Đề thi cuối kì 2 công dân 9 kết nối tri thức (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức Cuối kì 2 Đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 học kì 2 môn Công dân 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Hành vi vi phạm pháp luật, gây nguy hiểm cho xã hội, bị coi là tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật:
A. hình sự.
B. hành chính.
C. dân sự.
D. kỉ luật.
Câu 2 (0,25 điểm). Thuế là khoản đóng góp có tính chất như thế nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
A. ủng hộ nhân đạo.
B. tự nguyện.
C. bắt buộc.
D. quyên góp.
Câu 3 (0,25 điểm). Thực hiện trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi là?
A. Giáo dục, răn đe là chính.
B. Có thể bị phạt tù.
C. Buộc phải cách li với xã hội và không có điều kiện tái hòa nhập cộng đồng.
D. Chủ yếu là đưa ra lời khuyên.
Câu 4 (0,25 điểm). Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ:
A. hôn nhân và gia đình
B. nhân thân phi tài sản.
C. chuyển dịch tài sản
D. lao động, công vụ nhà nước.
Câu 5 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây không phải là vi phạm pháp luật?
A. Học sinh nói chuyện riêng trong giờ học.
B. Xả rác bừa bãi tại nơi công cộng.
C. Điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi theo quy định.
D. Gây thương tích cho người khác do mâu thuẫn cá nhân.
Câu 6 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây không vi phạm các quy định của nhà nước về kinh doanh?
A. Kinh doanh các mặt hàng có trong giấy phép.
B. Kinh doanh các mặt hàng Nhà nước cấm.
C. Kinh doanh không có giấy phép kinh doanh.
D. Kinh doanh hàng giả, hàng nhái.
Câu 7 (0,25 điểm). Xem tài liệu trong giờ kiểm tra là:
A. Vi phạm kỉ luật.
B. Vi phạm pháp luật hành chính.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.
D. Vi phạm pháp luật hình sự.
Câu 8 (0,25 điểm). Hành vi nào sau đây là trách nhiệm hành chính?
A. Lái xe vượt đèn đỏ và bị phạt tiền.
B. Gây thương tích cho người khác và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
C. Vi phạm hợp đồng kinh tế và phải bồi thường thiệt hại.
D. Sản xuất hàng giả và bị phạt tù.
Câu 9 (0,25 điểm). Công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức, quy mô mặt hàng nói đến quyền nào?
A. Quyền bình đẳng trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
B. Quyền tự do kinh doanh.
C. Quyền đảm bảo thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền bình đẳng giữa nam và nữ.
Câu 10 (0,25 điểm). Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm:
A. Phạt tiền người vi phạm.
B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. Lập lại trật tự xã hội.
D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 11 (0,25 điểm). Thuế nộp vào ngân sách nhà nước không dùng vào công việc nào sau đây?
A. Chi trả lương cho công chức.
B. Tích lũy cá nhân.
C. Làm đường xá, cầu cống.
D. Xây dựng trường học công.
Câu 12 (0,25 điểm). Hành vi nào dưới đây vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế?
A. Nộp thuế đầy đủ, đúng hạn để yên tâm kinh doanh.
B. Buôn bán hàng giả, trốn thuế để tăng lợi nhuận.
C. Kê khai đúng doanh thu và mặt hàng kinh doanh.
D. Mở rộng quy mô kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Câu 13 (0,25 điểm). Ông K mở cửa hàng và đăng kí kinh doanh với mặt hàng vật liệu xây dựng nhưng ông còn kinh doanh thêm mặt hàng hải sản đông lạnh. Hàng tháng ông chỉ nộp thuế đầy đủ với mặt hàng vật liệu xây dựng. Vậy hành vi của ông K đã vi phạm quy định của Nhà nước về:
A. đạo đức trong kinh doanh.
B. mặt hàng kinh doanh.
C. đăng kí và đóng thuế các mặt hàng kinh doanh.
D. quyền công dân trong kinh doanh.
Câu 14 (0,25 điểm). Theo pháp luật, người kinh doanh không phải thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây?
A. Bảo vệ môi trường.
B. Nộp thuế kinh doanh.
C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
D. Công khai và báo cáo thu nhập.
Câu 15 (0,25 điểm). Những hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật được quy định rõ ràng trong Bộ luật nào?
A. Hiến pháp.
B. Bộ luật dân sự.
C. Bộ luật hình sự.
D. Bộ luật tố tụng hình sự.
Câu 16 (0,25 điểm). Ý kiến nào dưới đây đúng về quyền tự do kinh doanh?
A. Công dân có quyền kinh doanh bắt kì nghề gì, hàng gì.
B. Công dân không phải kê khai thuế và mặt hàng kinh doanh.
C. Tự do kinh doanh nhưng phải theo đúng quy định của pháp luật
D. Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp.
Câu 17 (0,25 điểm). Một người thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa phanh xe cho một ông khách một cách gian dối, cẩu thả; với mục đích là để người khách này còn tiếp tục quay lại tiệm anh ta để sửa xe. Do phanh xe không an toàn nên sau đó chiếc xe đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số. Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là:
A. Trách nhiệm hành chính.
B. Trách nhiệm hình sự.
C. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
D. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
Câu 18 (0,25 điểm). Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 – sửa đổi, bổ sung năm 2009: Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, thì bị phạt tù bao nhiêu năm?
A. 2 năm đến 4 năm.
B. 2 năm đến 5 năm.
C. 2 năm đến 6 năm.
D. 2 năm đến 7 năm.
Câu 19 (0,25 điểm). Thực hiện không đúng các hợp đồng thuê nhà là:
A. Vi phạm pháp luật hình sự.
B. Vi phạm pháp luật hành chính.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.
D. Vi phạm kỉ luật.
Câu 20 (0,25 điểm). Công ty B kinh doanh thêm cả quần áo trong khi giấy phép kinh doanh là sữa các loại. Công ty B đã vi phạm nội dung nào dưới đây?
A. Tự chủ kinh doanh theo quy định của pháp luật.
B. Chủ động lựa chọn ngành, nghề kinh doanh.
C. Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành, nghề đăng kí.
D. Chủ động lựa chọn quy mô kinh doanh.
Câu 21 (0,25 điểm). Giao hàng không đúng chủng loại, mẫu mã của hợp đồng mua bán hàng hóa là:
A. Vi phạm kỉ luật.
B. Vi phạm pháp luật hình sự.
C. Vi phạm pháp luật dân sự.
D. Vi phạm pháp luật hành chính.
Câu 22 (0,25 điểm). Cửa hàng tạp hóa cạnh nhà em thường xuyên bán thuốc lá cho một nhóm học sinh để sử dụng. Là người hiểu về quyền tự do kinh doanh, em cần làm gì?
A. Góp ý, phê bình nhắc nhở chủ cửa hàng.
B. Không quan tâm vì không liên quan đến mình.
C. Giả vờ như không biết để tránh phiền phức.
D. Nhờ bố mẹ báo với lực lượng chức năng để giải quyết.
Câu 23 (0,25 điểm). Mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh với những hành vi:
A. Tìm kiếm việc làm tăng thu nhập.
B. Bảo tồn di sản văn hóa.
C. Xây dựng chính sách phát triển kinh tế.
D. Vi phạm Hiến pháp và pháp luật.
Câu 24 (0,25 điểm). Cửa hàng H bán thuốc chữa bệnh cho người dân thấy có nhân viên tiếp thị tại 1 nơi khác đến tiếp thị thuốc giả nhưng mẫu mã như thuốc thật, thấy vậy bà chủ cửa hàng H đã mua số thuốc giả đó về bán cho người dân nhằm thu lợi nhuận cao. Nếu bị cơ quan chức năng phát hiện, người dân tố cáo thì chủ cửa hàng H bị phạt bao nhiêu năm?
A. Từ 1 – 5 năm.
B. Từ 2 – 3 năm.
C. Từ 2 – 4 năm.
D. Từ 2 – 7 năm.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm).
a. Em hãy nêu các quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân. Công dân có trách nhiệm gì khi thực hiện quyền tự do kinh doanh?
b. Theo em, việc kinh doanh không đúng mặt hàng đăng kí và việc trốn thuế của các hộ kinh doanh gây ra hậu quả gì? Nêu ví dụ.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy phân tích dấu hiệu vi phạm pháp luật của hành vi dưới đây và xác định loại trách nhiệm pháp lí tương ứng với hành vi vi phạm của chủ thể:
Chị A (19 tuổi) vay 50 triệu đồng của bà N và hẹn trả sau 2 tháng. Đến hạn, bà N đòi tiền thì chị A không trả.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí | 2 | 0 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 1 | 12 | 1 | 4,0 | |
Bài 10: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế | 2 | 1 | 6 | 0 | 4 | 0 | 0 | 0 | 12 | 1 | 6,0 | |
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 | 12 | 0 | 8 | 0 | 0 | 1 | 24 | 4 | 10,0 | |
Điểm số | 1,0 | 3,0 | 2,0 | 0 | 2,0 | 0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | |
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
BÀI 9 | 12 | 1 | ||||
Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí | Nhận biết | - Nhận biết được đặc điểm của hành vi vi phạm pháp luật hình sự. - Nhận biết được khái niệm của vi phạm kỉ luật. | 2 | C1, C4 | ||
Thông hiểu | - Xác định được trách nhiệm pháp lý đối với người từ đủ 14 đến dưới 18 tuổi. - Xác định được hành vi không vi phạm pháp luật. - Biết được hành vi thuộc trách nhiệm hành chính. - Nắm được mục đích nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý. - Biết được Bộ luật có hình phạt nghiêm khắc nhất được áp dụng cho các hành vi vi phạm pháp luật. - Biết được những hành vi mà mọi công dân phải chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật và tích cực đấu tranh. | 6 | C3, C5, C8, C10, C15, C23 | |||
Vận dụng | - Xác định được các loại hình vi phạm pháp luật. - Xác định được trách nhiệm pháp lí trong trường hợp thực tế. | 4 | C7, C17, C19, C21 | |||
Vận dụng cao | Phân tích được dấu hiệu vi phạm pháp luật của hành vi dưới đây và xác định loại trách nhiệm pháp lí tương ứng với hành vi vi phạm của chủ thể trong trường hợp. | 1 | C2 (TL) | |||
BÀI 10 | 12 | 1 | ||||
Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ nộp thuế | Nhận biết | - Nhận biết được khái niệm thuế và quyền tự do kinh doanh. - Nêu được các quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân và trách nhiệm của công dân khi thực hiện quyền tự do kinh doanh; hậu quả của việc kinh doanh không đúng mặt hàng đăng kí và việc trốn thuế của các hộ kinh doanh. | 2 | 1 | C2, C9 | C1 (TL) |
Thông hiểu | - Xác định được hành vi không vi phạm các quy định của nhà nước về kinh doanh. - Biết được mục đích của thuế trong ngân sách nhà nước. - Xác định được hành vi vi phạm quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế. - Biết được nghĩa vụ mà người kinh doanh không phải thực hiện. - Xác định được ý kiến đúng về quyền tự do kinh doanh. - Nắm được quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 – sửa đổi, bổ sung năm 2009. | 6 | C6, C11, C12, C14, C16, C18 | |||
Vận dụng | - Xác định được các hình phạt của hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh trong các trường hợp cụ thể. - Tư vấn, đưa ra lời khuyên cho các chủ thể vi phạm nghĩa vụ kinh doanh. | 4 | C13, C20, C22, C24 | |||
Vận dụng cao |