Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối Bài 5: Văn bản. Chuyện cơm hến

Bộ câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 5: Văn bản. Chuyện cơm hến. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học ngữ văn 7 kết nối tri thức.

VĂN BẢN. CHUYỆN CƠM HẾN

(17 câu)

1.    NHẬN BIẾT (7 câu)

Câu 1: Em hãy nêu một vài nét về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Trả lời:

- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937

- Quê quán: Quảng Trị

- Phong cách nghệ thuật: Tác phẩm của ông ca ngợi vẻ đẹp của đất nước,con người khắp khắp tổ quốc đặc biệt là Huế

- Tác phẩm chính: Rất nhều ánh lửa(1979), Ai đặt tên cho dòng sông?(1984), Ma

Câu 2: Tác phẩm thuộc thể loại gì?

Trả lời:

Thể loại: truyện ngắn

Câu 3: Xuất xứ của tác phẩm là gì?

Trả lời:

Trích tác phẩm Huế -Di tích và con người (2001)

Câu 4: Nêu phương thức biểu đạt của tác phẩm.

Trả lời:

Phương thức biểu đạt: Miêu tả, biểu cảm

Câu 5: Em hãy tóm tắt tác phẩm bằng vài câu văn.

Trả lời:

Người Huế thích ăn cay, đắng mà người vùng khác khó ăn được. Huế có đặc sản là cơm Hến mà ít nơi nào có được .Một món ăn làm từ cơm nguội sau được biến tấu thành bún hến. Tác giả cũng có kỉ niệm về món ăn này khi đến Huế

Câu 6:  Tác phẩm chia làm mấy phần và nội dung mỗi phần là gì.

Trả lời:

- Phần 1: Từ đầu ….trước khi ngủ  : khẩu vị của người Huế

- Phần 2: Tiếp theo…bàn tay thoăn thoắt mỗi thứ một ít : giới thiệu cơm hến

- Phần 3: Còn lại : ký ức của tác giả về món cơm hến

Câu 7: Văn bản được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

Ngôi thứ nhất.

2.    THÔNG HIỂU (4 câu)

Câu 1: Em hãy liệt kê một vài món gia vị để làm cơm hến mà tác giả đề cập đến trong văn bản.

Trả lời:

  • Ớt tương
  • Ớt màu, ớt dầm nước mắm
  • Ruốc sống
  • Bánh tráng nướng bóp vụn
  • Muối rang
  • Mè rang
  • ....

Câu 2: Tác giả còn bàn tới những vấn đề gì xung quanh món cơm hến?

Trả lời:

+ Trong vấn đề khẩu vị, tính bảo thủ là một yếu tố văn hóa quan trọng để bảo toàn di sản

+ Món ăn đặc sản cũng giống như di tích văn hóa, mọi ý đồ cải tiến đều mang tính phá phách, chỉ tạo nên những “đồ giả”

Câu 3: Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì?

Trả lời:

Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa:

+ Tác giả thắc mắc khi thấy chị làm cơm hến rất tỉ mẩn, công phu mà chỉ bán có “năm trăm đồng bạc”, tác giả kêu chị làm kĩ như vậy làm gì cho mất công

+ Chị bán hàng giận dỗi: “Nói như cậu thì … còn chi là Huế”

→ Đây chính là ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa của cư dân bản địa, dù bán suất cơm hến lời lãi không nhiều nhưng họ không bỏ qua bước nào, vẫn cẩn thận, tỉ mẩn làm đủ các bước cho món ăn đặc sản này.

Câu 4: Em hãy tìm chi tiết cho thấy lời tác giả như đang trò chuyện với bạn đọc.

Trả lời:

Thể hiện qua những từ ngữ:

+ Tôi xin giới thiệu 

+ Vậy thì cơm hến là gì?

+ Tôi nghĩ rằng

+ Xin tiếp tục chuyện cơm hến

3.    VẬN DỤNG (4 câu)

Câu 1: Nội dung chính của văn bản Chuyện cơm hến là gì?

Trả lời:

Chuyện cơm hến giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn. Qua đó tác giả thể hiện tình yêu quê hương, yêu văn hóa ẩm thực nơi mình sinh ra và lớn lên. Tuy cơm hến chỉ là một món ăn đơn giản bình thường, bình dân nhưng nó lại chứa đựng những nét văn hóa tinh thần riêng của xứ Huế.

Câu 2: Em hãy nêu giá trị nội dung của văn bản.

Trả lời:

Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn

Câu 3: Em hãy nêu giá  trị nghệ thuật tác phẩm.

Trả lời:

- Ngôn ngữ bình dị, đậm chất địa phương

- Lối viết lôi cuốn, hấp dẫn

- Cái tôi yêu quê hương, yêu văn hóa ẩm thực


Câu 4: Tác giả viết: “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”. Em hiểu câu đó như thế nào?

Trả lời:

Tác giả cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa” vì tác giả coi mỗi món ăn cũng là một nét văn hóa của từng vùng miền và việc “cải tiến tạp nham” món ăn cũng là ăn cắp bản quyền sáng chế nơi khác. Do đó, món ăn cũng phải giống như một di tích văn hóa, giống y như ngày xưa.

4.    VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Qua văn bản Chuyện cơm hến, hãy viết bài văn về món ăn truyền thống quê hương em

Trả lời:

Nam Bộ có nhiều món ăn độc đáo, nhưng phổ biến vẫn là món bún. Bún được chế biến nhiều món ăn đa dạng về hình thức, phong phú về chất lượng như: bún thịt xào, bún nem bì, bún cà ri, bún riêu cua, bún nước lèo, bún mắm... được mọi người ưa thích, từ giới bình dân cho đến kẻ giàu sang phú quý, nhưng hấp dẫn chắc vẫn là món bún mắm.

     Ở Trà Ổn, người bán bún mắm không nhiều như ở miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, bù lại có tiếng là ngon. Ngon từ sợi bún nhỏ nhắn, tròn trịa, dài mềm mại đến nước lèo, chất mắm. Cách nấu bún mắm ở đây được thêm thắt đôi chút cho hợp khẩu vị của người ăn. Từ đó bún mắm tự dưng được mọi người xem như món ăn "đặc trưng" nơi đây và cả đồng bằng Tây Nam Bộ.

     Nước lèo theo cách gọi chung được nấu chuyên nghiệp cho là đúng “gu” là không xài bột ngọt và đường, chỉ cốt lấy chất ngọt từ con cá lóc, xương heo cùng chất "tinh túy" ở loại mắm sắc đồng, miệt Cà Mau, thường gọi là "mắm trộn" có mùi nặng đặc biệt. Mắm nấu sôi cho cá rả ra, lọc mắm qua rây lấy nước, bỏ xương. Cá lóc làm sạch cắt thành khúc, cùng xương heo thả trong nước lèo. Cá chín vớt ra, xắt thành từng miếng nhỏ dài lối ngón tay. Còn đầu cá no tròn, đùm ruột gan mỡ béo ngậy được xếp chồng lên trong đĩa bàn lớn, chưng cho "bắt mắt". Cặp trứng cá vàng ruộm bỏ trố lại nồi, dùng “dá” khoả đều cho trứng nổi lên trên mặt, cùng sả băm nhuyễn, nấm rơm búp, tóp mỡ óng ánh lềnh bềnh càng tăng thêm chất lượng nồi nước lèo.

     Khi ăn nồi nước lèo sôi ngùn ngụt được chan vào tô bún cho ngập nước, dùng "dá" chặn bún lại cho nước đổ trở lại nồi, đó là cách làm cho cọng bún mềm và nóng. Sau đó xếp từng miếng cá, lát thịt ba rọi, vài con tép bạc bên trên, kèm theo rau thơm, giá sống, bắp chuối, rau muống chẻ nhỏ, nước mắm ớt nguyên chất, nếu thích vắt thêm tí chanh. Công đoạn cuối cùng là chan nước lèo lại lần thứ hai. Tô bún mắm đã đầy đủ sẵn sàng mời khách. Cũng chưa hết, khách yêu cầu thêm cục xương heo hay cái đầu cá, đùm ruột béo ngậy, người bán cũng không từ chối, chỉ cần tính thêm tiền

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn cảm nhận về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến

Trả lời:

    Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến: Một cái tôi rất mạnh mẽ, cứng cỏi khi dám bày tỏ quan điểm của bản thân. Ông không chấp nhận những món ăn cải tiến và ví nó như đi cướp bằng sáng chế của vùng khác, nơi khác. Không chỉ vậy, cái tôi của tác giả am hiểu sâu sắc về nét văn hóa của quê hương cũng như đầy niềm tự hào, tự tôn về quê hương của mình, khẳng định món ăn chính là một nét văn hóa cổ truyền của dân tộc…

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay