Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 7 văn bản 2: Bố của Xi - mông (Simon)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 7 văn bản 2: Bố của Xi - mông (Simon). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

BÀI 7: YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG

VĂN BẢN 2: BỐ CỦA XI-MÔNG (SIMON)
(10 câu)

  1. NHẬN BIẾT (3 câu)

Câu 1: Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.

Trả lời:

- Tác giả: Guy đơ Mô-pát-xăng (1850-1893)

+ Là nhà văn người Pháp nổi tiếng ở thế kỉ XIX. 

+ Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: Viên mỡ bò, Bố của Xi-mông, Một cuộc đời, Ông bạn đẹp, Mạnh hơn cái chết,…

- Tác phẩm:

+ Xuất xứ: Văn bản được trích từ Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỷ XIX, nhiều tác giả, Lê Hồng Sâm dịch, NXB Đại học Tổng hợp, 1986.

+ Nhan đề: “Bố của Xi-mông” là nhan đề gắn với sự xuất hiện của nhân vật bác thợ rèn Phi-líp – người đóng vai trò truyền tải thông điệp của tác giả về lòng nhân đạo và tình yêu thương, sự cảm thông giữa người với người.

+ Bố cục: 4 phần

Phần 1: Từ đầu đến “…khóc hoài”: Sự tuyệt vọng của Xi-mông.

Phần 2: Tiếp đến “…một ông bố”: Hoàn cảnh Xi-mông gặp bác Phi-líp.

Phần 3: Tiếp đến “…bỏ đi rất nhanh”: Bác Phi-líp đưa Xi-mông về nhà và chấp nhận lời đề nghị làm bố của Xi-mông.

Phần 4: Còn lại: Câu chuyện ngày hôm sau ở trường của Xi-mông.

+ Phương thức biểu đạt: Tự sự, biểu cảm.

Câu 2: Xác định đề tài của truyện Bố của Xi-mông.

Trả lời:

Đề tài của truyện Bố của Xi-mông là tình yêu thương và niềm khao khát tình yêu của người cha.

Câu 3: Xác định chủ đề của truyện và nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.

Trả lời:

- Chủ đề của truyện: tình yêu thương con người. 

- Căn cứ xác định chủ đề:

Dựa vào nội dung bao quát: Câu chuyện kể về một người phụ nữ lầm lỡ, sinh ra cậu bé Xi-mông. Xi-mông luôn bị bắt nạt vì không có cha, nhưng chính nhờ tình yêu thương của bác Phi-líp đã làm thay đổi tất cả. Bác thợ rèn Phi-líp trở thành cha của cậu và cậu cũng có được tình yêu của một người cha. Bác Phi-líp đã sưởi ấm cho hai mẹ con Xi-mông bằng tình yêu thương.

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát gì của em?

Trả lời:

Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát của em về việc được có bố, được các bạn công nhận và hơn hết là muốn được yêu thương, che chở.

Câu 2: Vì sao bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình?

Trả lời:

Bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình vì bác muốn trở thành người cha yêu thương, che chở cho Xi-mông. Điều này xuất phát từ tình yêu thương của bác dành cho em.

Câu 3: Trong truyện, chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông được kể mấy lần? So sánh các lần kể ấy theo bảng dưới đây và nêu tác dụng của việc lặp lại chi tiết này.

Yếu tố so sánh

Lần đầu

(Những) lần khác

Bối cảnh

  

Người đưa ra đề nghị

  

Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời

  

Phản ứng của chị Blăng-sốt

  

Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học

  

Phản ứng của các bạn học

  

Trả lời:

- Trong truyện, chi tiết bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông được kể lại 2 lần.

- Tác dụng của việc lặp lại các chi tiết này nhằm tạo điểm nhấn cho truyện cũng như làm nổi bật sự thay đổi trong cảm xúc, tâm trạng nhân vật giữa hai lần khác nhau.

Yếu tố so sánh

Lần đầu

(Những) lần khác

Bối cảnh

Cậu bé muốn nhảy xuống sông cho chết đuối.

Trường học.

Người đưa ra đề nghị

Cậu bé.

Cậu bé.

Câu nói của bác Phi-líp khi nhận lời

Có chứ, bác muốn chứ.

Nói với các bạn học của con rằng bố con là Phi-líp Rê-mi (Philip Remy), bác thợ rèn, và bố sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt con.

Phản ứng của chị Blăng-sốt

Hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực.

Tiếng hôn và mấy lời thì thầm rất khẽ.

Câu thông báo của Xi-mông với các bạn học

Bố tao ấy à, bố tao tên là Phi-líp.

Bố tớ ấy, bố tớ là Phi-líp Rê-mi, bác thợ rèn, và bố tớ hứa sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt tơ.

Phản ứng của các bạn học

La hét thích thú, tiếng cười ác ý, trêu chọc.

Lần này chẳng người nào cười nữa.

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người? Hãy viết đoạn văn khoảng 10 – 15 câu trình bày suy nghĩ của em về hai câu hỏi trên.

Trả lời:

Em hãy chú ý một số điểm sau:

- Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông rất khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng. Cách nhìn của tác giả là cách nhìn thể hiện tình yêu thương, đồng thời bày tỏ sự đồng cảm với nỗi đáng thương của hai mẹ con. Trái ngược với điều đó, người dân trong vùng lại có thái độ khinh bỉ, ghét bỏ hai mẹ con.

- Cách nhìn ấy gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về lòng thương yêu con người: “Thương người như thể thương thân” – thương người chính là thương những hoàn cảnh khó khăn của con người, là thương lấy mọi người như thương chính bản thân mình. Bởi mỗi người đều có nỗi khổ riêng, đều có câu chuyện riêng nên thay vì khinh miệt hay ghét bỏ, chúng ta hãy biết trao cho nhau tình yêu thương, từ đó chữa lành cho nhau, hàn gắn vết thương và tạo nên cuộc sống có ý nghĩa, tràn ngập hạnh phúc.

Câu 2: Em có đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp “sẽ kéo tai tất cả những đứa nào bắt nạt” Xi-mông hay không? Vì sao? (Trình bày bằng đoạn văn ngắn 6 – 8 dòng).

Trả lời:

Em có thể tham khảo đoạn văn sau:

Em đồng tình với lời hứa của bác Phi-líp "sẽ kéo tai tất cả những đứa bắt nạt” Xi-mông, bởi lời hứa đó chính là lời hứa của một người cha dành cho con, bảo vệ người con trước sự áp bức, bắt nạt của bạn bè. Hình ảnh bác Phi-líp hiện lên với lời hứa trên đã mang lại sự ấm áp, an toàn cho Xi-mông, làm xua tan đi biết bao tủi nhục mà Xi-mông phải trải qua khi không có cha. Giờ đây, bác Phi-líp đã trở thành người cha của Xi-mông, sẽ đứng ra che chở, yêu thương, bảo vệ đứa con Xi-mông của mình, thậm chí là xả thân vì con mình.

  1. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Thông qua câu chuyện tìm bố cho chú bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì đến người đọc?

Trả lời:

Thông qua câu chuyện tìm bố cho chú bé Xi-mông, tác giả muốn gửi gắm thông điệp đến người đọc: Trong cuộc sống, tình yêu thương vô cùng quan trọng và khát khao có được tình yêu thương cũng là một điều chính đáng của con người. Mỗi người đều có những câu chuyện riêng, những nỗi khổ riêng, thay vì bắt nạt, khinh miệt, ghét bỏ, chúng ta hãy biết chia sẻ và đồng cảm với nhau, hãy biết tạo ra cuộc sống đầy ắp tình yêu thương. Có như vậy thì tất cả mọi người sẽ luôn được sống trong một thế giới tràn ngập hạnh phúc và tiếng cười.

Câu 2: Thảo luận trong nhóm, đề xuất một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.

Trả lời:

Em có thể tham khảo một vài biện pháp để tăng sự gắn kết, sẻ chia và tình yêu thương giữa các bạn trong lớp như sau:

- Biết lắng nghe, chia sẻ với các bạn trong lớp.

- Giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn trong việc học tập, trong cuộc sống.

- Khi xảy ra xung đột, bĩnh tĩnh suy xét để đưa ra phương án giải quyết hợp lý.

- Không tự cao, tự tin thái quá, luôn giữ thái độ khiêm tốn trong một tập thể.

- Thường xuyên tổ chức những buổi sinh hoạt lớp về chủ đề gắn kết, chia sẻ, yêu thương để các thành viên hiểu được sự quan trọng về việc sẻ chia tình yêu thương giữa các bạn trong lớp.

- Mỗi cá nhân hãy tích cực tham gia vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể của lớp. từ đó tạo ra sự gắn kết và thấu hiểu nhau nhiều hơn.



 

=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 7 Đọc 2: Bố của Xi-mông

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay