Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 9 văn bản 1: Hoàng Lê nhất thống chí
Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9 văn bản 1: Hoàng Lê nhất thống chí. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
BÀI 9: ÂM VANG CỦA LỊCH SỬVĂN BẢN 1: HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
(10 câu)
1. NHẬN BIẾT (2 câu)
(10 câu)
1. NHẬN BIẾT (2 câu)
Câu 1: Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
Trả lời:
- Tác giả: Ngô gia văn phái
+ Nhóm tác giả gồm những người họ Ngô ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).
- Tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” là truyện lịch sử về công cuộc thống nhất nhà Lê, còn có tên khác là An Nam thống nhất chí (Truyện lịch sử về việc thống nhất cõi An Nam), được viết bằng chữ Hán, kết cấu theo kiểu truyện chương hồi Trung Quốc, gồm 17 hồi. Nội dung khắc họa sinh động bức tranh rộng lớn của xã hội Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỷ XIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX với nhiều câu chuyện, sự kiện, nhân vật.
+ Văn bản được trích một phần Hồi thứ hai và một phần Hồi thứ mười bốn, in trong Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái, bản dịch của Nguyễn Đức Vân – Kiều Thu Hoạch, NXB Văn học, 1987.
Câu 2: Nội dung chính của từng hồi là gì?
Trả lời:
- Hồi thứ hai: kể lại việc kiêu binh nổi loạn, phò chúa mới Trịnh Tông lên ngôi sau khi truất quyền chúa cũ Trịnh Cán, đã trở nên kiêu căng, hành động càn quấy, gây bao tai họa, náo động chốn kinh thành.
- Hồi thứ mười bốn: kể lại việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
2. THÔNG HIỂU (3 câu)
Câu 1: Vẽ sơ đồ tóm tắt chuỗi sự kiện chính trong đoạn trích Hồi thứ hai và đoạn trích Hồi thứ mười bốn.
Trả lời:
Hồi thứ hai:
Hồi thứ mười bốn:
Câu 2: Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là gì?
Trả lời:
Nét tính cách nổi bật của nhân vật Vua Quang Trung được thể hiện trong văn bản là: quyết đoán, mạnh mẽ, sáng suốt, nhìn xa và trông rộng, văn võ song toàn.
Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật kể chuyện của tác giả (chú ý cách sử dụng ngôi kể, kết hợp lời của người kể chuyện và lời của nhân vật,…).
Trả lời:
Tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba cùng lời kể của các nhân vật khác, giúp cho câu chuyện có được cái nhìn bao quát và chân thực hơn. Qua lời từng nhân vật, ta hiểu thêm được tính cách và con người của họ.
3. VẬN DỤNG (3 câu)
Câu 1: Phân tích một số chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nét tính cách của nhân vật Vua Quang Trung (Trình bày bằng đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 dòng).
Trả lời:
Trong Hoàng Lê nhất thống chí, cụ thể là đoạn trích Hồi thứ mười bốn, Vua Quang Trung hiện lên với dáng vẻ đĩnh đạc, hành động quyết đoán, mạnh mẽ, sáng suốt, nhìn xa trông rộng, tài giỏi không chỉ học thức mà còn cả tài đánh giặc, văn võ song toàn. Những điều ấy được thể hiện rất rõ qua một số chi tiết tiêu biểu như: Tổ chức tập luyện đánh giặc như hành quân hỏa tốc, duyệt binh, tuyển binh, lập kế hoạch hành quân đánh giặc; Tìm ra được sự tương quan giữa quân ta và quân địch từ đó rút ra nhiều kinh nghiệm chiến đấu; Giỏi trong việc nhìn nhận và dùng người; Có sự tính toán trong việc hành quân và đánh giặc với những mưu tính rất chính xác;… Chính những chi tiết ấy đã góp phần làm nổi bật lên tính cách nhân vật Vua Quang Trung.
Câu 2: So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao? (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 7 – 10 dòng).
Trả lời:
Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh, đã được tác giả thể hiện khác nhau. Có sự khác nhau như vậy bởi tác giả muốn bày tỏ một sự rõ ràng trong thái độ của mình: kính trọng đối với những người anh hùng và khinh thường đối với quân giặc. Em thấy cách thể hiện thái độ như vậy phù hợp với truyện lịch sử vì thái độ của tác giả chính là cách thể hiện chân thực nhất với những sự kiện và nhân vật lịch sử.
Câu 3: Qua văn bản, em hiểu thêm điều gì về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta.
Trả lời:
Qua văn bản, em đã hiểu thêm được nhiều điều về Vua Quang Trung và cuộc kháng chiến chống quân Thanh của nhân dân ta:
- Quang Trung là một tổng chỉ huy tài ba, có hành động quyết liệt và mạnh mẽ và là một vị vua anh dũng đích thân ra trận.
- Trong lịch sử Việt Nam, Quang Trung vừa là vị vua lập chiến công lớn, nhưng cũng đồng thời là vị tướng trực tiếp chiến đấu trên chiến trường.
4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)
Câu 1: Văn bản đã giúp em hiểu thêm điều gì về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời?
Trả lời:
Em có thể tham khảo gợi ý sau:
Văn bản đã giúp em hiểu thêm về bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đương thời: Không chỉ phải chiến đấu với giặc ngoại xâm mà chúng ta còn có cả giặc phản quốc. Nhưng điều đó không làm nhụt chí công cuộc chống giặc của nhân dân ta. Vua và quân dân đều đồng lòng cùng nhau đánh giặc. Các cuộc kháng chiến của chúng ta đều thắng lợi bởi có sự chỉ huy tài tình, thông minh của người lãnh đạo tài giỏi và tinh thần chiến đấu anh dũng, kiên cường, bất khuất của quân và dân ta.
Câu 2: So sánh cốt truyện trong văn bản trên đây với cốt truyện trong một văn bản mà em đã đọc, chỉ ra điểm khác biệt và điểm tương đồng (nếu có) giữa cốt truyện đa tuyến với cốt truyện đơn tuyến.
Trả lời:
Một văn bản em đã đọc là cốt truyện đa tuyến là truyện “Chiếc lá cuối cùng” sử dụng cốt truyện đa tuyến.
- Điểm giống: Đều có mạch truyện xuyên suốt toàn tác phẩm.
- Điểm khác:
+ Trong Hoàng Lê nhất thống chí, cụ thể là đoạn trích Hồi thứ hai và Hồi thứ mười bốn, cốt truyện đơn tuyến thống nhất theo mạch kể: Hồi thứ hai: kể lại việc kiêu binh nổi loạn, phò chúa mới Trịnh Tông lên ngôi sau khi truất quyền chúa cũ Trịnh Cán, đã trở nên kiêu căng, hành động càn quấy, gây bao tai họa, náo động chốn kinh thành. Hồi thứ mười bốn: kể lại việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh.
+ Trong Chiếc lá cuối cùng, có hai tuyến truyện:
Tuyến truyện thứ nhất | Tuyến truyện thứ hai (tuyến truyện song hành, ẩn dưới tuyến truyện thứ nhất) |
Tại một khu họa sĩ nghèo, có một cô gái tên là Johnsy bị ốm. Cô tuyệt vọng đếm từng chiếc lá thường xuân đang rụng. Cuối cùng lá rụng chỉ còn đến một chiếc lá trên cành, nếu lá đấy rơi thì sự sống của Johnsy cũng rơi theo. Kết thúc truyện lá không rơi và Johnsy cũng không chết. | Có một ông họa sĩ già nuôi tham vọng vẽ bức kiệt tác, đúng lúc ấy có một cô gái trẻ tuyệt vọng muốn chết vì những chiếc lá rơi. Ông lão muốn cứu cô gái bằng dự định vẽ chiếc lá vào đêm mùa đông giá rét thay thế cho chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng. Truyện kết thúc khi cô gái hồi phục bởi chiếc lá (được vẽ) vẫn còn nhưng họa sĩ già thì qua đời. |
|
=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 9 Đọc 1: Hoàng Lê nhất thống chí