Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Luyện đề

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Luyện đề. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 20: LUYỆN ĐỀ

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Giúp HS củng cố, khắc sâu hơn những kiến thức đã học ở 3 phân môn Văn học, Tiếng Việt và Tập làm văn ở Ngữ văn 9.
  2. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Rèn kĩ năng tổng hợp, luyện giải đề thi.

- Rèn kĩ năng đọc - hiểu,  phân tích, cảm thụ văn bản cũng như các chi tiết, hình ảnh đặc sắc.

  1. Về phẩm chất

- Yêu mến thơ văn dân tộc.

- Sống có trách nhiệm, yêu quê hương đất nước.

- Tự giác, hứng thú trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

PHÒNG GD & ĐT ....        

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020 - 2021

TRƯỜNG THCS .......                   

Môn Ngữ văn 9  (Thời gian: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 1

  1. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

"Lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm "cung điện" của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn vài phòng tiếp khách, họp Bộ chính trị, làm việc và ngủ, và những đồ đạc rất mộc mạc, đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa." 

(Lê Anh Trà, “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, Viện văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990).

Câu 1 (1.0 điểm). Nêu tên tác giả và tên văn bản chứa đoạn trích. Cho biết phương thức biểu đạt và nội dung chính của đoạn văn bản trên.

Câu 2 (0.5 điểm). (Lê Anh Trà, “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, Viện văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990) là bộ phận gì của đoạn văn bản được trích dẫn?

Câu 3 (0.5 điểm). Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì đối với Bác?

Câu 4 (1.0 điểm). Chỉ ra ít nhất một phép tu từ được sử dụng trong câu: "Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một vật thần kì". Nêu hiệu quả của phép tu từ đó.

Câu 5 (1.0 điểm). Qua đoạn trích, hãy trình bày suy nghĩ về những điều em học tập được từ phong cách Hồ Chí Minh.

  1. PHẦN LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM)

Câu 1 (2.0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) cảm nhận những câu  thơ sau:

“Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

(“Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục)

Câu 2 (4.0 điểm). Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) giới thiệu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam).

----------------------- HẾT ---------------------

 

 

 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1

Phần 1

Câu

Nội dung

Điểm

 

I

 

ĐỌC - HIỂU

4,0

 

1

- Tác giả: Lê Anh Trà

- Văn bản: “Phong cách Hồ Chí Minh

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp với miêu tả, biểu cảm

- Nội dung chính: Tác giả tập trung làm rõ nét đẹp văn hóa trong phong cách Hồ Chí Minh, nổi bật là lối sống giản dị mà thanh cao của Người.

0,25

0,25

0,25

 

0,25

 

2

(Lê Anh Trà, “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị”, trong Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam, Viện văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990) là bộ phận chú thích (nêu thông tin về xuất xứ, tác giả,…) của đoạn văn bản được trích dẫn.

0,5

 

3

Trong đoạn trích, tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm đối với Bác:

+ Tự hào, ngưỡng mộ

+ Kính trọng, tin yêu

 

0,25

0,25

 

4

- Gọi tên và chỉ ra cụ thể 1 biện pháp tu từ: So sánh hoặc liệt kê,…

- Tác dụng: 

+ Nhấn manh lối sống giản dị mà thanh cao của Người.

+ Thể hiện tình cảm kính yêu, ngưỡng mộ đối với Bác.

+ Làm cho câu văn thêm cụ thể, sinh động, hấp dẫn, giàu sức gợi hình, gợi cảm.

0,5

 

0,5

 

5

Những điều em học tập được:

- Lối sống giản dị mà thanh cao:

+ Ở vừa đủ, gần gũi với thiên nhiên.

+ Ăn theo phong vị dân tộc, đầy đủ mà không cầu kì.

+ Trang phục đủ dùng cho các hoạt động, thời tiết, hoàn cảnh…

- Cuộc sống ngày nay, nhu cầu và mức sống đã được nâng lên nhưng chúng ta cũng cần có lối sống đầy đủ nhưng không xa hoa, lãng phí; phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống,…

 

0,75

 

 

 

 

0,25

 

II

 

 

 

LÀM VĂN

6,0

 

1

Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) cảm nhận

những câu thơ sau:

                      “Xót người tựa cửa hôm mai

                  Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

                       Sân lai cách mấy nắng mưa

                    Có khi gốc tử đã vừa người ôm”

(“Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục)

2,0

 

a. Hình thức:

- Đảm bảo hình thức một đoạn văn, dung lượng phù hợp, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0.25

 

b. Nội dung trình bày:

1.5

 

-  Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích.

0.25

 

Cảm nhận

1.25

 

- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ thương cha mẹ của Thúy Kiều

+ Chữ “xót” diễn tả một cách chính xác tấm lòng của Thúy Kiều dành cho cha mẹ

+ Nàng xót xa khi hình dung ra chốn quê nhà cha mẹ vẫn tựa cửa ngóng trông, lo lắng cho nàng.

+ Nàng tự trách bản thân vì chưa làm tròn chữ Hiếu:

Thành ngữ “Quạt nồng ấp lạnh” cho thấy sự day dứt khôn nguôi vì không thể chăm sóc, nâng giấc cho cha mẹ.

 Nàng lo lắng không biết giờ đây ai là người chăm sóc cha mẹ khi thời tiết đổi thay.

 Nàng tưởng tượng nơi quê nhà dã đổi thay, “gốc tử đã vừa người ôm”, thời gian trôi đi mẹ cha ngày càng già yêu mà mình không thể phụng dưỡng.

+ Cụm từ “Cách mấy năng mưa” vừa nói được sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi sự tàn phá của thời gian đối với cảnh vật và con người, làm cho cha mẹ ngày càng già yếu và cần đôi bàn tay chăm sóc của nàng.

→ Thúy Kiều là người con hiếu thảo với cha mẹ

- Nghệ thuật: 

+ Nỗi nhớ được bộc lộ qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm nên càng chân thực, cảm động

+ Cách sử dụng điển tích, điển cố và thành ngữ dân gian.

0.75

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0.5

 

c. Sáng tạo

0.25

 

Có cách diễn đạt độc đáo, hấp dẫn, sáng tạo

 

 

 

 

2

Viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) giới thiệu tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam).

4,0

 

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài thuyết minh để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp..

 

 

* Yêu cầu cụ thể:

a. Nội dung trình bày:

 

3,25

 

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: “Chuyện người con gái Nam Xương”  của nhà văn Nguyễn Dữ.

0,25

 

- Thể loại: truyện truyền kỳ.

- Nguồn gốc: là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tác phẩm Truyền kì mạn lục, viết bằng chữ Hán, dựa vào cốt truyện cổ tích dân gian Vợ chàng Trương.

0.5

 

- Tóm tắt truyện:       

+ Vũ Thị Thiết lấy chồng là Trương Sinh con nhà giàu nhưng ít học lại hay ghen. Trương Sinh đi lính, Vũ Nương ở nhà lo toan chu toàn việc gia đình.

+ Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi là vợ mình không chung thuỷ, mắng nhiếc đánh đập và đuổi nàng đi.

+ Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử.

+ Một đêm, đứa con chỉ chiếc bóng trên tường  nói đó là cha nó nên chàng hiểu ra vợ mình đã bị oan.

+ Phan Lang gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung được nàng gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Chàng lập đàn giải oan, Vũ Nương hiện về giữa dòng nói lời tạ từ rồi biến mất.

0,75

 

 

 

 

- Giá trị nội dung:

+ Phản ánh hiện thực về cuộc sống gia đình dưới xã hội phong kiến nam quyền, thấp thoáng bóng dáng của cuộc chiến tranh phong kiến phi nghĩa; phản ánh số phận bi kịch của người phụ nữ qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương.

+ Truyện thể hiện  niềm thương cảm sâu sắc đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến; khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ; tố cáo lên án  những thế lực vùi dập con người; ước mơ cho con người đặc biệt là người phụ nữ đức hạnh có một xã hội tốt đẹp để được sống bình an, hạnh phúc.

0.75

 

 

 

- Giá trị nghệ thuật:

+ Là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật xây dựng truyện, miêu tả tâm lý nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.

+ Truyện có bố cục chặt chẽ, nhân vật có được tính cách riêng.    

+ Cách kể chuyện hết sức khéo léo.

+ Nhiều yếu tố sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kì ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp riêng của truyện  truyền kì.

0.5

 

 

 

- Đánh giá và nêu cảm nghĩ về truyện :

+ “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ  là một áng văn xuôi cổ tuyệt hay, xứng đáng là một  thiên cổ kì bút (áng văn hay của ngàn đời).

+  Truyện góp phần khẳng định tên tuổi Nguyễn Dữ. 

0,5

 

 

 

 

 

b. Hình thức trình bày:

0,5

 

 

 

- Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

 

 

 

c. Sáng tạo:

0,25

 

 

 

Học sinh có thể sáng tạo trong cách diễn đạt nhưng phải  hợp lý và đảm bảo được  những ý chính.

 

 

Lưu ý chung:

1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung nhất thiết phải có.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm ở từng ý hay cả bài khi đáp ứng yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể.

3. Cho điểm lẻ tới 0,25; không làm tròn điểm số của bài.

 

 


 

PHÒNG GD & ĐT ....        

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020 - 2021

TRƯỜNG THCS .......                   

Môn Ngữ văn 9  (Thời gian: 120 phút)

 

ĐẾ SỐ 2

  1. PHẦN ĐỌC - HIỂU (4.0 ĐIỂM):

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

 

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”  

(Ngữ văn 9, tập một, NXB GD Việt Nam)

Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

Câu 2 (0.5 điểm). Hai từ “mặt” trong câu “Ngửa mặt lên nhìn mặt”, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển?

Câu 3 (1.0 điểm). Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng?

Câu 4 (1.0 điểm). Trong khổ thơ cuối, tại sao tác giả lại chuyển cách dùng từ: “trăng” sang “ánh trăng”? Cái “giật mình” có ý nghĩa như thế nào?

Câu 5 (1.0 điểm). Từ nội dung đoạn thơ trên, em rút ra được thái độ sống gì cho bản thân?

  1. PHẦN LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM):

Câu 1 (2.0 điểm). Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) cảm nhận những câu  thơ sau:

              Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

              Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

              Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

(Bằng Việt, trích Bếp lửa, Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 2 (4.0 điểm). Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) giới thiệu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận. (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam).

-------------------- HẾT ----------------------

 

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC - HIỂU

4,0

1

- Đoạn trích trên nằm trong văn bản “Ánh trăng”                        

- Đoạn trích sử dụng PTBĐ chính: Biểu cảm                              

0,25

0,25

2

Trong câu: “Ngửa mặt lên nhìn mặt:

- Mặt 1: Chỉ mặt người → Nghĩa gốc.                                         

- Mặt 2: Chỉ mặt trăng  → Nghĩa chuyển.                                  

 

0,25

0,25

3

- Các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ trên: Rưng rưng, vành vạnh, phăng phắc.                                                                                                                       

- Tác dụng:

+ Làm cho đối tượng biểu đạt hiện lên cụ thể, sinh động, câu thơ gợi hình, gợi cảm.                                                                                                                  

+ “Rưng rưng”: Cảm xúc ùa về, trào dâng như muốn khóc → sự thức tỉnh.

+ “Vành vạnh”: Khắc họa độ tròn đầy, không khiếm khuyết của vầng trăng → quá khứ vẹn nguyên.

+ “Phăng phắc”: Độ tĩnh lặng gần như tuyệt đối → cái nhìn nghiêm nghị của quá khứ soi rọi lương tâm người lính.

0,5

 

 

0,25

 

0,25

4

- Giải thích: Trong khổ thơ cuối, tác giả lại chuyển cách dùng từ: “trăng” sang “ánh trăng”:                                                                                                                        

+ “Trăng”:  Biểu tượng của quá khứ ân tình.                                             

+ “Ánh trăng”: Ánh mắt nhìn từ quá khứ, soi rọi lương tâm người lính.  

- Ý nghĩa của từ “giật mình”: 

+ Sự thức tỉnh của lương tâm.

+ Cảm xúc ăn năn, day dứt khi nhận ra lỗi lầm lãng quên quá khứ, bội bạc.

 

 

0,25

0,25

 

 

0,25

0,25

5

Thái độ sống cho bản thân:

- Lối sống ân nghĩa, thủy chung với quá khứ, đạo lí uống nước nhớ nguồn.

- Thân thiện, gần gũi với thiên nhiên; tích cực học tập và rèn luyện xứng đáng với lớp cha ông đi trước,…

 

0,5

 

0,5

 

II

 

 

 

LÀM VĂN

6,0

1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 từ ) cảm nhận những câu  thơ sau:

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm

Một bếp lửa ấp iu nồng đượm

Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.”

2,0

a. Hình thức:

- Đảm bảo hình thức một đoạn văn, dung lượng phù hợp, diễn đạt mạch lạc, lập luận chặt chẽ.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

0,25

b. Nội dung trình bày:

1,5

-    Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích.

0,25

-    Cảm nhận:

1,0

 Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng cảm xúc về bà: hình ảnh bếp lửa (là hình ảnh thân thương, gần gũi, ấm áp, quen thuộc trong mỗi gia đình từ bao đời…); hình ảnh người bà (bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng chi chút nhóm lửa; cuộc đời bao vất vả nhọc nhằn …)

+ Từ ngữ, từ láy, hình ảnh giàu sức gợi; các biện pháp tu từ (điệp ngữ, ẩn dụ)

 

0,75

 

 

 

 

0,25

 

- Đánh giá khái quát: Tình cảm nhớ thương cháu dành cho bà.

0,25

c. Sáng tạo:

Thể hiện lập luận sắc sảo, sáng tạo, có cách diễn đạt độc đáo…

0,25

2

Em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 300 từ) giới thiệu bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận (Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam).

4,0

a. Nội dung trình bày:

3,25

Giới thiệu về đối tượng thuyết minh: Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận

0,25

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1958, khi Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ Huy Cận mới thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về thiên nhiên, đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới

- Xuất xứ: In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng”

0,75

- Đề tài: Người lao động trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

- Thể thơ : Bảy chữ

- Mạch cảm xúc: mạch cảm xúc của bài thơ đi theo trình tự không gian, thời gian. Không gian gắn liền với nhịp vận động thiên nhiên vũ trụ. Thời gian gắn liền với hành trình của đoàn thuyền đánh cá ra khơi rồi trở về.

0,5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Bố cục:

Phần 1: 2 khổ thơ đầu : Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi lúc hoàng hôn.

Phần 2: 4 khổ thơ tiếp: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển đêm.

Phần 3: khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh.

0,5

- Giá trị nội dung:

+ Bài thơ khoắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động.

+ Bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

- Giá trị nghệ thuật

+ Bút pháp lãng mạn, cảm xúc tràn đầy

+ Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng,lạc quan.

+ Kết cấu đầu cuối tương ứng đặc sắc.

+ Sử  dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, liệt kê,…

0,75

 

 

 

 

 

0,5

b. Hình thức trình bày:

0,5

- Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

c. Sáng tạo:

- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo.

0,25

Lưu ý chung:

1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung nhất thiết phải có.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm ở từng ý hay cả bài khi đáp ứng yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể.

3. Cho điểm lẻ tới 0,25; không làm tròn điểm số của bài.

 

     

 

 


 

PHÒNG GD & ĐT ....        

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2020 - 2021

TRƯỜNG THCS .......                   

Môn Ngữ văn 9  (Thời gian: 120 phút)

 

ĐỀ SỐ 3

  1. PHẦN ĐỌC - HIỂU (3.0 ĐIỂM)

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra như gia thế, tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền bạc, quần áo,…Mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự BIẾT MÌNH. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.

Hơn thế nữa, nếu bạn thực sự tự tin, bạn cũng sẽ biết tôn trọng người khác. Bởi nếu bạn đã hiểu được giá trị của bản thân mình, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi người bạn gặp. Bạn sẽ nhìn thấy sự giống nhau giữa một ca sĩ nổi tiếng và một người quét rác vô danh, giữa một danh nhân xuất khẩu hàng nghìn tấn thuỷ sản đi nước ngoài và một bà cụ bán cá tươi trong chợ. Bạn sẽ trân trọng những người đó như nhau.

Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó: “TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH”.

(Phạm Lữ Ân – “Nếu biết trăm năm là hữu hạn”, NXB Hội Nhà văn, tr45)

Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên?

Câu 2 (0.5 điểm). Theo tác giả, lòng tự tin bắt nguồn từ đâu?

Câu 3 (1.0 điểm). Theo em, tự tin khác tự cao, tự đại như thế nào?

Câu 4 (1.0 điểm). Lời khuyên “Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó : “TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH” có ý nghĩa gì với em?

  1. PHẦN LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Câu 1 (2.0 điểm). Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống.

Câu 2 (5.0 điểm). Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau :

Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

- Là con thầy mấy lại con u.

- Thế nhà con ở đâu?

- Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

- Thế con có thích về làng chợ Dầu không?

Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

- Có.

Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu ông lại hỏi:

- À, thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

- Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

- Ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ con nhỉ.

Mấy hôm nay ru rú ở xó nhà, những lúc buồn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lại thủ thỉ với con như vậy. Ông nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa.

Anh em đồng chí biết cho bố con ông.

Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông.

Cái lòng bố con ông là như thế đấy, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai: Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được đôi phần.

(Trích Làng - Kim Lân, Ngữ văn lớp 9, tập 1, NXB Giáo dục, tr.169 - 170)

------------- HẾT -----------

ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

 

ĐỌC - HIỂU

3,0

1

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

0,5

2

Theo tác giả, lòng tự tin bắt nguồn từ:

Lòng tự tin thực sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra như gia thế, tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền bạc, quần áo, ...mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự biết mình.

0,5

3

- Tự tin là: Hoàn toàn tin tưởng vào chính mình, dựa trên cơ sở nhận thức và nắm rõ được điểm yếu, điểm mạnh của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn,không hoang mang, dao động. Người tự tin là người cương quyết, dám nghĩ, dám làm.

- Tự cao, tự đại là: Tự cho mình là người tài giỏi hơn người khác, luôn vỗ ngực tự khen mình, xem thường người khác, cho rằng người khác là kém cỏi, không cần sự hợp tác, góp ý và giúp đỡ của bất kì ai.

0,5

 

 

 

 

 

0,5

4

Học sinh có thể đưa ra những ý kiến riêng nhưng cần đảm bảo chuẩn mực về đạo đức, pháp luật. Có thể trả lời theo hướng sau:

Lời khuyên trên có ý nghĩa với chúng ta vì:

- Khuyên chúng ta trước tiên phải tự tin vào chính bản thân mình, biết điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, từ đó sẽ có cách khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh để vượt qua khó khăn, đạt được thành công trong cuộc sống.

- Nhận thức được tầm quan trọng của sự tự tin vào bản thân mình trong cuộc sống. Vì khi ta tự tin vào chính mình thì mới có thể tự tin với mọi người xung quanh, tự tin khi đối diện với bất cứ hoàn cảnh nào.

 

 

 

0,75

 

0,25

5

Cảm nhận vẻ đẹp phẩm chất của nhân vật “tôi” được bộc lộ trong đoạn trích:

- Tinh thần trách nhiệm cao trong công việc: ….

- Bản lĩnh vững vàng, dũng cảm, kiên cường: ….

→ Vẻ đẹp tiêu biểu của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

 

 

0,5

0,5

 

II

 

 

 

LÀM VĂN

7,0

1

Từ nội dung phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống.

2,0

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn.  Đoạn văn phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, giàu sức thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

 

* Yêu cầu cụ thể:

a. Nội dung trình bày:

 

1,25

- Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa của sự tự tin trong cuộc sống.

0,25

- Giải thích: Tự tin là tin tưởng vào chính mình, dựa trên cở nhận thức và nắm rõ được điểm yếu điểm mạnh của bản thân, chủ động trong mọi việc, dám tự quyết và hành động  một cách chắc chắn không hoang mang, dao động.

0,25

- Bàn luận :  Ý nghĩa của sự tự tin

+ Tự tin giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực, vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống, hăng say, sáng tạo trong học tập, lao động từ đó dễ dàng vươn tới thành công.

+ Tự tin tạo sự tin cậy đối với mọi người, dễ dàng nắm bắt được cơ hội trong cuộc sống để khẳng định giá trị bản thân, đóng góp tích cực cho cộng đồng xã hội.

+ Có sự tự tin, con người cảm thấy lạc quan, yêu đời, trân trọng cuộc sống.

→ Bài học nhận thức và hành động: Sự tự tin đối với mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng vì nó chính là gốc rế để bạn có thể đạt được thành công trong cuộc sống. Vì vậy, chúng ta hãy tin vào chính mình, tin vào những điều tốt đẹp mà cuộc sống mang lại.

0,75

b. Hình thức trình bày:

0,5

- Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận gồm 3 phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc; không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

c. Sáng tạo:

Thể hiện quan điểm riêng, sâu sắc, sáng tạo, có cách diễn đạt độc đáo…

0,25

2

Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích : “Ông lão ôm thằng con...vơi đi được đôi phần”

5,0

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài văn nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, giàu sức thuyết phục; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

 

* Yêu cầu cụ thể:

a. Nội dung trình bày:

 

3,75

Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, tình huống của truyện ngắn, vị trí đoạn trích, nhân vật ông Hai.

0,5

Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích – cuộc nói chuyện của ông Hai với đứa con út.

2,75

Nhân vật ông Hai hiện lên vói diễn biến tâm lí phức tạp và tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, thiêng liêng:

-  Nỗi niềm của ông Hai không biết giãi bày cùng ai đành trút cả vào những lời trò chuyện cùng đứa con thơ dại.

- Ông chọn nói chuyện với cu Húc- đứa con út vì nó là đứa nhỏ nhất, ngây thơ, ông dễ nói chuyện và dễ bày tỏ.

- Ông Hai hỏi con về nhà, thực chất là đang tự khẳng định tình yêu của mình với làng chợ Dầu.

- Tấm lòng thủy chung với kháng chiến, với cách mạng sâu sắc, bền chặt và thiêng liêng.

-  Lòng yêu nước rộng lớn, bao trùm trên lòng yêu nước.

→ Đoạn trích xây dựng sống động, đẹp đẽ hình ảnh người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp với tình yêu làng, yêu nước sâu sắc trong ý nghĩ và tình cảm.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nghệ thuật xây dựng nhân vật

0,5

+ Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, mang tính khẩu ngữ và cá thể hóa

+ Ngôn ngữ độc thoại lồng trong đối thoại

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế

 

b) Hình thức trình bày:

0,75

- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

- Lập luận chặt chẽ, diễn đạt mạch lạc.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

 

c) Sáng tạo:

0,5

- Thể hiện được quan điểm và thái độ riêng, sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo.

 

Lưu ý chung:

1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định điểm chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung nhất thiết phải có.

2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm ở từng ý hay cả bài khi đáp ứng yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể.

3. Cho điểm lẻ tới 0,25; không làm tròn điểm số của bài.

 

  1. CỦNG CỐ - DẶN DÒ

- Củng cố lại cách làm bài đọc - hiểu.

- Sưu tầm một số đề thi tuyển sinh vào lớp 10 của các sở GD (kèm theo đáp án) trong mấy năm gần đây để buổi sau giới thiệu cả lớp tham khảo.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay