Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Nghị luận xã hội Dạng 2

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Văn thuyết minh. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 6: ÔN TẬP NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

Dạng 2: Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức về cách làm bài văn nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Rèn kỹ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận hoàn chỉnh.

  1. Về phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu văn học, có hứng thú khi làm bài thi.

- Yêu quê hương đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:

- GV nêu đề bài: Để tạo lập một văn bản nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí chúng ta sẽ tiến hành theo mấy bước? Đó là những bước nào? Nhiệm vụ của từng bước ra sao?

- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập lại những kiến thức về bài văn nghị luận xã hội về một một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức về bài văn nghị luận xã hội về một một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại khái niệm và yêu cầu đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nêu khái niệm nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí?

- GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Hãy nêu yêu cầu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại bố cục của một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Nhóm 1: Phần mở bài của bài văn cần những nội dung gì?

+ Nhóm 2,3: Phần thân bài của bài văn có những luận điểm nào?

+ Nhóm 4: Phần kết bài của bài văn cần những nội dung gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Nhắc lại hệ thống những vấn đề cơ bản của một bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

+ Nhóm 1: Nêu bố cục bài văn nghị luận về một vấn đề mang tư tưởng nhân văn.

+ Nhóm 2: Nêu bố cục bài văn nghị luận về một vấn đề mang tư tưởng phản nhân văn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Khái niệm

Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người.

II. Yêu cầu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

- Về nội dung:

 Phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích…để chỉ ra chỗ hay, chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

- Về hình thức:

 Bài viết phải có bố cục 3 phần, có luận điểm đúng đắn, mạch lạc; lời văn chính xác sống động, lí lẽ sắc sảo, thuyết phục, những dẫn chứng minh họa phải chọn lọc, tiêu biểu, phong phú cả mặt tốt, mặt xấu, mặt đúng, mặt sai. Biết lập luận, xem xét vấn đề ở nhiều chiều, nhiều góc độ khác nhau. (xưa - nay, lý thuyết - thực tiễn,…)

- Về mục đích: Cần xác nhận được các vấn đề tư tưởng, đạo lý ấy đung- sai, phù hợp hoặc chưa phù hợp đồng thời phải hướng người đọc, người nghe đến nhận thức và hành động theo chuẩn mực, đạo lý đó.

- Về thái độ: Người viết cần phải có thái độ, quan điểm, lập trường rõ ràng khi nhìn nhận, xem xét, đánh giá một vấn đề thuộc tư tưởng, đạo lý, phải hiểu những chuẩn mực về tư tưởng, đao đức của xã hội mà mọi người chấp nhận, biết liên hệ thực tế cuộc sống để xem xét, bàn bạc.

III. Bố cục

1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí đề yêu cầu (Trích câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ hoặc tên câu chuyện…).

2. Thân bài:

- Hiểu bản chất tư tưởng, đạo lí cần bàn là gì (giải thích): làm rõ khái niệm, giải thích nghĩa đen, nghĩ bóng, nghĩa văn bản của từ ngữ, khái niệm; rút ra ý nghĩa khái quát.

- Bày tỏ thái độ:

+ Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề, nêu vị trí, vai trò và biểu hiện của tư tưởng, đạo lí đó trong đời sống (lí lẽ và dẫn chứng).

+ Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến vấn đề;  lật lại vấn đề nghị luận để xem xét những mặt sai trái của nó (lí lẽ và dẫn chứng).

- Liên hệ bản thân, rút ra bài học: Từ vấn đề nghị luận, người viết rút ra được bài học gì về nhận thức và hành động cho bản thân.

3. Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề vừa bàn: vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào trong đời sống, xã hội, liên hệ thực tế cuộc sống  từ vấn đề vừa bàn rồi mở rộng vấn đề.

IV. Hệ thống những vấn đề cơ bản:

1. Đề mang tư tưởng nhân văn: 

- Đề tài: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực, tôn sư trọng đạo…

- Đề thi thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một hay vài câu thơ hoặc tục ngữ, ngạn ngữ…

- Bố cục:

* Mở đoạn: nêu vấn đề

* Thân đoạn:

- Giải thích: nếu là câu nói,  ý kiến có hai vế thì giải thích hai vế rồi giải thích cả câu.

- Bàn luận

+ Biểu hiện (thường trả lời câu hỏi tại sao? Thế nào?)

+ Ý nghĩa?

- Phê phán, bác bỏ tư tưởng trái ngược.

-  Bài học nhận thức và hành động

+ Về nhận thức ta có: đúng hay sai?

+ Về hành động ta cần: cần làm gì?

* Kết đoạn: đánh giá chung về vấn đề

2. Đề mang tư tưởng phản nhân văn: 

- Đề tài: thói dối trá, lối sống ích kỷ, phản bội, ghen tị, vụ lợi cá nhân, bệnh vo cảm…

- Đề thi thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, tục ngữ, ngạn ngữ…

- Bố cục:

* Mở đoạn: nêu vấn đề

* Thân đoạn

- Giải thích: nếu là câu nói,  ý kiến có hai vế thì giải thích hai vế rồi giải thích cả câu.

- Bàn luận:

+ Biểu hiện (thường trả lời câu hỏi tại sao? Thế nào?)

+ Tác hại?

- Biểu dương, ngợi ca tư tưởng nhân văn đối lập với phản nhân văn đã phân tích ở trên.

- Bài học nhận thức và hành động.

+ Về nhận thức ta có: đúng hay sai?

+ Về hành động ta cần: cần

* Kết đoạn: đánh giá chung về vấn đề.

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:
  6. Dạng đề đọc hiểu

Nhiệm vụ: GV phát phiếu bài tập theo nhóm, chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm thảo luận đề bài của nhóm mình trong 7 phútlập dàn ý.

PHIẾU BÀI TẬP 1 – Nhóm 1

Đề bài 1: Suy nghĩ về sức mạnh của tình yêu thương.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của tình yêu thương.

II. Thân bài

1. Giải thích thế nào là tình yêu thương người: Tình yêu thương là gì?

- Đó chính là sự sẻ chia mà mỗi người dành cho nhau, một thứ tình cảm thiêng liêng xuất phát từ nơi con tim. 

- Là làm những điều tốt đẹp cho người khác và nhất là những người gặp khó khăn hoạn  nạn. 

- Là thể hiện tính cảm yêu thương và quý mến người khác.

2. Bàn luận:

a. Biểu hiện của tình yêu thương:

- Trong gia đình: Tình yêu thương thể hiện ở sự đồng cảm và một tinh thần đồng loại mà con người dành cho con người nhưng nó vô cùng gần gũi như:

+ Ông bà thương con cháu, cha mẹ thương con, con thương cha mẹ.

+ Cha mẹ chấp nhận hi sinh, cực nhọc để làm việc vất vả và nuôi dạy con cái nên người.

+ Con cái biết nghe lời, yêu thương cha mẹ là thể hiện tình yêu thương của mình đối với ba mẹ.

+ Tình yêu thương còn thể hiện ở sự hòa thuận quý mến lẫn nhau giữa anh em với nhau.

- Trong xã hội:

- Con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.

- Là động lực vững chắc để bạn vượt mọi khó khăn và thử thách trong cuộc sống.

- Tình yêu thương con người là truyền thống đạo lí:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

- Tình thương dành cho những con người có số phận đau khổ, bất hạnh.

- Quan tâm, chia sẻ vật chất cho những người sống khó khăn, thiếu thốn, cần sự giúp đỡ ở quanh mình.

- Lên án, đấu tranh chống lại những thế lực đày đọa, bóc lột, ngược đãi con người.

b. Ý nghĩa của tình yêu thương:

- Sưởi ấm tâm hồn những con người cô đơn, đau khổ, bất hạnh, truyền cho họ sức mạnh, nghị lực để vượt lên hoàn cảnh.

- Tạo sức mạnh cảm hoá kì diệu đối với những người “lầm đường lạc lối”; mang lại niềm hạnh phúc, niềm tin và cơ hội để có cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Là cơ sở xây dựng một xã hội tốt đẹp, có văn hóa.

3. Phê phán, bác bỏ những người không có tình yêu thương con người:

- Phê phán những người trong xã hội sống thiếu tình thương, vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau chung của đồng loại, họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh.

- Phê phán những người không biết quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với mọi người xung quanh cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét … → Chúng ta nên chỉ cho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập vào thế giới tràn ngập yêu thương.

4. Bài học nhận thức và hành động:

- Tình yêu thương có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống

- Chúng ta hãy nâng niu hạnh phúc gia đình; hãy sống yêu thương, biết sẻ chia, đồng cảm với những cảnh ngộ trong cuộc đời.

III. Kết bài:

- Tổng kết, khẳng định lại vấn đề: Tình yêu thương có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người, là lẽ sống của mỗi người.

- Mỗi người chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, yêu thương đồng loại.

 

PHIẾU BÀI TẬP 2 – Nhóm 2

Đề bài 2: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. Mở bài : Tình mẫu tử là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của con người. Kể sao cho hết những yêu thương mà mẹ dành cho con và cũng kể làm sao hết lòng biết ơn vô hạn của những đứa con dành cho mẹ kính yêu.

II. Thân bài :

1. Giải thích thế nào là tình mẫu tử

- Tình mẫu tử là tình mẹ con, là những thương yêu, đùm bọc, che chở… mà người mẹ dành cho con.

- Trong đời sống con người có nhiều thứ tình cảm cao đẹp như tình cảm đối với ông bà, anh chị em, tình bạn, tình yêu nước… nhưng tình mẫu tử vẫn có vị trí đặc biệt thiêng liêng và máu thịt nhất.

2. Bàn luận:

- Khẳng định tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, có sức mạnh diệu kì nhất trong cuộc đời mỗi người:

+ Trong mọi thứ tình cảm thì tình mẫu tử là cao quý và thiêng liêng nhất. Từ xưa đến nay nhân loại đã và sẽ mãi mãi ca tụng về tình mẫu tử vì nó chứa đựng trong đó là lòng vị tha, đức hi sinh và tình yêu thương không giới hạn. Mẹ là dòng suối mát lành. Tình mẹ là điều không thể đo đếm được. Có mẹ,  con có cả bầu trời yêu thương, mất mẹ là nỗi đau, là mất mát lớn nhất trong đời con.

+ Tình mẫu tử là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và trí tuệ của đứa con.

+ Tình mẫu tử là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương chi, nhân phẩm con người trong cuộc đời; có ý nghĩa với con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác.

+ Tình mẫu tử là nơi khởi đầu và cũng là chốn tìm về sau cuối của mỗi người trong cuộc sống vốn đầy thử thách, là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh để mỗi người vượt qua khó khăn, tìm thấy niềm hạnh phúc.

3. Phê phán những biểu hiện của vi phạm tình mẫu tử:

- Không ít người con chà đạp lên tình mẫu tử: con vô tâm, bất hiếu với cha mẹ,  chỉ biết sống đòi hỏi, lãng quên trách nhiệm và bổn phận làm con, không biết quan tâm, chăm sóc mẹ già khi ốm đau.

- Vẫn tồn tại hiện tượng cần phê phán về những người mẹ ích kỉ, độc ác bỏ rơi con, không chăm sóc,…

4. Bài học nhận thức và hành động:

- Biết yêu thương, kính trọng và hiếu thảo vói mẹ là bổn phận của đạo làm con.

- Biết trân trọng những giây phút còn có mẹ trên đời, biết thể hiện lòng hiếu thảo ngay khi còn có thể.

- Tu dưỡng bản thân, bồi đắp tâm hồn lẽ sống để sống có ích, đền đáp công sinh thành, dưỡng dục mà mẹ đã dành cho ta .

III . Kết luận: Khẳng định lại ý nghĩa tầm quan trọng của tình mẫu tử.

 

PHIẾU BÀI TẬP 3 – Nhóm 3

Đề bài 3: Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. Mở bài:

- Cuộc đời sẽ tẻ nhạt, vô nghĩa biết bao khi con người ta sống không có ước mơ, khát vọng.

- Đúng vậy, ước mơ là nhựa sống để nuôi dưỡng tâm hồn ta lớn lên, sống có mục đích, có tương lai, hạnh phúc. Một câu nói đáng để ta suy ngẫm: “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.

II. Thân bài:

1. Giải thích câu nói:

- Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được.

- Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình.

- Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực.

- Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực.

2. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói:

Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”?

- Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú. Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả; có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ bay theo đời người; ước mơ là vô tận. Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ.

- Ước mơ đủ lớn cũng như một cái cây phải được ươm mầm rồi trưởng thành. Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên. Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, vinh nhục, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.

+ Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã đạt được điều mình mơ ước.

+ Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước của mình.

3. Mở rộng vấn đề:

- Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng khó có thể đạt được:

+ Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh hiểm nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng. Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi.

+ Ước mơ cũng không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám…

4. Đánh giá, rút ra bài học:

- Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước mơ, nhỏ bé mà lớn lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể không…”. Thật đúng vậy, mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình.

- Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không, xin người hãy tự tin. Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt đạt được điều gì mình mong muốn, sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.

- Bài học nhận thức, hành động: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng hướng thuyền. Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật lớn lao. Mỗi người chúng ta hãy có cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào!

III. Kết bài:

- Liên hệ ước mơ, khát vọng của bản thân.

- Cần có ý chí, nghị lực để nuôi dưỡng, biến ước mơ thành hiện thực.

 

  1. CỦNG CỐ - DẶN DÒ

- Học thuộc kiến thức về cách làm bài văn Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí.

- Hoàn thiện 1 trong 3 đề trên vào vở luyện viết văn, buổi học sau GV sẽ thu và chấm bài.

- Chuẩn bị buổi sau ôn tập:  Cách làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí. (Tiếp theo)

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay