Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều Bài 8 văn bản 2: Đánh nhau với cối xay gió

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 8 văn bản 2: Đánh nhau với cối xay gió. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Cánh diều

CHỦ ĐỀ: TRUYỆN LỊCH SỬ VÀ TIỂU THUYẾT

VĂN BẢN 2: ĐÁNH NHAU VỚI CỐI XAY GIÓ

(13 CÂU)

1. NHẬN BIẾT (04 CÂU)

Câu 1: Nêu một số hiểu biết của em về tác giả Xéc-van-tét?

Trả lời:

- Mi-ghen-đơ Xéc-van-tét (1547-1616)  sinh ra tại thị trấn gần thủ đô Mađrít (Tây Ban Nha) trong một gia đình quý tộc nhỏ, đã sa sút. Cha thân sinh ra Xéc-van-tét làm nghề thầy thuốc, phải lang thang từ tỉnh này sang tỉnh khác để kiếm tiền nuôi sống bảy đứa con.

- Trong hoàn cảnh gia đình sống nay đây mai đó, Xéc-van-tét không thể theo học một trường nào đến đầu đến cuối. Có thời kỳ ông học tại một viện của thầy dòng, thời kỳ sau ông lại theo học một học giả nổi tiếng ở Ma-đrít .Tuy nhiên, bù đắp vào sự thiếu sót đó, Xéc-van-tét có trí thông minh, óc nhận xét và tính ham đọc sách. Sự nghiệp văn chương của ông mở đầu bằng một bài thơ làm vào dịp hoàng hậu Tây Ban Nha tạ thế. Năm đó, ông 21 tuổi (1568).

- Năm 1571, Xéc-van-tét bị trọng thương, bàn tay trái bị nghiền nát. Năm 1572, ở bệnh viện ra, Xéc-van-tét lại gia nhập quân đội. Trong ba năm tại ngũ, ông đã qua nhiều nơi.

- Ngày 26 tháng 9, trên đường về Tây Ban Nha, tàu của ông bị bọn cướp biển tấn công và ông bị bắt giải về bị cầm tù Arhêl (1575 - 1580), ông luôn luôn có ý chí đấu tranh, khuyến khích bạn bè giữ vững tinh thần tìm cơ hội thoát thân. Cũng trong thời gian này, ông đã nhiều lần cầu cứu những nhân viên cao cấp Tây Ban Nha giải thoát cho ông, song đều vô hiệu. Cuối cùng, chính gia đình ông phải lo liệu tiền nong và, với sự giúp đỡ của Nhà dòng, chuộc được ông về nước.

- Ông trở về Tây Ban Nha, bước đường công danh lận đận, lại gặp những khó khăn kinh tế, Xéc-van-tét bắt đầu viết sách để kiếm thêm tiền nuôi sống gia đình, ông sống một cuộc đời cực nhọc, âm thầm mãi cho đến lúc công bố tiểu thuyết Đôn Ki- hô-tê.

Xéc-van-tét là một thiên tài hội tụ và kết tinh những truyền thống quý báu của văn học Tây Ban Nha. Trước khi trở thành nhà văn lớn ông đã phải trải qua một cuộc sống với nhiều nghịch cảnh. Ông là một người không gặp may trong công danh sự nghiệp, nhưng cũng vì thế mà vốn sống, vốn đời của ông trở thành một thiên tài chói lọi.

- Các tác phẩm chính: Galatêa, Cuộc du ngoạn lên đỉnh núi Pacnanxơ, Truyện làm gương, Đôn Ki-hô-tê.

- Phong cách nghệ thuật:

+ Xec-van-tec được xem là người khai sinh ra tiểu thuyết hiện đại, đặc biệt là loại tiểu thuyết phiêu lưu.

+ Ông sáng tạo ra kiểu nhân vật lưỡng diện: vừa điên rồ, vừa sáng suốt, dùng tiếng cười và thủ pháp lạ hóa điêu luyện trong việc bóc trần những thói hư, tật xấu của con người và xã hội.

+ Văn phong giàu chất hiện thực, ngợi ca phần trong trẻo tốt lành, phẩm hạnh của tầng lớp bình dân.


Câu 2: Văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” được kể bằng lời của ai?

Trả lời:

- Văn bản được kể bằng lời của tác giả.

 

Câu 3: Trong văn bản “Đánh nhau với cối xay gió” có mấy sự việc? Đó là những sự việc nào?

Trả lời:

5 sự việc chính chủ yếu:

- Nhìn thấy và nhận định về những chiếc cối xay gió

- Thái độ, hành động của hai thầy trò Đôn-ki-hô-tê 

- Quan niệm và cách ứng xử của hai thầy trò khi bị thương, đau đớn.

- Chuyện ăn 

- Chuyện ngủ

- Qua những sự việc này tính cách đối lập của hai nhân vật được khắc họa rõ nét.

 

Câu 4: Nêu xuất xứ và nội dung chính của tác phẩm?

Trả lời:

Văn bản Đánh nhau với cối xay gió được trích trong chương VIII của tiểu thuyết Đôn Ki-hô-tê. Đoạn trích kể lại việc hai thầy trò đang trên đường phiêu lưu thì bắt gặp hàng chục chiếc cối xay gió. Đôn-ki-hô-tê một mực cho rằng đó là những gã khổng lồ và quyết tâm đánh bại chúng, bất chấp lời khuyên của Xan-chô Pan-xa. Cuối cùng cả người và ngựa đều bị thương nặng.

 

2. THÔNG HIỂU (04 CÂU) 

Câu 1: Trình bày nguồn gốc xuất thân và những hành động của Xan - chô Pan – xa. Qua đó thể hiện tính cách gì của nhân vật.

Trả lời:

Xan-chô-pan-xa xuất thân nông dân. Bề ngoài béo lùn, cưỡi con lừa nên càng lùn tịt

- Trí tuệ hoàn toàn tỉnh táo: Nhận thức được bản chất của sự vật- cối xay là cối xay

- Ước muốn thực tế tới mức thực dụng :Mong được cai trị một vài hòn đảo

- Hành động; nhút nhát, sợ sệt

+ Không dám theo chủ vào đánh nhau với cối xay

+ Hơi đau một chút đã kêu ca ngay

- Quan niệm sống: quá chú trọng tới bản thân (quan tâm quá mức tới việc ăn, ngủ…)

- Tính cách: nhát gan, ích kỉ, vụ lợi nhưng trung thành, thực tế

Xan-chô-pan-xa là nhân vật tồn tại cả những mặt tốt, xấu, hay dở. Xan-chô-pan-xa rất thực tế, tỉnh táo nhưng nhân vật này thực dụng, hèn nhát, tham lam.

 

Câu 2: Mục đích và kết quả của hành động đánh nhau với cối xay gió.

Trả lời:

Đôn-ki-hô-tê đã tưởng tượng cối xay gió là một tên khổng lồ gian ác và cứ xông vào đánh bất kể lời can thiệp của Xan-chô Phan-xa.  Mục đích của chàng là cứu người yếu, diệt kẻ gian tà. Chàng đánh nhau vì muốn có ý nghĩ cứu người nhưng không biết hành động của mình đều sai cả. Kết quả Đôn-ki-hô-tê đã chịu một thất bại ê chề đau khổ. 

 

Câu 3: Hình ảnh hiệp sĩ Đôn-ki-hô-tê được phác họa như thế nào?

Trả lời:

Xéc-van-tét viết Đôn Ki-hô-tê không phải để ca ngợi tinh thần hiệp sĩ mà là để phê phán một tư tưởng đã quá lỗi thời. Ông xây dựng một nhân vật hiệp sĩ già nua (dấu hiệu của sự hết thời)

- Về xuất thân: Đôn ki–hô–tê dòng dõi quý tộc; Xan–chô Pan-xa xuất thân nông dân.

- Về ngoại hình:  Đôn ki–hô–tê gầy gò, cao lênh khênh lại cưỡi trên con ngựa còm nên càng như cao thêm; Xan–chô Pan–xa béo lùn lại cưỡi trên con lừa nên càng thêm lùn tịt.

- Về tính cách: Dũng mãnh, trọng danh dự, nghĩ đến việc chung

- Suy nghĩ ảo tưởng, hão huyền, đầu óc chứa đầy những ý tưởng tốt đẹp nhưng phi thực tế, thích sống trong hoài niệm cùng những lí tưởng viển vông.

Câu 4: Tại sao nói Đôn-ki-hô-tê và Xan-chô-pan-xa là cặp nhân vật tương phản trong truyện “Đánh nhau với cối xay gió”? Tác giả xây dựng hình ảnh nhân vật có ý nghĩa gì?

Trả lời: 

- Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki- hô- tê và Xan- chô Pan- xa tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học, Đôn Ki- hô-tê nực cười nhưng có nhiều phẩm chất đáng quý, Xan-chô Pan -xa có những mặt tốt song cũng bộc lộ nhiều điểm đáng chê trách.

- Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn; trái lại bổ sung cho nhau. Thực tế tác phẩm cho thấy trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm hiệp sĩ Đôn-ki-hô- tê luôn luôn có giám mã Xan-chô Pan-xa đi theo phục vụ. Và hai người sống với nhau rất hòa thuận, gắn bó. Tách riêng ra, mỗi tính cách đều phiến diện (lệch lạc), cực đoan (thái quá) không thể tồn tại mà không gặp khó khăn và thất bại- nhất là những lúc đứng trước thử thách lớn. Đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau, chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.

 

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Em nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của tác giả?

Trả lời:

Xéc-van-tét đã sử dụng biện pháp trào lộng, phóng đại và tương phản đối lập trong kể chuyện để dựng lên hình ảnh của trang hiệp sĩ Tây Ban Nha thời Trung cổ đã lỗi thời. Hình tượng nhân vật thầy trò Đôn-ki-hô- tê và Xan-chô Pan-xa là một hình tượng nghệ thuật đặc sắc của Xéc-van-tét.

Hai tính cách trên tương phản nhau nhưng lại không mâu thuẫn; trái lãi, bổ sung cho nhau. Thực tế tác phẩm cho thấy trong các cuộc phiêu lưu mạo hiểm hiệp sĩ Đôn-ki-hô- tê luôn luôn có giám mã Xan-chô Pan-xa đo theo phục vụ. Và hai người sống với nhau rất hòa thuận, gắn bó. Tách riêng ra, mỗi tính cách đều phiếm diện (lệch lạc), cực đoạn (thái quá) không thể tồn tại mà không gặp khó khăn và thất bại – nhất là những lúc đứng trước thử thách lớn. Đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau, chúng hạn chế được những mặt yếu, phát huy được những mặt mạnh, trở thành một khối thống nhất vững chắc trong mọi suy nghĩ, sinh hoạt và hành động.

 

Câu 2: Em hãy viết một đoạn văn cảm nhận về nhân vật Đôn-ki-hô-tê?

Trả lời:

Đôn Ki-hô-tê là một lão quý tộc nghèo ở nông thôn. Người lão gầy gò, cao lênh khênh, đang ở độ tuổi năm mươi. Lão say mê các truyện hiệp sĩ phiêu lưu, mạo hiểm, đầu óc ngày càng trở nên mụ mẫm, chìm đắm trong mộng tưởng hão huyền. Lão mơ ước trở thành một hiệp sĩ giang hồ đi khắp đất nước Tây Ban Nha, phò đời cứu nguy, diệt trừ lũ khổng lồ yêu quái, thiết lập lại trật tự và công lí, để lại bao chiến công oanh liệt cho đời. "Chết nhưng cái nết không chừa" bị thảm bại nhục nhã trước những chiếc cối xay gió mà vẫn còn khoác lác. Trước lời an ủi của giám mã, Đôn Ki-hô-tê đã chỉ cho anh kéo lừa biết rằng cái nghề cung kiếm thường biến hóa khôn lường, nghĩa là sự thắng bại là chuyện bình thường. Và nguyên nhân thất bại theo Đôn-ki-hô-tê là do lão pháp sư đã cắp sách vở của ông bày trò. Hắn đã thâm thù ta, hắn đã tước đi phần vinh quang chiến thắng của ta! Phải chăng đó là khẩu khí của hiệp sĩ xứ Man-tra lừng danh thiên hạ! Cảnh đánh nhau với cối xay gió đã ghi được "chiến công hiển hách" của Đôn Ki-hô-tê.

 

Câu 3: Em có nhận xét gì về giá trị nội dung của văn bản Đánh nhau với cối xay gió?

Trả lời:

Nội dung: Đôn Ki-hô-tê và Xan-chô Pan- xa đã tạo nên một cặp nhân vật bất hủ. Qua đó tác giả còn muốn báo trước sự xuất hiện của thời đại Phục hưng với những con người mới, những tính cách mới nghị lực mới và sáng ngời chủ nghĩa nhân văn.

 

4. VẬN DỤNG CAO (02 CÂU)

Câu 1: Thông qua tiểu thuyết nhà văn đã nói lên điều gì?

Trả lời:

 Đằng sau những câu văn, dòng chữ, ta luôn bắt gặp nụ cười hóm hỉnh của tác giả. Nhưng đằng sau nụ cười chế giễu là sự đề cao của nhà văn đối với nhân vật Đôn-ki-hô- tê về một tình yêu tự do, bình đẳng, sống thiết thực và yêu đời. Bằng thủ pháp tương phản được sử dụng triệt để đến từng chi tiết, từng câu chữ, tác giả đã làm nổi bật hai tính cách đối lập: một quá thực tế đến mức thô thiển, một quá lãng mạn đến mức viển vông. Đồng thời, tác giả còn làm nổi bật sự phi lí trong suy nghĩ và hành động của nhân vật Đôn Ki-hô-tê nhằm phê phán tính chất ảo tưởng, mơ hồ trong suy nghĩ và hành động của lão.

 

Câu 2: Từ nhân vật Đôn - ki - hô - tê, em rút ra bài học gì cho mình?

Trả lời:

Qua tác phẩm, em đã rút ra một bài học từ nhân vật đã gây nhiều tranh cãi này. Cần  phê phán tính chất ảo tưởng, mơ hồ trong suy nghĩ và hành động của con người.Không nên đọc những cuốn truyện nhảm nhí và đừng quá say mê đến nỗi lại tưởng tượng chuyện đó là có thật. Đôn-ki-hô-tê đã phí tuổi thanh xuân của mình cho những hành động nực cười. Nhưng may thay đến lúc chết chàng đã nhận thấy hậu quả của việc làm này. Đôn-ki-hô-tê đã phải trả giá. Em viết về nhân vật khá lý thú. Thái độ của em với nhân vật rạch ròi nhưng mới thấy phần đáng ghét mà chưa thấy rõ phần đáng thương, thậm chí đáng yêu của nhân vật này.




=> Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 8 Đọc 2: Đánh nhau với cối xay gió

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay