Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 7 Thực hành Tiếng Việt

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7 Thực hành Tiếng Việt. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

BÀI 7: YÊU THƯƠNG VÀ HY VỌNG

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
(10 câu)

1. NHẬN BIẾT (2 câu)

Câu 1: Trình bày những hiểu biết của em về biệt ngữ xã hội.

Trả lời:

- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác,…), chẳng hạn như biệt ngữ của giới trẻ,…

+ Ví dụ: Vào ngày khai giảng, ngoài các hoạt động trong phần lễ, các bạn còn được “quẩy” hết mình trong phần hội.

Trong ví dụ trên, “quẩy” là biệt ngữ của giới trẻ, dùng để chỉ ý “vui chơi thoải mái”.

- Biệt ngữ xã hội gắn liền với môi trường và bản thân tầng lớp xã hội tạo ra nó. Mục đích sáng tạo ra biệt ngữ chính là để giữ bí mật trong phạm vi nhóm của mình. Vì vậy, người ngoài nhóm thường không hiểu được biệt ngữ.

Câu 2: Em hãy cho biết đặc điểm của thành ngữ và tác dụng của nó.

Trả lời:

- Đặc điểm: 

+ Có tính hình tượng, xây dựng trên những hình ảnh cụ thể.

+ Có tính khái quát và hàm súc cao, thể hiện được sắc thái biểu cảm.

+ Nghĩa của thành ngữ không phụ thuộc vào những từ cấu tạo nên.

- Tác dụng: Thành ngữ thường mang đậm một sắc thái biểu cảm. Vì vậy, người viết dễ dàng bộc lộ được tình cảm tâm tư của mình.

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội không? Vì sao?

Trả lời:

Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta không thể sử dụng các biệt ngữ xã hội vì ngôn ngữ trong bài văn phân tích cần có sự tường minh, chính xác để diễn tả đúng cảm xác, cảm nhận của bản thân, có thể sử dụng ngôn ngữ nhiều tầng nghĩa, lớp nghĩa nhưng phải chứa đựng dụng ý nghệ thuật văn học trong đó. Vậy nên, biệt ngữ xã hội không thể đưa vào các bài văn phân tích tác phẩm văn học.

Câu 2: Xác định thành ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng của thành ngữ ấy: Tôi ba chân bốn cẳng lội xuống nước, không kịp xắn hai ống quần, bùn dưới chân tôi kêu lép bép.

Trả lời:

- Thành ngữ trong câu văn trên là: ba chân bốn cẳng.

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự nhanh chóng, vội vàng hết sức.

Câu 3: Xác định biệt ngữ xã hội trong các trường hợp sau và giải thích ý nghĩa của chúng:

  1. Tại sao bạn ấy hay… chém gió?
  2. Khi được ai đó thả thính nhưng bạn chỉ xem người ta là bạn, vậy hãy xem hết bài viết này để biết cách né thính sao cho thật tinh tế nhé! 

(Theo Mực tím online)

Đây là biệt ngữ của nhóm người nào?

Trả lời:

  1. Biệt ngữ xã hội: chém gió (tức là nói quá, nói những việc vượt quá khả năng của mình hoặc nói khoác, nói phét, những việc không có nói thành có).
  2. Biệt ngữ xã hội: thả thính – né thính

+ Thả thính: là cách nói ẩn dụ của việc cố tình thu hút người khác đến với mình nhằm mục đích nào đó. Vì thế, nghĩa bóng của thả thính là cố tình lôi cuốn, hấp dẫn ai đó, làm cho họ thích mình và nảy sinh tình cảm. 

+ Né thính: là hành động né tránh hoặc không muốn đáp lại tình cảm của người “thả thính”.

=> Đây là biệt ngữ của nhóm học sinh, sinh viên (giới trẻ)

3. VẬN DỤNG (3 câu)

Câu 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

Phú ghẻ “nổ” một tràng khiến Cường tắt đài. Nó nghệt mặt một hồi rồi ngẩn ngơ hỏi lại:

Chẳng lẽ tụi mày đến đây để chơi trò “phá đám”?

(Nguyễn Nhật Ánh, Trại hoa vàng)

  1. a) Tìm biệt ngữ của giới trẻ dùng trong đoạn trích trên.
  2. b) Việc sử dụng biệt ngữ của giới trẻ trong đoạn trích có tác dụng gì?

Trả lời:

  1. Biệt ngữ của giới trẻ dùng trong đoạn trích trên là: nổ, phá đám.
  2. Việc sử dung biệt ngữ của giới trẻ trong đoạn trích trên có tác dụng thể hiện cảm xúc và tính cách của người nói.

Câu 2: Em hãy viết một đoạn hội thoại (khoảng bốn đến năm câu) có sử dụng thành ngữ “ba chân bốn cẳng”.

Trả lời:

Tôi (gọi điện): Hạnh ơi, sao giờ này bạn chưa đi học? Nay có bài kiểm tra định kỳ đó.

Hạnh: Ôi, tớ quên mất. Giờ tớ đến trường ngay.

Tôi: Nhưng cô đang vào lớp rồi…

Hạnh: Thật á?

Tôi: Thật, quả này bà ba chân bốn cẳng cũng không kịp kiểm tra rồi!

Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng), trong đó có sử dụng ít nhất một thành ngữ, bày tỏ suy nghĩ của mình về tình yêu thương, sự cảm thông giữa người với người có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống.

Trả lời:

Trong cuộc sống, tình yêu thương và sự cảm thông giữa người với người là vô cùng quan trọng. Chỉ cần một cái nắm tay sẻ chia, một lời an ủi động viên hay trao nhau một nụ cười ấm áp cũng đủ tạo nên những mối quan hệ đầy ắp tình yêu thương. Trong xã hội ba chìm bảy nổi này, tình yêu và sự chia sẻ như một liều thuốc cứu rỗi tâm hồn mỗi người. Nhờ có tình yêu thương mà con người biết cảm thông, đồng cảm với nhau, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn để hướng tới cuộc sống hạnh phúc và tốt đẹp hơn.

+ Chú thích: thành ngữ ba chìm bảy nổi

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Hiện nay, giới trẻ có những cách nói như: anh hùng bàn phím, liệu cơm không gắp nổi mắm. Những cụm từ này xuất phát từ những thành ngữ/tục ngữ nào? Tìm thêm các trường hợp tương tự.

Trả lời:

- Liệu cơm không gắp nổi mắm: xuất phát từ thành ngữ “Liệu cơm gắp mắm”.

* Các trường hợp tương tự:

- Quả báo nhãn lồng

- Quả táo nhãn lồng

- Quả báo hoa quả

- Luật hoa quả

-> Xuất phát từ thành ngữ: Quả báo nhãn tiền.

- Nấu cháo cho giặc 

-> Xuất phát từ thành ngữ: Nối giáo cho giặc.

Câu 2: Tìm ít nhất ba biệt ngữ xã hội của giới trẻ và điền thông tin vào bảng dưới đây:

Biệt ngữ xã hội

Ý nghĩa

Trả lời:

Biệt ngữ xã hội

Ý nghĩa

Ăn gậy

Bị 1 điểm

Ăn trứng ngỗng

Bị điểm 0

Trượt vỏ chuối

Không làm được bài

Trúng tủ

Trúng đề



=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 7 TH tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội: chức năng và giá trị

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay