Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Luyện tập văn tự sự

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Luyện tập văn tự sự. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 17: LUYỆN TẬP VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

- Củng cố các kiến thức về văn kể chuyện với phương thức biểu đạt chính là tự sự có kết hợp miêu tả và biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Rèn kĩ năng viết văn bản tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đặc biệt là việc thể hiện cảm xúc của tác giả, người viết, yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.

  1. Về phẩm chất

- Giáo dục sự ham mê sáng tạo và tìm tòi hoạc hỏi khi viết văn tự sự.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:

- GV nêu đề bài: Các em hãy nêu vai trò của các yếu tố trong văn tự sự đã ôn tập ở buổi học trước.

- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động: Ôn tập lại những kiến thức về văn tự sự.

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức về văn tự sự
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức về khái niệm tự sự và bố cục của một bài văn tự sự.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu khái niệm văn tự sự: Tự sự là gì? Nêu ví dụ về văn bản tự sự.

- GV yêu cầu HS trả lời: Bố cục bài văn tự sự gồm mấy phần? Nêu nội dung từng phần. Khi kể chuyện cần kết hợp với các yếu tố nào để câu chuyện thêm hấp dẫn, sinh động?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Khái niệm văn tự sự:

- Tự sự (kể chuyện) là trình bày một chuỗi diễn biến các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

- Ví dụ: Sơn Tinh Thủy Tinh, Thánh Gióng, con Rồng cháu Tiên,…

II. Bố cục của bài văn tự sự: gồm 3 phần:

1. Mở bài: Có thể giới thiệu nhân vật và tình huống  xảy ra câu chuyện… Cũng có lúc người kể bắt đầu từ một sự cố nào đó,hoặc kết thúc câu chuyện, số phận nhân vật rồi ngược lên kể lại từ đầu.

2. Thân bài: Kể các tình tiết, sự việc làm nên câu chuyện. Nếu tác phẩm có nhiều nhân vật thì tình tiết lồng vào nhau, đan xen theo diễn biến của câu chuyện.

3. Kết bài: Câu chuyện kể đo vào kết cục, tình trạng và số phận nhân vật được nhận diện khá rõ. Thể hiện suy nghĩ của người viết đối với việc được kể.

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS lập dàn ý các bài tập theo hình thức cá nhân.

PHIẾU BÀI TẬP 1

Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, em về thăm trường cũ.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần mở bài cần những nội dung gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phần thân bài có những ý nào cần triển khai?

- Nêu rõ thời gian, không gian?

- Kể lại các yếu tố khơi nguồn cảm xúc. Mạch cảm xúc của em.

 

- Kể lại chi tiết các nhân vật và sự việc, cảm xúc của em theo trình tự thời gian và không gian hợp lí?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Lưu ý gì khi kể lại câu chuyện của em?

* Lưu ý: Cần có sự đồng hiện giữa các cảm xúc của quá khứ và hiện tại, kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, miêu tả, biểu cảm.

- Cần tạo thêm hệ thống nhân vật phụ để tăng tính hiện thực và hấp dẫn cho câu chuyện (các bạn, thầy cô giáo).

- Giọng văn cần giàu cảm xúc, thể hiện được tình cảm tâm trạng thích hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Nội dung của phần kết bài là gì?

I. Mở bài:

+ Nêu lí do (tạo tình huống)

+ Dẫn dắt: Giới thiệu 20 năm sau về thăm trường.

Ví dụ:

Thấm thoát đã 20 năm trôi đi, bao nhiêu kỉ niềm, bao buồn vui tuổi học trò đã ghi dấu trong kí tức của tôi. Những kỉ niệm buồn vui, giận hờn, nhớ thương đều gói ghém trong những năm tháng thơ ngây ấy. Nay có dịp quay lại trường cũ thăm thầy cô, bạn bè, tôi hết sức vui mừng và phấn khởi.

II. Thân bài:

1. Giới thiệu dịp về thăm lại trường sau 20 năm: Nhân kỉ niệm 40 năm thành lập trường. Tôi về thăm trường cùng bạn bè cũ. Tôi rất háo hức và hồi hộp để thăm lại trường cũ.

2. Sau 20 năm về thăm lại trường

a. Cơ sở vật chất và kĩ thuật của trường sau 20 năm:

- Trường được sơn sửa lại rất mới.

- Trường xây thêm khu nhà xe, khu thư viện và thực hành, khu ban giám hiệu,….

- Trường nay rất khang trang và sạch đẹp.

- Sân trường được đổ bê tông chứ không là nền đất như lúc trước

- Sân trường trồng rất nhiều hoa và cây cối

- Phòng học rất sạch sẽ và tiện nghi:

+ Phòng học có tivi, máy chiếu, máy quạt, dụng cụ đầy đủ,….

+ Bàn ghế thay bàn inox chứ không phải bàn gỗ như lúc xưa.

+ Bảng nay sử dụng bản máy chiếu chứ không còn sử dụng bảng đen phấn trắng.

b. Cảm nhận của em về sự thay đổi của trường qua 20 năm:

- Trường học nay càng tiện nghi.

- Học sinh được quan tâm và tôn trọng.

- Thầy cô rất tận tình.

- Tôi bất ngờ với sự đổi mới của trường sau 20 năm.

c. Gặp gỡ bạn bè và thầy cô giáo:

- Về bạn bè: sự thay đổi về ngoại hình, công việc, gia đình,….

- Về thầy cô: sự thay đổi về ngoại hình, tuổi tác,…

- Ôn lại kỉ niệm cũ.

- Cảm xúc của em và mọi người.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về 20 năm sau về thăm trường.

 

PHIẾU BÀI TẬP 2

Đề bài: Đóng vai nhân vật trữ tình trong bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy để kể lại câu chuyện.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh: Tôi - một người lính sau bao nhiêu sóng gió và tân mắt chứng kiến cảnh chiến tranh khốc liệt. Lúc này tôi được sống trong cảnh đất nước thanh bình.

2. Thân bài: Triển khai vấn đề theo mạch cảm xúc bài thơ:

- Cuộc sống hồi nhỏ và khi đi lính: gắn liền với những kỉ niệm thật đẹp.

+ Ánh trăng gắn với kỉ niệm tuổi thơ

+ Trăng gắn với thời gian vất vả, gian lao khi đi lính.

+ Tất cả tạo cho tôi một cảm giác hồn nhiên, vô tư,….

+ Tôi tự nhủ sẽ chẳng bao giờ quên đi  ánh trăng.

- Khi hòa bình lập lại:

+ Chiến tranh kết thúc, cuộc sống có ánh điện, cửa gương, đầy đủ, hiện đại, tôi lãng quên đi vầng trăng năm xưa.

+ Tình huống bất ngờ: căn phòng tối om vì mất điện. Như một bản năng vốn có của con người, vội bật tung cánh cửa sổ để hướng tới ánh sáng.

+ Đối diện với vầng trăng tình nghĩa năm xưa.

+ Tâm trạng: xúc động, xấu hổ, bao cảm xúc, kỉ niệm ùa về (kết hợp yếu tố biểu cảm, độc thoại, độc thoại nội tâm).

Ví dụ: Và đập vào mắt tôi là vầng trăng tròn vành vạnh tỏa sáng trên bầu trời đêm. Tôi với trăng, mặt đối mặt, nhìn nhau, thật lâu. Bỗng, trong lòng tôi có cái gì đó rưng rung. Bao nhiêu ký ức chợt ùa về. Có phải là đồng, là sông, là bể, là rừng đang nhìn tôi, đang trách móc, đang hờn giận? Đã bao nhiêu năm qua, trăng vẫn không thay đổi, vẫn tròn vành vạnh như lúc xưa, vẫn gắn với cánh đồng bao la, với dòng sông bát ngát, với rừng rậm âm u. Phải rồi, chỉ có tôi là đã thay đổi. Tôi đã quá thờ ơ với trăng, đã vô tình quên đi những kỷ niệm đẹp đẽ giữa trăng và tôi. Trăng cứ nhìn tôi, im lặng. Tôi bỗng giật mình. Sự im lặng đến đáng sợ của trăng cứ như một lời trách móc tôi, oán hận tôi vì sao đã quên đi người bạn tri kỷ.

- Triết lí (kết hợp yếu tố nghị luận): Mỗi chúng ta phải sống ân nghĩa thủy chung, uống nước nhớ nguồn, trân trọng những kỉ niệm đẹp đẽ của quá khứ, biết ơn những người đã từng giúp đỡ mình khi khó khăn, hoạn nạn.

3. Kết bài: Kết thúc vấn đề: Khẳng định lại, kết thúc câu chuyện (dành thời gian thăm lại chiến trường, về quê, tận hưởng ánh sáng của vầng trăng,…)

 

Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập theo nhóm, chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận trong 7 phútđại diện nhóm lên bảng trình bày.

PHIẾU BÀI TẬP 3

Đề bài: Viết đoạn văn trình bày sự thay đổi của trường và bạn bè, thầy cô giáo sau 20 năm em về thăm trường. (Chỉ ra các yếu tố miêu tả và biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong đoạn văn của nhóm em).

* Gợi ý:

+ Nhóm 1, 2: Trình bày sự thay đổi của trường: quang cảnh, cơ sở vật chất sau 20 năm.

+ Nhóm 3, 4: Trình bày sự thay đổi của thầy cô, bạn bè sau 20 năm.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Nhóm 1,2:

Sau hai mươi năm, ngôi trường Phú Lộc thân thương giờ đã thay đổi không ít. Trước mắt tôi vẫn là hàng cây xanh mát mắt, những giờ đã to lớn hơn rất nhiều. Cánh cổng trường to đẹp và sơn màu rất sang trọng. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới vừa thân thuộc vừa xa lạ. Đó là một ngôi trường khang trang, rộng lớn với ba dãy nhà ba tầng được xây theo hình chữ U với rất nhiều các phòng học, phòng chức năng. Nổi bật giữa sân trường, bốn cây xà cừ vẫn hiên ngang vươn những tán lá xanh tươi tỏa bóng mát rượi. Tôi vẫn nhớ kỉ niệm cùng bạn bè quét lá, chơi đá cầu,… dưới tán cây ấy. Từ khi thành lập trường đến giờ, đã gần 100 năm rồi, bốn cây xà cừ ấy xanh tươi, đồng hành cùng bao thế hệ học sinh. Sân trường bây giờ được mở rộng, còn có một sân cỏ rộng, bể bơi – điều mà xưa kia tôi từng mơ ước biết bao lần. Sải bước trên sân trường, ngắm nhìn khung cảnh xung quanh nơi đây mà tôi không khỏi xúc động.

    Tôi bước đến dãy nhà nơi lớp tôi đã từng học ở đó. Vẫn là lớp 9B như ngày nào nhưng giờ đây đã được sửa sang lại, được trang bị thêm những trang thiết bị cần thiết phục vụ cho học tập của các em học sinh. Tôi nhớ những ngày ôn thi nắng nóng kéo dài, chỉ ước phòng học có một chiếc điều hòa thật mát mẻ. Điều ước ấy bây giờ đã trở thành hiện thực rồi. Rồi rất nhiều những thiết bị khác như ti vi, bảng thông minh, camera,… rất hiện đại. Nhìn vào trong lớp, nhìn vào chỗ mà tôi đã từng ngồi, bao nhiêu kỉ niệm về trường, về lớp, về bạn bè thầy cô trong tôi ùa về. Nhớ khi xưa lũ học trò tinh nghịch chúng tôi thường lén lút mang đồ ăn vặt vào trong lớp để ăn bất chấp sự nghiêm cấm của nhà trường. Ôi, ước gì, tôi được trở lại là cô học trò ngây ngô ngày xưa.

- Yếu tố miêu tả: Gạch chân.

- Yếu tố biểu cảm:

+ Bước qua cánh cổng trường là một thế giới vừa thân thuộc vừa xa lạ.

+ Tôi vẫn nhớ kỉ niệm cùng bạn bè quét lá, chơi đá cầu,… dưới tán cây ấy.

+ tôi không khỏi xúc động.

- Yếu tố độc thoại nội tâm

+ Ôi, ước gì, tôi được trở lại là cô học trò ngây ngô ngày xưa.

2. Nhóm 3,4:

Đang miên man suy nghĩ, tôi bỗng thấy tiếng gọi phía sau. Trời ơi, nhìn Uyên giờ khác quá. Mái tóc dài ngang lưng, Uyên mặc một chiếc váy công sở lịch sự. Giờ Uyên đã là hiệu trưởng một trường mầm non tư thục nổi tiếng ở tỉnh mình. Cả cái Dương nữa. Ngày xưa nó lênh khênh, nghịch ngợm, ương bướng, thế mà giờ trông cao ráo, xinh xắn, dịu dàng. Hỏi ra mới biết nó làm người mẫu ảnh cho tạp chí nổi tiếng. Tú dẫn mình lên phòng hội đồng. Hầu như cả lớp mình có mặt. Nhìn ai cũng chững chạc. Lớn hết rồi mà. Chẳng còn đâu cái tuổi ngây thơ cùng nhau chơi bịt mắt bắt dê nữa. Mọi người gặp nhau, tay bắt mặt mừng. Dù thời gian có làm mỗi khuôn mặt thay đổi nhưng tôi vẫn nhận ra từng người. Thằng Kiên trở thành giám đốc một công ti thương mại làm ăn phát đạt. Còn Bảo Anh ngày xưa cứ mơ được làm ở Bộ Ngoại giao giờ đã là Vụ trưởng rồi. Chúng tôi ngồi bên nhau ôn lại bao kỉ niệm xưa cũ. Ngày trước cứ mong mau lớn để không phải đi học, vậy mà giờ đây tôi lại thấy tiếc nuối. Giá như chúng tôi không phải lớn, cứ ở bên nhau như ngày xưa, không phải lo nghĩ gì cả.

Mãi đến khi buổi lễ kỉ niệm kết thúc, tôi mới có cơ hội gặp cô giáo chủ nhiệm của tôi hồi lớp chín. Tiến lại gần chào cô  tôi nhận ra trên khuôn mặt cô đã xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn mà tôi thấy mình có lỗi quá vì bấy lâu nay vì bận công việc mà tôi không thu xếp thời gian để về thăm cô. Cô nhìn tôi một hồi lâu rồi mới nhận ra bởi đã hai mươi năm rồi còn gì - một khoảng thời gian đủ dài để mọi thứ thay đổi. Tôi cùng cô ôn lại những kỉ niệm năm xưa, chia sẻ cho cô nghe những gì tôi đã làm được và cô cũng rất vui khi thấy học trò của mình trưởng thành và thành đạt.

- Yếu tố miêu tả: Gạch chân.

- Yếu tố biểu cảm:

+ Trời ơi, nhìn Uyên giờ khác quá.

+ Nhìn ai cũng chững chạc.

+ giờ đây tôi lại thấy tiếc nuối.

- Yếu tố độc thoại nội tâm: Giá như chúng tôi không phải lớn, cứ ở bên nhau như ngày xưa, không phải lo nghĩ gì cả.

 

Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập theo nhóm, chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm thảo luận trong 10 phútlập dàn ý đề bài dưới đây.

PHIẾU BÀI TẬP 4

Đề bài: Đóng vai nhân vật anh Sáu kể lại truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Mở bài: Giới thiệu về hoàn cảnh (đi bộ đội, sau 8 năm trở về thăm nhà). Tâm trạng: nhớ nhà, khao khát được gặp con.

2. Thân bài:

a. Khi gặp con

+ Vui mừng khi gặp lại con nhưng con sợ hãi, không nhận ba.

+ Tâm trạng: hụt hẫng, thất vọng, hai tay buông thỏng xuống (kết hợp yếu tố miêu tả, biểu cảm).

b. Trong 3 ngày nghỉ phép

+ Tôi không đi đâu, chỉ quanh quẩn ở nhà để gần con, quan tâm con.

+ Thu từ chối mọi quan tâm, chăm sóc, nói trống không với tôi nhưng tôi kiên nhẫn, không trách mắng con bé.

Ví dụ:

Hai ngày ở nhà, tôi chẳng dám đi đâu xa, cứ quanh quẩn tìm mọi cách để được gần con, mong mỏi sự đón nhận của con bé. Nhưng Thu là một đứa bé đáo để và bướng bỉnh. Nó nhất quyết không chịu nhận tôi, kể cả khi rơi vào tình huống bí bách nhất. Nghe nồi cơm sôi, nó giở nắp, lấy đũa bếp sơ qua - nồi cơm hơi to, nhắm không thể nhắc xuống để chắt nước được, đến lúc đó nó mới nhìn lên tôi. Tôi nghĩ thầm, con bé đang bị dồn vào thế bí, chắc nó phải gọi ba thôi. Nó nhìn dáo dác một lúc rồi kêu lên:

- Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái! - Nó cũng lại nói trổng.

Anh Ba thấy thế liền lên tiếng mở đường cho nó:

- Cháu phải gọi "ba chắt nước giùm con", phải nói như vậy.

Nó như không để ý đến câu nói của anh Ba, nó lại kêu lên:

- Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!

Tôi cứ vẫn ngồi im. Anh Ba dọa nó:

- Cơm mà nhão, má cháu về thế nào cũng bị đòn. Sao cháu không gọi ba cháu. Cháu nói một tiếng "ba" không được sao?

Lúc đó nồi cơm sôi lên sùng sục. Nó hơi sợ, nó nhìn xuống, vẻ nghĩ ngợi, nhắc không nổi, nó lại nhìn lên. Tiếng cơm sôi như thúc giục nó. Nó nhăn nhó muốn khóc. Nó nhìn nồi cơm, rồi nhìn lên chúng tôi. Thấy nó luýnh quýnh tôi vừa tội nghiệp vừa buồn cười, nghĩ chắc thế nào cũng chịu thua. Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lầm bầm điều gì không rõ. Con bé đáo để thật. (Chỉ ra yếu tố biểu cảm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong đoạn văn trên).

+ Khi tôi gắp cái trứng vào bát cho con, Thu hất văng cái trứng.

+ Tức giận mà lỡ tay đánh con → Hối hận khôn nguôi.

c. Giây phút chia tay

+ Ngày lên đường, Thu khóc và gọi cha, tôi vô cùng sung sướng, hạnh phúc.

+ Trước khi đi, tôi hứa sẽ mua chiếc lược cho con gái.

d. Lúc ở chiến trưởng

+ Tiếp tục tham gia chiến đấu.

+ Tìm được khúc ngà voi và làm chiếc lược tặng con.

+ Lúc bị trúng đạn, gửi lại chiếc lược cho đồng đội nhờ chuyển đến bé Thu.

3. Kết bài: Cảnh gặp lại con trong tưởng tượng

 

  1. CỦNG CỐ - DẶN DÒ

- Nắm vững các kiến thức đã học về văn tự sự.

- Nêu bố cục bài văn tự sự

- Bài tập về nhà: HS hoàn thành phiếu bài tập 4.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay