Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 7: Yêu thương và hi vọng (Truyện) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 7: Yêu thương và hi vọng (Truyện) (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 7. YÊU THƯƠNG VÀ HI VỌNG (PHẦN 1)

Câu 1: Giới thiệu vài nét về tác giả Cây sồi mùa đông

Trả lời:

  1. Tiểu sử

- Yuri Nagibin sinh ngày 3 tháng 4 1920 (103 tuổi) tại Moscow, Nga.

- Yuri Nagibin là một nhà viết kịch nổi tiếng của Nga. Yuri Nagibin xếp hạng nổi tiếng thứ 97006 trên thế giới và thứ 756 trong danh sách các Nhà viết kịch nổi tiếng.

- Năm 1938 Nagibin tốt nghiệp Đại học và sau đó ông tiếp tục học tại Viện Y tế Moscow. Ông đã không quan tâm đến các bác sĩ của trường, và ông quyết định đến VGIK và viết kịch bản giảng viên.

- Yuri Nagibin được gửi đến Bộ Chính trị Bộ tại Phương diện quân Volkhov vào mùa thu năm 1941. Câu chuyện đầu tiên của ông được in ngay trước khi chiến tranh. Cụ thể là hai tác phẩm: "Double Fault" (1940) và "Whip" (1941).

  1. Tác phẩm nổi bật

-  Truyện ngắn đầu tay Dvoinaya Oshibka ("Sai lầm kép"), xuất hiện trên Tạp chí Ngọn lửa nhỏ 1940

- Hai tập truyện chiến tranh Bolshoye Serdtse ("Trái tim lớn") and Zerno Zhizni ("Hạt của Đời") ra đời năm 1944 và 1948.

- Năm 1962 xuất bản hai tập truyện: Chistiye Prudi, tập truyện về thời thơ ấu những năm 1920 và đầu những năm 1930; and Druzya Moi, Liudi ("Các bạn tôi, Những con người")

- Năm 1960 ông sáng tác Pered Praznikom ("Trước ngày nghỉ lễ"), Poezda na Ostrova ("Ra đảo", 1986), and Vstan' i Idi ("Đứng và đi", 1987).

 

Câu 2: Cây sồi mùa đông thuộc thể loại gì? Xuất xứ tác phẩm?

Trả lời:

  1. Thể loại

Truyện ngắn

  1. Xuất xứ của tác phẩm

Văn bản được trích trong tập truyện Người thầy đầu tiên. 

Câu 3: Tóm tắt Cây sồi mùa đông.

Trả lời:

Văn bản Cây sồi mùa đông kể về câu chuyện của cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na và cậu học trò Va-xu-skin. Khi cậu bé ngày nào cũng đi học muộn trong khi nhà cậu cách trường không xa, cậu còn trả lời câu hỏi không đúng nên khiến cô giáo nghi ngờ rằng cậu là một học sinh ngỗ nghịch. Cô An-na Va-xi-li-ep-na quyết định yêu cầu cậu đưa mình về gặp mẹ của cậu bé. Trên đường đi về nhà Va-xu-skin cô đã phát hiện ra lí do khiến cho cậu bé đi muộn đó chính là khu rừng mùa đông trên con đường đến trường. Nổi bật là cây sồi hùng vĩ đứng hiên ngang giữa rừng tuyết trắng, bên dưới tán cây là cả một hệ sinh thái thu nhỏ được cậu bé Va-xu-skin phát hiện ra. Sau khi cùng thám hiểm khu rừng cùng cậu học trò nhỏ, cô giáo An-na Va-xi-li-ep-na đã hiểu được lí do tại sao cậu bé lại đi học muộn như thế. Điều đó cũng đã khiến cô An-na Va-xi-li-ep-na có cái nhìn thiện cảm hơn về cậu học trò nhỏ của mình.

Câu 4: Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm Bồng chanh đỏ

Trả lời:

- Tác giả Đỗ Chu:

+ Tên thật là Chu Bá Bình, sinh năm 1944 tại tỉnh Bắc Giang. 

+ Ông là một nhà văn thành công với thể loại truyện ngắn và bút ký văn học, là người được đánh giá cao trong hội văn chương Việt Nam.

+ Các tác phẩm của ông rất giàu chất thơ, tiêu biểu là Hương cỏ mật (1963), Phù sa (1966), Gió qua thung lũng (1971), Những chân trời của các anh (1990), Chuyện mùa hạ (2010),…

- Tác phẩm:

+ Xuất xứ: Văn bản được trích từ phần 1,2,3 của truyện “Bồng chanh đỏ”: Văn bản in trong tập Chuyện mùa hạ, tập hai, Đỗ Chu, NXB Văn học, 2010).

+ Nhan đề: “Bồng chanh đỏ” – tên một loại chim thuộc họ bói cá, có bụng màu vàng – đỏ, lưng màu xanh đen.

+ Thể loại: Truyện ngắn.

+ Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 5: Xác định nội dung bao quát của văn bản “Bồng chanh đỏ”

Trả lời:

- Nội dung bao quát: Qua hình ảnh loài chim bồng chanh đỏ cùng với sự trải nghiệm của hai anh em Hoài, người đọc đã biết thêm về cách làm tổ, môi trường sống và sở thích ở một đôi với nhau của chúng. Qua đó thấy được sự yêu thích của hai anh em Hoài dành cho loài chim bồng chanh đỏ. Nhưng hai anh em đã không vì sở thích cá nhân mà nuôi nhốt một loài chim đẹp, từ đó thể hiện tình yêu thương của hai anh em với động vật.

Câu 6: Trình bày những hiểu biết của em về biệt ngữ xã hội.

Trả lời:

- Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng hạn chế trong một nhóm người có chung một đặc điểm nào đó (nghề nghiệp, vị trí xã hội, tuổi tác,…), chẳng hạn như biệt ngữ của giới trẻ,…

+ Ví dụ: Vào ngày khai giảng, ngoài các hoạt động trong phần lễ, các bạn còn được “quẩy” hết mình trong phần hội.

Trong ví dụ trên, “quẩy” là biệt ngữ của giới trẻ, dùng để chỉ ý “vui chơi thoải mái”.

- Biệt ngữ xã hội gắn liền với môi trường và bản thân tầng lớp xã hội tạo ra nó. Mục đích sáng tạo ra biệt ngữ chính là để giữ bí mật trong phạm vi nhóm của mình. Vì vậy, người ngoài nhóm thường không hiểu được biệt ngữ.

Câu 7: Em hãy cho biết đặc điểm của thành ngữ và tác dụng của nó.

Trả lời:

- Đặc điểm:

+ Có tính hình tượng, xây dựng trên những hình ảnh cụ thể.

+ Có tính khái quát và hàm súc cao, thể hiện được sắc thái biểu cảm.

+ Nghĩa của thành ngữ không phụ thuộc vào những từ cấu tạo nên.

- Tác dụng: Thành ngữ thường mang đậm một sắc thái biểu cảm. Vì vậy, người viết dễ dàng bộc lộ được tình cảm tâm tư của mình.

Câu 8: Xác định đề tài của truyện Bố của Xi-mông.

Trả lời:

Đề tài của truyện Bố của Xi-mông là tình yêu thương và niềm khao khát tình yêu của người cha.

Câu 9: Xác định chủ đề của “Bố của Xi-mông” và nêu một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề đó.

Trả lời:

- Chủ đề của truyện: tình yêu thương con người.

- Căn cứ xác định chủ đề:

Dựa vào nội dung bao quát: Câu chuyện kể về một người phụ nữ lầm lỡ, sinh ra cậu bé Xi-mông. Xi-mông luôn bị bắt nạt vì không có cha, nhưng chính nhờ tình yêu thương của bác Phi-líp đã làm thay đổi tất cả. Bác thợ rèn Phi-líp trở thành cha của cậu và cậu cũng có được tình yêu của một người cha. Bác Phi-líp đã sưởi ấm cho hai mẹ con Xi-mông bằng tình yêu thương.

 

Câu 10: Chia sẻ cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Đảo sơn ca”

Trả lời:

Vẻ đẹp của cảnh vật nơi đây. Mái chùa cong veo như trong những câu truyện cổ tích mà chúng ta thường được các bà, các mẹ kể cho nghe. Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ kính mới bình yên làm sao. Ngoài ra, mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát. Tuy nhiên cây cối vẫn luôn xanh mướt vẫy gọi và chào đón những chú chim trời bay đến. Hình ảnh ấy khiến chúng ta liên tưởng đến việc anh lính trẻ đứng canh giữ hải đảo, bảo vệ đất nước ta khỏi ánh mắt của kẻ thù. Những tiếng chim vẫn lảnh lót kêu suốt bốn mùa ở đảo làm cho không khí nơi đây luôn rộn ràng mà không bị trầm tĩnh. Cả hình ảnh chim và người đều mang đến một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, đó là hình ảnh chim và người xây dựng cột mốc tiền tiêu.

Từ những từ ngữ mộc mạc, giản dị mà tác giả đã giúp chúng ta liên tưởng đến khung cảnh tuyệt đẹp của đảo Sơn Ca.

 

Câu 11: Chỉ ra những hình ảnh, từ ngữ đặc sắc trong hai câu thơ: Chim líu lo rót mật trước hiện nhà và Mái chùa cong veo chiều cổ tích. Những hình ảnh, từ ngũ này gợi ra ý nghĩa gì?

Trả lời:

Hình ảnh tiếng chim hót líu lo trước hiên nhà tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Mái chùa cong veo như trong những câu truyện cổ tích mà chúng ta thường được các bà, các mẹ kể cho nghe. Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ kính mới bình yên làm sao. 

Câu 12: Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta có thể sử dụng các biệt ngữ xã hội không? Vì sao?

Trả lời:

Khi viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học, chúng ta không thể sử dụng các biệt ngữ xã hội vì ngôn ngữ trong bài văn phân tích cần có sự tường minh, chính xác để diễn tả đúng cảm xác, cảm nhận của bản thân, có thể sử dụng ngôn ngữ nhiều tầng nghĩa, lớp nghĩa nhưng phải chứa đựng dụng ý nghệ thuật văn học trong đó. Vậy nên, biệt ngữ xã hội không thể đưa vào các bài văn phân tích tác phẩm văn học.

Câu 13: Xác định thành ngữ trong câu văn sau và nêu tác dụng của thành ngữ ấy: Tôi ba chân bốn cẳng lội xuống nước, không kịp xắn hai ống quần, bùn dưới chân tôi kêu lép bép.

Trả lời:

- Thành ngữ trong câu văn trên là: ba chân bốn cẳng.

- Tác dụng: Nhấn mạnh sự nhanh chóng, vội vàng hết sức.

Câu 14: Đọc đoạn trích sau và thực hiện những yêu cầu bên dưới:

Phú ghẻ “nổ” một tràng khiến Cường tắt đài. Nó nghệt mặt một hồi rồi ngẩn ngơ hỏi lại:

-  Chẳng lẽ tụi mày đến đây để chơi trò “phá đám”?

(Nguyễn Nhật Ánh, Trại hoa vàng)

  1. a) Tìm biệt ngữ của giới trẻ dùng trong đoạn trích trên.
  2. b) Việc sử dụng biệt ngữ của giới trẻ trong đoạn trích có tác dụng gì?

Trả lời:

  1. Biệt ngữ của giới trẻ dùng trong đoạn trích trên là: nổ, phá đám.
  2. Việc sử dung biệt ngữ của giới trẻ trong đoạn trích trên có tác dụng thể hiện cảm xúc và tính cách của người nói.

Câu 15: Em hãy viết một đoạn hội thoại (khoảng bốn đến năm câu) có sử dụng thành ngữ “ba chân bốn cẳng”.

Trả lời:

Tôi (gọi điện): Hạnh ơi, sao giờ này bạn chưa đi học? Nay có bài kiểm tra định kỳ đó.

Hạnh: Ôi, tớ quên mất. Giờ tớ đến trường ngay.

Tôi: Nhưng cô đang vào lớp rồi…

Hạnh: Thật á?

Tôi: Thật, quả này bà ba chân bốn cẳng cũng không kịp kiểm tra rồi!

Câu 16: Tìm một số biệt ngữ xã hội mà em biết, giải thích nghĩa của những từ đó và cho ví dụ.

Trả lời:

- Một số từ ngữ của tầng lớp xã hội khác:

+ Giới chọi gà: chầu (hiệp), chêm (đâm cựa), chiến (đá khoẻ), dốt (nhát) …

+ Của học sinh: ngỗng (điểm hai), quay (nhìn, sao chép tài liệu), học gạo (học nhiều, không còn chú ý đến việc khác).

Ví dụ: Con lông trì và con lông cảo bắt đầu vào chầu hai.

Câu 17: hỉ ra biệt ngữ xã hội trong các đoạn hội thoại sau và nhận xét về việc sử dụng biệt ngữ của người nói:

  1. – Cậu ấy là bạn con đấy à?

    - Đúng rồi, bố. Nó lầy quá bố nhỉ?

  1. – Nam, dạo này tớ thấy Hoàng buồn buồn, ít nói. Cậu có biết vì sao không?

    - Tớ cũng hem biết vì sao cậu ơi.

Trả lời:

  1. Từ "lầy" là biệt ngữ xã hội chỉ những người hài hước và hóm hỉnh. Việc sử dụng biệt ngữ như vậy giúp cuộc hội thoại trở nên ngắn gọn, súc tích hơn. Đồng thời thể hiện được tính cách nhân vật.
  2. Từ "hem" là biệt ngữ xã hội chỉ những điều không biết. Việc sử dụng biệt ngữ như vậy làm không khí nói chuyện trở nên gần gũi hơn. Thể hiện được bối cảnh câu chuyện và đặc điểm tính cách của các nhân vật tham gia vào cuộc hội thoại đó.

Câu 18: Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát gì của em?

Trả lời:

Lời đề nghị của Xi-mông với bác công nhân thể hiện khao khát của em về việc được có bố, được các bạn công nhận và hơn hết là muốn được yêu thương, che chở.

Câu 19: Vì sao bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình?

Trả lời:

Bác Phi-líp đề nghị mẹ Xi-mông làm vợ của mình vì bác muốn trở thành người cha yêu thương, che chở cho Xi-mông. Điều này xuất phát từ tình yêu thương của bác dành cho em.

Câu 20: Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông có gì khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng? Cách nhìn ấy gợi cho em suy nghĩ gì về lòng thương yêu con người? Hãy viết đoạn văn khoảng 10 – 15 câu trình bày suy nghĩ của em về hai câu hỏi trên.

Trả lời:

Em hãy chú ý một số điểm sau:

- Cách nhìn của tác giả về chị Blăng-sốt và Xi-mông rất khác biệt với cách nhìn của người dân trong vùng. Cách nhìn của tác giả là cách nhìn thể hiện tình yêu thương, đồng thời bày tỏ sự đồng cảm với nỗi đáng thương của hai mẹ con. Trái ngược với điều đó, người dân trong vùng lại có thái độ khinh bỉ, ghét bỏ hai mẹ con.

- Cách nhìn ấy gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về lòng thương yêu con người: “Thương người như thể thương thân” – thương người chính là thương những hoàn cảnh khó khăn của con người, là thương lấy mọi người như thương chính bản thân mình. Bởi mỗi người đều có nỗi khổ riêng, đều có câu chuyện riêng nên thay vì khinh miệt hay ghét bỏ, chúng ta hãy biết trao cho nhau tình yêu thương, từ đó chữa lành cho nhau, hàn gắn vết thương và tạo nên cuộc sống có ý nghĩa, tràn ngập hạnh phúc.

Câu 21: Phân tích bài thơ Đảo sơn ca 

Trả lời:

Nhà thơ Lê Cảnh Nhạc là một trong những nhà thơ sáng tác những tác phẩm về chủ đề quê hương đất nước. Thơ ông luôn thể hiện những tình yêu quê hương đất nước to lớn mà ông dành cho Tổ quốc. Cũng chính nhờ có cảm xúc dâng trào ấy mà ông đã sáng tác biết  bao bài thơ hay khiến ai đọc cũng phải nhớ đến. Trong tất cả tác phẩm của ông thì có tác phẩm Đảo Sơn Ca đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Bài thơ đã khắc họa chân thực vẻ đẹp của đảo Sơn Ca, không chỉ có vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ mà còn có cả vẻ đẹp oai hùng của anh lính trẻ đứng canh gác miền hải đảo cho quê hương đất nước thân yêu.

      Mở đầu bài thơ tác giả Lê Cảnh Nhạc đã cho chúng ta chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên với màu xanh non của cây bàng cùng với mùi nắng tươi mới ở đảo Sơn Ca.

Quả bàng vuông xanh non màu lá

Mơn mởn thơm mùi nắng Sơn Ca

Hoa giấy đỏ dưới trời nắng cháy

Chim líu lo rót mật trước hiên nhà

      Thiên nhiên nơi đây được bao trùm bởi màu xanh non của những cây bàng. Bên cạnh đó, cảnh quan nơi đây còn được tô điểm thêm màu đỏ của những cây hoa giấy dưới trời nắng vàng. Nhờ có những điểm nhấn của những bông hoa giấy này mà khung cảnh đảo Sơn Ca không bị quá đơn điệu bởi một màu xanh của lá cây. Ngoài việc thưởng thức cảnh đẹp bằng thị giác thì tác giả còn cho chúng ta cảm nhận vẻ đẹp ấy bằng cả khứu giác và thính giác. Chúng ta dùng khứu giác để cảm nhận được mùi nắng nơi đây thơm biết nhường nào. Có thể nói mùi nắng nơi đây chất chứa thêm thêm mùi vị mặn mà của biển cả khiến chúng ta ngửi một lần là không thể nào quên được. Tiếp theo là chúng ta cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của đảo Sơn Ca qua thính giác. Từng tiếng chim hót líu lo bên hiên nhà vừa tạo một khung cảnh thanh bình nhưng không bị tĩnh lặng.

      Đến với khổ thơ thứ hai chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính ở nơi đây.

Mái chùa cong veo chiều cổ tích

Tiếng cầu kinh bịn rịn níu hồn tôi

Khát từng giọt mưa mùa khô trên đảo

Cây vẫn mướt xanh vẫy gọi chim trời

      Hình ảnh mái chùa cong vút đã tạo nên một khung cảnh cổ kính mà những mái chùa cong veo ấy chúng ta thường được nghe các bà, các mẹ kể cho mình nghe qua những câu truyện cổ tích. Tiếng tụng kinh trong những ngôi chùa cổ kính mới bình yên làm sao. Từng tiếng tụng kinh bịn rịn giữ hồn tôi lại, khiến tâm hồn tôi thanh tịnh và yên lòng hơn bao giờ hết. Ngoài ra, mùa khô trên đảo cũng thường thiếu những giọt nước mưa tươi mát. Tuy nhiên cây cối vẫn luôn xanh mướt vẫy gọi và chào đón những chú chim trời bay đến. Cảnh vật nơi đây luôn mang một vẻ đẹp nao lòng khiến chúng ta không thể nào miêu tả được hết vẻ đẹp ấy.

Kết thúc bài thơ là hình ảnh của người lính và những cánh chim trời như một lời tuyên bố của tác giả rằng con người và thiên nhiên nơi đây luôn hòa hợp với nhau tạo nên một bức tranh vô cùng sinh động.

Anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ

Tiếng chim rơi nòng súng ngỡ sáo diều

Đảo Sơn Ca vẫn bốn mùa lảnh lót

Chim và người xây cột mốc tiền tiêu.

      Khổ thơ cuối cùng là hình ảnh anh lính trẻ đứng canh chim làm tổ. Hình ảnh ấy khiến chúng ta liên tưởng đến việc anh lính trẻ đứng canh giữ hải đảo, bảo vệ đất nước ta khỏi ánh mắt của kẻ thù. Những tiếng chim vẫn lảnh lót kêu suốt bốn mùa ở đảo làm cho không khí nơi đây luôn rộn ràng mà không bị trầm tĩnh. Tác giả liên tưởng tiếng chim rơi trước nòng súng như những tiếng sáo diều vi vu mà yên bình. Cả hình ảnh chim và người đều mang đến một hình ảnh vô cùng đẹp đẽ, đó là hình ảnh chim và người xây dựng cột mốc tiền tiêu. Hai hình ấy hòa hợp với nhau tạo nên một bức tranh đẹp đến rung động lòng người. 

      Qua bài thơ Đảo Sơn Ca, tác giả Lê Cảnh Nhạc đã mang đến cho chúng ta một bức tranh về thiên nhiên nơi hải đảo hùng vĩ nhưng không kém phần bình yên. Từ những lời thơ mộc mạc mà giản dị đã cho chúng ta được dạo quanh đảo Sơn Ca để chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngút ngàn ấy. Chúng ta không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên mà còn được chiêm ngưỡng cả những vẻ đẹp của những người lính ngày ngày canh giữ hải đảo cho chúng ta. Nếu có cơ hội thì chúng ta hãy đến nơi đây để được tận hưởng hết những vẻ đẹp ở nơi đây.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay