Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Bài 9 văn bản 2: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Bài 9 văn bản 2: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng. Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo

BÀI 9: ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ

VĂN BẢN 2: VIÊN TƯỚNG TRẺ VÀ CON NGỰA TRẮNG
(9 câu)

 

1. NHẬN BIẾT (2 câu)

Câu 1: Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.

Trả lời:

- Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960)

+ Xuất thân trong một gia đình nhà nho ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.

+ Ông là tác giả của nhiều truyện lịch sử nổi tiếng như: Đêm hội Long Trì, Sống mãi với Thủ đô, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung,…và cũng là tác giả của các vở kịch đặc sắc như: Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Những người ở lại,… 

- Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng gồm mười tám chương, kể câu chuyện về Trần Quốc Hoàn – Hoài Văn Hầu, người anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn đã cùng quân tướng nhà Trần lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Phần văn bản dưới đây được trích từ các chương VIII, IX, X, XI, XIII của tác phẩm.

 

Câu 2: Xác định nội dung bao quát của văn bản và cho biết những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại truyện lịch sử.

Trả lời:

Nội dung bao quát của văn bản là: Nói về người anh hùng của đất nước Hoài Văn Hầu chính trực và căm ghét những người phản quốc đầu hàng theo giặc.

Những dấu hiệu giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại truyện lịch sử là vì trong truyện có dấu mốc thời gian và các sự kiện trong quá khứ về các trận đánh.

 

2. THÔNG HIỂU (3 câu)

Câu 1: Tóm tắt các sự kiện trong văn bản trên và cho biết các sự kiện được kể theo mấy tuyến. Đó là những tuyến nào?

Trả lời:

Các sự kiện trong văn bản được kể theo hai tuyến:

- Tuyến 1:

+ Nhìn thấy quân giặc đang lọt thỏm vào thế trận của mình khiến Hoài Văn Hầu vô cùng phấn khích.

+ Quân giặc tiến vào giữa cánh đồng, hàng nghìn mũi tên phóng xuống đám giặc khiến chúng tranh nhau chạy, phần lớn thương vong, những tên may mắn sống sót cũng bị các chiến sĩ đuổi đến vung con dao to chém giết. Quân giặc dưới sự chỉ dẫn của viên tướng chạy thục mạng ra khỏi cánh đồng. Hoài Văn chỉ tay vào mặt viên tướng: Bại trận, đến nước này, chúng bay còn muốn chống lại uy trời đó sao? Hãy bỏ giáo quỳ hàng, thì còn được toàn tính mạng.

- Tuyến 2:

Chiêu Thành Vương bị quân giặc bao vây khó đường chạy thoát trên đường đi đuổi Trần Ích Tắc - kẻ đã đầu hàng giặc Nguyên, nhưng được Hoài Văn tiếp cứu.

 

Câu 2: Nêu những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu.

Trả lời:

Những nét tính cách nổi bật của nhân vật Hoài Văn Hầu là mưu trí, hiên ngang, yêu nước, căm ghét giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để bảo vệ đất nước.

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật viết truyện lịch sử của tác giả (lưu ý cách sử dụng ngôi kể, cách quan sát, miêu tả nhân vật, tái hiện bối cảnh lịch sử, cách dùng lời người kể chuyện, lời của nhân vật,…)

Trả lời:

Tác giả sử dụng ngôi kể thứ ba cùng lời kể của các nhân vật khác, giúp cho câu chuyện có được cái nhìn bao quát và chân thực hơn. Qua lời từng nhân vật, ta hiểu thêm được tính cách và con người của họ. Tái hiện lại được bối cảnh lịch sử chân thật cùng ngôn từ ngắn gọn, súc tích. Giọng điệu lời văn đầy khí thế và tự hào, đã giúp cho những truyền thống hào hùng của dân tộc được lưu giữ muôn đời.

 

3. VẬN DỤNG (2 câu)

Câu 1: Theo em, sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Hoài Văn Hầu (Trình bày bằng đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 dòng).

Trả lời:

Trong truyện, nhân vật Hoài Văn Hầu đã để lại trong em những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương giúp cho em và độc giả biết thêm, hiểu rõ những nét đẹp về tính cách và con người của Hoài Văn Hầu. Hoài Văn Hầu hiện lên với vẻ đẹp, tính cách nổi bật như mưu trí, hiên ngang, yêu nước, căm ghét giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để bảo vệ đất nước. Câu nói của Chiêu Thành Vương ở cuối bài : “Chú không ngờ! Thật chú không ngờ!” một lần nữa đã tô đậm: Hoài Văn Hầu người tuổi trẻ tài cao, tuổi trẻ nhưng dũng cảm, mưu trí, khiến cho những người dù dặn dày sương gió cũng phải bất ngờ.

 

Câu 2: Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng).

Trả lời:

Đọc tác phẩm, ta có thể thấy được hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trẻ xuất hiện nhiều lần. Sự lặp lại của những hình ảnh ấy đã góp phần giúp cho việc thể hiện chủ đề của văn bản được rõ ràng và chân thực hơn. Hình ảnh những chàng trai trẻ cùng hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng đã biểu thị thắng lợi của chúng ta. Chúng đã trở thành một nét đặc trưng để nhắc nhở.

 

4. VẬN DỤNG CAO (2 câu)

Câu 1: Trong Đại Nam quốc sử diễn ca có hai câu lục bát ca ngợi một nhân vật lịch sử thời nhà Trần:

… tuổi trẻ chí cao

Cờ đề sáu chữ quyết vào lập công

Em biết nhân vật ấy là ai, có công trạng gì mà được tôn vinh như vậy hay không? Hay chia sẻ với các bạn trong lớp.

Trả lời:

Nhân vật đó là Trần Quốc Toản với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch báo hoàng ấn”, tuổi trẻ tài cao.

 

Câu 2: Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt nào so với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca?

Trả lời:

Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca:

- Điểm tương đồng:

Hoài Văn Hầu trong hai tác phẩm đều là người có tính cách quả quyết, gan dạ, yêu nước, có ý chí đánh giặc và căm ghét kẻ thù xâm lược.

- Điểm khác biệt:

Hai tác phẩm đều thể hiện hình ảnh anh hùng nhưng ở hai tác phẩm lại có hai mặt khác nhau của việc xây dựng nhân vật. Một bên là nhân vật xây dựng trên câu chuyện thực, một bên là tác giả thêm yếu tố văn học, thẩm mĩ để làm mới nhân vật, khiến cho nhân vật trở nên lí tưởng hóa.




=> Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 9 Đọc 2: Viên tướng trẻ và con ngựa trắng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay