Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức Chủ đề 8 Bài 1:Tìm hiểu một số nghề có ở địa phương

Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Chủ đề 8_Bài 1_Tìm hiểu một số nghề có ở địa phương. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 8: KHÁM PHÁ THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP

BÀI 1: TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ HIỆN CÓ Ở ĐỊA PHƯƠNG

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (9 câu)

Câu 1: Đâu là nghề trực tiếp làm ra của cải, vật chất?

A. Nghề trồng trọt (trồng lúa, trồng hoa màu, trồng rau, trồng cây ăn quả,...).

B. Nghề chăn nuôi (nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt,...).

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 2: Nghề bán hàng trong cửa hàng, bán hàng ở chợ, bán hàng rong là những nghề như thế nào?

A. Là những nghề được thực hiện nhằm phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng và thu lợi nhuận.

B. Là những nghề trực tiếp làm ra của cải, vật chất.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 3: Đâu là nghề thuộc nhóm nghề dịch vụ?

A. Các nghề liên quan đến làm đẹp: salon tóc, làm nail, spa,...

B. Hướng dẫn viên du lịch, tiếp viên hàng không,...

C. Chuyên viên tư vấn, nhân viên chăm sóc khách hàng,…

D. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 4:: Đâu là những nghề thuộc nhóm nghề trồng trọt?

A. Trồng lúa

B. Trồng rau, hoa, cây ăn quả.

C. Nuôi gà, vịt

D. A và B đúng.

Câu 5: Ở vùng biển, người dân thường làm nghề gì?

A. Lái tàu, đánh cá.

B. Trồng lúa

C. Chăn nuôi gia súc, gia cầm

D. Cả ba ý trên.

Câu 6: Nghề nào thường được làm ở vùng núi?

A. Săn bắt, hái lượm.

B. Đốn củi.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 7: Nghề truyền thống ở xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội là gì?

A. Dệt vải.

B. Làm gốm.

C. Thêu.

D. Làm hương.

Câu 8: Công cụ lao động của nghề đánh bắt cá là gì?

A. Lưới

B. Thuyền

C. Khăn

D. A và B đúng.

Câu 9: Đâu là công việc đặc trưng của nghề làm vườn?

A. Làm đất.

B. Gieo trồng.

C. Chăm sóc sau khi gieo trồng và thu hoạch.

D. Cả ba ý trên.

2. THÔNG HIỂU (6 câu)

Câu 1: Đâu không phải là công việc đặc trưng của nghề nuôi trồng thủy sản?

A. Xẻ đá và ra phôi.

B. Lai tạo, chọn giống thủy sản tốt.

C. Theo dõi và ghi lại sự phát triển của thủy sản.

D. Thu hoạch, cải tạo khu nuôi trồng thủy sản.

Câu 2: Đâu không phải là trang thiết bị, dụng cụ lao động của nghề điều khắc đá mỹ nghệ?

A. Búa.

B. Lưới.

C. Khoan.

D. Máy cắt.

Câu 3: Đâu không phải là nguy hiểm có thể xảy ra ở nghề xây dựng?

A. Ngã từ trên cao

B. Nhiễm hoá chất độc hại.

C. Rơi nguyên vật liệu từ trên cao.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Chọn đáp án đúng?

A. Cách giữ an toàn cho những người làm nghề ngư dân là mặc áo phao khi đánh bắt và hiểu các quy định về báo hiệu, cảnh giới khi hành trình và đánh bắt cá trên biển.

B. Nguy hiểm của nghề đánh bắt hải sản là thiếu thốn lương thực

C. Nguy hiểm có thể xảy ra ở nghề xây dựng là nhiễm hóa chất độc hại.

D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 5: Đâu không phải là cách giữ an toàn cho những người làm nghề ngư dân?

A. Mặc áo phao khi đánh bắt.

B. Hiểu các quy định về báo hiệu, cảnh giới khi hành trình và đánh bắt cá trên biển.

C. Chớp mắt thường xuyên.

D. Trang bị đủ phao cứu sinh và thiết bị an toàn.

Câu 6: Mỗi địa phương chỉ có một nghề là đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

3. VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Theo em, nghề nào không cần giữ an toàn khi làm nghề?

A. Nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.

B. Nghề mộc.

C. Nghề xây dựng.

D. Nghề nào cũng cần giữ an toàn khi làm nghề vì người lao động trong nghề nào cũng có thể gặp những nguy hiểm, rủi ro.

Câu 2: Chú M. làm nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản nhưng không bao giờ đeo khẩu trang khi làm việc. Em nghĩ gì về hành động này?

A. Hành động này đúng vì đeo khẩu trang bí, không thở được.

B. Hành động này chưa đúng vì nếu không đeo khẩu trang khi tham gia nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản rất dễ bị nhiễm hóa chất độc hại.

C. Không có suy nghĩ gì.

D. Đáp án khác.

Câu 3: Cô K. là một kĩ sư xây dựng, cô đang giám sát công trình ở công trường nhưng lại không mặc đồ bảo hộ. Theo em, đâu là những rủi ro, nguy hiểm cô K. có thể gặp?

A. Nguyên liệu xây dựng rơi vào người.

B. Dễ bị thương khi sập giàn ở công trường.

C. Không có nguy hiểm hay rủi ro gì cả.

D. A và B đúng.

Câu 4: Nếu bố em là một lập trình viên và thường xuyên phải sử dụng điện thoại, tiếp xúc với màn hình máy tính thì em sẽ đề xuất cách sử dụng an toàn nào cho bố?

A. Chớp mắt thường xuyên.

B. Làm khoảng 20 phút thì cho mắt nghỉ khoảng 20 giây bằng cách nhìn ra xa khỏi màn hình.

C. A và B đúng.

D. A và B sai.

Câu 5: Theo em, giữ gìn và phát triển nghề đặc trưng ở các địa phương có quan trọng không?

A. Không quan trọng vì những nghề đó chẳng mang lại lợi ích gì.

B. Rất quan trọng vì nó không chỉ tạo nên giá trị văn hóa riêng và lâu đời của địa phương đó mà còn mang lại giá trị kinh tế cho người dân địa phương

C. A đúng, B sai

D. A sai, B đúng.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Loại giấy nào được dùng để in tranh ở làng tranh Đông Hồ (Hà Nội)?

A. Giấy báo cũ

B. Giấy pơ luya

C. Giấy dó

D. Giấy lụa

Câu 2: Ở làng nghề truyền thống làm trống Đọi Tam (Hà Nam), nguyên liệu để làm ra chiếc trống là gì?

A. Da trâu và gỗ lim

B. Da bò và gỗ lim

C. Da trâu và gỗ mít

D. Da bò và gỗ mít.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay