Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều Bài 10: Thực hành Tiếng Việt: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm thán, câu kể

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 10: Thực hành Tiếng Việt: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm thán, câu kể. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Cánh diều

BÀI 10: VĂN BẢN THÔNG TIN

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÂU HỎI, CÂU KHIẾN, CÂU CẢM THÁN, CÂU KỂ

1. NHẬN BIẾT 

Câu 1: Câu hỏi là câu như thế nào? Cho ví dụ?

Trả lời: 

- Câu hỏi là câu dùng để hỏi thông tin. Về hình thức, câu hỏi thường có các từ nghi vấn, ai, gì, nào, sao, đâu, bao giờ, à, ư, hử, hả, chứ, có…không, đã…chưa, hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Khi viết, câu hỏi được kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Trong một số trường hợp, câu có đặc điểm hình thức của câu hỏi không được dùng để hỏi mà dùng để cầu khiến, câu cảm thán hay khẳng định, phủ định. Ví dụ, câu “San chả làm nội trợ mãi rồi đấy ư? (Nam Cao) không được dùng để hỏi mà được dùng để khẳng định. Câu “Các bạn có thể nói nhỏ hơn một chút được không?” được dùng với mục đích để cầu khiến.

 

Câu 2: Câu khiến và câu cảm là câu như thế nào? Cho ví dụ?

Trả lời:

- Câu khiến là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ngăn cấm. Ví dụ: “Đừng có đi đâu đấy” (Kim Lân), “Con nín đi” (Nguyên Hồng). Khi viết, câu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm (nếu câu khiến không được nhấn mạnh).

- Câu cảm là câu dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói. Câu cảm thường có các từ ngữ cảm thán như: a, ôi, than ôi, hỡi ơi, trời ơi, chao ôi, thay, biết bao, biết chừng nào,…Khi viết, câu cảm thường kết thúc bằng dấu chấm than. Ví dụ: “Lo thay! Nguy thay! Khúc đê này hỏng mất” (Phạm Duy Tốn).

 

Câu 3: Câu kể là câu như thế nào? Cho ví dụ?

Trả lời: 

- Câu kể là câu được dùng để trình bày (trần thuật, miêu tả, nhận định…) về sự vật sự việc. Câu kể không có đặc điểm hình thức của câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Khi viết câu kể thường được kết thúc bằng dấu chấm hoặc đôi khi bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng. Trong một số trường hợp, câu có đặc điểm hình thức của câu kể không được dùng để kể mà chủ yếu để cầu khiến. Ví dụ, câu “Trời sắp mưa đấy!” được dùng để nhắc nhở, yêu cầu (cất quần áo hoặc các thứ phơi bên ngoài vào nhà).

 

Câu 4: 

 

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Xác định câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong những câu dưới đây (trích truyện Lão Hạc của Nam Cao). Chỉ ra đặc điểm giúp nhận biết mỗi kiểu câu đó.

  1. a) Ông giáo hút trước đi.
  2. b) Lão hút xong, đặt xe điếu xuống, quay ra ngoài, thở khói.
  3. c) Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi.
  4. d) Hỡi ơi lão Hạc!
  5. e) Thế nó cho bắt à?
  6. g) Chao ôi!
  7. h) Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.

Trả lời:

Câu hỏi: e) dấu hiệu nhận biết dấu “?”

Câu cảm: d), g) dấu hiệu nhận biết dấu “!” và các từ “Hỡi”, “Chao ôi”

Câu kể: b) kể lại hoạt động của lão.

Câu khiến: a) Lời đề nghị của lão Hạc với ông  

  1. h) Dấu hiệu nhận biết “đừng” 

 

Câu 2: Trong những câu dưới đây (trích truyện Lão Hạc của Nam Cao), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để biểu thị ý phủ định? Vì sao?

  1. a) Việc gì còn phải chờ khi khác?
  2. b) Tội gì bây giờ nhịn đói mà tiền để lại?
  3. c) Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?
  4. d) Có đồng nào, cụ nhặt nhạnh đưa cho tôi cả thì cụ lấy gì mà ăn?

Trả lời: 

  1. Câu hỏi - Câu dùng để hỏi thông tin.
  2. Câu được dùng để biểu thị ý phủ định - Câu dùng để bác bỏ ý kiến của người khác.
  3. Câu hỏi - Câu dùng để hỏi thông tin.
  4. Câu được dùng để biểu thị ý phủ định - Câu dùng để bác bỏ ý kiến của người khác.

 

Câu 3: Ghép các thành phần in đậm với nghĩa phù hợp:

Thành phần tình thái

Nghĩa

a) Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. (Kim Lân)

1) biểu thị ý phỏng đoán, dè dặt về điều nêu sau đó

b) Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn…(Nam Cao)

2) biểu thị ý: điều sắp nêu ra mới là sự thật và có phần trái với điều nói trước đó

c) Thật ra thì trong lòng tôi rất dửng dưng. (Nam Cao)

3) biểu thị ý không khẳng định chắc chắn điều nêu sau đó

d) Có lẽ tôi bán cho chó đất, ông giáo ạ! (Nam Cao)

4) biểu thị ý xác nhận: sự việc quả đúng như vậy

e) Chi Dậu dường như tủi thân, cúi xuống gạt thầm nước mắt. (Ngô Tất Tố)

5) biểu thị ý băn khoăn, nghi ngờ về tính chân thực của điều nêu sau đó.

Trả lời:

  1. a) – 5)
  2. b) – 2) 
  3. c) – 3)
  4. d) – 4) 
  5. e) – 1)

 

Câu 4: Tìm thành phần phụ chú trong các câu dưới đây. Chỉ ra dấu hiệu hình thức để nhận biết và tác dụng của thành phần đó trong mỗi câu.

  1. a) Trên cơ sở một không gian nghệ thuật đầy thú vị - làng Mỹ Lý – ông vẽ những bức tranh thủy mặc về những đêm trăng và mùa gặt; cái nhà ga nhỏ và con đường sắt quanh hiu thỉnh thoảng vọng lên tiếng còi tàu đêm cô đơn, mơ hồ ngoài quãng đống xa vắng…    (Trần Hữu Tá)
  2. b) Bộ phim có những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dụ: con đường, bến sông, bánh xe đạp đều đặn quay tròn,… (Bộ phim “Người cha và con gái”)
  3. c) Cảnh vẽ trong phim đơn giản, gợi khung cảnh thời thơ ấu ở một vùng quê của Hà Lan, quê hương của đạo diễn Mai-cơn Đu- đốc đơ Guýt. (Bộ phim “Người cha và con gái)
  4. d) “Người cha và con gái” (Father and Daughter) là một bộ phim hoạt hình ngắn không lời của đạo diễn người Hà Lan Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt thực hiện năm 2000. (Bộ phim “Người cha và con gái”)

Trả lời: 

  1. làng Mỹ Lý. 

- Dấu hiệu hình thức: Đặt giữa hai dẫu gạch ngang.

- Tác dụng: Giải thích không gian muốn nói đến.

  1. con đường, bến sông, bánh xe đạp đều đặn quay tròn,...

- Dấu hiệu hình thức: Đặt sau dấu hai chấm.

- Tác dụng: giải thích những hình ảnh nào là mang ý nghĩa ẩn dụ.

  1. quê hương của đạo diễn Mai-cơn Đu-đốc đơ Guýt.

- Dấu hiệu hình thức: Đặt sau dấu phẩy.

- Tác dụng: giải thích hình ảnh vùng quê trong bộ phim là hình ảnh quê hương đạo diễn.

  1. Father and Daughter

- Dấu hiệu hình thức: Đặt trong hai dẫu ngoặc đơn.

- Tác dụng: giải thích tên tiếng Anh của bộ phim.



=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 10 TH tiếng Việt: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay