Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 8: Cánh cửa mở ra thế giới (Văn bản thông tin) (P2)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 8: Cánh cửa mở ra thế giới (Văn bản thông tin) (P2). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 8. CÁNH CỬA MỞ RA THẾ GIỚI (PHẦN 2)

Câu 1: Em hãy cho biết thế nào là thành phần biệt lập trong câu. Có mấy loại thành phần biệt lập?

Trả lời:

- Thành phần biệt lập là thành phần phụ có tính độc lập với nòng cốt câu.

- Thành phần biệt lập gồm các loại sau:

+ Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu, thường được tách biệt bằng dấu gạch ngang, dấu phẩy, dấu ngoặc đơn hoặc dấu hai chấm.

+ Thành phần gọi – đáp: được dùng để gọi đáp, tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.

+ Thành phần cảm thán: được dùng để diễn tả cảm xúc của người nói.

+ Thành phần tình thái: được dùng để diễn tả thái độ, cách đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

Câu 2: Em hãy lấy ví dụ về từng loại thành phần biệt lập đã được nêu trong câu 1.

Trả lời:

  *Ví dụ về thành phần phụ chú:

Bên dưới con thác – đây là cảnh tượng đáng kinh ngạc hơn cả, là một mớ những đường ống thủy tinh kếch xù từ đâu đó tít trên trần rủ xuống vục vào lòng sông.

-> Phần in đậm trong ví dụ trên là thành phần phụ chú, được dùng để bổ sung thông tin cho khung cảnh “bên dưới con thác”.

  *Ví dụ về thành phần gọi – đáp:

Hai bà cháu chợt nhận ra cô Gió, bà tươi tỉnh hẳn lên:

- Đào ơi, có gió rồi, con nghỉ tay đi.

Trong ví dụ trên, “Đào ơi” được dùng để hô gọi, nhằm bắt đầu cuộc thoại.

  *Ví dụ về thành phần cảm thán:

Ôi, cô Gió thật là tốt quá! Bà cứ tỉnh cả người.

Trong ví dụ trên, “Ôi” biểu lộ cảm xúc (sự xúc động mạnh mẽ) của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

  *Ví dụ về thành phần tình thái:

Tàu Nau-ti-lơtx dường như đứng yên một chỗ, vì xung quanh chẳng thấy một điểm nào động đậy.

Câu 3: Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm “Mẹ vắng nhà”

Trả lời:

- Tác giả: Lê Hồng Lâm (sinh năm 1977)

+ Quê: Quảng Trị

+ Là nhà báo, nhà phê bình điện ảnh Việt Nam.

+ Tốt nghiệp khoa Báo chí, Đại học Quốc gia Hà Nội.

+ Từng làm phóng viên, biên tập viên nghệ thuật của tuần báo Sinh viên Việt Nam và 12 năm làm thư ký tòa soạn của tạp chí Thể thao Văn hóa và Đàn ông.

+ Tác phẩm nổi bật: 101 bộ phim  Việt Nam hay nhất, Người tình không chân dung.

- Tác phẩm: In trong 101 bộ phim Việt Nam hay nhất, Nhã Nam và NXB Thế giới, 2018).

Câu 4: Việc kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích) góp phần như thế nào vào việc thể hiện mục đích viết của tác giả “Mẹ vắng nhà”?

Trả lời:

Việc kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ (áp phích) góp phần vào việc thể hiện mục đích viết của tác giả: Giúp cho phần nội dung được thể hiện sinh động hấp dẫn, tóm gọn nội dung của bộ phim và gây được sự tò mò, hứng thú cho người đọc.

Câu 5: Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm Chuyến du hành về tuổi thơ.

Trả lời:

- Tác giả: Trần Mạnh Cường

- Tác phẩm: trích từ trang web https://www.nxbtre.com.vn/diem-tin/cho-toi-xin-mot-ve-di-tuoi-tho-33821.html, 08/9/2022)

Câu 6: Chi tiết: “Hình ảnh Giăng Van-giăng (Jean Valjean), Phăng-tin (Fantine), Cô-dét (Cosette), Ga-vơ-rốt (Gavroche) cử lừng lững đi lại, nói năng, buồn vui, đau khổ ngay trước mặt tôi kia” thể hiện điều gì về nhân vật “tôi”?

Trả lời:

Sau khi đọc được rất nhiều sách, chi tiết “Hình ảnh Giăng Van-giăng (Jean Valjean), Phăng-tin (Fantine), Cô-dét (Cosette), Ga-vơ-rốt (Gavroche) cử lừng lững đi lại, nói năng, buồn vui, đau khổ ngay trước mặt tôi kia” hiện lên trong đầu của cậu bé. Họ là những nhân vật không có thực trong cuốn sách cậu vừa đọc xong. Tuy nhiên, giờ đây họ lại xuất hiện như những con người đích thực, cho thấy tâm hồn của cậu bé vô cùng rộng mở. Thông qua những con chữ, cậu có thể liên tưởng được đến những hình ảnh thực tế.

Câu 7:  Em hãy nêu nội dung chính của bài Tình yêu sách

Trả lời:

Nội dung chính: kể về nhân vật tôi với niềm đam mê với sách. 

Câu 8: Chia sẻ với bạn về một cuốn sách hoặc bộ phim đã giúp em mở rộng tầm hiểu biết về thiên nhiên hoặc con người.

Trả lời:

Lịch sử tự nhiên là một cuốn sách vô cùng thú vị về các loài vật trên trái đất hiện tại. Để không gây nhàm chán, các hình ảnh về các loài vật được chụp lại rất chân thực. Cuốn sách này giúp em thấy được tất cả các loại động, thực vật đã từng tồn tại trên trái đất từ rất lâu về trước, kể cả khủng long. Nhờ đó, em có cái nhìn sâu rộng hơn về thiên nhiên và các loài động, thực vật.

Câu 9: Văn bản Tốt - tô - chan(TOTTO - CHAN) bên cửa sổ: Khi trẻ con lớn lên trong tình thương gồm mấy phẩn? Nội dung của từng phần là gì?

Trả lời:

Văn bản gồm có 3 phần

Phần 1: Giới thiệu cuốn sách và tác giả

Phần 2: Nói về ước mơ của các em và những bài học cho các bé 

Phần 3: Bài học được rút ra và sự lan tỏa của tác phẩm tới người đọc

Câu 10: Trong văn bản có câu sau: “Sau hơn bốn mươi năm kể từ khi ra mắt, Mẹ vắng nhà vẫn là một bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sức sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh”. Em có đồng ý với câu đó không? Hãy trình bày suy nghĩ của em bằng một đoạn văn ngắn khoảng 12 – 15 dòng.

Trả lời:

Em đồng ý với câu: “Sau hơn bốn mươi năm kể từ khi ra mắt, Mẹ vắng nhà vẫn là một bộ phim tuyệt đẹp và đáng yêu về sức sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh”, bởi câu trên đã nhận định hoàn toàn đúng đắn về giá trị và ý nghĩa của bộ phim “Mẹ vắng nhà”. “Mẹ vắng nhà” kể về cuộc sống của chị Út Tịch và năm đứa con thơ trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam giữa những ngày tháng khốc liệt nhất. Trong truyện, người mẹ phải đi làm nhiệm vụ tải lương, tải đạn cho bộ đội nên đành để các con ở nhà tự chăm sóc và người chị cả là Bé – chưa đến mười tuổi, đã thay mẹ chăm lo cho các em nhỏ: chèo thuyền đi mò ốc ra chợ bán rồi mua quà bánh về cho các em, dạy dỗ các em như một người mẹ trẻ, leo lên cây ngắm mẹ đi đánh giặc, rồi kể cho mấy đứa em nghe về mẹ. Có thể thấy, bộ phim không mô tả sự mất mát, đau thương của người dân Việt Nam mà tập trung nhấn mạnh vào sức sống, tình yêu thương và khả năng chịu đựng của những đứa trẻ trong chiến tranh, là bản anh hùng ca lãng mạn, là vẻ đẹp tràn ngập biểu tượng và chất thơ về tinh thần chịu đựng của con người Việt Nam thời chiến nói chung.

Câu 11: Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau và cho biết chúng bổ sung cho điều gì?

  1. Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên ở đó thôi.
  2. Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hoà bình, công bằng và công lý. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - đánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.
  3. Bước vào thế kỉ mới, muốn "sánh vai cùng các cường quốc năm châu", thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang vào những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỷ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất.
  4. Cô bé nhà bên (có ai ngờ)

Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích

Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

Trả lời:

  1. Thành phần phụ chú là: "kể cả anh" bổ sung thêm đối tượng được nhắc tới.
  2. Thành phần phụ chú là: "Các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ" bổ sung thêm cho cụm từ "những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này"
  3. Thành phần phụ chú là: "có ai ngờ" bổ sung thái độ ngạc nhiên của người nói.

"Thương thương quá đi thôi" bổ sung tình cảm yêu thương của tác giả đối với nhân vật.

Câu 12: Nội dung chính của văn bản “Chuyến du hành về tuổi thơ” là gì?

Trả lời:

- Nội dung chính của văn bản là nói về những điều kì diệu xung quanh cuộc sống của cậu bé Mùi và các bạn của cậu. Đó là khoảng thời gian tuổi thơ tươi đẹp, là dấu ấn của sự trưởng thành.

Câu 13: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong sa-pô và các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 của văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ, phân tích tác dụng của chúng đối với việc thể hiện nội dung của đoạn.

Trả lời:

- Phương thức biểu đạt được sử dụng trong sa-pô và các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 của văn bản là thuyết minh.

- Tác dụng: Sa-pô giữ vai trò dẫn dắt, các đoạn 1, 2, 3, 4, 5 giữ vai trò khai triển, đưa ra các thông tin, luận điểm về quãng thời gian trưởng thành của em bé Mùi trong truyện, kết hợp với yếu tố biểu cảm để tạo sự tò mò.

Câu 14: Nhận xét về cách đặt nhan đề Chuyến du hành về tuổi thơ của tác giả.

Trả lời:

Cách đặt nhan đề của tác giả đã gây ấn tượng, chạm đến cảm xúc, gợi sự tò mò của người đọc về văn bản.

Câu 15: Mục đích viết của văn bản Chuyến du hành về tuổi thơ là gì? Cách bố cục và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản đã thể hiện được mục đích đó như thế nào? (trả lời hai câu hỏi trên bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7 dòng).

Trả lời:

Mục đích của văn bản này là kể về câu chuyện tuổi thơ của cậu bé Mùi và cách cậu lớn lên cùng với những người bạn của mình (Hải cò, con Tủn và Tí sún), thông qua tác phẩm ‘Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ” của Nguyễn Nhật Ánh. Cách bố cục và sử dụng các phương tiện ngôn ngữ, phi ngôn ngữ trong văn bản đã giúp cho văn bản thêm sinh động, hấp dẫn, như những lời tâm tình của trẻ con, từ đó thể hiện được sự chiêm nghiệm và hồi ức về tuổi thơ giúp người đọc dễ đồng cảm, thấu hiểu, đồng thời truyền đạt cảm xúc tới người đọc dễ dàng hơn.

Câu 16: Dựa vào thành phần gọi – đáp trong các trường hợp bên dưới, hãy cho biết tính chất mối quan hệ giữa người nói và người nghe.

  1. Những lúc như vậy em chỉ nhanh chóng quay đi và nói khẽ: “Dạ không có gì”.

(Giắc Can-phiu & Mác Vích-to Han-xen, Chị sẽ gọi em bằng tên)

  1. – Hay là chúng ta đem cho nói cái áo bông cũ, chị ạ.

    – Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

(Thạch Lam, Gió lạnh đầu mùa)

Trả lời:

  1. Thành phần gọi – đáp: Dạ

-> Mối quan hệ giữa người nói và người nghe: Em – chị.

  1. Thành phần gọi đáp: Ừ

-> Mối quan hệ giữa người nói và người nghe: Chị – em.

Câu 17: Em hãy viết một đoạn hội thoại (khoảng bốn đến năm câu) có sử dụng các thành phần biệt lập.

Trả lời:

Tôi (quay sang Hà, nói): Hà ơi, bạn chưa làm tiểu luận à? Nay đến hạn nộp đó.

Hà: Ôi, tớ quên mất. Giờ tớ làm ngay.

Tôi: Nhanh nhé! Tối nay phải nộp rồi đó.

Hà: Ừm, tớ cảm ơn nha.

*Chú thích:

- Thành phần phụ chú: quay sang Hà, nói.

- Thành phần gọi – đáp: Hà ơi.

- Thành phần cảm thán: Ôi.

Câu 18: Viết đoạn văn khoảng năm câu thể hiện những cảm xúc của em khi được chiêm ngưỡng một cảnh đẹp, trong đó có ít nhất một câu chứa thành phần biệt lập. Xác định chức năng của (những) thành phần biệt lập này.

Trả lời:

Việt Nam nổi tiếng với vẻ đẹp tuyệt sắc trăm miền, trong đó em ấn tượng nhất với vẻ đẹp của Hồ Gươm – nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội. Chao ôi, Hồ Gươm mới đẹp làm sao! Nước hồ trong xanh. Trong cái nắng vàng ươm của mùa hạ, mặt hồ long lanh như được dát vàng. Hai bên bờ là hàng liễu nhẹ nhàng rũ xuống, làm cho cảnh sắc Hồ Gươm càng thêm thơ mộng, trữ tình.

*Chú thích:

- Thành phần cảm thán: Chao ôi

-> Chức năng: Bày tỏ cảm xúc trước vẻ đẹp của Hồ Gươm.

- Thành phần phụ chú: nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội

-> Chức năng: Bổ sung thông tin về địa điểm của cảnh sắc Hồ Gươm.

 

Câu 19: Em hãy nêu giá trị nội dung của bài Tình yêu sách

Trả lời:

- Nội dung: tình yêu sách đối với nhân vật tôi 

Câu 20: Nêu giá trị nghệ thuật của bài Tình yêu sách

Trả lời:

- Nghệ thuật: lập luận chặt chẽ, các câu chuyện đan xen lồng ghép, các dẫn chứng đắt giá góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay