Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Cách làm bài tập đọc hiểu
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Cách làm bài tập đọc hiểu. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BUỔI 18: CÁCH LÀM BÀI TẬP ĐỌC HIỂU
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức:
- Hiểu những kiến thức cơ bản trong môn học ( Tiếng Việt, Văn, Tập làm văn).
- Những kiến thức xã hội – khoa học.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Năng lực đọc – hiểu một đoạn văn bản, một văn bản ngắn: Nhận biết được những đơn vị kiến thức cơ bản của các phân môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn đã học.
- Năng lực viết một đoạn văn ngắn dung lượng 3 – 5 câu.
- Năng lực nghe – nói: lắng nghe, cảm nhận và tham gia thảo luận nhóm, trình bày trước nhóm.
- Về phẩm chất
- Rèn luyện ý thức tự giác học tập, ôn tập, luyện giải các đề bài đọc hiểu.
- Có ý thức phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:
- GV nêu đề bài:
- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động: Ôn tập lại những kiến thức về cách làm bài tập đọc hiểu
- Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức về cách làm bài tập đọc hiểu.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại cấu trúc của bài tập đọc hiểu. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu cấu trúc của bài tập đọc hiểu: Bài tập đọc hiểu gồm mấy phần? + Nhóm 1,3: Theo em, ngữ liệu phần đọc hiểu có đặc điểm như thế nào? + Nhóm 2,4: Chúng ta thường gặp những dạng câu hỏi nào trong phần này? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức cơ bản để làm bài đọc hiểu: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để làm bài đọc hiểu cần có những kiến thức cơ bản nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kĩ năng để làm bài đọc hiểu: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Để làm bài đọc hiểu cần có những kĩ năng gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Cấu trúc: gồm 2 phần: - Ngữ liệu. - Hệ thống câu hỏi. 1. Ngữ liệu: - Xuất xứ: trong SGK hoặc ngoài chương trình SGK (thông thường là ngoài chương trình SGK). - Nội dung: đa dạng, phong phú, có thể là các văn bản mang tính thời sự hoặc các giá trị truyền thống, mang tính nhân văn, nhân bản (một tác phẩm trữ tình, một văn bản truyện, bản tin, phóng sự…). - Đặc điểm: + Đa dạng và phong phú về nguồn gốc + Đa dạng về thể loại: thơ, truyện, văn bản khoa học,… + Đa dạng về nội dung, thông thường bám sát các vấn đề xã hội nổi cộm, được nhiều người quan tâm. 2. Hệ thống câu hỏi: - Gồm 4 câu hỏi với 3 mức độ: Nhận biết - Thông hiểu - Vận dụng thấp. - Các dạng câu hỏi cơ bản: + Câu hỏi nhận biết: Xác định tên tác phẩm, văn bản, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, kiểu loại văn bản, phương thức biểu đạt, thể loại, câu chủ đề, nội dung văn bản,… + Câu hỏi thông hiểu: Giá trị của từ ngữ, câu văn, các biện pháp tu từ, vì sao tác giả lại cho rằng,… + Câu hỏi vận dụng: Nêu suy nghĩ, trình bày quan điểm về một vấn đề liên quan đến nội dung văn bản (rút ra thông điệp, bài học, đồng tình, không đồng tình trước một vấn đề nào đó đc đặt ra trong văn bản). II. Kiến thức cơ bản để làm bài đọc hiểu: 1. Phương thức biểu đạt: - Tự sự: trình bày diễn biến sự việc - Miêu tả: tái hiện những đặc điểm, tính chất, trạng thái của sự vật, con người - Biểu cảm: bộc lộ cảm xúc - Nghị luận: trình bày ý kiến, đánh giá đưa ra những quan điểm, tư tưởng của người viết. - Thuyết minh: giới thiệu, cung cấp tri thức khoa học - Hành chính – công vụ: quyền hạn, trách nhiệm 2. Thể loại: - Thơ - Truyện - Kịch - Tùy bút, bút ký… 3. Các đơn vị trọng tâm về kiến thức Tiếng Việt: - Phương châm hội thoại. - Biện pháp tu từ: Ấn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, nói quá… - Kiểu câu: câu đơn, câu ghép. - Nghĩa tường minh, hàm ý. - Liên kết câu và liên kết đoạn văn. 4. Kết hợp cả kiến thức trong văn bản với kiến thức xã hội (sự hiểu biết riêng của HS). III. Kĩ năng làm bài đọc hiểu 1. Yêu cầu: - Trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm - Trả lời lần lượt từng câu - Thời gian: 15 – 20 phút 2. Kĩ năng: - Đọc nhan đề, nguồn → câu hỏi (gạch chân từ khóa) → văn bản. - Gạch chân những cụm từ có ý trả lời sẵn trong văn bản. - Viết ra giấy nháp những ý xuất hiện đầu tiên trong suy nghĩ 3. Cách trả lời các dạng câu hỏi: - Dạng câu hỏi nhận biết: chú ý các từ khóa: chính, chủ yếu, các, những, một, một số… - Câu hỏi yêu cầu hiểu nghĩa của từ, câu: Vận dụng thao tác giải thích để giải quyết (là gì?), nếu hỏi theo ý tác giả thì tìm trong đoạn ngữ liệu - Câu hỏi vận dụng: theo cách cảm, cách nghĩ riêng của cá nhân. |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS làm các bài tập theo hình thức cá nhân.
PHIẾU BÀI TẬP 1 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi “Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hóa, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác.” (SGK Ngữ văn 9, tập một) Câu 1. Câu văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai ? Cụm từ “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là gì? Câu 2. Văn bản chứa câu văn trên đề cập đến chủ đề gì? Câu 3. Lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện như thế nào? Câu 4. Có bạn cho rằng, học tập theo lối sống cao đẹp của Bác, mỗi chúng ta cần nên ép mình vào cuộc sống khắc khổ. Em có đồng ý với suy nghĩ đó không? Vì sao? GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. - Đoạn trích thuộc văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh” của tác giả Lê Anh Trà. - Cụm từ “di dưỡng tinh thần” được dùng ở đây có nghĩa là bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khỏe. Câu 2. Chủ đề của văn bản: Hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Câu 3. - Sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa thế giới nơi con người của Bác - Lối sống của Bác, của một vị "vua", nhưng lại rất bình dị và rất đỗi đời thường, như phong cách sống đạo đứa, giống với phong cách sống của những bậc hiền tiết ngày xưa: vua Nghiêu, vua Thuấn,... Câu 4. HS tự bộc lộ và trình bày suy nghĩ đúng đắn hợp lý. HS có thể trình bày như sau: - Theo em, khi học tập theo lối sống của bác, mỗi chúng ta không cần ép mình vào cuộc sống khắc khổ như Người. Bởi vì trong hoàn cảnh bấy giờ, đất nước ta còn có rất nhiều khó khăn, kinh tế nghèo nàn, cuộc sống nhân dân đói khổ nên Bác chọc cho mình lối sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh. Còn ở thời kỳ này, đất nước hòa bình, kinh tế phát triển, cuộc sống của con người đã đầy đủ hơn nên chúng ta có thể có một bữa ăn ngon, quần áo đẹp, phù hợp với môi trường sống. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên sống xa hoa, lãng phí vì như vậy sẽ trở thành người xấu, không giúp ích được cho đất nước. |
PHIẾU BÀI TẬP 2 Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên. Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc: - Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con! Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”. (Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà, SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 198) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích? Câu 2. Câu văn “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” sử dụng phép tu từ gì? Câu 3. Theo em, vì sao tác giả lại nhấn mạnh chi tiết bé Thu “hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”? Câu 4. Em có nhận xét gì về tình cảm bé Thu đối với ông Sáu được thể hiện qua đoạn trích trên? GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Tự sự Câu 2. Biện pháp tu từ: Liệt kê Câu 3. Nhấn mạnh chi tiết bé Thu hôn lên vết thẹo dài trên mặt ba, nhằm: Bé Thu được nghe bà ngoại giảng giải, Thu hiểu vết thẹo trên mặt ba là chứng tích tội ác của kẻ thù. Sự nghi ngờ được giải tỏa, nó cảm thấy ân hận, hối tiếc. Tình cảm dành cho cha trào dâng trong phút chia tay. Con bé cuống quýt, hối hận, ăn năn hôn lên cả vết thẹo. Với con bé, tất cả những gì thuộc về ba, nó đều yêu thương tha thiết. Câu 4. Bé Thu là một cô bé có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt. |
PHIẾU BÀI TẬP 3 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới: “Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo” Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên. Câu 2. Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính? Câu 3. Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”? Câu 4. Nêu ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”.
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Các phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên là: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. Câu 2. Từ ngữ, hình ảnh thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính: “Đêm nay rừng hoang sương muối. Đầu súng trăng treo” Câu 3. Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi” vì thể hiện tâm thế chủ động, sẵn sàng “chờ giặc tới” của những người lính trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp. Câu 4. Ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”: Là hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu độc đáo, đầy sáng tạo, thể hiện: - Hiện thực của cuộc chiến đấu: những người lính đứng gác khi đêm đã về khuya, trăng lên cao. - Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú: + Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ – chất thi sĩ. + Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sáng trong, sâu sắc. Sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh. + Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh. + Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình. |
PHIẾU BÀI TẬP 4 Cho đoạn văn sau: “Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi. Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn bão vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được.” (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa) Câu 1. Đoạn văn trên là lời nói của nhân vật nào, nói với ai? Những lời nói đó giúp em hình dung hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật ấy như thế nào? Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. Câu 3. Xét theo câu ngữ pháp thì câu: “ Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu gì? Câu 4. Chỉ ra câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên. Câu 5. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn văn.
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Đoạn văn là lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ - khi anh kể về công việc và cuộc sống của mình. - Lời tâm sự của anh thanh niên giúp người đọc hình dung những khó khăn, gian khổ cả về vật chất lẫn tinh thần… Anh phải làm việc trong hoàn cảnh khắc nghiệt ( phải thức dậy lúc nửa đêm, gió rét, bão tuyết…); phải đối mặt với cuộc sống cô đơn, một mình giữa cái im lặng đáng sợ của đất trời, núi rừng Sa Pa). Câu 2. Nội dung chính của đoạn trích trên là: Công việc khó khăn và tinh thần trách nhiệm của anh thanh niên. Câu 3. Xét theo câu ngữ pháp thì câu : “Rét,bác ạ” thuộc kiểu câu rút gọn. Câu 4. Câu có sử dụng phép nhân hóa trong đoạn văn trên là: - “Xách đèn ra vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”. - “Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: Nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống như những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả ném vứt lung tung”. Câu 5. Các từ láy được sử dụng trong đoạn văn: lung tung, hừng hực, ào ào. |
PHIẾU BÀI TẬP 5 Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi” Câu 1. Khổ thơ được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả? Giới thiệu đôi nét về tác giả. Câu 2. Nội dung của khổ thơ trên là gì? Câu 3. Hai câu đầu bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào? Câu 4. Từ “lại” ở câu thơ “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” diễn tả điều gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Đoạn thơ trích trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của tác giả Huy Cận. - Giới thiệu đôi nét về tác giả: Huy Cận (1919 – 2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Vụ Quang (trước đây thuộc huyện Hương Sơn, sau là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Huy Cận đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập thơ Lửa thiêng (1940). Ông tham gia cách mạng từ trước năm 1945 và sau Cách mạng tháng Tám từng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng, đồng thời là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam. Huy Cận đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996). Câu 2. Nội dung của khổ thơ trên là: Miêu tả cảnh ra khơi của đoàn thuyền đánh cá, cảnh ngày tàn mà vẫn ấm áp, tràn đầy niềm vui, niềm lạc quan của người lao động. Câu 3. Hai câu đầu bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh (mặt trời xuống biển như hòn lửa), nhân hóa ( sóng cài then, đêm sập cửa) đặc sắc. - Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng: Gợi lên sự gần gũi của ngôi nhà thiên nhiên đang chuyển mình đi vào nghỉ ngơi, còn con người bắt đầu hoạt động lao động của mình, tạo sự bình yên với những người ngư dân ra khơi. Câu 4. - Từ “lại” diễn tả công việc của người dân chài được lặp lại hàng ngày, diễn ra thường xuyên, đều đặn như một nhịp sống đã quen thuộc. - Mặt khác chữ “lại” còn biểu thị ý đối lập với hoạt động có trước: Trời, biển đã nghỉ ngơi còn con người lại ra khơi đánh cá. |
Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS, các nhóm thảo luận trong 7 phút và đại diện nhóm lên bảng trình bày.
PHIẾU BÀI TẬP 6 Đọc kĩ mẩu chuyện sau và trả lời các câu hỏi: NGƯỜI ĂN XIN Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi. Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông : - Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả. Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười : - Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: Cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông. (Theo Tuốc-ghê-nhép) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? Câu 2. Văn bản trên liên quan đến phương châm hội thoại nào? Câu 3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau: “Cháu ơi, cảm ơn cháu!” Xét theo mục đích nói câu trên thuộc kiểu câu gì? Câu 4. Em có đồng ý với các ứng xử của cậu bé không? Vì sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên: Tự sự. Câu 2. Văn bản trên liên quan đến phương châm lịch sự. Câu 3. Phân tích cấu tạo ngữ pháp câu sau: Cháu ơi,/ cảm ơn cháu! TP Gọi – đáp VN - Xét theo mục đích nói câu trên thuộc kiểu câu cảm thán. Câu 4. HS tự bộc lộ: Gợi ý: - Em đồng ý với cách ứng xử của cậu bé vì cách ứng xử đó thể hiện sự quan tâm, yêu thương, đồng cảm và sẻ chia của cậu bé đối với người ăn xin. |
PHIẾU BÀI TẬP 7 Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Mẹ là biển rộng mênh mông Dạt dào che chở…con trông con chờ Đi xa con nhớ từng giờ Mẹ là tất cả bến bờ bình yên”. (“Mẹ là tất cả” - Phạm Thái) Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên. Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là gì? Câu 3. Chỉ rõ biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 4. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Xác định thể thơ: lục bát + Mẹ là biển rộng mênh mông |
PHIẾU BÀI TẬP 8 Đọc đoạn văn bản và trả lời các câu hỏi sau: … “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày.”… (Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn năm 2012) Câu 1. Xác định câu chủ đề của đoạn văn? Câu 2. Xét về cấu tạo ngữ pháp, các câu: “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu nào? Câu 3. Sử dụng cấu trúc “Nếu …thì” trong những câu văn “Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chip vào máy tính?” có tác dụng gì? Câu 4. Theo em, tại sao “Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày”? Để vươn lên từng ngày em cần làm gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Câu chủ đề: “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận.” Câu 2. Các câu “Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti.” thuộc loại câu rút gọn. Câu 3. Việc sử dụng cấu trúc nhằm nhấn mạnh các ý sau: - Xã hội phân công nhiệm vụ rất rõ ràng người lao động trí óc – người lao động chân tay; - Bất cứ một công việc nào, con người nào cũng đều có những vai trò nhất định để góp phần giúp ích cho cuộc sống và xây dựng xã hội; - Thái độ trân trọng nghề nghiệp, trân trọng con người. Câu 4. Chúng ta cần vươn lên từng ngày vì: + Cuộc sống luôn vận động và phát triển đòi hỏi con người phải có ý thức sống tích cực; + Vươn lên trong cuộc sống để khẳng định giá trị sống của bản thân, hoàn thành vai trò trách nhiệm công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước. - Để vươn lên từng ngày cần phải: + Có ý thức sống: Tôn trọng bản thân và xã hội; + Tích cực học tập, có tinh thần học hỏi, trau dồi các chuẩn mực đạo đức, kỹ năng sống; + Có nghị lực, bản lĩnh vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống; + Có ước mơ, mục tiêu sống tốt đẹp. |
- CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nắm vững các kiến thức đã học về cách làm bài tập đọc hiểu
- Bài tập về nhà: Hoàn thành các phiếu bài tập sau:
PHIẾU BÀI TẬP 9 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa. Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.” (Trích Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr.139) Câu 1. Đoạn thơ trên được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ. Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của các phép tu từ trong hai câu thơ sau: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then, đêm sập cửa.” Câu 4. Nêu nội dung đoạn thơ?
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. Câu 2. Phương thức biểu đạt: Miêu tả. Câu 3. Phép tu từ: So sánh nhân hóa → Tác dụng: + Cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. + Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm khi mặt trời lặn. Câu 4. Nội dung: Khắc họa cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi trong khung cảnh thiên nhiên đẹp kỳ vĩ, tráng lệ nhưng cũng rất gần gũi, ấm áp với cuộc sống con người và trong niềm vui vẻ, phấn khởi, hăng hái của người lao động. |
PHIẾU BÀI TẬP 10 Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “…Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động ! Tre, anh hùng chiến đấu!”. (Cây tre Việt Nam – Thép Mới) Câu 1. Xác định phép tu từ từ vựng trong đoạn trích? Câu 2. Nêu tác dụng của những phép tu từ đó? Câu 3. Chỉ rõ phép liên kết trong đoạn văn trên? Câu 4. Xét về cấu tạo, câu văn : “Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín” thuộc kiểu câu gì? Vì sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Phép tu từ : - Điệp ngữ: tre, giữ, anh hùng. - Nhân hóa: hình ảnh gậy tre, chông tre (chống lại); tre (xung phong, giữ, hi sinh, anh hùng). Câu 2. Tác dụng: - Điệp ngữ: Nhấn mạnh hình ảnh cây tre với nhiều chiến công. Tạo sự nhịp nhàng của câu văn. - Nhân hóa: Làm cho hình ảnh cây tre trở nên sinh động, gần gũi, thân thiết với con người. Gây ấn tượng mạnh cho người đọc. Câu 3. Phép liên kết trong đoạn văn: Phép lặp từ ngữ: tre, anh hùng Câu 4. Xét về cấu tạo: câu đơn vì câu có một cụm C – V. |
PHIẾU BÀI TẬP 11 Đề bài: Mỗi HS tự làm (hoặc sưu tầm) 02 bài tập đọc hiểu có đáp án trong đó 01 bài ngữ liệu thuộc các văn bản trong chương trình Ngữ văn đã học, 01 bài có ngữ liệu ngoài chương trình. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu