Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Nghị luận xã hội
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Văn thuyết minh. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BUỔI 4: ÔN TẬP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Dạng 1: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: HS hiểu và nhớ được:
- Đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Yêu cầu cụ thể, cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Quan sát các hiện tượng của đời sống.
- Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Về phẩm chất
Giáo dục học sinh ý thức trách nhiệm, bày tỏ thái độ của mình đối với những sự việc hiện tượng và các vấn đề có ý nghĩa trong đời sống.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:
- GV nêu đề bài: Thế nào là nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống? Yêu cầu về hình thức, nội dung nghị luận về một hiện tượng đời sống?
- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập lại những kiến thức về bài văn nghị luận xã hội về một sự việc, một hiện tượng đời sống.
- Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức về bài văn nghị luận xã hội về một sự việc, một hiện tượng đời sống.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại khái niệm đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và đối tượng nghị luận. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS nêu khái niệm nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống? - GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Đối tượng nghị luận bao gồm những gì? Các đối tượng nghị luận đó phản ánh điều gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại những điểm cần lưu ý trong đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu những điểm cần lưu ý trong đề tài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Có mấy loại đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống. Nêu đặc điểm của từng loại. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Nhắc lại dàn ý làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Phần mở bài của bài văn cần những nội dung gì? + Nhóm 2,3: Phần thân bài của bài văn có những luận điểm nào? + Nhóm 4: Phần kết bài của bài văn cần những nội dung gì? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | 1. Thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống? - Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…). 2. Đối tượng nghị luận - Đối tượng nghị luận là các sự việc hiện tượng đời sống đáng suy nghĩ trong cuộc sống hàng ngày, nhất là các hiện tượng liên quan trực tiếp đến tuổi trẻ và có ý nghĩa đối với xã hội… - Các hiện sự việc hiện tượng này có thể có ý nghĩa tích cực như: ý chí, nghị lực, tình yêu thương… nhưng cũng có thể là những hiện tượng tiêu cực cần phê phán như: sự lười nhác, những thói quen xấu, tham nhũng… 3. Những điểm cần lưu ý trong đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống: - Đề bài: + Có đề cung cấp sẵn sự việc, hiện tượng dưới dạng một câu chuyện, một mẩu tin để người làm bài sử dụng. + Có đề không cung cấp nội dung sẵn, mà chỉ gọi tên, người làm bài phải trình bày, mô tả sự việc, hiện tượng đó. + Mệnh lệnh trong đề thường là: nêu nhận xét, nêu ý kiến, nêu suy nghĩ của mình, bày tỏ thái độ, trình bày suy nghĩ… - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống thường có ba loại nhỏ: + Trình bày suy nghĩ về một hiện tượng trong đời sống xã hội: như nghị lực, ý chí, tình yêu thương… + Trình bày suy nghĩ về hai hiện tượng trong đời sống xã hội trở lên: như thất bại và thành công, cho và nhận… Loại này cần xem xét quan hệ giữa hai hiện tượng. + Từ một hiện tượng thiên nhiên, trình bày suy nghĩ về đời sống xã hội như: Giữa một vùng khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở những đóa hoa thật đẹp; câu chuyện hai biển hồ ở Palétxtin. Suy nghĩ của anh (chị) về hiện tượng trên. 4. Dàn ý làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống a. Mở bài: - Dẫn dắt ngắn gọn vào sự việc, hiện tượng cần nghị luận. - Nêu luôn thái độ đánh giá chung về hiện tượng đó. b. Thân bài: Văn nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống. - LĐ1: Thực trạng, các biểu hiện cụ thể trong cuộc sống của sự việc hiện tượng được nêu như thế nào? Yêu cầu: + Có thể nêu mối quan hệ của hiện tượng này với ngữ liệu phần Đọc hiểu. + Cần nêu những ví dụ, những trường hợp cụ thể, chi tiết và chân xác. + Nếu nhớ rõ, có thể trích nguồn hoặc thông tin. + Nếu không nhớ rõ thì tuyệt đối không được ghi sai lệch thông tin, làm giảm tính thuyết phục của bài viết. - LĐ2. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên Yêu cầu: + Nguyên nhân của hiện tượng xã hội bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp. + Nguyên nhân đưa ra cần hợp lý, chính xác. - LĐ 3. Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng – sai, lợi – hại, kết quả – hậu quả, bày tỏ thái độ biểu dương hay phê phán đối với sự việc hiện tượng nghị luận. Yêu cầu: + Thái độ đánh giá khách quan, rõ ràng. + Có thể nêu những cách đánh giá mang màu sắc cá nhân, nhưng phải thuyết phục và hợp lý. - LĐ 4. Biện pháp khắc phục hậu quả hoặc phát huy kết quả. Yêu cầu: + Biện pháp đưa ra cần thiết thực, khả thi, không chung chung, trừu tượng. + Biện pháp bao gồm cả biện pháp của xã hội – cơ quan, Nhà nước – cá nhân; cả ý thức – hành động của cá nhân. - LĐ 5. Liên hệ bản thân, rút ra bài học nhận thức và hành động cho mình. Yêu cầu: + Bài học cho bản thân cần phù hợp với quan điểm, thái độ cá nhân nêu trước đó. + Cần nêu hai bài học: một bài học nhận thức, một bài học hành động. c. Kết bài: - Nêu suy nghĩ về tầm quan trọng của sự việc hiện tượng đã nghị luận. - Đưa ra thông điệp, hay lời khuyên cho mọi người. - Nêu suy nghĩ về sự thay đổi của sự việc hoặc hiện tượng xã hội đó trong tương lai. |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
- Dạng đề đọc hiểu
Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập theo nhóm, mỗi nhóm gồm 4 thành viên, các nhóm thảo luận trong 7 phút và lập dàn ý cho đề bài dưới đây.
PHIẾU BÀI TẬP 1 Đề bài: Suy nghĩ gì về hiện tượng “gây ô nhiễm môi trường do xả rác bừa bãi” của người dân nước ta hiện nay.
GỢI Ý ĐÁP ÁN 1. Mở bài: - Giới thiệu vấn đề “vứt rác bừa bãi” và thực trạng ô nhiễm môi trường do xả rác bừa bãi ở nước ta hiện nay. 2. Thân bài: a. Giải thích khái niệm: - Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ, gây nên ô nhiễm môi trường. - Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc. - Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào. b. Thực trạng hiện tượng vứt rác bừa bãi: - Người dân vô tư xả rác bừa bãi ngay trên chính vỉa hè, lề phố. - Khi đi ăn nhà hàng, mặc dù chủ nhà hàng đã để sẵn một thùng rác nhỏ dưới bàn ăn nhưng khi dùng xong giấy ăn hoặc tăm tre họ vẫn thản nhiên vứt xuống nền nhà... - Khi đến các quán nước, sàn nhà đầy những tàn thuốc lá cùng với những bã kẹo cao su,... - Người ngồi trên xe gắn máy vứt giấy gói thức ăn hay ném vỏ hộp sữa xuống đường. - Người ngồi trên xe ô tô, xe buýt, xe du lịch thì vứt rác ra đường qua cửa sổ hay thậm chí còn khạc nhổ ngay trên xe. - Đi bộ ven hồ ta vẫn có thể thấy những que kem đang ăn dở, những mẩu thuốc lá hay những vỏ kẹo được vứt vung vãi dưới lòng đường, tệ hơn là ở trên mặt hồ nước trong xanh - Những khu du lịch, du khách tiện đâu vứt đó, không quan tâm đến địa điểm hay mức độ của nó. - Chính bởi hành động vứt rác bừa bãi mà cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng c. Nguyên nhân - Do sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường và nơi mình sinh sống của người dân. - Một số người ích kỉ, chỉ biết lo cho bản thân mà không biết đến cộng đồng, xã hội. - Thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác. - Việc xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên. d. Tác hại của hành động vứt rác bừa bãi: - Gây ô nhiễm môi trường nước, không khí... - Là tác nhân gây phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người. - Làm mất cảnh quan sinh thái, các khu du lịch hay danh lam thắng cảnh. - Gây tốn kém tiền của cho nhà nước. - Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại. e. Đề xuất biện pháp khắc phục: - Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng. - Viết khẩu hiệu, bảng tuyên truyền treo ở những nơi công cộng. - Các trường lớp cần vận động học sinh bỏ rác đúng nơi quy định và áp dụng những hình thức kỷ luật đối với những bạn làm sai quy định. - Tăng lượng thùng rác ở các tuyến đường, tránh tình trạng một tuyến đường chỉ có một hoặc không có thùng rác nào, khiến người dân thấy bất tiện khi phải cầm rác vì không có thùng rác để bỏ vào. - Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh, chiến dịch 3R… - Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi. 3. Kết bài: - Nêu suy nghĩ của bản thân về vấn đề “vứt rác bừa bãi”: Vứt rác bừa bãi là thực trạng rất đáng phê phán. - Tuyên truyền và động viên mọi người trong việc bảo vệ môi trường. |
Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập về nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội, các em thảo luận với bạn cùng bàn trong 7 phút và lập dàn ý cho đề bài dưới đây.
PHIẾU BÀI TẬP 2 Đề bài: Trình bày ý kiến của em về nạn bạo hành trong xã hội hiện nay.
GỢI Ý ĐÁP ÁN - Ý 1: Giải thích khái niệm: Nạn bạo hành - sự hành hạ xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đếnsức khỏe, tinh thần của người khác. - Ý 2: Thực trạng, biểu hiện: + Nạn bạo hành thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội: không chỉ là sự hành hạ thể xác người khác bằng bạo lực mà còn hành hạ về tinh thần. + Nạn bạo hành diễn ra trong gia đình, trường học, xã hội; phụ nữ, trẻ em thường là nạn nhân của bạo hành. - Ý 3: Nêu nguyên nhân của hiện tượng. + Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người + Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực. + Do áp lực cuộc sống. + Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lí nạn bạo hành. - Ý 4: Tác hại to lớn của hiện tượng. + Làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người. + Làm ảnh hưởng tới tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là cử chỉ. - Ý 5: Ý kiến, thái độ của bản thân, đề xuất giải pháp. + Cần lên án đối với nạn bạo hành. + Cần xử lí nghiêm khắc với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành. + Cần quan tâm giúp đỡ kịp thời với những nạn nhân của bạo hành. |
PHIẾU BÀI TẬP 3 Đề bài: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
GỢI Ý ĐÁP ÁN 1. Mở bài : - Đặt vấn đề : trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang 1à điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra. - Tuổi trẻ học đường những công dân tương lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. a. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt nam hiện nay: + Đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương/1 ngày + Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông. b. Hậu quả của vấn đề: + Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng. + Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội. c. Nguyên nhân của vấn đề: + Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm…) + Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường…) + Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn…) d. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông: + Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông. + Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư. + Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định. + Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, thamgia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông... 3. Kết bài: - An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội. - Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. |
Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập về nghị luận về một sự việc, hiện tượng xã hội, các em lập dàn ý cho đề bài dưới đây và nộp bài cho GV.
PHIẾU BÀI TẬP 4 Đề bài: Em có suy nghĩ gì về tình trạng nghiện trò chơi điện tử của học sinh hiện nay.
GỢI Ý ĐÁP ÁN 1. Ý 1: Giải thích hiện tượng nghiện trò chơi điện tử: - Nghiện điện tử là tình trạng ham mê thái quá các trò chơi điện tử. Đây là tình trạng phổ biến, đáng báo động của học sinh, sinh viên hiện nay. - Biểu hiện: bỏ học trốn học , dành hầu hết thời gian chìm đắm trong các trò chơi điện tử, thậm chí quên ăn quên ngủ. 2. Ý 2: Bàn luận: a. Phân tích tác hại, hậu quả của hiện tượng nghiện trò chơi điện tử: - Đối với cá hân người nghiện chơi điện tử: + Học hành sa sút + Luôn ở trạng thái thấp thỏm, đối phó + Tổn hại sức khỏe + Làm cho bố mẹ, gia đình lo buồn + Tổn thất kinh tế + Dẫn đến những hành vi phạm pháp. - Đối với xã hội: + Học sinh là lớp trẻ, là mầm non tương lai của đất nước, nếu lực lượng này không chuyên tâm học tập mà chỉ mải mê vui chơi thì sẽ gây tác hại cho lực lượng lao động chủ yếu sau này. + Trật tự an ninh bị rối loạn. b. Phân tích nguyên nhân của tình trạng nghiện trò chơi điện tử: - Nguyên nhân khách quan: + Trò chơi điện tử là sản phẩm hấp dẫn của công nghệ thông tin. + Do sự quả lý chưa chặt chẽ của nhà nước và gia đình. - Nguyên nhân chủ quan: + Học sinh còn trẻ người non dạ, hiếu động, dễ bị cuốn hút vào ma trận của các trò chơi điện tử. + Do bản thân còn có suy nghĩ bồng bột, nông nổi, chỉ nghĩ đến mình mà không nghĩ đến gia đình. c. Biện pháp khắc phục - Nhà nước tăng cường quản lý và xử phạt đối với các hành vi vi phạm. - Nhà trường tăng cường giao dục. - Gia đình tăng cường giáo dục, quản lý sát sao hơn - Bản thân học sinh phải ý thức sâu sắc tác hại của trò chơi điện tử để có cách sử dụng đúng, phát huy tính giải trí, giảm căng thẳng trong cuộc sống. 3. Ý 3: Bài học cho bản thân: - Cần say mê học tập, không để bạn bè rủ rê, lôi kéo để nghiện trò chơi điện tử. - Giải trí phải hướng tới những trò chơi và hoạt động hữu ích lành mạnh. |
PHIẾU BÀI TẬP 5 Đề bài: Suy nghĩ về hiện tượng nhiều “cây ATM gạo” được mở trong mùa dịch COVID - 19.
GỢI Ý ĐÁP ÁN 1. Mở bài: - Giới thiệu về những hành động đầy tính nhân văn của con người trong đại dịch COVID - 19. - Giới thiệu về một biểu hiện của lối sống nhân văn: cây ATM gạo. 2. Thân bài: a. Cây ATM gạo là gì? - Chiếc máy này do anh Hoàng Tuấn Anh - CEO Công ty PHGLock (quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh) tận dụng máy móc có sẵn của công ty chế tạo. - Máy hoạt động như cây ATM, chỉ cần nhấn nút, gạo sẽ tự động tuôn ra, mỗi lần được 1,5kg gạo, dành cho 2-3 người ăn trong khoảng 1 tuần. - Tại địa điểm nhận gạo có khu vực đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn và các làn đường riêng cho từng người, đảm bảo khoảng cách giữa những người đến nhận gạo. - Bên cạnh đó, Ban tổ chức còn bố trí khu vực ưu tiên nhận gạo mà không phải xếp hàng dành cho người già yếu, người khuyết tật và phụ nữ mang thai. - Chỉ một thời gian ngắn sau khi “ATM gạo” đầu tiên ra đời, “ATM gạo” đã nhanh chóng lan tỏa khắp TP và các tỉnh lân cận. - Đây là một sáng tạo độc đáo, giúp ích cho người nghèo trong thời gian dịch bệnh COVID19 hoành hành. b. Ý nghĩa của cây ATM gạo: - ATM gạo như một vị cứu tinh cho người nghèo trong thời điểm dịch bệnh không thể đi làm kiếm tiền trang trải cuộc sống. - ATM gạo thể hiện tính nhân văn, tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống, làm cho mọi người xích lại gần nhau hơn. - “ATM gạo” đã khơi dậy và lan tỏa tình tương thân tương ái, được người dân đồng lòng hưởng ứng còn các mạnh thường quân khắp nơi đã tích cực chở gạo tới tới hỗ trợ người nghèo. - ATM gạo đã là minh chứng cho truyền thống đồng cảm và sẻ chia giữa con người với con người, giá trị của tình người trong khó khăn. Những hình thức đó ấm lòng người dân. Ấm lòng không chỉ vì số lượng tặng, mà còn vì tính sáng tạo, vì lòng thao thức trước cảnh thiếu, khổ của con người. - Lối sống đồng cảm, sẻ chia bắt nguồn từ truyền thống nhân ái của dân tộc ta: “Lá lành đùm lá rách”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”,… - Xã hội ngày càng phát triển, nhiều lối sống hiện đại được du nhập vào nước ta nhưng nhân dân ta vẫn giữ được lối sống đồng cảm, sẻ chia. - Bên cạnh đó cũng cần phê phán lối sống ích kỷ, vô cảm do bị cuốn theo những tham vọng vật chất của nhiều người trong xã hội hiện nay. c. Liên hệ bản thân: - Phải biết sống đồng cảm, sẻ chia không chỉ trong suy nghĩ, tình cảm mà phải hành động thực tế. - Có tinh thần giúp đỡ, hi sinh cho những người xung quanh mình. 3. Kết bài: Khẳng định lại giá trị, ý nghĩa. |
- CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Xác định đúng đối tượng của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Nhớ cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Bài tập về nhà: Luyện viết thành bài văn hoàn chỉnh các đề nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống đã học.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu