Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều Ôn tập Bài 7: Thơ Đường luật (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 7: Thơ Đường luật (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều.

ÔN TẬP BÀI 7. THƠ ĐƯỜNG LUẬT (PHẦN 1)

Câu 1: Em hãy nêu nội dung chính của bài Xa ngắm thác núi Lư

Trả lời:

Bài thơ là một trong những tuyệt tác thơ của Lý Bạch, đây chính là bức tranh tả thực vô cùng xuất sắc cho thấy được phong cảnh thiên nhiên tráng lệ, hùng vĩ của thác núi Lư. Qua đây ta cũng cảm nhận và thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp nhà thơ. Những vẻ đẹp đó không những không mất đi còn trường tồn bất biến với thời gian

" Xa ngắm thác núi Lư" : Nhan đề bài thơ gợi ra điểm nhìn của tác giả, nhà thơ đang ở phía xa để ngắm thác núi, từ đó tác giả có cơ hội nhìn toàn cảnh núi Lư hùng vĩ. Điểm nhìn đó không cho phép khắc hoạ cảnh vật 1 cách chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại có lợi thế là dễ phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh. Để làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước núi Lư, cách chọn điểm nhìn đó là tối ưu.

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác “Cảnh khuya”

Trả lời:

Hoàn cảnh sáng tác

- Thời gian: 1947

- Địa điểm: chiến khu Việt Bắc

- Hoàn cảnh: trong những năm tháng đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954). Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên Việt Bắc, hòng tiêu diệt lực lượng chủ yếu và cơ quan đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu diệt nhiều lực lượng của chúng

Câu 3: “Cảnh khuya” chia làm mấy phần?

Trả lời:

- Hai câu đầu: Khung cảnh thiên nhiên trong đêm trăng Việt Bắc

- Hai câu cuối: Những suy tư của thi nhân dưới ánh trăng

Câu 4: Em hãy xác định thể loại, bố cục và chủ đề của bài thơ Mời trầu.

Trả lời:

- Thể loại: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

- Bố cục: Gồm 4 phần: Khởi, thừa, chuyển, hợp.

- Chủ đề: Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại.

Câu 5: Nêu một vài hiểu biết của em về Hồ Xuân Hương?

Trả lời:

- Một số ý kiến của các nhà nghiên cứu cho rằng Hồ Xuân Hương là con Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha khác mẹ với Hồ Sĩ Đống (1738-1786) nguyên quán làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Cuộc đời Hồ Xuân Hương có nhiều éo le, ngang trái. Một cuộc đời không toại nguyện do số phận riêng và hoàn cảnh chung của xã hội. Bà từng sống trong cảnh tình duyên muộn màng, từng mang thân đi làm lẽ và từng sống trong cảnh góa bụa.

- Hồ Xuân Hương là một nữ lưu khá đặc biệt thời bấy giờ. Bà đi nhiều nơi, từng đặt chân tới nhiều miền quê của đất nước: từ Thăng Long sang Hà Tây thăm động Hương Tích, chùa Thầy, xuôi Bắc Ninh về Đèo Ba Dội ở Ninh Bình…Có thể nói đây là một hiện tượng hiếm thấy trong xã hội phong kiến.

- Hồ Xuân Hương thường giao du với nhiều văn nhân thời bấy giờ. Trong số đó có thể có cả Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, tức Nguyễn Du. Tất cả những điều này đều góp phần tạo nên một Hồ Xuân Hương hết sức độc đáo.

- Hồ Xuân Hương được mệnh danh Bà Chúa Thơ Nôm.

Câu 6: Thơ trào phúng là gì? Nêu một số thủ pháp nghệ thuật?

Trả lời:

- Thơ trào phúng là một thể loại đặc biệt của sáng tác văn học, gắn liền với các cung bậc tiếng cười mang ý nghĩa xã hội: Hài hước là sự phê phán nhẹ nhàng; châm biếm là dùng lời lẽ sắc sảo, thâm thúy để phê phán, vạch trần đối tượng; đả kích là tiếng cười phủ định, thường dùng để chỉ trích, phản đối gay gắt đối tượng trào phúng.

- Một số thủ pháp trong thơ trào phúng:

+ Chơi chữ là vận dụng các hiện tượng đồng âm, trái nghĩa, đa nghĩa, từ láy…trong câu thơ để tạo nên ý nghĩa bất ngờ làm bật ra tiếng cười.

+ Sử dụng khẩu ngữ, ngôn ngữ đời thường một cách hài hước cũng là thủ pháp căn bản tạo nên tiếng cười trong thơ trào phúng.

- Cường điệu là nói quá, phóng đại, nhân lên gấp nhiều lần tính chất, mức độ nhằm làm nổi bật tính hài hước của đối tượng.

- Tương phản là sử dụng các từ ngữ, hình ảnh,..trái ngược nhau, tạo nên sự đối lập nhằm khắc họa, tô đậm đặc điểm của đối tượng và châm biếm, phê phán, đả kích đối tượng.

Câu 7: Nêu chủ đề của bài thơ “Vịnh Khoa thi Hương”

Trả lời:

Chủ đề: Những cảnh chướng tai, gai mắt ở trường thi phản ánh tình trạng suy đồi của Nho học và sự xâm nhập ồ sạt của thứ văn hóa lai căng (lúc chế độ thuộc địa nửa phong kiến mới được thiết lập” và nỗi lòng đau xót, phẫn uất của tác giả.

Câu 8: Câu hỏi tu từ là gì? Cho ví dụ?

Trả lời:

Câu hỏi tu từ là câu hỏi được đặt ra nhưng không nhằm mục đích tìm kiếm câu trả lời hoặc câu trả lời nằm ngay trong câu hỏi. Loại câu này được sử dụng nhiều trong các văn bản nghệ thuật, có tác dụng làm lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc những tưởng tượng lý thú và có thể hiểu theo cách của mình.

Việc sử dụng câu hỏi tu từ, tác giả muốn tập trung sự chú ý của người đọc, người nghe vào nội dung mà họ muốn gửi gắm. 

Dấu hiệu nhận biết cảu câu hỏi tu từ thường là những câu khẳng định hay câu phủ định. Câu hỏi tu từ với hình thức nghi vấn với một dấu hỏi ở cuối câu, nhấn mạnh ý mà mình muốn biểu đạt.

Ví dụ:

- Bây giờ Mận mới hỏi Đào

Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?

- Sóng bắt đầu từ gió

   Gió bắt đầu từ đâu?

Câu 9: Nêu tác dụng của từ tượng hình và từ tượng thanh?

Trả lời:

- Từ tượng hình và từ tượng thanh có khả năng gợi được hình ảnh, âm thanh rất cụ thể, sinh động, đa dạng, nhiều màu sắc. Do đó, chúng có giá trị miêu tả và giá trị biểu cảm rất cao.

- Khi được sử dụng trong văn miêu tả và văn tự sự, từ tượng hình và từ tượng thanh có thể góp phần làm cho cảnh vật, con người hiện ra tự nhiên, sống động với nhiều cử, chỉ, dáng vẻ và âm thanh khác nhau.

- Từ tượng hình và từ tượng thanh là lớp từ có vai trò quan trọng trong việc góp phần tạo nên giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn chương. Tuy nhiên, khi sử dụng từ tượng hình và từ tượng thanh thì cũng cần lưu ý rằng không nên quá lạm dụng 2 loại từ này, phải sử dụng đúng hoàn cảnh, đúng mục đích thì từ tượng hình và từ tượng thanh mới phát huy được đúng công dụng của chúng. Nếu lạm dụng từ tượng hình và từ tượng thanh thì sẽ gây nên tình trạng phản tác dụng, khiến cho câu văn, lời nói trở nên buồn cười.

Ví dụ: Trong bài thơ "Thu điếu" của Nguyễn Khuyến, tác giả dùng các từ tượng thanh, tượng hình để bài thơ giàu giá trị biểu cảm và có khả năng gợi hình cao hơn.

- Các từ tượng thanh: đưa vèo (Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo); đớp động (Cá đâu đớp động dưới chân bèo)

- Các từ tượng hình: Trong veo (Ao thu lạnh lẽo nước trong veo); sóng biếc, gợn tý (Sóng biếc theo làn hơi gợi tý); tẻo teo (Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo); vắng teo (Ngõ trúc quanh co khách vắng teo); xanh ngắt (Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt).

Câu 10: Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương:

  1. a) Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ.
  2. b) Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương. Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả.

Trả lời:

  1. a) “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” nói về quan hệ ứng xử có chức năng thể hiện duyên phận của người phụ nữ, ngoài ra việc sử dụng ngôn ngữ văn học dân gian không chỉ góp phần biểu đạt tư duy trí tuệ Việt Nam mà còn góp phần biểu đạt tình cảm tâm hồn dân tộc.
  2. b) “Này của Xuân Hương mới quệt rồi” đại từ chỉ thị mang tính xác định “này” nói rõ miếng trầu là của Xuân Hương. Trước Hồ Xuân Hương dường như chưa ai tự xưng tên mình như Xuân Hương. Xem trong văn học thế kỉ XV, một người rất ý thức về vai trò cá nhân mình đối với vương triều phong kiến như Lê Thánh Tông cũng đã xuất hiện với tên riêng nhưng không phải tên riêng cá nhân mà là tên riêng triều đại:

Hiếu tôn Hồng Đức thừa phi tự

Bát bách Cơ Chu lạc trị bình

(Cháu nay Hồng Đức gìn ngôi báu

Vận thịnh Cơ Chu nối nghiệp dày)

(Vua sáng tôi hiền)

Câu 11: Xác định biện pháp tu từ đảo ngữ trong những câu dưới đây. Nêu tác dụng của mỗi biện pháp tu từ đó.

  1. a) Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

                                      Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

                                                                                      (Bà Huyện Thanh Quan)

  1. b) Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

                                      Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

(Trần Tế Xương)

  1. c) Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;

Củi một cành khô lạc mấy dòng.

(Huy Cận)

  1. d) Đã tan tác những bóng thù hắc ám

                                       Đã sáng lại trời thu tháng Tám

(Tố Hữu)

Trả lời:

  1. Biện pháp đảo ngữ: Lom khom dưới núi; Lác đác bên sông

Tác dụng: Nhấn mạnh sự vất vả, đói nghèo, lam lũ của người dân vùng Đèo Ngang; sự thưa thớt, vắng vẻ, bé nhỏ, tiêu điền hoang vắng ở nơi đây

- Biện pháp đảo ngữ: Lôi thôi sĩ tử

Tác dụng: nhấn mạnh vẻ ngoài cẩu thả của những vị quan hiền tài của đất nước trong thời gian  đấy. 

- Biện pháp đảo ngữ: Ậm oẹ quan trường

Tác dụng: nhấn mạnh thái độ, tác phong của quan trường trong kì thi tìm kiếm nhân tài cho đất nước.

  1. Biện pháp đảo ngữ: Củi một cành khô 

Tác dụng: nhấn mạnh thân phận nhỏ bé, bọt bèo của kiếp người trong cuộc sống.

  1. Biện pháp tu từ đảo ngữ:

+ Đảo tan tác lên đầu câu

+ Đảo động từ sáng lại lên trước danh từ trời thu

Tác dụng: thể hiện cảm hứng tự hào của tác giả về những chiến thắng oanh liệt cùng những thành quả trong công cuộc xây dựng đát nước sau kháng chiến chống Pháp thắng lợi.

Câu 11: Chỉ ra biện pháp tu từ đảo ngữ trong những câu in đậm dưới đây. Nêu tác dụng của mỗi biện pháp tu từ đó đối với việc liên kết câu.

  1. a) Chúng nó đã giở ra với chị biết bao nhiêu là trò mua vui. Nào nhảy nô, nào hú tim, nào đánh rồng rắn. Những cuộc vui ấy chị còn nhớ rành rành. (Ngô Tất Tố)
  2. b) Phải cho hắn ăn tí gì mới được. Đang ốm thế thì chỉ ăn cháo hành […]. Hành nhà thị may ra còn. (Nam Cao)

Trả lời:

  1. Tác dụng: Đảo ngữ tạo sự liên kết giữa hai câu. “Những cuộc vui” là từ thay thế các động (nhảy nô, nào hú tim, nào đánh rồng rắn) ở câu trước.
  2. Tác dụng: Đảo ngữ tạo sự liên kết giữa hai câu. Từ "Hành" đầu câu trùng lặp với từ "hành" có trong câu trước.

Câu 12: Xác định câu hỏi tu từ trong những câu dưới đây. Nêu tác dụng của mỗi câu hỏi tu từ đó.

  1. a) Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

(Thế Lữ)

  1. b) Vì sao hỡi miền Nam yêu dấu

                              Người không hề tiếc máu hi sinh?

                              Vì sao hỡi miền Nam chiến đấu

                              Người hiên ngang không chịu cúi mình?

(Tố Hữu)

  1. c) Con gái tôi vẽ đây ư? (Tạ Duy Anh)

Trả lời:

  1. Câu hỏi tu từ: Thời oanh liệt nay còn đâu?

Tác dụng: giúp cho câu thơ thêm sinh động về hình thức. Còn về nội dung bộc lộ được cảm xúc trông mong, nhớ về thời oanh liệt, thể hiện sự thất vọng tột cùng.

b.

- Câu hỏi tu từ: Người không hề tiếc máu hi sinh?

Tác dụng: làm lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc cảm giác hào hùng của lịch sử dân tộc.

- Câu hỏi tu từ: Người hiên ngang không sợ cúi mình?

Tác dụng: làm lời văn trở nên sinh động, đem lại cho người đọc cảm giác hào hùng của lịch sử dân tộc.

  1. Câu hỏi tu từ: Con gái tôi vẽ đấy ư?

Tác dụng:  dùng để hỏi và khẳng định chắc chắn.

Câu 13: Tìm và phân tích giá trị của biện pháp tu từ trong câu luận (câu 5-6).

Trả lời:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ là “đối”. Hiệu quả, tác dụng một sự đối lập vừa chướng tai gai mắt, vừa đau lòng, phản ánh một thực trạng “cười ra nước mắt”. Sự hiện diện của “quan sứ” và “mụ đầm” là quốc nhục.

Câu 14: Xác định bối cảnh giao tiếp rộng và bối cảnh giao tiếp hẹp trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương?

Trả lời:

- Bối cảnh giao tiếp rộng: xã hội VN cuối thế kỉ XIX

- Bối cảnh giao tiếp hẹp: Kì thi năm Đinh Dậu (1897) toàn quyền Pháp Pôn-đu-me cùng vợ đến dự.

Câu 15: Qua phần Dịch thơ, hãy xác định một số đặc điểm của thể thơ tứ tuyệt Đường luật của bài Xa ngắm thác núi Lư.

Trả lời:

Bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2 hiệp vần với nhau ở chữ cuối.

Câu 16: Em hãy nêu nội dung chính của bài Xa ngắm thác núi Lư

Trả lời:

  • Bài thơ là một trong những tuyệt tác thơ của Lý Bạch, đây chính là bức tranh tả thực vô cùng xuất sắc cho thấy được phong cảnh thiên nhiên tráng lệ, hùng vĩ của thác núi Lư. Qua đây ta cũng cảm nhận và thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp nhà thơ. Những vẻ đẹp đó không những không mất đi còn trường tồn bất biến với thời gian
  • " Xa ngắm thác núi Lư" : Nhan đề bài thơ gợi ra điểm nhìn của tác giả, nhà thơ đang ở phía xa để ngắm thác núi, từ đó tác giả có cơ hội nhìn toàn cảnh núi Lư hùng vĩ. Điểm nhìn đó không cho phép khắc hoạ cảnh vật 1 cách chi tiết, tỉ mỉ nhưng lại có lợi thế là dễ phát hiện được vẻ đẹp của toàn cảnh. Để làm nổi bật được sắc thái hùng vĩ của thác nước núi Lư, cách chọn điểm nhìn đó là tối ưu.

Câu 17: Em hãy đặt câu với những từ tượng hình, tượng thanh sau đây: lắc rắc, lã chã, lấm tấm, khúc khuỷu, lập lòe, tích tắc, lộp bộp, lạch bạch, ồm ồm, ào ào.

Trả lời:

Đặt câu với các từ tượng hình, tượng thanh:

- Lắc rắc: Mưa xuân lắc rắc trên những thảm cỏ non.

- Lã chã: Nước mắt nó cứ tuôn lã chã mãi khi nghe tin ông nội nó ốm nặng.

- Lấm tấm: Mặt ba lấm tấm mồ hôi sau những giờ trên thao trường.

- Khúc khuỷu: Đoạn đường vào nhà bạn tôi quanh co, khúc khuỷu.

- Lập lòe: Ánh đèn lập lòe như đom đóm ban đêm

- Tích tắc: Bác đồng hồ tích tắc không ngơi nghỉ.

- Lộp bộp: Mưa rơi xuống tàu chuối lộp bộp.

- Lạch bạch; Buổi chiều trên cánh đồng, bầy vịt lạch bạch về chuồng.

- Ồm ồm: Giọng nói ông ấy ồm ồm, rất khó nghe.

- Ào ào: Mưa mùa hạ tuôn ào ào qua những mái hiên.

Câu 18: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm. Nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ bằng một đoạn văn ( Khoảng 6-8 dòng).

Trả lời:

Qua bài Mời trầu Hồ Xuân Hương mới đầu thoạt nghe nhan đề gợi cho ta liên tưởng đến phong tục truyền thống xưa kia têm trầu, tục cưới xin nhưng bài thơ trên thể hiện khát khao tình yêu thực sự, khát khao hạnh phúc. Tiếng nói người phụ nữ, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh – ý thức về cá nhân và ý thức về giới. Lời mời trầu của Hồ Xuân Hương vừa tự nhiên vừa khiêm nhường vừa thể hiện sự ý thức về bản thân. Như trong một số bài ca dao khác bà có nhắc nhiều đến duyên phận của người phụ nữ “Thân em vừa trắng lại vừa tròn – Bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi nước). Qua đó gợi thương cảm tới những con người có niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi, một tình yêu son sắc thủy chung.

Câu 19: Qua bài thơ Mời trầu em hãy viết một đoạn văn nêu suy nghĩ của em về số phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Trả lời:

Hồ Xuân Hương là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ. Có ba tiếng nói người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương: tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức đầy bản lĩnh. Từ đó cho thấy thân phận nhỏ bé của người phụ nữ trước thực tại xã hội phong kiến. Tiếng nói cảm thương của thơ Hồ Xuân Hương hướng về những đau khổ riêng của người phụ nữ, những đau khổ về giới mình. Người phụ nữ trong xã hội xưa là những người luôn chịu thiệt thòi, bất hạnh, lỡ làng về duyên phận, người phụ nữ lấy chồng chung, người đàn bà chồng chết…Người phụ nữ phải chịu những nỗi khổ về vật chất và cả tinh thần nhưng sâu sắc hơn vẫn là những đau khổ về tinh thần. Những người phụ nữ khát khao xóa đi những hủ tục lạc hậu “trọng nam khinh nữ” khát khao bình đẳng, thoát khỏi bi kịch thân phận.

Câu 20: Nêu suy nghĩ của bản thân về lời nhắn gửi của Tế Xương trong 2 câu thơ cuối?

Trả lời:

Trước thực tại đất nước oái oăm nhục nhã, Tú Xương đã bật ra tiếng kêu than. Đất Bắc ở đây là chỉ Hà Nội - mảnh đất hội tụ nhân tài nước nhà. Câu thơ là tiếng kêu đầy đau đớn của Tú Xương với chính bản thân mình hay là một lời kêu gọi đến những ai còn nghĩ tới sự vinh nhục của đất nước. Âm điệu câu thơ thể hiện sự xót xa, xốn xang của nhà thơ. Nhân tài ở đây không ai khác chính là những người trí thức của thời đại.

Câu 21: Lời nhắn của Tú Xương ở hai câu cuối bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” có ý nghĩa tư tưởng gì?

Trả lời:

Từ một khoa thi bình thường, tác giả đã làm nổi bật bức tranh hiện thực xã hội đương thời, bên cạnh đó còn thể hiện nỗi đau, nỗi nhục mất nước của tác giả. Là con người biết trọng danh dự, với tấm lòng lo nước thương đời, ông Tú muốn đánh thức ý thức dân tộc trong con người Việt nam, nhất là những người tài, những người có trách nhiệm và có khả năng cứu nước, cứu đời.

Câu 22: Viết một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng) nêu cảm nghĩ của em về lí do Bác Hồ không ngủ được thể hiện trong bài thơ Cảnh khuya.

Trả lời:

            “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Câu thơ đã lý giải nguyên nhân vì sao Bác lại chưa ngủ. Thì ra, Bác không ngủ vì “lo nỗi nước nhà”, lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Không chỉ đêm nay mà rất đã từng có rất nhiều đêm Bác không ngủ được. Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, nhân dân được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ở Bác có một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung.  

Câu 23: Nêu giá trị nội dung “Cảnh khuya”

Trả lời:

Giá trị nội dung: bài thơ miêu tả cảnh trăng sáng ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ

Câu 24: Nêu giá trị nghệ thuật “Cảnh khuya”

Trả lời:

- Giá trị nghệ thuật: 

+ Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

+ Hình ảnh thiên nhiên đẹp, gần gũi, bình dị

+ Ngôn ngữ giản dị, trong sáng

+ Sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ,…

 

Câu 25: Qua bài thơ Vịnh khoa thi Hương em hãy nêu nghệ thuật và văn bản trên có ý nghĩa như thế nào? Liên hệ đến việc thi cử hiện nay?

Trả lời:

- Cách sử dụng từ và hình ảnh, nghệ thuật đối, đảo ngữ. Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm. Lựa chọn từ ngữ, âm thanh và nghệ thuật đảo trật tự cú pháp tinh tế, nhiều ý nghĩa, nhân vật trữ tình tự nhận thức, bộc lộ thái độ châm biếm, hài hước. Bài thơ ghi lại cảnh “nhập trường” vừa ghi lại cảnh lễ xướng danh qua đó nói lên tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực mất nước, giao thời nhốn nháo, nhố nhăng.

- Hiện nay, mặc dù chuyện thi cử đã tiến bộ hơn về mọi mặt: quá trình tổ chức, giám sát tốt hơn, chặt chẽ song việc gian lận và các kẽ hở vẫn còn xuất hiện trong các kỳ thi cử hiện nay, trong đó bộ máy chính quyền cũng như những người đứng đầu đã thắt chặt hơn các quy chế và quy định song vẫn tồn tại một số yếu điểm, sơ sót nhỏ.

Câu 26: Sưu tầm một bài thơ có sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh mà em cho là hay.

Trả lời:

Những bài thơ sử dụng từ tượng thanh, từ tượng hình

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo tao

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước ngõ khẽ đưa vèo

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo

Tựa gối ôm cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

(Thu điếu  Nguyễn Khuyến)

- Bài thơ trên có những từ tượng hình, tượng thanh làm cho bài thơ rất giàu hình ảnh và gây ấn tượng.

+ Về từ tượng hình: trong veo, sóng biếc, tẻo teo, gợn tí, vắng teo, xanh ngắt.

+ Về từ tượng thanh: đưa vèo, đớp động.

Câu 27: Qua bài thơ Mời trầu nói về thân phận của người phụ nữ thời xưa gợi cho em liên tưởng đến bài thơ nào của tác giả. Nêu tên tác phẩm và xuất xứ của bài?

Trả lời:

- Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

- Xuất xứ: in trong hợp tuyển thơ văn Việt Nam tập III, NXB Văn hóa Hà Nội, năm 1963.

Câu 28: Phân tích bài thơ Cảnh khuya

Trả lời:

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng thiên tài của dân tộc nhưng đồng thời, Người cũng là một nhà thơ sánh vai cùng những thi nhân của Đông Tây kim cổ. Trong những năm tháng chiến đấu chống Pháp gian khổ của dân tộc, bên cạnh những chủ trương, chiến lược đánh đuổi giặc tài tình, Người còn có những vần thơ khiến lòng người rung động. “Cảnh khuya” là một thi phẩm trong số ấy:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta đang hồi gay go, quyết liệt: năm 1947. Trên chiến khu Việt Bắc, sau những giờ phút mỏi mệt, trong cảnh đêm của núi rừng, Người bồi hồi xúc động trước cảnh đêm khuya êm ái. Điều đầu tiên Bác cảm nhận được nơi thiên nhiên hoang sơ là tiếng suối róc rách tuôn theo dòng chảy: Tiếng suối trong như tiếng hát xa.

Lối so sánh của Bác thật kì lạ! Tiếng suối vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nghe tiếng suối Người cảm nhận được độ “trong” của dòng chảy. Dòng suối ấy hẳn rất ngọt lành, trong mát, đó hẳn cũng là thứ quà riêng mà thiên nhiên núi rừng ban tặng riêng cho những người chiến sĩ trên đường hành quân xa xôi mệt mỏi. Chẳng những vậy, tiếng suối trong như là “trong như tiếng hát xa”.

“Tiếng hát xa” là thứ âm thanh rất đặc biệt. Đó phải là tiếng hát rất cao để có sức lan toả mạnh mẽ, để từ xa con người vẫn có thể cảm nhận được. Đó cũng là tiếng hát vang lên trong thời khắc yên lặng bởi nếu không, nó sẽ bị lẫn vào biết bao âm thanh phức tạp của sự sống, liệu từ xa, con người còn có thể cảm nhận được? Điều thú vị trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người. Điều đó thể hiện cảm hứng nhân văn sâu sắc trong những vần thơ của Bác.

Cảnh đêm khuya hẳn trong trẻo, tĩnh lặng đến nhường nào Người mới có thể lắng nghe được tiếng suối long lanh ấy. Điều này không khó hiểu bởi không gian núi rừng thường được bao phủ bởi nhiều âm thanh phong phú: tiếng chim kêu, tiếng gió thổi, tiếng cây rừng xao xác tiếng muông thú gọi bầy... Trong bài thơ “Cảnh rừng Việt Bắc”, Bác đã từng viết:

“Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

Vượn hót chim kêu suốt cả ngày”.

Vậy thì có lẽ, đây là chút yên ả hiếm hoi của thiên nhiên núi rừng vào thời khắc đêm khuya. Thiên nhiên yên tĩnh nhưng cũng là tâm hồn con người yên tĩnh, thanh thản hòa mình vào vẻ đẹp của tự nhiên. Thiên nhiên vào giây phút ấy thật hữu tình biết mấy: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt. "Lồng" là động từ chỉ việc các vật nằm vào trong một cách thật khớp để tạo thành một chỉnh thể. Câu thơ hữu tình như một bức tranh duyên: ánh trăng mênh mông tỏa sáng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây cổ thụ lại dịu dàng phủ mình lên những nhành hoa.

Bác dùng từ "lồng" rất "đắt", nó trở thành "nhãn tự" cho câu thơ. Chỉ với một từ ấy, cảnh vật như đang giao hòa, nương dựa vào nhau một cách duyên dáng, đáng yêu. Đôi mắt người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh thật hữu tình, bác ái.

Cảnh khuya sống động, có hồn bao nhiêu càng chứng tỏ một điều: người thưởng cảnh đang xa rời giấc ngủ yên bình thường nhật. Bởi vậy nên: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.

Cảnh khuya trong trẻo, tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác Hồ thao thức không yên trong đêm vắng. Người hoà mình vào thiên nhiên để cất tiếng thơ ngợi ca thiên nhiên núi rừng song đó chỉ là giây phút phiêu du vào mây gió còn tâm hồn người thực sự đang gửi gắm ở một chân trời khác: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

Câu thơ vang lên như một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thưởng cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm non nước. Bác "chưa ngủ" vì một lẽ rất Hồ Chí Minh: “vì lo nỗi nước nhà”. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc:

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Vậy là, dù có tạm để lòng mình hướng đến cảnh vật xung quanh (một lời hỏi thăm người bạn muôn đời của thi nhân kim cổ) tâm hồn Bác vẫn luôn dành trọn tâm tình cho non sông, dân tộc. Và nói như nhà thơ Minh Huệ:

“Đêm nay Bác ngồi đó

Đêm nay Bác không ngủ

Vì một lẽ thường tình

Bác là Hồ Chí Minh”

Bài thơ khép lại với bao dư âm mênh mang lan tỏa. Đã hơn một lần chúng ta xúc động trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác Hồ nhưng mỗi lần đọc lại “Cảnh khuya” ta lại bồi hồi với những tâm tình của một người mà cả cuộc đời chưa bao giờ nghỉ ngơi, chưa bao giờ an mình trong giấc ngủ.

Câu 29: Nêu giá trị nội dung “Mời trầu”

Trả lời:

Giá trị nội dung: cả bài thơ chính là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ đa tài, tấm lòng rộng mở và muốn được vẹn tình. Tâm tình ấy, khát vọng ấy đã vang lên, trong trẻo và mạnh mẽ, mạnh dạn phá bỏ những định kiến tàn nhẫn, u ám của thời đại. Đó là tín hiệu đẹp cho sự đâm chồi, nảy tược của một ý thức cá nhân, của tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc cho người phụ nữ.

Câu 30: Nêu giá trị nghệ thuật “Mời trầu”

Trả lời:

Giá trị nghệ thuật: 

  • + thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đây là thể thơ có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng
  • + vần ở các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Cụ thể ở đây là “hôi”, “rồi” “vôi”. Bốn câu trong bài Mời trầu được viết đúng theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.
  • + phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
  • + sử dụng thành ngữ dân gian “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” gợi ra một khát vọng đầy ưu tư, khắc khoải của một tâm hồn đã ít nhiều nếm trải dư vị chua chát, đắng cay của sự lạnh lùng, giả dối.
  • + tác giả tự xưng tên mình trong câu thơ: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi” nhằm thể hiện một cá tính mạnh mẽ, dõng dạt, là sự khẳng định về quyền bình đẳng.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay