Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo Ôn tập Bài 9: Âm vang của lịch sử (Truyện lịch sử) (P1)

Bộ câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập tự luận Ôn tập Bài 9: Âm vang của lịch sử (Truyện lịch sử) (P1). Bộ tài liệu tự luận này có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo

ÔN TẬP BÀI 9. ÂM VANG CỦA LỊCH SỬ (PHẦN 1)

Câu 1:  Văn bản “Bến cảng nhà rồng” kể về sự việc gi trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba” Đối chiếu văn bản truyện với tiểu sử, niên biểu của lãnh tụ Hồ Chí Minh, chỉ ra một số chi tiết tương đồng, khác biệt.

Trả lời:

Văn bản trên kể về sự việc rời khỏi bến cảng nhà Rồng sang phương Tây tìm đường cứu nước trong cuộc đời của nhân vật “anh Ba” 

Câu 2: Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm “Viên tướng trẻ và con ngựa trắng”

Trả lời:

- Tác giả: Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960)

+ Xuất thân trong một gia đình nhà nho ở làng Dục Tú, Từ Sơn, Bắc Ninh, nay thuộc xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội.

+ Ông là tác giả của nhiều truyện lịch sử nổi tiếng như: Đêm hội Long Trì, Sống mãi với Thủ đô, Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung,…và cũng là tác giả của các vở kịch đặc sắc như: Vũ Như Tô, Bắc Sơn, Những người ở lại,…

- Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng gồm mười tám chương, kể câu chuyện về Trần Quốc Hoàn – Hoài Văn Hầu, người anh hùng tuổi nhỏ, chí lớn đã cùng quân tướng nhà Trần lập nhiều chiến công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược. Phần văn bản dưới đây được trích từ các chương VIII, IX, X, XI, XIII của tác phẩm.

Câu 3: Tóm tắt các sự kiện trong văn bản Viên tướng trẻ và con ngựa trắng và cho biết các sự kiện được kể theo mấy tuyến. Đó là những tuyến nào?

Trả lời:

Các sự kiện trong văn bản được kể theo hai tuyến:

- Tuyến 1:

+ Nhìn thấy quân giặc đang lọt thỏm vào thế trận của mình khiến Hoài Văn Hầu vô cùng phấn khích.

+ Quân giặc tiến vào giữa cánh đồng, hàng nghìn mũi tên phóng xuống đám giặc khiến chúng tranh nhau chạy, phần lớn thương vong, những tên may mắn sống sót cũng bị các chiến sĩ đuổi đến vung con dao to chém giết. Quân giặc dưới sự chỉ dẫn của viên tướng chạy thục mạng ra khỏi cánh đồng. Hoài Văn chỉ tay vào mặt viên tướng: Bại trận, đến nước này, chúng bay còn muốn chống lại uy trời đó sao? Hãy bỏ giáo quỳ hàng, thì còn được toàn tính mạng.

- Tuyến 2:

Chiêu Thành Vương bị quân giặc bao vây khó đường chạy thoát trên đường đi đuổi Trần Ích Tắc - kẻ đã đầu hàng giặc Nguyên, nhưng được Hoài Văn tiếp cứu.

Câu 4: Đoạn trích “Quang trung đại phá quân Thanh” có thể chia thành mấy phần? Nêu nội dung chính của từng phần.

Trả lời:

Đoạn trích có thể chia thành hai phần lớn:

- Phần 1: Từ đầu cho đến “các người nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác!”. Phần này là trước trận đánh. Các nội dung nhỏ trong phần này là: tình thế đất nước, Nguyễn Huệ lên ngôi, vua Quang Trung bàn bạc kế sách với mọi người, thúc giục quân sĩ, chỉ trích Sở và Lân, khen ngợi Ngô Thì Nhậm và chuẩn bị lực lượng cho trận đánh lớn.

- Phần 2: Từ “Cả năm đạo quân đều lạy vâng mệnh lệnh” đến hết. Nội dung của phần này là việc tiến quân của nghĩa quân Tây Sơn ra bắc đánh phá quân Thanh, quân Thanh thua trận bỏ chạy.

Câu 5: Em hãy liệt kê những sự kiện lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản Quang trung đại phá quân Thanh.

Trả lời:

Một số sự kiện lịch sử chính:

- Tôn Sĩ Nghị kéo quân vào Thăng Long.

- Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế.

- Vua Quang Trung tiến quân ra bắc.

- Quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh chỉ trong mấy ngày tết năm Kỷ Dậu 1789.

Câu 6: Hãy trình bày những hiểu biết cơ bản về văn bản “Quang Trung đại phá quân Thanh” (tác giả, thể loại, nội dung,…).

Trả lời:

- Tác giả: Ngô gia văn phái

- Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết lịch sử

- Văn bản là hồi thứ mười bốn của tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí”.

- Nội dung chính: Chiến thắng trước quân Thanh của quân Tây Sơn do vua Quang Trung lãnh đạo.

Câu 7: Em hãy liệt kê những nhân vật lịch sử được tác giả đề cập trong văn bản “Quang Trung đại phá quân Thanh”. Với mỗi nhân vật hãy thêm một hoặc hai câu giới thiệu.

Trả lời:

- Ngô Văn Sở, một danh tướng của nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam.

- Nguyễn Văn Tuyết, một danh tướng nhà Tây Sơn trong lịch sử Việt Nam. Ông là một trong Tây Sơn thất hổ tướng.

- Nguyễn Huệ. Ông là một nhà chính trị, nhà quân sự người Việt Nam, vị hoàng đế thứ 2 của Nhà Tây Sơn, sau khi Thái Đức Hoàng đế Nguyễn Nhạc thoái vị và nhường ngôi cho ông.

- Trưng Nữ Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Trần Hưng Đạo, Lê Thái Tổ. Đây là những người có công lớn đối với nước ta.

- Ngô Thì Nhậm, một tu sỹ Phật giáo, danh sĩ, nhà văn đời Hậu Lê và Tây Sơn, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh.

- Sầm Nghi Đống, một tướng của nhà Thanh, người đã bị quân Tây Sơn đánh bại và thắt cổ tự tử ở núi Loa, Khương Thượng gần thành Thăng Long.

- Tôn Sĩ Nghị, một đại thần của nhà Thanh, Trung Quốc. Ông chỉ huy quân đội nhà Thanh tiến vào Đại Việt nhằm giúp vua Lê Chiêu Thống phục dựng triều đại nhưng thất bại.

- Lê Chiêu Thống, hoàng đế cuối cùng của Hoàng triều Lê nước Đại Việt.

Câu 8: Em hãy trình bày chức năng và đặc điểm của câu kể, câu hỏi, câu cảm và câu khiến.

Trả lời:

Kiểu câu

Chức năng

Đặc điểm

Câu kể (Câu trần thuật)

Kể, miêu tả, thông báo, nhận định,…

Thường kết thúc bằng dấu chấm.

Câu hỏi (Câu nghi vấn)

Dùng để hỏi.

- Sử dụng các từ nghi vấn (ai, gì, nào, tại sao, vì sao, bao giờ,…)

- Kết thúc bằng dấu chấm hỏi.

Câu cảm

Biểu lộ cảm xúc của người nói (hoặc người viết).

- Sử dụng các từ ngữ cảm thán: ôi, chao, chao ôi, chà, trời,… hoặc các từ chỉ mức độ của cảm xúc như: quá, lắm, thật,..

- Thường kết thúc bằng dấu chấm than.

Câu khiến

Yêu cầu, đề nghị, ra lệnh,…

- Sử dụng những từ ngữ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ; đi, nào,…

- Thường kết thúc bằng dấu chấm than.

Câu 9: Em hãy cho biết chức năng và đặc điểm của câu khẳng định, câu phủ định.

Trả lời:

Kiểu câu

Chức năng

Đặc điểm

Câu khẳng định

Khẳng định các hành động, trạng thái, tính chất, đối tượng trong câu.

- Thường không có phương tiện diễn đạt riêng.

- Có thể bắt gặp trong câu khẳng định những cấu trúc: không phải không, không thể không, không ai không,…

Câu phủ định

Phủ định các hành động, trạng thái, tính chất, đối tượng trong câu.

- Thường sử dụng các từ ngữ phủ định như: không, chẳng, không phải, chẳng phải, chả,…

- Có thể bắt gặp trong câu phủ định những cấu trúc: làm gì…, mà…

Ví dụ: Nó làm gì biết.

 

Câu 10: Nội dung chính của từng hồi “Hoàng lê nhất thống chí” là gì?

Trả lời:

- Hồi thứ hai: kể lại việc kiêu binh nổi loạn, phò chúa mới Trịnh Tông lên ngôi sau khi truất quyền chúa cũ Trịnh Cán, đã trở nên kiêu căng, hành động càn quấy, gây bao tai họa, náo động chốn kinh thành.

- Hồi thứ mười bốn: kể lại việc vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

Câu 11: Hãy trình bày những hiểu biết của em về tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống trí”.

Trả lời:

Hoàng Lê nhất thống chí là một tác phẩm viết bằng chữ Hán của nhóm “Ngô gia văn phái” ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê (chỉ là một lối văn ghi chép sự vật, sự việc). Cũng có thể xem Hoàng Lê nhất thống chỉ là một cuốn tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi. Nó không chỉ dừng ở sự nhất thống của vương triều nhà Lê, mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào khoảng ba mươi năm cuối của thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Cuốn tiểu thuyết có tất cả 17 hồi.

Câu 12: Theo em, nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng và nhân vật Phù Đổng Thiên Vương trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt nào?

Trả lời:

Theo em, nhân vật Thánh Gióng trong truyền thuyết Thánh Gióng và nhân vật Phù Đổng Thiên Vương trong văn bản trên có những điểm tương đồng là: khi sinh ra đều không biết nói, không biết cười nhưng khi nge vua cầu tướng ra quân thì thoát ngồi, thoát nói và yêu cầu vua phong ngựa sắt để đi đánh giặc, sau khi đánh giặc đều bay về trời

KHác nhau là Thánh GIóng khi biết nói thì yêu cầu được ăn để trở lên to lớn càng ăn người càng lớn và yêu cầu vua gươm sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt 

Câu 13: Phân tích một số chi tiết làm nổi bật phẩm chất anh hùng của Hai Bà Trưng qua đoạn “diễn ca” Hai Bà Trưng dựng nền độc lập.

Trả lời:

Một số chi tiết nổi bật của Hai Bà Trưng là:

Chị em nặng lời nguyền,

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân, 

Đuổi ngay Tô Định deho tan biên thành

để ta thấy được sức mạnh oai hùng và lòng căm thù giặc sâu sắc của Hai Bà Trung trước quân xâm lược 

Câu 14:  Em hãy nêu nội dung chính của bài Đại Nam Quốc sử diễn ca

Trả lời:

Các tác giả đã tuyên dương đại nghĩa dân tộc, ngợi ca các anh hùng giữ nước và dựng nước, đồng thời phê phán không khoan nhượng bè lũ cướp nước và bán nước. Một số bi kịch lịch sử như cảnh ngộ Mỵ Châu – Trọng Thủy cũng được lý giải phân minh, nêu lên bài học cảnh giác cho hậu thế nhớ mãi.

Câu 15: Cho đoạn văn sau:

Khi quân ra đến sông Giản, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước. Lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt, liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát. Bởi vậy, không hề có ai chạy về báo tin, nên những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi đều không biết gì cả.

(Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí)

  1. Xác định câu khẳng định, câu phủ định được dùng trong đoạn văn trên
  2. Nêu tác dụng của câu khẳng định và câu phủ định trong đoạn văn trên.

Trả lời:

a.

Kiểu câu

Câu văn

Dấu hiệu nhận biết

1. Câu khẳng định

Khi quân ra đến sông Giản, nghĩa binh trấn thủ ở đó tan vỡ chạy trước.

Hình thức: Kết thúc bằng dấu chấm câu.

Nội dung: Khẳng định sự việc nghĩa binh trấn thủ đã tan vỡ.

Lúc đến sông Thanh Quyết, toán quân Thanh đi do thám từ đằng xa trông thấy bóng cũng chạy nốt, liền thúc quân đuổi theo, tới huyện Phú Xuyên thì bắt sống được hết, không để tên nào trốn thoát.

Hình thức: Kết thúc bằng dấu chấm câu.

Nội dung: Khẳng định sự việc bắt sông được tất cả, không có tên nào chạy thoát.

2. Câu phủ định

Bởi vậy, không hề có ai chạy về báo tin, nên những đạo quân Thanh đóng ở Hà Hồi và Ngọc Hồi đều không biết gì cả.

Chứa các cụm từ “không hề”, “không biết”.

  1. Tác dụng của câu khẳng định và câu phủ định trong đoạn văn trên:

- Tác dụng của câu khẳng định: dùng để khẳng định, thể hiện, diễn đạt thông tin về sự vật, sự việc đã xảy ra.

- Tác dụng của câu phủ định: dùng để thông báo, xác thực rằng không có sự vật, sự việc nào xảy ra. (“không hề có ai chạy về báo tin”, “đều không biết gì cả”).

 

Câu 16: Theo em, sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương có tác dụng gì trong việc thể hiện tính cách của nhân vật Hoài Văn Hầu (Trình bày bằng đoạn văn ngắn khoảng 7 – 10 dòng).

Trả lời:

Trong truyện, nhân vật Hoài Văn Hầu đã để lại trong em những ấn tượng vô cùng sâu sắc. Đặc biệt, sự xuất hiện của các nhân vật như Thế Lộc, Chiêu Thành Vương giúp cho em và độc giả biết thêm, hiểu rõ những nét đẹp về tính cách và con người của Hoài Văn Hầu. Hoài Văn Hầu hiện lên với vẻ đẹp, tính cách nổi bật như mưu trí, hiên ngang, yêu nước, căm ghét giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh bản thân mình để bảo vệ đất nước. Câu nói của Chiêu Thành Vương ở cuối bài : “Chú không ngờ! Thật chú không ngờ!” một lần nữa đã tô đậm: Hoài Văn Hầu người tuổi trẻ tài cao, tuổi trẻ nhưng dũng cảm, mưu trí, khiến cho những người dù dặn dày sương gió cũng phải bất ngờ.

 

Câu 17: Sự lặp lại của hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trai trẻ có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của văn bản (Trình bày bằng đoạn văn khoảng 5 – 7 dòng).

Trả lời:

Đọc tác phẩm, ta có thể thấy được hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng và đoàn quân gồm toàn những chàng trẻ xuất hiện nhiều lần. Sự lặp lại của những hình ảnh ấy đã góp phần giúp cho việc thể hiện chủ đề của văn bản được rõ ràng và chân thực hơn. Hình ảnh những chàng trai trẻ cùng hình ảnh lá cờ thêu sáu chữ vàng, con ngựa trắng đã biểu thị thắng lợi của chúng ta. Chúng đã trở thành một nét đặc trưng để nhắc nhở.

Câu 18: Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích. Hãy khái quát chủ đề đó.

Trả lời:

Sự đối lập giữa hai nhân vật Quang Trung và Lê Chiêu Thống, giữa quân Tây Sơn và quân Thanh là sự đối lập giữa một bên là những con người chính nghĩa, những người chiến đấu vì độc lập dân tộc với một bên là những con người tàn ác, những kẻ đi xấm lược.

=> Sự đối lập đó góp phần quan trọng vào việc thể hiện chủ đề của đoạn trích: tình thần yêu nước, ý chí bảo vệ giang sơn, ca ngợi cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do người anh hùng Nguyễn Huệ lãnh đạo.

Câu 19: Chi tiết vua Quang Trung – giữa cuộc hành quân khẩn cấp – cho vời "người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp" để hỏi ý kiến về việc đánh giặc có ý nghĩa như thế nào đối với việc khắc hoạ hình tượng nhân vật?

Trả lời:

Chi tiết này tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa đáng kể trong việc khắc hoạ hình tượng vua Quang Trung.

- Trước hết, cần biết "người cống sĩ ở huyện La Sơn" là ai. Nguyễn Thiếp còn gọi là La Sơn Phu Tử (1723 – 1804), quê ở làng Nguyệt Ao, huyện La Sơn,

trấn Nghệ An (nay thuộc huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là một trí thức có tài, am hiểu thời thế và có lòng thương dân sâu sắc. Thời Lê – Trịnh, ông có ra làm quan một thời gian ngắn rồi cáo về ẩn dật ở quê nhà, dạy học và làm thơ. Việc vua Quang Trung gặp gỡ Nguyễn Thiếp là chuyện có thật mà lịch sử đã ghi lại.

– Vua Quang Trung hỏi ý kiến Nguyễn Thiếp về vấn đề gì?

– Thái độ của nhà vua trong cuộc đối thoại này như thế nào?

– Qua đó, em có thể rút ra điều gì về đức tính của vua Quang Trung?

– Nhận xét về ngòi bút miêu tả nhân vật lịch sử thông qua sự kiện lịch sử của các tác giả.

Câu 20: Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt nào so với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca?

Trả lời:

Theo em, hình tượng nhân vật Hoài Văn Hầu mà nhà văn Nguyễn Huy Tưởng xây dựng trong văn bản trên có những điểm tương đồng và khác biệt với hình tượng Hoài Văn trong Đại Nam quốc sử diễn ca:

- Điểm tương đồng:

Hoài Văn Hầu trong hai tác phẩm đều là người có tính cách quả quyết, gan dạ, yêu nước, có ý chí đánh giặc và căm ghét kẻ thù xâm lược.

- Điểm khác biệt:

Hai tác phẩm đều thể hiện hình ảnh anh hùng nhưng ở hai tác phẩm lại có hai mặt khác nhau của việc xây dựng nhân vật. Một bên là nhân vật xây dựng trên câu chuyện thực, một bên là tác giả thêm yếu tố văn học, thẩm mĩ để làm mới nhân vật, khiến cho nhân vật trở nên lí tưởng hóa.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi tự luận ngữ văn 8 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay