Giáo án điện tử bài 1. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương

Bài giảng điện tử toán học 7 chân trời sáng tạo. Giáo án powerpoint bài 1. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương. Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, nội dung đầy đủ, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh. Thầy cô giáo có thể tham khảo.

Click vào ảnh dưới đây để xem 1 phần giáo án rõ nét

Giáo án điện tử bài 1. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương
Giáo án điện tử bài 1. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương
Giáo án điện tử bài 1. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương
Giáo án điện tử bài 1. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương
Giáo án điện tử bài 1. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương
Giáo án điện tử bài 1. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương
Giáo án điện tử bài 1. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương
Giáo án điện tử bài 1. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương
Giáo án điện tử bài 1. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương
Giáo án điện tử bài 1. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương
Giáo án điện tử bài 1. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương
Giáo án điện tử bài 1. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử toán 7 chân trời sáng tạo

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!

KHỞI ĐỘNG

Quan sát những đồ vật sau đây (hộp quà, các thùng giấy, khối vuông rubik, con xúc xắc, thùng chứa hàng) và cho biết những đồ vật đó có dạng hình gì?

CHƯƠNG 3: HÌNH HỌC TRỰC QUAN. CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN

BÀI 1: HÌNH HỘP CHỮ NHẬT - HÌNH LẬP PHƯƠNG (2 Tiết)

NỘI DUNG BÀI HỌC

Hình hộp chữ nhật

Hình lập phương

Hình lập phương

Quan sát Hình 1  trang 47 và trả lời HĐKP1.

HĐKP1

Hình nào sau đây có 6 mặt đều là hình chữ nhật?

Nhận xét:

Hình hộp chữ nhật có 6 mặt là hình chữ nhật: Hai mặt đáy (mặt 1 và mặt 2) và bốn mặt bên (mặt 3, mặt 4, mặt 5 và mặt 6).

Có thể chọn hai mặt đối diện (như mặt 3 và mặt 5) là hai mặt đáy không?

Hình hộp chữ nhật ABCD.MNPQ trong Hình 3 có:

  • Tám đỉnh: A, B, C, D, M, N, P,
  • Mười hai cạnh: AB, BC, CD, AD, MN, NP, PQ, MQ, AM, BN, CP, DQ.
  • Ba góc vuông ở mỗi đỉnh. Chẳng hạn, ba góc vuông ở đỉnh A: góc BAD, góc BAN, góc DAM.
  • Bốn đường chéo: AP, BQ, CM, DN.

Thực hành 1

Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 4) và thực hiện các yêu cầu sau:

  • Nêu các góc ở đỉnh F.
  • Nêu các đường chéo được vẽ trong hình.
  • Nêu các đường chéo chưa được vẽ trong hình.

Thực hành 2

Cho hình hộp chữ nhật ABCD. EFGH (Hình 4), có AD = 8 cm, DC = 5 cm, DH = 6,5 cm. Tìm độ dài các cạnh AB, FG, AE.

Giải

Ta có:

AB = DC = EF = HG, mà DC = 5 cm ⇒ AB = 5 cm

AD = BC = FG = EH, mà AD = 8 cm ⇒ FG = 8 cm

AE = FB = DH = CG, mà DH = 6,5 cm ⇒ AE = 6,5 cm

  1. Hình lập phương

Thảo luận nhóm đôi và hoàn thành HĐKP2.

Vật nào sau đây có tất cả các mặt là hình vuông?

Theo em, hình lập phương có là hình hộp chữ nhật không?

Có thể coi hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.

Nhận xét

Hình lập phương có 6 mặt là hình vuông.

Hình lập phương ABCD.MNPQ trong hình 7 có:

  • Tám đỉnh: A, B, C, D, M, N, P, Q.
  • Mười hai cạnh bằng nhau: AB, BC, CD, DA, MN, NP, PQ, QM, AM, BN, CP, DQ.
  • Ba góc vuông ở mỗi đỉnh, chẳng hạn: ba góc vuông ở đỉnh A: góc BAD; góc BAM; góc DAM.
  • Bốn đường chéo: AP, BQ, CM, DN.

Thực hành 3

Quan sát hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có AB = 5 cm (Hình 8).

  • Tìm độ dài các cạnh BC, CC’.
  • Nêu các góc ở đỉnh C.
  • Nêu các đường chéo chưa được vẽ.

Giải

  • Vì hình lập phương có tất cả các cạnh bằng nhau nên BC = CC’ = AB = 5cm.
  • Các góc ở đỉnh C là: góc BCD, góc BCC’, góc DCC’
  • Các đường chéo chưa được vẽ là: AC’ , A’C.

Vận dụng

Trong hai tấm bìa ở Hình 9, tấm bìa nào gấp được hình hộp chữ nhật, tấm bìa nào gấp được hình lập phương?

LUYỆN TẬP

Bài 1 (SGK - tr49)

Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH (Hình 10).

  1. Nêu các cạnh và đường chéo.
  2. Nêu các góc ở đỉnh B và đỉnh C.
  3. Kể tên những cạnh bằng nhau.

Giải

  1. a) Các cạnh của hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH là: AB; BC; CD; DA; AE; BF; CG; DH; EF; FG; GH; HE

Đường chéo của hình hộp chữ nhật ABCD.EFGH là: AG; BH; CE; DF.

  1. b) Các góc ở đỉnh B là: góc ABF; góc ABC; góc CBF

Các góc ở đỉnh C là: góc BCD; góc DCG ; góc BCG.

  1. c) Những cạnh bằng nhau là:
  • AB = CD = EF = HG;
  • BC = AD = FG = EH;
  • AE = BF = CG = DH.

Bài 2 (SGK - tr49)

Quan sát hình lập phương EFGH.MNPQ (Hình 11).

  1. Biết MN = 3cm. Độ dài cạnh EF, NF bằng bao nhiêu?
  2. Nêu tên các đường chéo của hình lập phương.

Giải

  1. Vì hình lập phương có tất cả các cạnh bằng nhau

⇒ EF = NF = MN = 3cm

  1. b) Các đường chéo của hình lập phương là: EP; FQ; HN; GM.

Bài 3 (SGK - tr50)

Trong các hình dưới đây, hình nào là hình hộp chữ nhật, hình nào là hình lập phương?

Bài 4 (SGK - tr50)

Trong hai tấm bìa ở các Hình 13b và Hình 12c, tấm bìa nào có thể gấp được hình hộp chữ nhật ở Hình 12a?

Vì Hình 13a có 6 mặt hình chữ nhật bao gồm: các mặt đối diện bằng nhau, kích thước các mặt là: 4 cm x 3 cm, 3 cm x 1 cm, 4 cm x 1 cm.

VẬN DỤNG

Câu 1. Quan sát Hình 1, hình 2 và tìm số thích hợp vào ô trống trong bảng sau:

Câu 2: Quan sát hình hộp chữ nhật ABCD.A’B’C’D’

  1. a) Biết AB = 7 cm ; BC = 5 cm ; AA’ = 6 cm. Tính độ dài các cạnh A’D’ ; A’B’ ; CC’.
  2. b) Nêu các đường chéo của hình hộp chữ nhật.

Giải

  1. a) A’B’ = AB = 7 cm ; B’C’= BC = 5 cm ; CC’=AA’ = 6 cm.
  2. b) Các đường chéo của hình hộp chữ nhật là: A’C; B’D; AC’; BD’.

Câu 3: Quan sát hình lập phương MNPQ.M’N’P’Q’

  1. a) Kể tên các đỉnh, cạnh và đường chéo của hình lập phương.
  2. b) Biết NP = 4 cm. Độ dài các cạnh M’N’; PQ; MN bằng bao nhiêu?

Giải

  1. Các đỉnh: M, N, P, Q, M’, N’, P’, Q’.

     Các cạnh: MN, NP, PQ, MQ, MM’, NN’, PP’, QQ’, M’N’,

     N’P’, P’Q’, M’Q’.

     Các đường chéo: MP’, NQ’, PM’, QN’.

  1. b) Vì hình lập phương có tất cả các cạnh bằng nhau

⇒ M’N’ = PQ = MN = NP = 4cm

Câu 4. Em hãy nêu và sưu tầm những đồ vật trong thực tiễn có dạng hình hộp chữ nhật, hình lập phương.

VD:

  • Hình lập phương: khối rubik, xúc xắc, hộp quà, ..
  • Hình hộp chữ nhật: Bao diêm, tủ lạnh, bể cá, viên gạch, hộp sữa,..

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ghi nhớ kiến thức trong bài, sưu tầm đồ vật, tranh ảnh có dạng hình lập phương, hình hộp chữ nhật.

Ôn lại công thức đã học liên quan đến hình lập phương và hình hộp chữ nhật.

Hoàn thành các bài tập trong SBT và chuẩn bị bài mới.

BÀI HỌC KẾT THÚC, CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ THEO DÕI!

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án điện tử toán 7 chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN LỚP 7 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách kết nối tri thức (bản powrerpoint)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản word)
Giáo án đủ các môn lớp 7 sách cánh diều (bản powrerpoint)

Xem thêm các bài khác

CHƯƠNG 2: SỐ THỰC

Giáo án điện tử bài : Ôn tập cuối chương II

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

HÌNH HỌC TRỰC QUAN

CHƯƠNG 3: CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIẾN


HÌNH HỌC PHẲNG

CHƯƠNG 4: GÓC VÀ ĐƯỜNG THẲNG SONG SÔNG

Giáo án điện tử toán 7 chân trời bài: Bài tập cuối chương VII (2 tiết)

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

HÌNH HỌC PHẲNG

CHƯƠNG 8: TAM GIÁC

Chat hỗ trợ
Chat ngay