Giáo án ngữ văn 10 chân trời tiết: Thực hành tiếng việt bài 5- Nghệ thuật truyền thống (tuồng/ chèo)
Giáo án tiết: Thực hành tiếng việt bài 5- Nghệ thuật truyền thống (tuồng/ chèo) sách ngữ văn 10 chân trời. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của ngữ văn 10 chân trời. Kéo xuống dưới để tham khảo
Xem: => Giáo án ngữ văn 10 chân trời sáng tạo (bản word)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất
Ngày soạn:…../…../……
Ngày dạy:…../…../…..
TIẾT…: THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
- MỤC TIÊU
- Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nhận biết tác dụng của phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, sỗ liệu, biểu đồ, sơ đổ,..
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực riêng biệt
- Nhận diện, đánh giá được vai trò của các yếu tố hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ trong việc biểu đạt nội dung của văn bản.
- Phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong việc biểu đạt nội dung văn bàn.
- Phẩm chất:
- Hiểu và trân trọng ngôn ngữ tiếng Việt.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS nhớ lại kiến thức đã học.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS nhắc lại: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Những yêu cầu khi sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức:
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... góp phần chuyền tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp. Đây là phương tiện thường được sử dụng kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.
- Việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần đáp ứng được yêu cầu:
+ Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,... liên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết.
+ Sử dụng các phương tiện này đúng thời điểm.
+ Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.
+ Chú thích cho các hình ảnh, sơ đồ,... trong bài viết: giải thích rõ về vị trí, ý nghĩa của hình ảnh, sơ đồ; nêu nguồn dẫn (nếu là dẫn lại từ nguồn khác, bài khác).
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta cùng thực hành Tiếng Việt về tác dụng của các phương tiện phi ngôn ngữ như hình ảnh, biểu đồ trong các văn bản.
- HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC – LUYỆN TẬP
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về tiếng việt
- Nội dung: GV chiếu bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
- Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Bài tập 1
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát lại hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương và thực hiện yêu cầu:
- Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp bạn hiểu thêm điều gì về các thông tin chính mà văn bản truyền tải?
- Nhận xét về cách tác giả văn bản chú thích các hình ảnh đính kèm: độ dài của phần chú thích ảnh, mối liên hệ giữa hình ảnh và phần chú thích với văn bản chính,...
- GV gợi ý: Đối chiếu các hình minh hoạ trong bài với các đoạn thuyết minh bằng lòi trong VB và đưa ra câu trá lời về tác dụng minh hoạ gợi mở của các hình ảnh được sử dụng trong VB Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc và hoàn thành bài tập 1.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS giơ tay nhanh nhất cho mỗi câu để trả lời, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
Gợi ý trả lời:
- Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lươnggiúp người đọc hiểu thêm về lời thuyết mình, hình dạng cây đàn ra sao; sự khác nhau giữa cần đàn ghi-ta thường và cần đàn ghi-ta lõm; nó được sử dụng rộng rãi trong môi trường nào; dàn nhạc cải lương bao gồm những nhạc cụ nào.
- Cách tác giả văn bản chú thích các hình ảnh đi kèm:
- Độ dài chú thích vừa phải, tương ứng với chiều dài của ảnh.
- Nội dung của phần chú thích và ảnh đồng nhất với nhau.
- Hình ảnh và phần chú thích giúp lời thuyết minh trong văn bản chính rõ ràng hơn.
Nhiệm vụ 2: Bài tập 2
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Phân tích các lỗi lặp từ, lặp nghĩa, lỗi dùng từ không hợp với phong cách ngôn ngữ trong các câu sau và sửa lại cho đúng
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc và hoàn thành bài tập 2.
- Gv yêu cầu HS làm việc theo nhóm: Quan sát các dạng biểu đồ và cho biết có thể thay thế các biểu đồ trong ba hình ảnh minh họa trên bằng dạng khác được không? Vì sao?
- GV hướng dẫn: thử đưa ra một số khả năng thay thế(ví dụ thay biểu đồ tròn (hình 3) bằng biểu đồ đường (hình 2) hay biểu đồ cột (hình 1) được không? Có phù hợp với khả năng biểu hiện của biểu đồ không?
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS đại diện các nhóm báo cáo kết quả,
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chuẩn kiến thức.
Gợi ý trả lời
Bài tập 2:
- Biểu đồ tròn dùng để mô tả tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể (100%). Biểu đồ đường thể hiện tiến trình phát triển của một đối tượng hay một nhóm đối tượng nào đó qua thời gian. Biểu đồ cột mô tả sự phát triển của một đối tượng, so sánh tương quan về độ lơn giữa các đại lượng.
- Dạng biểu đồ tròn (hình 3) thường không dùng thay thế cho biểu đồ cột (hình 1) hoặc biểu đồ đường (hình 2) và ngược lại, vì biểu đồ tròn mô tả tỉ lệ các thành phần trong một tổng thể (100%) trong khi hai loại biểu đồ kia không có tác dụng như vậy. Tuy nhiên, cần lưu ý, trong trường hợp này, chúng ta vẫn có thể dùng biểu đồ cột để mô tả các số liệu về tỉ lệ giới tính trong biểu đồ tròn (hình 3) như sau:
- Dạng biểu đồ cột (hình 1) và biểu đồ đuờng (hình 2) thường có thể thay thế cho nhau vì cùng có tác dụng mô tả tiến trình phát triển của một đối tượng hoặc so sánh độ lớn giữa các đại lượng. Tuy nhiên, khi cần biểu thị tiến trình phát triển của nhiều đối tượng thì dạng biểu đồ đường sẽ phù hợp hơn.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
Phí giáo án:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 550k/cả năm
Khi đặt nhận ngay và luôn
- Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
- Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
- Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề
CÁCH TẢI:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Soạn giáo án Ngữ văn 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất