Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 8: Văn Bản 2: Hãy Cầm Lấy Và Đọc

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức với cuộc sống. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Văn Bản 2: Hãy Cầm Lấy Và Đọc. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 8: TRẢI NGHIỆM ĐỂ TRƯỞNG THÀNH

VĂN BẢN 2: HÃY CẦM LẤY VÀ ĐỌC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì?

A. Truyện ngôn tình ảnh hưởng đến giới trẻ.

B. Việc đọc sách

C. Cách đọc sách sao cho hữu ích nhất.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Vấn đề mà văn bản tập trung bàn tới được thể hiện ở những ý dưới đây. Ý nào không đúng?

A. Nhan đề: Hãy cầm lấy và đọc.

B. Mở bài: Câu chuyện về động lực đọc sách của Thánh Augustine

C. Thân bài: Tất cả các đoạn triển khai phần Thân bài đều nói về việc đọc sách.

D. Kết bài: Tương lai của việc đọc sách.

Câu 3: Ai là tác giả của văn bản “Hãy cầm lấy và đọc”?

A. Cao Tiến Đạt

B. Augustine

C. Huỳnh Như Phương

D. Julius Caesar

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính của văn bản này là gì?

A. Luận

B. Kể

C. Tả

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cụm từ “Tolle et lege” của tiếng Latin khi dịch ra tiếng Việt là gì?

A. Người đọc sách.

B. Hãy cầm lấy và đọc.

C. Người không đọc sách.

D. Người yêu sách.

Câu 6: Ở đoạn 4 và 5, tác giả đã tập trung vào việc:

A. Trình bày cảm xúc của mình về vấn đề đọc sách

B. Bàn về vai trò, ý nghĩa của việc đọc sách

C. Hướng dẫn cách đọc sách

D. Kể về việc đọc sách của bản thân.

Câu 7: “Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại, chúng ta vẫn thấy rằng đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.”

Điều được tác giả khẳng định ở câu trên là:

A. Các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại không quan trọng bằng sách.

B. Sách không quan trọng bằng các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại.

C. Sách đã bị thay thế bởi các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại.

D. Dù các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại ngày nay càng phát triển, sách vẫn có vai trò của nó.

2. THÔNG HIỂU (7 câu)

Câu 1: Nội dung của đoạn 1 (Tương truyền … thời trung đại) là gì?

A. Câu chuyện về việc lĩnh hội sứ mệnh đọc sách, nghiên cứu của Thánh Augustine.

B. Thời thơ ấu của thánh Augustine

C. Trọng trách nâng tầm sách vở của thánh Augustine.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Nội dung của đoạn 2 (Vượt qua tính chất huyền bí … không dễ nhận ra) là gì?

A. Lời mời gọi đọc sách.

B. Vai trò của việc đọc sách đối với đời sống tinh thần của con người.

C. Cách tự trải nghiệm một cuốn sách mà không thông qua bất cứ một trung gian nào.

D. Con người sẽ chết nếu không đọc sách.

Câu 3: Nội dung của đoạn 3 (Em hãy cầm lấy và đọc … một cuốn sách hay) là gì?

A. Cách giới thiệu một cuốn sách sao cho thật hay.

B. Tình hình đọc sách trên thế giới.

C. Sự khuyến khích đọc sách đến từ những người có trách nhiệm với ta.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Nội dung của đoạn 4, 5, 6 (Không phủ nhận vai trò … Herbert Marcuse đã nói) là gì?

A. Hậu quả gây ra đối với những người lười đọc sách.

B. Sự kì diệu của sách và tác dụng to lớn của việc đọc sách.

C. Lí do tại sao ngày càng có ít người đọc sách.

D. Sự hình dung về một nền giáo dục mà đọc sách được coi trọng.

Câu 5: Nội dung của đoạn 7 (Thời nay, với sự xuất hiện … những giá trị tinh thần) là gì?

A. Đọc sách trong điều kiện thay đổi hình thức sách.

B. Sách và internet.

C. Internet sẽ xoá sổ thị trường sách giấy trong tương lai.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Nội dung của đoạn 8 (Lâu nay, chúng ta thường được nghe … vẫn là vô ích) là gì?

A. Báo động về sự sa sút của văn hoá đọc.

B. Để nhiều có thêm nhiều người đọc sách thì cần cân đối giữa tri thức và thực tiễn.

C. Sự vô ích nếu người đọc sách không hiểu gì dù đọc nhiều.

D. Giải pháp cho tình trạng xuống cấp của văn hoá đọc.

Câu 7: Nội dung của hai đoạn cuối là gì?

A. Nhắc lại thông điệp về việc đọc sách.

B. Tương lai của việc đọc sách.

C. Ví dụ điển hình của việc đọc sách chăm chỉ

D. Tất cả các đáp án trên.

3. VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Câu văn nào thể hiện cách lí giải của tác giả về thông điệp “Hãy cầm lấy và đọc”?

A. Không phủ nhận vai trò ngày càng tăng của các phương tiện nghe nhìn trong thế giới hiện đại, chúng ta vẫn thấy rằng đọc là một nhu cầu không thể thiếu của con người.

B. “Em hãy cầm lấy và đọc”, đó là lời nói tin cậy của thầy giáo khi trao cho học trò một cuốn sách quý.

C. “Hãy cầm lấy và đọc” có thể xem là một thông điệp: Hãy tiếp xúc trực tiếp với một cuốn sách, hãy tự trải nghiệm mà không bước qua một trung gian nào.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Theo tác giả cần có những điều kiện gì để giải quyết tình trạng sa sút của văn hoá đọc hiện nay?

A. Học sinh ham mê trò chơi điện tử, thanh niên chỉ cắm đầu vào mạng xã hội, người lớn thì không bao giờ có khái niệm đọc sách.

B. Con người phải ham đọc sách còn sách phải hay thì mới thu hút người đọc. Thiếu một trong hai điều kiện này, tình trạng sa sút của văn hoá đọc khó cải thiện được.

C. Tinh thần yêu mến sách vở, sức hút của sách vở.

D. Sự đầu tư của chính phủ và nền giáo dục.

Câu 3: Từ nội dung văn bản, tại sao ta có thể xem đọc sách là một kiểu trải nghiệm?

A. Đọc sách, người đọc được mở mang trí tuệ, làm giàu cảm xúc, khám phá tự nhiên và xã hội, hiểu biết về con người và bản thân.

B. Đọc sách, có khi người đọc như được xuyên thời gian về với quá khứ hay đến với tương lai xa xôi; có khi như được du lịch tới một miền đất lạ, và bằng tưởng tượng, như được sống với những số phận, những cuộc đời khác.

C. Những gì mà sách đem lại cho đời sống tinh thần của người đọc là hết sức phong phú.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Từ “chữ” liên tục được lặp lại ở các câu trong đoạn 4 và 5 có tác dụng:

A. Thể hiện ấn tượng của người viết về sách.

B. Nhắc nhở để mọi người có thói quen đọc sách.

C. Nêu những khả năng kì diệu của sách.

D. Nhấn mạnh sự phong phú của các loại sách.

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Tác giả đã dùng những lí lẽ nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?

A. Người ta vẫn đọc sách ngay khi các phương tiện nghe nhìn phát triển là bởi sự diệu kì của chữ trên trang sách.

B. Sách chứa đựng văn hoá dân tộc, nếu không đọc sách, chúng ta sẽ mất đi đất nước.

C. Cuộc sống càng hiện đại, con người càng cần tư duy phản biện, mà sách chính là thứ rèn luyện cho chúng ta điều đó.

D. Trong sách chứa đựng những bí ẩn về kho báu mà con người chưa phát hiện ra.

Câu 2: Tác giả đã dùng những bằng chứng nào để khẳng định trong thế giới hiện đại, khi các phương tiện nghe nhìn phát triển không ngừng, con người vẫn cần phải đọc sách?

A. Sách chỉ là giấy và mực mà chứa cả thế giới, phơi bày cả bí ẩn vũ trụ cũng như xã hội con người.

B. Nhờ đọc sách, ta hiểu đời, hiểu người, hiểu chính mình

C. Đọc một cuốn sách hay như bị cuốn vào nỗi say mê, niềm khoái cảm.

D. Tất cả các đáp án trên.

=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Văn bản 2. Hãy cầm lấy và đọc

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Trắc nghiệm ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay