lan và gia đình?

  • A. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là không phù hợp vì làm thế chỉ khiến cho những người hút ma tuý khác tăng cường cảnh giác.
  • B. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là không phù hợp vì sẽ khiến cho Lan và gia đình bị mọi người thù ghét.
  • C. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là đúng, thể hiện rõ trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội.
  • D. Thái độ, hành vi của Lan và gia đình là đúng, nó góp phần tăng cường tình trạng hút chích ma tuý.

Câu 11: “Gần đây, trên địa bàn xã của M thường xuyên xảy ra tình trạng một số đối tượng học sinh tụ tập sử dụng các chất cấm. Để phòng, chống tệ nạn ma tuý, nhà trường đã tổ chức tuyên tuyên về hậu quả cho học sinh. Tuy nhiên, một số bạn của lớp M lại không muốn tham gia với lí do là mình không sử dụng nên không cần biết.”

Nếu là M trong trường hợp trên, em có đồng tình với ý kiến của các bạn không và em sẽ giải thích cho các bạn như thế nào?

  • A. Đồng tình. Em sẽ bảo các bạn là nhà trường đã nhấn mạnh quá mức hậu quả của ma tuý, nhưng thực tế ma tuý không nguy hại như thế.
  • B. Đồng tình. Em sẽ bảo các bạn là bài tập về nhà quan trọng hơn việc phòng chống ma tuý nên chúng ta không cần tham gia để làm gì.
  • C. Không đồng tình. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu rằng ma tuý rất có hại và đang len lỏi vào cuộc sống của chúng ta nên nếu không cẩn thận đề phóng chúng ta rất dễ trở thành nạn nhân.
  • D. Không đồng tình cũng không phản đối vì đó là quyền của mỗi người.

Câu 12: Đối với con cháu, ông bà có quyền và nghĩa vụ gì?

  • A. Trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu
  • B. Đánh, quát mắng nếu con cháu làm sai, không hợp ý với ông bà.
  • C. Kính trọng, nuông chiều con cháu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Đối với ông bà, cháu có nghĩa vụ gì?

  • A. Mong cho ông bà nhanh chết để đỡ chật đất.
  • B. Kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà
  • C. Tôn thờ, thần tượng, nâng tầm ông bà lên trên mức có thể.
  • D. Cả B và C.

Câu 14: Câu nào dưới đây không đúng?

  • A. Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau
  • B. Anh, chị, emm có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
  • C. Chúng ta nên xây dựng gia đình theo kiểu gia đình ở các bộ phim nổi tiếng, dù nó có không phù hợp, nhằm hiện đại hoá gia đình, góp phần vào công cuộc hiện đại hoá đất nước.
  • D. Mỗi người phải tự giác, chủ động, bình đẳng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình, đồng thời tôn trọng quyền của người khác.

Câu 15: Ta không nên tán thành với ý kiến nào sau đây?

  • A. Mỗi một gia đình tốt là sẽ là một tế bào lành mạnh cho xã hội.
  • B. Xã hội tiến bộ sẽ góp phần thúc đẩy mỗi người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình.
  • C. Gia đình là nơi bố mẹ yêu thương, chiều chuộng con vô điều kiện.
  • D. Gia đình là chỗ dựa vững chắc để mỗi người thực hiện được ước mơ của mình.

Câu 16: “Do xích mích với nhau, hai bạn học sinh Trường Trung học cơ sở K to tiếng, cãi nhau ngay trước cổng trường sau giờ tan học; theo đó một bạn nữ đã xông vào đánh một nữ khác cùng trường nhưng khác lớp. Bạn bị đánh phản ứng, nhưng mỗi lần phản ứng thì lại càng bị đánh đau hơn. Nhiều bạn học sinh trong trường chứng kiến sự việc này nhưng không ai can ngăn; không những thế, một số bạn còn hô hoán, cổ vũ.”

Em đồng ý hay không đồng ý với cách phòng ngừa, ứng phó bạo lực của bạn học sinh bị bạo lực học đường? Vì sao?

  • A. Đồng ý. Vì anh hùng thì không thể chịu nhục được, dù có chết cũng phải đánh lại.
  • B. Đồng ý. Vì làm như vậy sẽ khiến người khác cảm thấy thương tình và giúp đỡ mình đánh lại bạn kia.
  • C. Không đồng ý. Vì làm như vậy chỉ khiến ta bị đánh thêm mà vấn đề chưa thể giải quyết ngay được. Dù ta có đánh thắng hay thua cũng sẽ có những câu chuyện không hay sau đó.
  • D. Không đồng ý. Vì bạn chưa gọi được thêm người mà đã nóng vội đánh lại như vậy thì rất dễ bị thua.

Câu 17: “Q là học sinh nam lớp 7, bị hai bạn nam ngồi cạnh hay trêu chọc cả trong và ngoài giờ học ở lớp. Hai bạn ấy có những hành động bạo lực như ném sách của Q, dùng sách đập vào đầu Q. Hai bạn ấy còn doạ, nếu mách cô giáo thì sẽ bị đánh. Không chịu được tình trạng này, sau một số lần bị trêu chọc Q đã báo với cô giáo chủ nhiệm lớp. Cô chủ nhiệm đã nói chuyện với hai bạn kia và Q, đồng thời yêu cầu chấm dứt những hành vi này. Được cô giáo nhắc nhở, lại được các bạn trong lớp góp ý, hai bạn cùng lớp nhận ra hành vi của mình là sai trái, từ đó không còn trêu chọc Q như trước nữa.”

Cách giải quyết của cô giáo chủ nhiệm trong tình huống trên có phù hợp khi ứng phó với bạo lực học đường không? Vì sao?

  • A. Phù hợp vì làm như vậy giúp cả lớp trở nên chăm học hơn, không quan tâm đến việc thực hiện các hành vi bạo lực học đường nữa.
  • B. Phù hợp vì làm như vậy sẽ giúp hai bạn nhận ra được sai phạm của mình và không làm chuyện bé xé ra to.
  • C. Không phù hợp vì hành vi của hai bạn gây ra tổn thương về mặt thể chất cho Q nên hai bạn phải bị kỷ luật thật nặng để răn đe tất cả.
  • D. Không phù hợp vì cách làm của cô là lạm quyền, không thể hiện được đức tính của một giáo viên.

Câu 18: Là một học sinh, chúng ta không nên kiếm tiền bằng cách nào sau đây?

  • A. Làm đồ thủ công để bán
  • B. Làm phụ giúp bố mẹ
  • C. Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm ngân hàng nếu có tiền mà chưa cần dùng vào việc gì
  • D. Bỏ học để đi làm

Câu 19: “Gia đình bạn Sơn có ba thế hệ: ông bà, bố mẹ và hai chị em Sơn. Thương bố mẹ vất vả nên ngoài thời gian học, Sơn thường giúp bố mẹ hướng dẫn em học bài, giúp đỡ bố mẹ làm các công việc trong nhà. Thấy Sơn lúc nào cũng bận rộn việc học và việc nhà, bạn thân của Sơn là Phú cho rằng học sinh thì chỉ cần chú tâm vào việc học.”

Em nhận xét thế nào về suy nghĩ và việc làm của bạn Sơn?

  • A. Sơn có tư duy nhìn xa trông rộng: làm vậy cốt để sau này bố mẹ yêu thương mình, cho mình nhiều tài sản hơn.
  • B. Sơn biết nghĩ cho gia đình, Sơn đã thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của con cái.
  • C. Sơn làm việc thừa thãi, không nên, đúng như lời Phú nói.
  • D. Sơn chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của con cái, đúng ra Sơn phải yêu thương bố mẹ bằng tình cảm thay vì bằng hành động.

Câu 20: “Gia đình bạn Sơn có ba thế hệ: ông bà, bố mẹ và hai chị em Sơn. Thương bố mẹ vất vả nên ngoài thời gian học, Sơn thường giúp bố mẹ hướng dẫn em học bài, giúp đỡ bố mẹ làm các công việc trong nhà. Thấy Sơn lúc nào cũng bận rộn việc học và việc nhà, bạn thân của Sơn là Phú cho rằng học sinh thì chỉ cần chú tâm vào việc học.”

Em có đồng tình với với ý kiến của Phú không? Vì sao?

  • A. Đồng tình. Vì việc học đang ngày một quan trọng hơn, quyết định rất nhiều đến tương lai.
  • B. Đồng tình. Vì học tập mới là thực tốt nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, đặc biệt là người ở lứa tuổi học sinh.
  • C. Không đồng tình. Vì con cái có bổn phận phải yêu thương, biết ơn, phụng dưỡng bố mẹ, ông bà. Những việc làm của Sơn đều thể hiện điều đó.
  • D. Không đồng tình. Vì Phú chưa có cái nhìn thấu đáo về gia đình của Sơn.

Câu 21: “Có ý kiến cho rằng, người lớn trong gia đình từng trải và có kinh nghiệm trong cuộc sống, nên con cháu trong nhà phải nghe theo lời khuyên của họ.”

Em có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?

  • A. Đồng ý. Vì kinh nghiệm là thứ rất quan trọng cho chúng ta bước nhanh hơn trên con đường sự nghiệp mà hơn nữa đó đều là người thân của mình thì không cần lo sợ gì cả, họ sẽ không bao giờ làm hại mình.
  • B. Không đồng ý. Vì người lớn sống ở một thời điểm trước con cháu rất nhiều, kinh nghiệm mà họ có được cũng vì thế mà khác biệt với thời điểm hiện tại, vậy nên tốt nhất con cháu nên học tập từ thực tế.
  • C. Không thể đưa ra ý kiến vì chưa có bằng chứng khoa học nào cho vấn đề này.
  • D. Có phần đồng tình và có phần phản đối. Việc nghe theo lời khuyên của một người từng trải là điều cần thiết để chúng ta phát triển, nhưng chúng ta cũng cần xem xét, đánh giá để đưa ra quyết định của chính mình vì có thể kinh nghiệm của những người đi trước là phiến diện hoặc lỗi thời.

Câu 22: “H là một học sinh học giỏi, nhiệt tình công tác tập thể và hay giúp đỡ các bạn trong lớp nên được các bạn quý mến. Tuy nhiên, H thường hay nhắc nhở góp ý với các bạn học hành chểnh mảng, hay quậy phá trong lớp. Thấy vậy, V đã lập một nhóm trên Facebook gồm 5 người thường xuyên nói xấu, xúc phạm H và kêu gọi các bạn khác tẩy chay H. Thời gian đầu, H bị “sốc” nên cảm thấy rất buồn bã và bất lực. Nhưng rồi H được các bạn khác giúp đỡ, chủ động cùng H gặp các bạn đã nói xấu, xúc phạm mình. Sự việc được giải quyết, hai bên giảng hoà với nhau, gác lại chuyện cũ để cùng nhau học tập.”

Hành vi bạo lực của nhóm bạn cùng lớp H biểu hiện như thế nào?

  • A. Học hành chểnh mảng, hay quậy phá trong lớp, làm H buồn.
  • B. Lập một nhóm trên mạng để nói xấu, xúc phạm, kêu gọi tẩy chay H.
  • C. Đánh đập, hành hạ, ngược, đãi, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của H.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 23: Đọc tình huống ở câu 1 phần Vận dụng cao. Em nhận xét thế nào về biểu hiện, hành vi của các bạn đã giúp H vượt qua sự việc bị bạo lực học đường?

  • A. Hành vi đó là sự giả tạo, vì không muốn để giáo viên chủ nhiệm kỷ luật nên mới làm như vậy. Đó là một hành vi còn đáng sợ hơn bạo lực học đường.
  • B. Hành vi đó thể hiện tầm nhìn chiến lược ở các bạn của H khi đã vực dậy tinh thần của một người con ngoan trò giỏi.
  • C. Hành vi đó thể hiện tình bạn, sự cảm thông, sẻ chia. Đó là một hành vi đáng khích lệ.
  • D. Cả B và C.

Câu 24: “Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc.” Em có đồng tình với ý kiến này không?

  • A. Có. Vì có ở độ tuổi học sinh, các em chỉ biết cách học tập sao cho hiệu quả, còn tiền bạc thì lại là một vấn đề hết sức nan giải, ngay cả các giáo sư đại học cũng không thể giải quyết triệt để được.
  • B. Có. Vì học thật tốt thì học sinh sau này mới có thể kiếm được tiền, còn một chút tiền nhỏ nhoi mà học sinh có được bây giờ không thực sự quan trọng mà phải cần đến việc quản lí.
  • C. Không. Vì Luật Tài chính Việt Nam năm 2020 quy định nghiêm cấm học sinh sở hữu, sử dụng tiền bạc.
  • D. Không. Vì quản lí chi tiêu luôn là cần thiết với mỗi người ngay từ khi có nhu cầu chi tiêu nên học sinh cần có kĩ năng tài chính để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp khi cần chi tiêu tiền.

Câu 25: Để quản lí tiền hiệu quả, chúng ta cần:

  • A. Sử dụng tiền hợp lí
  • B. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền
  • C. Học cách kiếm tiền phù hợp
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm giáo dục công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay