Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Ôn tập học kì 2

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Ôn tập học kì 2. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 17: ÔN TẬP HỌC KÌ II

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

- Củng cố, hệ thống lại các kiến thức về tiến việt, văn học trong học kỳ II.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Rèn kĩ năng phát hiện, vận dụng từ ngữ trong đạt câu, giao tiếp.

- Nắm bắt, cảm nhận vận dụng nội dung tư tưởng từ các tác phẩm văn học vào thực tế.

- Biết làm các bài đọc hiểu.

  1. Về phẩm chất

- Giáo dục sự ham mê sáng tạo và tìm tòi học hỏi khi viết và nói.

- Yêu thích văn học, đời sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  4. c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV nêu đề bài: Kể tên các văn bản thơ hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9 học kì 2.

- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập lại những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 - HKII

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức cơ bản trong chương trình Ngữ văn 9 - HKII
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại những kiến thức cơ bản của phần Tiếng Việt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy các kiến thức sau:

+ Hệ thống các đơn vị kiến thức tiếng việt trong học kỳ II?

+ Hệ thống các tác phẩm văn học và nội dung cần nắm về văn bản trong học kỳ II?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Hệ thống kiến thức

1.Tiếng việt

- Khởi ngữ, các thành phần biệt lập (tình thái, cảm thán, phụ chú, gọi đáp)

- liên kết câu và liên kết đoạn văn

- Nghĩa tường minh và hàm ý.

→ các đơn vị trên cần nắm (khái niệm, phân loại, cách nhận diện, chuyển đổi)

2. Văn bản

- Thể loại, phương thức biểu đạt, bố cục, tóm tắt, tình huống truyện.

- Nội dung, nghệ thuật, chủ đề, hoàn cảnh sáng tác.

- Đặc điểm nhân vật.

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS đọc đề dưới đây và làm các bài tập theo hình thức cá nhân.

PHIẾU BÀI TẬP 1

Bài 1: Trong bài thơ “Viếng lăng Bác” Viễn Phương viết : “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.

Dựa trên hiện tượng chuyển nghĩa của từ, từ "mùa xuân" có thể thay thế cho từ nào? Theo phưong thức chuyển nghĩa nào? Việc thay thế từ trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?

Bài 2: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây :

a. Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.

(Kim Lân, Làng)

b. Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.

(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)

c. Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được.

(Kim Lân, Làng)

Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi đọc xong một tác phẩm văn học, trong đó có chứa thành phần tình thái hoặc cảm thán.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Bài 1:

- Mỗi một năm xuân đến, con người lại thêm một tuổi. Cho nên "79 mùa xuân" cũng được hiểu là 79 tuổi, 79 năm trong một đời người.

- Nếu để từ "tuổi" thì chỉ nói được Bác Hồ  đã sống 79 năm, thọ 79 tuổi, câu thơ chỉ thuần tuý chỉ tuổi tác.

- Còn dùng từ "Xuân" có nghĩa là: cả cuộc đời Bác là 79 năm cống hiến cho nhân dân, 79 năm dành cho đất nước để đất nước có sắc xuân. Thêm nữa, kết "tràng hoa dâng  79 mùa xuân" gợi thêm sắc xuân bên lăng Bác. Và từ "mùa xuân" như làm cho xúc cảm của câu thơ, âm điệu câu thơ thêm mượt mà, sâu lắng, thiết tha. Câu thơ hay, ý thơ trở nên đa nghĩa và sâu sắc hơn nhiều.

→ Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ.

Bài 2:

a. Thành phần tình thái: có lẽ

b. Thành  phần cảm thán: Chao ôi

c. Thành phần tình thái: Chả nhẽ

Bài 3:

*Gợi ý:

- HS viết được đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán (tùy sự sáng tạo của học sinh)

- Trình bày cấu trúc đúng theo kết cấu của đoạn văn, có nội dung theo một tác phẩm cụ thể.

- Hình thức: trình bày sạch sẽ, khoa học.

 

PHIẾU BÀI TẬP 2

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan của mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết

thẹo dài bên má của ba nó nữa”.

(Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà, SGK Ngữ văn 9, tập một, trang 198)

Câu 1: (1.0 điểm): Xác định phép liên kết hình thức và từ ngữ liên kết trong các câu: “Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”

Câu 2: (0.5 điểm): Câu văn “Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa” sử dụng phép tu từ gì?

Câu 3: (0.5 điểm): Theo em, vì sao tác giả lại nhấn mạnh chi tiết bé Thu “hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa”?

Câu 4: (1.0 điểm): Em có nhận xét gì về tình cảm bé Thu đối với ông Sáu được thể hiện qua đoạn trích trên?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1: Từ liên kết: Nó

Câu 2: Biện pháp tu từ: Liệt kê

Câu 3 : Nhấn mạnh chi tiết bé Thu hôn lên vết thẹo dài trên mặt ba, nhằm: Bé Thu được nghe bà ngoại giảng giải, Thu hiểu vết thẹo trên mặt ba là chứng tích tội ác của kẻ thù. Sự nghi ngờ được giải tỏa, nó cảm thấy ân hận, hối tiếc. Tình cảm dành cho cha trào dâng trong phút chia tay. Con bé cuống quýt, hối hận, ăn năn hôn lên cả vết thẹo. Với con bé, tất cả những gì thuộc về ba, nó đều yêu thương tha thiết.

Câu 4: Bé Thu là người có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt. Khi những băn khoăn được giải tỏa tình yêu đó được bùng cháy mạnh mẽ, mãnh liệt.

 

PHIẾU BÀI TẬP 3

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phả bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.

Câu 1: Đoạn văn trên là lời kể của ai? Kể về điều gì? Người kể đoạn truyện này giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì?

Câu 3: Chỉ ra hai phép liên kết trong đoạn văn trên?

Câu 4: Cách đặt câu văn "Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh" có gì đặc biệt?

Câu 5: Câu “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy giúp chúng ta hiểu gì về các nhân vật?

Câu 6: Xác định câu có chứa thành phần khởi ngữ trong đoạn văn trên.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1: Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật Phương Định.

- Kể về công việc của 3 cô gái (Nho, Thao, Phương Định) trong tổ trinh sát mặt đường.

- Người kể đoạn truyện này giữ vai trò là nhân vật chính trong tác phẩm (Phương Định).

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là: tự sự và miêu tả

Câu 3: Hai phép liên kết trong đoạn văn trên là phép nối (do đó) và phép thế (lúc đó).

Câu 4: Cách đặt câu văn "Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh" đặc biệt vì đây là câu rút gọn chủ ngữ.

Câu 5: Câu “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ ẩn dụ. Việc sử dụng biện pháp tu từ này cho thấy tinh thần lạc quan, có trách nhiệm cao với công việc của ba cô gái.

Câu 6: Câu có chứa thành phần khởi ngữ trong đoạn văn trên là: '' Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản.''

 

PHIẾU BÀI TẬP 4

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

"Lại một đợt bom. Khói vào hang. Tôi ho sặc sụa và tức ngực. Cao điểm bây giờ thật vắng. Chỉ có Nho và chị Thao. Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi. Cao xạ đang bắn. Tiếng súng ở dưới đất lên quả là có hiệu lực. Không gì cô đơn và khiếp sợ hơn khi bom gào thét chung quanh mà không nghe một tiếng trả lời nào dưới đất.”

Câu 1: Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là ai? Việc lựa chọn nhân vật này làm người kể chuyện trong truyện ngắn trên có tác dụng gì?

Câu 2: Xác định liên kết câu và chỉ ra từ liên kết trong câu "Lại một đợt bom....Cao xạ đang bắn"

Câu 3: Cách đặt câu trong đoạn văn có gì đặc biệt? Tác dụng của cách đặt câu như vậy đối với việc diễn tả nội dung của đoạn văn.

Câu 4: Trong đoạn trích trên, sự xuất hiện của "các anh cao xạ" đã tác động thế nào đến tâm trạng nhân vật " tôi "?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Nhân vật “tôi” trong đoạn trích trên là Phương Định .

- Việc lựa chọn nhân vật này làm người kể chuyện trong truyện ngắn trên có tác dụng:

+ Tạo thuận lợi để tác giả đi sâu miêu tả thế giới nội tâm nhân vật

+ Tạo điểm nhìn phù hợp để miêu tả hiện thực cuộc chiến đấu ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Làm cho câu chuyện mang màu sắc chủ quan, trở nên gần gũi, đáng tin cậy,…

Câu 2: Phép liên kết được sử dụng trong câu "Lại một đợt bom....Cao xạ đang bắn" là:

- Phép lặp từ "cao xạ".

- Phép nối: từ "và".

Câu 3: Đoạn văn có cách đặt câu rất lạ:

- Câu đặc biệt: “Lại một trận bom”.

- Những câu đơn ngắn.

- Những câu được tách ra từ một câu: “Và bom. Và tôi ngồi đây. Và cao xạ đặt bên kia quả đồi”.

→ Cách đặt câu như vậy có tác dụng diễn tả được sự dồn dập, căng thẳng của trận đánh cũng như tâm trạng nhân vật.

Câu 4: Trong đoạn trích trên, sự xuất hiện của "các anh cao xạ" đã tác động đến tâm trạng nhân vật "tôi" là: Nhân vật Phương Định cảm nhận được ánh nhìn dõi theo của các anh cao xạ, vì các anh không thích dáng đi khom, nên cô đã thẳng người bước đi. Cô muốn hiên ngang đối diện với thử thách, bởi cô có lòng tự trọng của một nữ thanh niên xung phong góp phần vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc đáng tự hào.

 

Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành 4 nhóm và phát phiếu bài tập cho các nhóm. Các nhóm thảo luận phiếu bài tập của nhóm mình trong 10 phútđại diện nhóm lên bảng trình bày.

PHIẾU BÀI TẬP 5

Đề 1 (nhóm 1,3): Trong phần đầu, tác giả dùng đại từ “tôi”, sang phần sau, tác giả lại dùng đại từ “ta”. Em hiểu như thế nào về sự chuyển đổi đại từ nhân xưng ấy của chủ thể trữ tình trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” - Thanh Hải?

Đề 2 (nhóm 2,4): Viết đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cách hiểu của em về hai câu thơ cuối bài “Sang thu” (Hữu Thỉnh):

“Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.”

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1:

- Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng đó không phải là sự ngẫu nhiên vô tình mà là dụng ý nghệ thuật tạo nên hiệu quả sâu sắc.

- Đó là sự chuyển từ cái “tôi” cá nhân nhỏ bé hoà vào cái “ta” chung của cộng đồng, nhân dân, đất nước. Trong cái “ta” chung vẫn có cái “tôi” riêng, hạnh phúc là sự hoà hợp và cống hiến. Thể hiện niềm tự hào, niêm vui chung của dân tộc trong thời đại mới.

- Sự chuyển đổi diễn ra rất tự nhiên, hợp lí theo mạch cảm xúc.

Câu 2: Trong đoạn văn này người viết cần trình bày được cách hiểu hai câu thơ cả về nghĩa cụ thể và về nghĩa ẩn dụ.

- Tầng nghĩa cụ thể - nghĩa tường minh diễn tả ý: sang thu, mưa ít đi, sấm cũng bớt. Hàng cây không còn bị giật mình vì những tiếng sấm bất ngờ nữa. Đó là hiện tượng tự nhiên.

- Tầng nghĩa thứ hai (ẩn dụ): suy ngẫm của nhà thơ về dân tộc, về con người: khi đã từng trải, con người đã vững vàng hơn trước những tác động bất ngờ của ngoại cảnh, của cuộc đời.

 

Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập cho HS, các em đọc và làm đề theo hình thức cá nhân.

PHIẾU BÀI TẬP 6

Câu 1: Theo em nếu không có văn nghệ đời sống con người sẽ ra sao ?

Câu 2: Em hãy phân tích nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ bằng một đoạn văn ngắn.

Câu 3: Cảm nhận của em về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ qua truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê bằng một bài văn ngắn.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1:

Thực chất đây là câu hỏi về tác dụng, ý nghĩa của văn nghệ đối với con người nhưng từ tình huống giả định “nếu không có văn nghệ ...”. Dựa vào tác dụng và ý nghĩa của văn nghệ đối với con người mà Nguyễn Đình Thi đã nêu để phân tích:

- Nhận thức, đời sống tinh thần của con người sẽ ra sao nếu không có văn nghệ ?

- Nếu không có văn nghệ thì mối quan hệ giữa con người với con người với cuộc sống sẽ ra sao?

- Văn nghệ có tác dụng gì đối với đời sống sinh hoạt khắc khổ hàng ngày, đối với tâm hồn cảm xúc của chúng ta?

Câu 2: HS viết thành đoạn văn ngắn đảm bảo các ý chính sau:

- Tác phẩm văn nghệ phản ánh đời sống thông qua cái nhìn của người nghệ sĩ. Văn nghệ tập trung khám phá, thể hiện chiều sâu tính cách, số phận con người, thế giới bên trong của con người. Nội dung tác phẩm văn nghệ còn là tư tưởng, tấm lòng của nghệ sĩ gửi gắm trong đó.

- Tác phẩm văn nghệ không cất lên những lời thuyết lí khô khan mà chứa đựng tất cả những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng của nghệ sĩ. Nó mang đến cho chúng ta bao rung động, bao ngỡ ngàng trước những điều tưởng chừng rất quen thuộc.

- Nội dung của văn nghệ còn là rung cảm và nhận thức của từng người tiếp nhận. Nó sẽ được mở rộng, phát huy vô tận qua từng thế hệ người đọc, người xem.

Tóm lại, nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể, sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ.

Câu 3:

1. Mở bài: Giới thiệu chung về tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hình ảnh các cô thanh niên xung phong trong truyện "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê.

2. Thân bài

- Hoàn cảnh cuộc chiến đấu đầy gian khổ, ác liệt, họ vẫn vươn lên và toả sáng những phẩm chất cao đẹp.

+ Trẻ trung, trong sáng, hồn nhiên, yêu thương nhau trên tinh thần đồng chí, đồng đội.

+ Tâm hồn mơ mộng, lãng mạn, lạc quan.

+ Vượt qua mọi gian khổ, hi sinh, dũng cảm chiến đấu, hoàn thành nhiệm vụ để bảo vệ Tổ quốc.

3. Kết bài: Tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ, sống có lí tưởng, có mục đích, có trách nhiệm, có trái tim yêu nước nồng nàn.

 

  1. CỦNG CỐ - DẶN DÒ

- Nhắc lại nội dung cần nắm trong buổi ôn tập (trọng tâm kiến thức văn học, tiếng việt).

- Bài tập về nhà: Viết 2 đề ở phiếu bài tập số 5 thành đoạn văn hoàn chỉnh.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay