Đề thi cuối kì 2 công dân 9 kết nối tri thức (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 học kì 2 môn Công dân 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Có bao nhiêu loại vi phạm pháp luật?
A. Hai loại.
B. Ba loại.
C. Bốn loại.
D. Năm loại.
Câu 2 (0,25 điểm). Nhà nước ta quy định mức thuế cao với mặt hàng nào sau đây?
A. Xăng các loại.
B. Rượu dưới 200.
C. Thuốc lá điếu.
D. Nước sạch.
Câu 3 (0,25 điểm). Trường hợp nào dưới đây không phải là vi phạm pháp luật?
A. Anh T uống rượu say, đi xe máy gây tai nạn.
B. Bạn M 16 tuổi đi xe đạp điện cô ý không đội mũ bảo hiểm.
C. Do mâu thuẫn cá nhân, P uống rượu và có ý định đánh G để trả thù.
D. Chị H sản xuất, buôn bán lương thực, thực phẩm giả.
Câu 4 (0,25 điểm). Loại vi phạm nào xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm?
A. Vi phạm hình sự.
B. Vi phạm hành chính.
C. Vi phạm dân sự.
D. Vi phạm kỉ luật.
Câu 5 (0,25 điểm). Thực hiện không đúng các quy định trong hợp đồng thuê nhà là vi phạm nào?
A. Vi phạm pháp luật hành chính.
B. Vi phạm pháp luật dân sự.
C. Vi phạm pháp luật hình sự.
D. Vi phạm kỷ luật.
Câu 6 (0,25 điểm). Thuế thu nhập cá nhân được áp dụng đối với đối tượng nào sau đây?
A. Chỉ người có thu nhập từ kinh doanh.
B. Người có thu nhập vượt mức miễn thuế theo quy định.
C. Người nhận trợ cấp xã hội.
D. Người không có thu nhập cố định.
Câu 7 (0,25 điểm). Ông H xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông H phải chịu trách nhiệm?
A. Hành chính.
B. Dân sự.
C. Hình sự.
D. Kỷ luật.
Câu 8 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây là vi phạm hình sự?
A. Sản xuất buôn bán hàng giả có giá trị tương đương hàng thật 32 triệu đồng.
B. Bên mua không trả tiền đúng phương thức như thỏa thuận.
C. Công chức nhà nước thường đi làm trễ giờ.
D. Vi phạm quy định về an toàn giao thông.
Câu 9 (0,25 điểm). Theo quy định của pháp luật, mặt hàng nào dưới đây không được phép kinh doanh?
A. Thuốc bảo vệ thực vật.
B. Thuốc chữa bệnh.
C. Thuốc lá.
D. Thuốc nổ.
Câu 10 (0,25 điểm). Trường hợp nào sau đây là vi phạm hình sự?
A. Đi xe máy chở 3 người.
B. Đánh người gây thương tích 12%.
C. Công chức vi phạm thời giờ làm việc.
D. Đi xe vào đường một chiều.
Câu 11 (0,25 điểm). Nếu cá nhân không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, hậu quả pháp lý nào có thể xảy ra?
A. Chỉ bị nhắc nhở mà không có hình phạt.
B. Bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy mức độ vi phạm.
C. Không chịu bất kỳ hậu quả nào nếu tự nguyện khắc phục sau đó.
D. Chỉ cần nộp thuế bổ sung mà không bị xử phạt.
Câu 12 (0,25 điểm). rách nhiệm của người nộp thuế bao gồm những hành vi nào?
A. Nộp thuế đúng hạn và đúng số tiền quy định.
B. Chỉ cần khai báo thu nhập mà không cần nộp thuế.
C. Lựa chọn thời điểm phù hợp để nộp thuế.
D. Từ chối nộp thuế nếu không đồng ý với mức thuế suất.
Câu 13 (0,25 điểm). Doanh nghiệp M được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm đầu hoạt động. Quyền miễn thuế này thuộc nhóm quyền nào của doanh nghiệp?
A. Quyền ưu đãi thuế.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền miễn nghĩa vụ thuế.
D. Quyền tự do tài chính.
Câu 14 (0,25 điểm). Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp mà trong đó Nhà nước sở hữu:
A. Trên 60% vốn điều lệ.
B. Trên 50% vốn điều lệ.
C. Trên 40% vốn điều lệ.
D. Trên 30% vốn điều lệ.
Câu 15 (0,25 điểm). Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm mục đích gì?
A. phạt tiền người vi phạm.
B. buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. lập lại trật tự xã hội.
D. ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 16 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh?
A. Buôn bán vũ khí, thuốc nổ.
B. Sản xuất hàng gia dụng.
C. Mở dịch vụ vận tải.
D. Bán đồ ăn nhanh.
Câu 17 (0,25 điểm). Anh Tuấn điều khiển xe mô tô đi vào đường ngược chiều và đâm vào bà Tư đang đi xe đạp theo chiều ngược lại làm bà Tư ngã, xe đạp bị hỏng. Anh T sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nào về việc làm của mình?
A. Trách nhiệm hình sự.
B. Trách nhiệm dân sự.
C. Không phải chịu trách nhiệm.
D. Trách nhiệm hành chính.
Câu 18 (0,25 điểm). Mục đích chính của việc thu thuế là gì?
A. Để cơ quan nhà nước tăng nguồn thu cá nhân.
B. Là một hình thức trừng phạt công dân khi có thu nhập cao.
C. Đảm bảo tài chính cho các hoạt động của nhà nước và phục vụ lợi ích xã hội.
D. Chỉ nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan chính quyền.
Câu 19 (0,25 điểm). Bạn H 16 tuổi, điều khiển xe mô tô vào đường cấm. Bạn H phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
A. Hành chính
B. Kỉ luật
C. Dân sự
D. Hình sự.
Câu 20 (0,25 điểm). Anh A muốn mở một cửa hàng kinh doanh quần áo tại nhà nhưng chưa đăng ký giấy phép kinh doanh. Theo quy định pháp luật, hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?
A. Bị xử phạt hành chính vì không đăng ký kinh doanh.
B. Không bị xử lý vì kinh doanh nhỏ lẻ không cần giấy phép.
C. Chỉ bị nhắc nhở nếu lần đầu vi phạm.
D. Bị cấm kinh doanh hoàn toàn.
Câu 21 (0,25 điểm). Bà V vay tiền của anh H đã quá hạn, dây dưa mãi không chịu trả nợ là hành vi vi phạm pháp luật:
A. Kỷ luật.
B. Hành chính.
C. Dân sự.
D. Hình sự.
Câu 22 (0,25 điểm). Anh B thuê phòng nghỉ tại khách sạn H của công ty du lịch A. Khi anh đến thanh toán tiền thuê phòng, nhân viên thu ngân của khách sạn H đề nghị sẽ giảm giá phòng thuê cho anh B nếu anh B đồng ý không lấy hóa đơn giá trị gia tăng. Với điều kiện này anh B đã đồng ý với yêu cầu của nhân viên thu ngân. Hành vi của anh B và nhân viên thu ngân là hành vi gì đã được pháp luật quy định?
A. Anh B không vi phạm gì bởi vì đó là yêu cầu của nhân viên thu ngân.
B. Anh B và nhân viên thu ngân đã thực hiện hành vi trốn thuế.
C. Chỉ có nhân viên thu ngân có hành vi trốn thuế.
D. Anh B và nhân viên thu ngân không vi phạm pháp luật.
Câu 23 (0,25 điểm). Cơ quan nào dưới đây có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Viện Kiểm sát
D. Toà án.
Câu 24 (0,25 điểm). Chị C mở một quán ăn nhỏ và thu nhập mỗi tháng đạt 20 triệu đồng. Chị có cần phải nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không?
A. Không, vì thu nhập thấp hơn mức chịu thuế.
B. Có, vì mọi hoạt động kinh doanh đều phải nộp thuế.
C. Không, nếu chị chưa đăng ký kinh doanh.
D. Có, nhưng chỉ nếu cơ quan thuế kiểm tra.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Em hãy xác định các hành vi vi phạm của các chủ thể dưới đây và cho biết trách nhiệm pháp lí mà họ phải thực hiện là gì?
A. Mỗi khi cửa hàng ăn của mình đông khách, bà H lại tự ý bày bàn ghế ra vỉa hè để bán hàng.
B. Tuy đã uống rượu, nhưng anh C vẫn cố tình lái xe ô tô để đi chơi cùng bạn bè, dẫn tới tai nạn giao thông.
C. Thấy mảnh đất của vợ chồng anh K cạnh nhà mình đang bỏ trống, ông T đã tiến hành trồng cây và nuôi các con vật trên mảnh đất đó.
D. Cơ quan công an đã bắt giữ anh Q vì hành vi tổ chức hoạt động đánh bạc tại nơi cư trú.
E. Anh P (20 tuổi) điều khiển xe phân khối lớn lạng lách, đánh võng trên đường gây nguy hiểm, bức xúc cho nhiều người tham gia giao thông.
G. Anh Q là công nhân của công ty M, gần đây anh thường xuyên đi làm muộn không có lí do và không hoàn thành công việc được giao.
Câu 2 (1,0 điểm). Để nhân dân trong thôn tăng cường hiểu biết các quy định của pháp luật về nghĩa vụ nộp thuế, ông D là trưởng thôn đã tổ chức một buổi tọa đàm và mời cán bộ thuế của Chi cục thuế đến chia sẻ. Tuy nhiên, bố mẹ của K lại không muốn tham gia với lí do gia đình không kinh doanh nên không cần phải tìm hiểu về nghĩa vụ nộp thuế.
Em hãy nhận xét việc làm của ông D. Theo em, việc làm đó có ý nghĩa gì?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí | 2 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 12 | 1 | 6,0 | |
Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế | 2 | 0 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 1 | 4,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 4 | 10,0 | |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 2,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
BÀI 9 | 12 | 1 | ||||
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí | Nhận biết | - Biết được số loại vi phạm pháp luật. - Nhận biết được loại vi phạm không phải tội phạm. - Xác định được các hành vi vi phạm của các chủ thể dưới đây và cho biết trách nhiệm pháp lí mà họ phải thực hiện. | 2 | 1 | C1, C4 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Xác định được trường hợp không vi phạm pháp luật. - Nhận diện được đặc điểm của vi phạm luật dân sự. - Biết được các trường hợp vi phạm hình sự. - Nắm được mục đích của trách nhiệm pháp lí. - Biết được cơ quan có quyền tuyên phạt đối với người phạm tội. | 6 | C3, C5, C8, C10, C15, C23 | |||
Vận dụng | Xác định được các loại trách nhiệm pháp lí và các loại hình vi phạm pháp luật. | 4 | C7, C17, C19, C21 | |||
Vận dụng cao | ||||||
BÀI 10 | 12 | 1 | ||||
Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế | Nhận biết | - Nhận biết được mặt hàng được quy định mức thuế cao. - Biết được mặt hàng không được phép kinh doanh. | 2 | C2, C9 | ||
Thông hiểu | - Xác định được đối tượng phải áp dụng thuế thu nhập cá nhân. - Biết được trách nhiệm pháp lí khi cá nhân không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. - Biết được trách nhiệm của người nộp thuế. - Biết số vốn điều lệ của doanh nghiệp nhà nước. - Biết được hành vi vi phạm quy định của Nhà nước về kinh doanh. - Xác định được mục đích chính của việc thu thuế. | 6 | C6, C11, C12, C14, C16, C18, | |||
Vận dụng | - Biết được đặc điểm của quyền ưu đãi thuế. - Xác định được cách xử lí hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tự do kinh doanh. - Xác định hành vi vi phạm pháp luật về quyền kinh doanh trong trường hợp cụ thể. - Xác định được trường hợp nộp thuế cá nhân. | 4 | C13, C20, C22, C24 | |||
Vận dụng cao | Nhận xét được việc làm liên quan đến quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế. | 1 | C2 (TL) |