Đề thi giữa kì 2 công dân 9 kết nối tri thức (Đề số 5)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Giáo dục công dân 9 kết nối tri thức Giữa kì 2 Đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 giữa kì 2 môn Công dân 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
– KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Chấp nhận sự thay đổi là việc:
A. Coi thường khó khăn, thách thức. | B. Kiểm soát và hạn chế cảm xúc tiêu cực. |
C. Để mặc cho cảm xúc chi phối. | D. Chấp nhận điều không tốt xảy ra. |
Câu 2 (0,25 điểm). Em hãy cho biết tiêu dùng hợp lí, tiêu dùng thông minh là như thế nào?
A. Là hành vi mua sắm đồ dùng tùy thích.
B. Là các hành vi mua sắm các đồ dùng có yếu tố “xanh”, thân thiện với môi trường.
C. Là các hành vi mua sắm đồ dùng trong các dịp giảm giá.
D. Là hành vi tự cung cấp các nguyên liệu cần thiết cho gia đình.
Câu 3 (0,25 điểm). Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu có nghĩa là gì?
A. Cần xác định sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
B. Trước những biến cố bất ngờ, cần biết kìm nén cảm xúc.
C. Giữ thái độ sợ hãi, lo lắng trước sự thay đổi.
D. Quyết định nhanh chóng để giải quyết thay đổi xảy ra.
Câu 4 (0,25 điểm). Điền vào chỗ chấm: “Những thay đổi có thể đến từ ...(1)… bên ngoài hay từ ...(2)… mỗi người”.
A. (1). điều kiện; (2). người thân. | B. (1). hoàn cảnh; (2). bản thân. |
C. (1). yếu tố; (2). gia đình. | D. (1). tác động; (2). nội tâm. |
Câu 5 (0,25 điểm). Tính cách của một người bạn như thế nào sẽ giúp em dễ dàng làm quen, trở thành bạn bè của nhau?
A. Chân thành, cởi mở. | B. Ích kỉ, hẹp hòi. |
C. Lợi dụng, thiếu trung thực. | D. Nhờ vả quá nhiều. |
Câu 6 (0,25 điểm). Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh?
A. Muốn phát triển, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu văn hóa tiêu dùng.
B. Văn hóa tiêu dùng không có vai trò gì đối với sự phát triển của đất nước.
C. Tiêu dùng chỉ có vai trò thỏa mãn các nhu cầu của người tiêu dùng.
D. Không cần cân nhắc khi mua sắm, vì “chúng ta chỉ sống có một lần”.
Câu 7 (0,25 điểm). Mỗi người cần rèn luyện những kĩ năng nào dưới đây để thích ứng với sự thay đổi?
A. Không làm gì để không có thay đổi xảy ra.
B. Chấp nhận sự thay đổi, sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thách thức mới.
C. Hạn chế sự thay đổi có thể xảy ra với bản thân và gia đình.
D. Nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm, láng giềng.
Câu 8 (0,25 điểm). Trong môi trường học tập mới, em không nên làm gì?
A. Chủ động bắt chuyện với mọi người.
B. Giúp đỡ bạn mới nếu bạn gặp khúc mắc trong việc học.
C. Chia sẻ với nhau những câu chuyện trên lớp cũng như ở nhà.
D. Xa lánh bạn bè có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 9 (0,25 điểm). Em hãy cho biết khái niệm của tiêu dùng thông minh?
A. Là mua sắm có kế hoạch, tiết kiệm và hiệu quả.
B. Là thói quen tiêu dùng của một bộ phận người dân.
C. Là thói quen tiêu dùng của số ít người dân trên toàn quốc.
D. Là các cách thức mà người tiêu dùng chọn lựa các đồ dùng cho bản thân.
Câu 10 (0,25 điểm). Chấp nhận sự thay đổi là tất yếu có nghĩa là gì?
A. Cần xác định sự thay đổi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống.
B. Trước những biến cố bất ngờ, cần biết kìm nén cảm xúc.
C. Giữ thái độ sợ hãi, lo lắng trước sự thay đổi.
D. Quyết định nhanh chóng để giải quyết thay đổi xảy ra.
Câu 11 (0,25 điểm). Ý nào sau đây thể hiện người tiêu dùng thông minh?
A. Mua được sản phẩm rẻ và số lượng nhiều.
B. Mua được hàng chất lượng cao, nhập ngoại.
C. Mua được sản phẩm có chất lượng.
D. Thể hiện người giàu có, biết cách chi tiêu.
Câu 12 (0,25 điểm). Xu hướng tiêu dùng xanh là gì?
A. Là chỉ mua bán các sản phẩm biến đổi gen.
B. Là việc mua và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây hại cho sức khỏe con người và không đe dọa đến hệ sinh thái tự nhiên.
C. Là hành vi mua sắm có tiết chế, không mua hàng hóa vô độ, thừa thãi các đồ dùng.
D. Là các hành vi mua và bán các sản phẩm có bao bì màu xanh, thân thiện với môi trường.
Câu 13 (0,25 điểm). Vì sao văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động?
A. Vì người Việt chịu ảnh hưởng nhiều từ các nền văn hóa.
B. Vì văn hóa tiêu dùng của người Việt được hình thành trên cơ sở đa dạng về văn hóa song đều hướng theo trào lưu những giá trị mới.
C. Vì người đặc trưng văn hóa của người Việt Nam là yếu tố dịch chuyển, thay đổi.
D. Vì người Việt thường có các thay đổi nhanh chóng trước các trào lưu mới.
Câu 14 (0,25 điểm). Tại sao phải xác định nhu cầu chính đáng?
A. Mua được đồ dùng cần thiết phù hợp nhu cầu.
B. Bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.
C. Sử dụng đúng cách sản phẩm.
D. Chọn lọc thông tin chính xác.
Câu 15 (0,25 điểm). Trong môi trường học tập mới, em không nên làm gì?
A. Chủ động bắt chuyện với mọi người.
B. Giúp đỡ bạn mới nếu bạn gặp khúc mắc trong việc học.
C. Chia sẻ với nhau những câu chuyện trên lớp cũng như ở nhà.
D. Xa lánh bạn bè có hoàn cảnh khó khăn.
Câu 16 (0,25 điểm). Theo em, tiêu dùng là gì?
A. Là việc sử dụng những của cải vật chất được sáng tạo và sản xuất ra trong quá trình sản xuất nhằm thỏa mãn các nhu cầu của xã hội.
B. Là hoạt động con người đem sức lao động của mình để lao động nhằm tạo ra của cải vật chất đáp ứng cho các nhu cầu của xã hội.
C. Là các hoạt động tự phát dựa vào khả năng phán đoán của con người.
D. Là hoạt động sử dụng các sản phẩm do chính bản thân mình tạo ra.
Câu 17 (0,25 điểm). Sự thay đổi nào không xảy ra trong cuộc sống?
A. Sức khỏe. | B. Điều kiện kinh tế. |
C. Mặt trời mọc. | D. Môi trường sống. |
Câu 18 (0,25 điểm). Ý nào dưới đây là cách sử dụng sản phẩm an toàn?
A. Sử dụng theo lời khuyên của những bài viết trên mạng xã hội.
B. Làm theo hướng dẫn sử dụng in trên bao bì sản phẩm.
C. Sử dụng theo kinh nghiệm của bản thân.
D. Hàng đã quá hạn sử dụng nhưng không có biểu hiện hư hỏng vẫn dùng được.
Câu 19 (0,25 điểm). Ý kiến nào sau đây đúng?
A. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin.
B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối.
C. Tính rụt rè làm cho con người dễ phát huy được khả năng của mình.
D. Thích ứng với thay đổi là trải nghiệm để trưởng thành hơn.
Câu 20 (0,25 điểm). Biểu hiện của tiêu dùng thông minh là gì?
A. Thấy thích thì mua. | B. Luôn chi tiêu có kế hoạch. |
C. Ưu tiên cho nhu cầu của gia đình. | D. Ưu tiên cho nhu cầu cá nhân. |
Câu 21 (0,25 điểm). “Do hậu quả của trận lũ quét, gia đình V phải sơ tán đến nơi ở tạm. Mặc dù được chính quyền hỗ trợ nhưng cuộc sống của gia đình V vẫn chịu ảnh hưởng nặng nè, giao thông gián đoạn, tài sản bị cuốn đi, việc học tập và sinh hoạt đều gặp khó khăn”.
Nếu em là bạn của V, em sẽ làm gì?
Không làm gì vì không có tiền giúp đỡ.
Khuyên V cố gắng vượt qua khó khăn trong giai đoạn này.
C. Kêu gọi các bạn trong lớp quyên góp tiền hỗ trợ gia đình V, giúp đỡ V trong quá trình học tập, an ủi bạn vượt qua khó khăn.
Để V tự sắp xếp cuộc sống gia đình vì đó là chuyện riêng của V.
Câu 22 (0,25 điểm). Xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lí là gì?
A. Mua tất cả những vật dụng, đồ dùng mình muốn.
B. Tìm hiểu thông tin sản phẩm qua nhiều kênh khác nhau.
C. Chọn sản phẩm đảm bảo chất lượng.
D. Mua những đồ dùng phù hợp với nhu cầu và khả năng thanh toán.
Câu 23 (0,25 điểm). Thích ứng với thay đổi mang lại lợi ích gì cho mỗi người?
A. Không có sự linh hoạt trong cuộc sống.
B. Tự hoàn thiện và phát triển bản thân.
C. Nản chí trước sự thay đổi của hoàn cảnh.
D. Không bao giờ khuất phục trước sự thay đổi.
Câu 24 (0,25 điểm). “Dù ở nhà chung cư, nhưng chị H vẫn dành ra một khoảng ban công nhỏ để trồng các loại rau xanh”.
Theo em, hành động đó của chị H có ý nghĩa gì?
A. Không có ý nghĩa gì vì đó chỉ là sở thích cá nhân.
B. Chị H lười ra chợ mua đồ ăn cho gia đình.
C. Vì thấy hàng xóm xung quanh trồng nên chị H trồng theo.
D. Chị H muốn tiêu thụ sản phẩm sạch, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tiết kiệm chi phí ăn uống.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
a. Hãy nêu các cách tiêu dùng thông minh.
b. Là một học sinh, em cần làm gì để trở thành một người tiêu dùng thông minh?
Câu 2 (2,0 điểm).
a. “Thay đổi xảy đến luôn đi cùng với khó khăn và tiêu cực, càng tránh được thay đổi thì càng tốt”.
Em có đồng tình với nhận định trên không? Vì sao?
b. “Từ hai năm nay, nghề trồng trọt của gia đình ông Minh gặp khó khăn do trái cây rớt giá liên tục. Ông Minh quyết định ra thành phố làm thuê theo vụ việc. Công việc vất vả, nhưng có thu nhập thường xuyên nên ông cũng yên tâm hơn. Ở nhà vẫn các công việc trước đây ông là người trụ cột thì nay vợ ông phải làm thay. Trong nhà có hai chị em Hạnh và Quân đều phải đi học, mà Quân thì còn nhỏ nên Hạnh phải cùng mẹ làm việc nhiều hơn trước. Phải lao động vất vả, Hạnh không còn được nghỉ ngơi, đi chơi những ngày nghỉ với bạn bè như trước đây”.
Nếu em là Hạnh, em sẽ làm gì?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Bài 7: Thích ứng với thay đổi | 6 | 0 | 4 | 1 | 2 | 1 | 0 | 0 | 12 | 2 | 5,0 | ||
Bài 8: Tiêu dùng thông minh | 6 | 1 | 4 | 0 | 2 | 0 | 0 | 1 | 12 | 2 | 5,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 12 | 1 | 8 | 1 | 4 | 1 | 0 | 1 | 24 | 4 | 10,0 | ||
Điểm số | 3,0 | 1,0 | 2,0 | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 4,0 điểm 40% | 3,0 điểm 30% | 2,0 điểm 20% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: GIÁO DỤC CÔNG DÂN 9
BỘ KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN | TL | |||
BÀI 7 | 12 | 2 | ||||
Thích ứng với thay đổi | Nhận biết | - Nêu được định nghĩa của việc chấp nhận sự thay đổi trong cuộc sống. - Điền từ đúng vào chỗ chấm để hoàn thành câu. - Nêu được ý nghĩa của việc chấp nhận sự thay đổi là tất yếu. - Nêu được điều không nên làm trong môi trường học tập mới. - Nêu được sự thay đổi không xảy ra trong cuộc sống. - Chỉ ra được ý kiến đúng khi nói về người tự tin. | 6 | C1, C4, C10, C15, C17, C19 | ||
Thông hiểu | - Nêu được ý nghĩa của việc chấp nhận sự thay đổi là tất yếu. - Nêu được tính cách của một người bạn dễ dàng làm quen, trở thành bạn bè của nhau. - Nêu được điều không nên làm trong môi trường học tập mới. - Nêu được lợi ích của việc thích ứng với thay đổi. - Nêu được lý do không đồng tình với nhận định trên. | 4 | 1 | C3, C5, C8, C23 | C2 ýa (TL) | |
Vận dụng | - Nêu được kĩ năng mà mỗi người cần rèn luyện để thích ứng với sự thay đổi. - Đưa ra các cách để giúp đỡ bạn V trong tình huống vượt qua khó khăn. - Nêu được cách xử lý tình huống khi đối mặt với sự thay đổi trong cuộc sống. | 2 | 1 | C7, C21 | C2 ýb (TL) | |
BÀI 8 | 12 | 2 | ||||
Tiêu dùng thông minh | Nhận biết | - Nêu được khái niệm tiêu dùng hợp lí, tiêu dùng thông minh. - Nêu được khái niệm của tiêu dùng thông minh. - Nêu được khái niệm xu hướng tiêu dùng xanh. - Nêu được khái niệm tiêu dùng. - Nêu được biểu hiện của tiêu dùng thông minh. - Nêu được khái niệm xây dựng kế hoạch chi tiêu hợp lí. - Nêu được các cách tiêu dùng thông minh. | 6 | 1 | C2, C9, C12, C16, C20, C22 | C1 ýa (TL) |
Thông hiểu | - Chỉ ra nhận định đúng khi bàn về vấn đề tiêu dùng thông minh. - Chỉ ra được ý thể hiện người tiêu dùng thông minh. - Nêu được lý do phải xác định nhu cầu chính đáng. - Chỉ ra được ý là cách sử dụng sản phẩm an toàn. | 4 | C6, C11, C14, C18, | |||
Vận dụng | - Nêu được lí do văn hóa tiêu dùng của Việt Nam lại có tính di động. - Nêu được ý nghĩa hành động của chị H trong tình huống trên. | 2 | C13, C24 | |||
Vận dụng cao | Nêu được các cách để trở thành một người tiêu dùng thông minh khi là một học sinh. | 1 | C1 ýb (TL) |