Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 8: Cánh cửa mở ra thế giới (Văn bản thông tin) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 8: Cánh cửa mở ra thế giới (Văn bản thông tin) (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo.

ÔN TẬP BÀI 8. CÁNH CỬA MỞ RA THẾ GIỚI (PHẦN 1)

Câu 1: Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng

  1. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp
  2. Em để nó ở lại - giọng em ráo hoảnh - anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau

Trả lời:

thành phần phụ chú trong các câu là:

  1. Một buổi mai đầy sang thu và gió lạnh. Đây là thành phần phụ chú giải thích cho cụm từ "buổi mai hôm ấy"
  2. Giọng em ráo hoảnh. Đây là thành phần phụ chú bình luận về cách nói của người em.

 

Bài 2: Viết một đoạn văn giới thiệu về thi hào Nguyễn Du, trong đó có sử dụng thành phần phụ chú.

Trả lời:

Nguyễn Du quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông rất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan có truyền thống văn hóa, văn học. Nhà thơ sống trong một thời đại có nhiều biến động về lịch sử và xã hội: chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, bão táp phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn. Cuộc đời Nguyễn Du đã trải qua nhiều thăng trầm như: sống phiêu bạt nhiều nơi, đi ở ẩn rồi lại ra làm quan bất đắc chí, đi xứ Trung Quốc. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa và là người từng trải. Nhờ thế mà ông có vốn sống phong phú, có tấm lòng yêu thương sâu sắc hướng về những đau khổ của mọi kiếp trong xã hội.

Bài 3: Những hành động nào của cô Uyên đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách của nhân vật “tôi”.

Trả lời:

Cô Uyên là cô thủ thư ở thư viện mới của tỉnh. Ngoài ra, cô cũng là em gái của tác giả Kim Lân. Lúc đầu, cô làm theo quy định và không cho cậu bé vào mượn sách vì chưa đủ tuổi. Thấy được lòng hiếu học và tình yêu với sách của cậu bé, cô liền cho phép cậu đọc sách, cấp thẻ và còn cho cậu bé mượn sách mang về nhà. 

Khi đã đọc hầu như hết các quyển sách tại thư viện, cậu bé ra hiệu sách và báo cho cô những quyển sách mới được xuất bản. Cô sẽ mua về, cho phép cậu bé là người đầu tiên đọc sách rồi mang trả lại cô. Những hành động đó của cô Uyên đã góp phần nuôi dưỡng tình yêu sách của nhân vật “tôi”.

Câu 4: Có thẻ chia văn bản Mẹ vắng nhà thành mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần.

Trả lời:

Văn bản có thể chia thành 4 phần:

- Phần 1 (Đoạn 1,2): Giới thiệu các thông tin khái quát về bộ phim, tác giả, đạo diễn,…

- Phần 2 (Đoạn 3): Nêu diễn biến của bộ phim thông qua hoàn cảnh của chị Út Tịch và nhân vật Bé - Con gái chị Út Tịch

- Phần 3(Đoạn 4,5,6): Nêu lên những thành công của bộ phim.

- Phần 4 (Còn lại): Nêu lên giá trị thời đại của bộ phim.

Câu 5: Tác giả viết văn bản Mẹ vắng nhà nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Tác giả viết văn bản này nhằm mục đích ca ngợi những con người Việt Nam yêu nước, thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc; là tài liệu để tìm về quá khứ.

Câu 6: Xác định thành phần biệt lập trong các trường hợp sau và cho biết chức năng của chúng:

  1. Sương chùng chình qua ngõ

    Hình như thu đã về

(Hữu Thỉnh, Sang thu)

  1. Cả ba cùng chạy vào, cùng nói:

– Bác Tai ơi, bác có đi với chúng cháu đến nhà lão Miệng không? Chúng cháu đến nói cho lão biết, từ nay chúng cháu không làm cho lão ăn nữa. Chúng cháu cũng như bác, lâu nay vất vả nhiều rồi, nay phải nghỉ ngơi mới được.

(Truyện ngụ ngôn Việt Nam, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng)

  1. Trẻ con chúng tôi la ó, té nhau, reo hò. Ôi, con suối; con suối khi nó cạn, chúng tôi ngẩn ngơ. Chúng tôi thỏa thuê tắm, khi ra về tiếng ào ào vọng mãi.

(Duy Khán, Tuổi thơ im lặng)

Trả lời:

  1. Thành phần biệt lập là:

- Thành phần tình thái: Hình như

-> Chức năng: Thể hiện sự chưa chắc chắn, ngập ngừng trong suy nghĩ của tác giả khi đứng trước thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.

  1. Thành phần biệt lập là:

- Thành phần gọi – đáp: Bác Tai ơi

-> Chức năng: Lời gọi thể hiện sự thân thiết, thân mật giữa các bộ phận của một cơ thể người.

  1. Thành phần biệt lập là: Ôi

-> Chức năng: Bày tỏ cảm xúc của lũ trẻ trước con suối.

Câu 7: Cho biết thành phần phụ chú trong mỗi trường hợp sau bổ sung thông tin gì:

  1. Đêm ấy ông khách – đích thị Bọ Dừa, cụ giáo thông thái chả bao giờ nói sai – ngủ lại dưới vòm lá trúc thật.

(Trần Đức Tiến, Giọt sương đêm)

  1. Và bởi vậy, truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” vẫn còn sống mãi trong lòng người đọc – vượt qua khỏi giới hạn không gian và thời gian.

(Theo Minh Khuê, Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”)

  1. Vài ngày ngâm rửa như thế, mới bắt đầu một trong những quy trình then chốt – gọt thủy tiên.

(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thuỷ tiên)

  1. Giữa dây buộc một miếng vải đỏ hay một vật bất kì làm dấu (gọi là tâm điểm) để xác định đội thắng.

(Trần Thị Ly, Kéo co)

Trả lời:

  1. Thành phần phụ chú: đích thị Bọ Dừa

-> Bổ sung thông tin về tên gọi của nhân vật “ông khách”.

  1. Thành phần phụ chú: vượt qua khỏi giới hạn không gian và thời gian

-> Bổ sung thông tin về giá trị của tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”.

  1. Thành phần phụ chú: gọt thủy tiên

-> Bổ sung thông tin về tên gọi của một trong những quy trình then chốt khi gọt củ hoa thủy tiên.

  1. Thành phần phụ chú: gọi là tâm điểm

-> Bổ sung thông tin về tên gọi của việc xác định vị trí “giữa dây buộc một miếng vải đỏ hay một vật bất kì làm dấu”.

Câu 8: Văn bản “Chuyến du hành về tuổi thơ” gồm mấy phần? Tóm tắt nội dung của từng phần.

Trả lời:

- Văn bản gồm có ba phần:

+ Phần 1 (Từ đầu đến “cho tất cả những ai đã từng là trẻ con”): Giới thiệu khái quát các thông tin về cuốn sách, giá trị của cuốn sách.

+ Phần 2 (Tiếp đến “ tội danh người lớn”): Dẫn dắt bằng câu chuyện tuổi thơ đầy màu sắc của cậu bé Mùi và kể về những trò chơi mà tụi nhỏ đã nghĩ ra để khỏi nhàm chán với các công việc được lặp đi lặp lại hàng ngày.

+ Phần 3 (Còn lại): Tác giả tự chiêm nghiệm và rút ra cho mình kinh nghiệm về sự trưởng thành.

Câu 9: Nội dung chính “Chuyến du hành về tuổi thơ”  được thể hiện qua những chi tiết nào?

Trả lời:

Nội dung chính được thể hiện qua những chi tiết:

+ “Một ngày, tôi chợt nhận thấy cuộc sống thật là buồn chán và tẻ nhạt”.

+ “Bởi vậy, cậu bé quyết định sẽ lấp đầy những ngày buồn tẻ bằng những “phi vụ” nghịch ngợm mà cũng hết sức đáng yêu.”

Câu 10: Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ và chỉ ra mục đích của việc sử dụng những từ ngữ ấy (trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 5 – 7 dòng).

Trả lời:

Đọc văn bản trên, ta có thể thấy được rất nhiều từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về cuốn sách “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”. Đó là sự bồi hồi, đắm mình, vui sướng, ngỡ ngàng, lắng đọng, chiêm nghiệm. Người viết đã khéo léo dẫn dắt người đọc đi từ cảm xúc này đến cảm xúc khác. Dù chưa được đọc đầy đủ cuốn sách Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ nhưng qua văn bản của người viết, ta cũng có thể cảm nhận được điều mà cuốn sách muốn truyền tải. Như vậy, mục đích của việc sử dụng những từ ngữ ấy để bày tỏ sự yêu thích, tình cảm, những cung bậc cảm xúc của tác giả khi đọc tác phẩm.

Câu 11: Xác định thông tin cơ bản của văn bản Mẹ vắng nhà. Thông tin đó được thể hiện qua những chi tiết nào?

Trả lời:

Các thông tin cơ bản của văn bản và các chi tiết thể hiện điều đó trong văn bản:

- Giới thiệu khái quát về bộ phim:

+ Đạo diễn Nguyễn Khánh Dư: là một nhà quay phim kì cựu của điện ảnh cách mạng Việt Nam và đã đoạt giải Quay phim xuất sắc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ hai năm 1973.

+ Tác phẩm: “Mẹ vắng nhà” (1979) được chuyển thể từ truyện ngắn “Người mẹ cầm súng” và “Người mẹ vắng nhà” của nhà văn Nguyễn Thi.

+ Bộ phim “Mẹ vắng nhà” từng đoạt giải thưởng Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam vào năm 1980, đoạt 2 giải thưởng quốc tế quan trọng tại Liên hoan phim Mát-xcơ-va và Ca-lo-vi Va-ri.

- Bối cảnh:

+ Bối cảnh: Vùng sông nước Nam Bộ, nơi những con người bình thường, ngay cả những đứa trẻ nhỏ bé cũng phải sống trong cảnh nguy hiểm dưới bom đạn của quân đội Mỹ.

+ Điều đặc biệt là bộ phim không nói mô tả sự mất mát, đau thương của người dân Việt Nam mà là bản anh hùng ca lãng mạn, là vẻ đẹp tràn ngập biểu tượng và chất thơ về tinh thần chịu đựng, là khí phách, lòng dũng cảm, cũng như tâm hồn và phẩm giá của con người Việt Nam thời chiến tranh.

- Nội dung: Bộ phim kể về cuộc sống của chị Út Tịch và năm đứa con thơ trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam giữa những ngày tháng khốc liệt nhất.

+ Mở đầu là hình ảnh hạnh phúc chị Út Tịch đang quay quần cạnh đàn con thơ.

+ Chị làm nhiệm vụ tải lương và để năm đứa con tự chăm sóc nhau

+ Bé - chị cả thay mẹ chăm lo cho các em

+ Thường xuyên leo lên cây ngắm mẹ đi đánh giặc và kể về việc mẹ đánh giặc cho các em nghe

- Yếu tố làm nên sự thành công của bộ phim:

+ Đạo diễn có tài năng trong việc tạo dựng không khí, bối cảnh: Không chỉ thành công trong mô tả sinh hoạt của những đứa trẻ vắng mẹ và bối cảnh làng quê vùng sông nước Nam Bộ, đạo diễn còn để lại dấu ấn qua những cảnh tưởng tượng hay giấc mơ qua góc máy lãng mạn bay bổng và giàu hình tượng.

+ Nhân vật là linh hồn của bộ phim.

- Ý nghĩa: “Mẹ vắng nhà” là bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh.

Câu 12: Cách chia bố cục và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản đã thể hiện mục đích viết của văn bản Mẹ vắng nhà như thế nào? (trình bày bằng một đoạn văn ngắn khoảng 10 – 12 dòng).

Trả lời:

Mục đích của văn bản này là nhằm mục đích ca ngợi những con người Việt Nam yêu nước, thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc, tài liệu để tìm về quá khứ. Nhờ vào cách chia bố cục đã góp phần lớn vào việc thể hiện mục đích văn bản, đi từ giới thiệu bao quát về bộ phim đến việc dẫn dắt vào cốt phim, những thành công làm nên bộ phim và ý nghĩa mà bộ phim để lại, xuyên suốt bố cục đó là sự lồng ghép tuyến truyện, cho ta thấy được cuộc sống của chị Út Tịch và năm đứa con thơ trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam giữa những ngày tháng khốc liệt. Đồng thời, sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản còn giúp cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn, như những lời tâm tình tuyệt đẹp và đáng yêu về sự sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh, từ đó bày tỏ sự đồng cảm, thấu hiểu, ca ngợi con người Việt Nam yêu nước, thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc.

Câu 13: Trong văn bản có câu “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ thực sự là một tác phẩm nhỏ xinh cho những ai mong muốn được trở về những ngày tháng xưa, được lắng động vài giây để chiêm nghiệm về quá trình trưởng thành của mỗi người”, câu nói trên gợi cho em những suy nghĩ gì về ký ức tuổi thơ?

Nếu như được đặt tên khác cho cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh, em sẽ đặt tên như thế nào?

Trả lời:

Em có thể tham khảo gợi ý sau:

Trong văn bản có câu “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ thực sự là một tác phẩm nhỏ xinh cho những ai mong muốn được trở về những ngày tháng xưa, được lắng động vài giây để chiêm nghiệm về quá trình trưởng thành của mỗi người”, câu nói trên gợi cho em rất nhiều suy nghĩ, cảm xúc về ký ức tuổi thơ. Đó là sự mừng rỡ khi thấy mẹ đi chợ về mua cho đồ ăn ngon, là sự sung sướng khi thắng được các trò chơi mà bạn bè trong xóm tổ chức, là cái tiếc ngẩn tiếc ngơ khi đánh mất món đồ mình yêu thích, là nỗi buồn khi đi học bị điểm kém,… Tất cả đã tạo nên cho em những kỷ niệm tuổi thơ với đầy đủ cung bậc cảm xúc, chất chứa bao hoài niệm.

Nếu như được đặt tên khác cho cuốn sách của Nguyễn Nhật Ánh, em sẽ đặt tên là “Cuộc hành trình vượt thời gian” hoặc “Chuyến tàu ký ức”.

Câu 14: Dựa vào nội dung văn bản và cảm nhận của em về cuốn Cho tôi một vé đi tuổi thơ, hãy thiết kế một áp phích để giới thiệu cuốn sách này với bạn bè.

Trả lời:

Em có thể tham khảo thiết kế sau:


Câu 15: Thực hiện nhiệm vụ sau:

  1. Phỏng vấn sáu bạn (ba nam và ba nữ) trong lớp về hai câu hỏi sau: Bạn xem video clip, xem phim hay đọc sách nhiều hơn? Vì sao?
  2. Thống kê các câu trả lời và rút ra một số nhận xét về kết quả phỏng vấn.

Trả lời:

Em có thể tham khảo gợi ý sau:

  1. Phỏng vấn sáu bạn (ba nam và ba nữ) trong lớp về hai câu hỏi. Câu trả lời em nhận được là:

- Hai bạn lựa chọn các bạn xem video vì nó ngắn gọn, tóm gọn nội dung.

- Những bạn còn lại lựa chọn đọc sách nhiều hơn vì vừa đọc vừa có thể suy ngẫm.

  1. Một số nhận xét về kết quả phỏng vấn:

- Xã hội càng phát triển thì con người lại càng sống gấp gáp.

- Một phần trong chúng ta hướng đến việc thuận tiện, tìm đến tất cả những gì nhanh, gọn cho bản thân. Nhưng đôi khi sự nhanh gọn ấy lại làm cho con người đánh mất nhiều thông tin giá trị.

- Cần đề cao, chú trọng, tăng cường việc đọc sách đối với giới trẻ trong xã hội hiện nay.

Câu 16: Kể tên một bộ phim thiếu nhi mà em yêu thích nhất. Vì sao em yêu thích bộ phim đó?

Trả lời:

Em có thể tham khảo bộ phim sau:

Bộ phim “Mộ đom đóm” là bộ phim em yêu thích vì bộ phim nói về tình cảm anh em rất cảm động.


Câu 17: Xác định thông tin cơ bản của văn bản Tốt - tô - chan(TOTTO - CHAN) bên cửa sổ: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương, thông tin ấy được thể hiện qua những chỉ tiết nào? Vẽ sơ đổ thể hiện mối quan hệ giữa thông tin cơ bản và các chi tiết của văn bản

Trả lời:

Thông tin cơ bản là hành trình ước mơ của những đứa trẻ và sự thấu hiểu của thầy cô, từ một đứa trẻ hiếu động trở thành một đứa trẻ ngoan, có ước mơ và có được tình yêu thương của mọi người

Chi tiết:

Không được gò bó em và các kế hoạch của cô giáo. Phải cho các em vui chơi thoải mái trong thiên nhiên. Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo"

Lời khen tặng "con là một cô bé ngoan" của thầu hiệu trưởng đã trở thành động lực để cii bé Tốt-tô-chan trở thành một một người thành công và hạnh phúc. "Nếu tôi không đến trường Tô-mô và gặp ông Ko-ba-gia-so-ki thì rất có lẽ tôi sẽ bị coi là "một cô bé hư" đầu mặc cảm và nhút nhát.


Câu 18: So sánh hai câu sau và cho biết sự khác nhau về nghĩa giữa chúng:

  1. Chắc chắn trời sẽ mưa
  2. Có lẽ trời sẽ mưa

 Theo em vì sao có sự khác biệt ấy?

Trả lời:

  1. Chắc chắn - là trời sẽ đổ mưa 
  2. Có lẽ - có thể mưa hoặc không mưa

Giống nhau là đều là cách dự đoán.

Câu 19: Viết đoạn văn khoảng năm câu thể hiện những cảm xúc của em khi được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp, trong đó có ít nhất một câu chứa thành phần biệt lập. Xác định chức năng của (những) thành phần biệt lập này.

Trả lời:

Nghỉ hè, em được bố mẹ cho đi tắm biển. Bãi biển Mỹ Khê rất nổi tiếng ở Đà Nẵng. Nước biển xanh, trong vắt. Những bãi cát vàng óng. Gió thổi lồng lộng. Gần biển có rất nhiều khách sạn, nhà hàng. Khách du lịch đến tắm biển rất đông. Ôi, bức tranh thiên nhiên thât tuyệt vời biết bao nhiêu, em chứng kiến bức tranh ngỡ như đang ở trốn bồng lai tiên cảnh, thật hiền hòa, đjep dẽ. Em còn được thưởng thức nhiều món hải sản rất ngon. Em rất yêu thích nơi đây.

Thành phần biệt lập là Ôi- thành phần cảm thán, diễn tả cảm xúc của em khi chứng kiến bức tranh tuyệt đẹp

 

Câu 20: Viết ví dụ có sử dụng thành phần phụ chú

Trả lời:

  1. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy 1 tuổi.
  2. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay