Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Tiếng việt: Các thành phần câu
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Tiếng việt: Các thành phần câu. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BUỔI 3: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT: CÁC THÀNH PHẦN CÂU
(Khởi ngữ, Các thành phần biệt lập,
Nghĩa tường minh và hàm ý, Liên kết câu và liên kết đoạn)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức:
- Củng cố lại toàn bộ kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, nghĩa tường minh và hàm ý, liên kết câu và liên kết đoạn.
- Thực hành làm các dạng bài tập
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Rèn kĩ năng phát hiện và phân tích các dữ liệu bài tập.
- Rèn kĩ năng sử dụng các đơn vị kiến thức tiếng Việt vừa ôn vào trong các hoạt động giao tiếp.
- Về phẩm chất
- Học sinh có ý thức tự giác trau dồi ngôn ngữ tiếng Việt.
- Trân trọng, tự hào về sự giàu đẹp của Tiếng Việt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:
- GV nêu đề bài:
- Câu gồm mấy thành phần? Là những thành phần nào?
- Kể tên những thành phần chính, phụ đã học?
- Chỉ ra các thành phần câu có trong VD sau: Hôm qua, trời mưa, vì mẹ đi làm về muộn nên em phải nấu cơm.
- Gợi ý:
- Câu gồm 2 thành phần: chính, phụ.
- Thành phần chính: chủ ngữ, vị ngữ.
- Thành phần phụ: trạng ngữ.
- Hôm qua,/ vì trời/ mưa/ nên em/ đến lớp trễ.
TN QHT CN1 VN1 QHT CN2 VN2
- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập lại những kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, nghĩa tường minh và hàm ý.
- Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức về các thành phần câu.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức khái quát về các thành phần câu. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu các thành phần câu: + Nhóm 1,2: Trình bày kiến thức về khởi ngữ. + Nhóm 3,4: Trình bày kiến thức về các thành phần biệt lập. + Nhóm 5,6: Trình bày kiến thức về nghĩa tường minh và hàm ý Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Khởi ngữ: - Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Khởi ngữ còn được gọi là đề ngữ hay thành phần khởi ý. - Trước khởi ngữ có thể thêm những quan hệ từ như về, còn, đối với, … - Trong quan hệ với các thành phần câu còn lại, khởi ngữ vừa đứng riêng biệt lại vừa gắn bó với các thành phần khác của câu: + Quan hệ trực tiếp: khi khởi ngữ có quan hệ trực tiếp với yếu tố nào đó trong phầnc âu còn lại thì yếu tố ở khởi ngữ có thể được lặp lại y nguyên hoặc có thể được lặp lại bằng một từ thay thế. Ví dụ: Hiểu, tôi cũng hiểu rồi. Bộ phim này, tôi xem nó rồi. + Quan hệ gián tiếp: Ví dụ: Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp. II. Các thành phần biệt lập - Thành phần biệt lập là thành phần nằm ngoài cấu trúc ngữ pháp của câu, được dùng để diễn đạt thái độ, cách đánh giá của người nói đối với việc được nói đến trong câu hoặc đối với người nghe. Khác với thành phần phụ là trạng ngữ và khởi ngữ, các thành phần biệt lập không có quan hệ trực tiếp với các thành phần khác trong câu. 1. Thành phần tình thái: - Dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. - Thành phần tình thái trong câu có những loại và tác dụng khác nhau, biểu hiện qua những yếu tố tình thái khác nhau. + Yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc (chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như,…). + Yếu tố gắn với ý kiến của người nói (theo tôi, ý ông ấy,…). + Yếu tố chỉ thái độ của người nói đối với người nghe (à, ừ, nhỉ, nhé,…). 2. Thành phần cảm thán: - Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận, …). - Ví dụ: Trời ơi, sao hôm nay tôi may mắn vậy. 3. Thành phần gọi - đáp: - Dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp. - Ví dụ: + Này, thầy nó ạ. → Thành phần gọi. + Vâng, mời bác và cô lên chơi. → Thành phần đáp. 4. Thành phần phụ chú: - Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. - Ví dụ: Vậy mày hỏi cô Thông - tên người đàn bà họ nội xa kia - chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. III. Nghĩa tường minh và hàm ý: - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. - Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng người nghe có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. - Dựa vào nghĩa tường minh để xác định hàm ý trong câu. Tuy nhiên, không phải bao giờ người nghe cũng nhận ra hàm ý. Do đó, muốn sử dụng hàm ý, cần đảm bảo hai điều kiện: + Người nói (viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu. + Người nghe (đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. - Có nhiều cách để tạo hàm ý trong câu: + Một trong những cách phổ biến là cố tình vi phạm các phương châm hội thoại và quy tắc xưng hô. Ví dụ: – Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo: – Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! (Lợn cưới, áo mới) → Các từ ngữ in đậm vi phạm phương châm về lượng, có hàm ý khoe khoang. + Sử dụng hành động nói gián tiếp cũng là một cách để tạo hàm ý. Ví dụ: – Củ gì thế này? – Bác lái xe hỏi. – Củ tam thất cháu vừa đào thấy. Cháu gửi bác gái ngâm rượu uống. Hôm nọ bác chẳng bảo bác gái vừa ốm dậy là gì? (Nguyền Thành Long) → Câu in đậm là câu hỏi nhưng được dùng với hàm ý khẳng định: Hôm trước bác bảo bác gái vừa ốm dậy nên cháu biếu bác gái để bổi bổ sức khoẻ. - Trong giao tiếp, sử dụng hàm ý có nhiều tác dụng như thể hiện tính lịch sự, tế nhị, đồng thời giúp cho cách diễn đạt trở nên phong phú, linh hoạt. |
Hoạt động 2: Ôn tập lại những kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn.
- Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về tliên kết câu và liên kết đoạn: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về liên kết câu và liên kết đoạn + Nhóm 1: Nêu đặc điểm các phép liên kết về nội dung. + Nhóm 2: Nêu đặc điểm các phép liên kết về hình thức. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | IV. Liên kết câu và liên kết đoạn: - Các câu trong một đoạn văn và các đoạn văn trong một văn bản phải luôn có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức: - Liên kết về nội dung: + Liên kết chủ đề: các câu phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn, các đoạn văn phải thể hiện được chủ đề chung của toàn văn bản. + Liên kết lô-gíc: các câu trong đoạn văn và các đoạn văn trong văn bản phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. – Liên kết hình thức gồm các phép liên kết: + Phép lặp từ ngữ: sử dụng lặp đi lặp lại một (một số) từ ngữ nào đó ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết. + Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng: sử dụng các từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc cùng trường liên tưởng ở các câu khác nhau để tạo sự liên kết. + Phép thế: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu đứng trước. + Phép nối: sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu đứng trước. |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
- Dạng đề đọc hiểu
Nhiệm vụ 1: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành các bài tập theo hình thức cá nhân.
PHIẾU BÀI TẬP 1 Chuyển các câu sau thành câu có thành phần khởi ngữ: a. Tôi không đi chơi được. b. Không bao giờ ta đọc qua một lần một bài thơ hay mà rời ngay xuống được. c. Con không bao giờ mặc tấm áo ấy nữa.
GỢI Ý ĐÁP ÁN a. Đi chơi thì tôi không đi được. b. Một bài thơ hay, ta không bao giờ đọc qua một lần mà rời ngay xuống được. c. Tấm áo ấy, con không bao giờ mặc nữa. |
PHIẾU BÀI TẬP 2 Tìm và gọi tên các thành phần biệt lập: a. Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. b. Cả bọn trẻ xúm vào, và rất nương nhẹ, giúp anh đi nốt nửa vòng trái đất - từ mép tấm nệm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân. c. Hay quá, tiểu đoàn công binh đấy! d. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về.
GỢI Ý ĐÁP ÁN a. Chao ôi → Thành phần cảm thán. b. - từ mép tấm nệm ra mép tấm phản, khoảng cách ước chừng năm chục phân → Thành phần phụ chú c. Hay quá → Thành phần cảm thán d. Hình như → thành phần tình thái Thay “Nhanh lên cậu, muộn lắm rồi.” |
PHIẾU BÀI TẬP 3 Xác định thành phần biệt lập trong các câu văn sau và cho biết chúng thuộc thành phần biệt lập nào? a. Chẳng lẽ ông ấy không biết. b. Anh Sơn - vốn dân Nam Bộ gốc, làm điệu bộ như sắp ca một câu vọng cổ. c. Ôi những buổi chiều mưa ướt đầm lá cọ! d. Thưa ông, ta đi thôi ạ!
GỢI Ý ĐÁP ÁN a. Chẳng lẽ: thành phần tình thái. b. vốn dân Nam Bộ gốc: thành phần phụ chú. c. Ôi: thành phần cảm thán. d. Thưa ông: thành phần gọi - đáp. |
PHIẾU BÀI TẬP 4 Tìm câu có chứa hàm ý trong ví dụ sau và cho biết nội dung hàm ý. Hàm ý đó được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào? a. Đoạn 1: A: Lan học có giỏi không? B: Lan hát và múa rất hay. b. Đoạn 2: Minh hỏi Nga: - Bạn đó bảo cho tổ của Xuân và Mai chiều nay họp lớp chưa? - Tớ báo cho tổ của Mai rồi.
GỢI Ý ĐÁP ÁN a. - Câu chứa hàm ý: Lan hát và múa rất hay. - Hàm ý: Lan học không giỏi - Về hình thức là vi phạm phương châm quan hệ. Tuy nhiên đây là sự vi phạm cố ý để tạo hàm ý, do sự tế nhị trong nói năng. b. - Câu chứa hàm ý: Tớ bảo cho tổ của Mai rồi. - Hàm ý: Chưa báo cho tổ của Xuân - Vi phạm phương châm về lượng |
PHIẾU BÀI TẬP 5 Chỉ ra các phương tiện liên kết hình thức đã được sử dụng để liên kết câu trong mỗí đoạn văn sau: a. Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ cố ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tạnh bẩn xâm phạm đến… (Nguyên Hồng) b. Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngưng thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dứng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương toả ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. (Mai Văn Tạo) GỢI Ý ĐÁP ÁN a. - Phép lặp: mẹ tôi – mẹ tôi. - Phép thế: có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi – những rắp tâm tanh bẩn. b. - Phép thế: cây sầu riêng – nó. - Phép liên tưởng: cây – thân – lá – trái. |
Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập theo nhóm (3 hoặc 4 thành viên), các nhóm thảo luận trong 5 phút và lên bảng trình bày.
PHIẾU BÀI TẬP 6 Tìm thành phần phụ chú trong các trường hợp sau và cho biết ý nghĩa của chúng. a. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. b. Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau.
GỢI Ý ĐÁP ÁN a. Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh: giải thích cho cụm từ buổi mai hôm ấy. b. Giọng em ráo hoảnh: bình luận về cách nói của người em. |
PHIẾU BÀI TẬP 7 Tìm những câu có hàm ý và cho biết nội dung hàm ý trong đoạn đối thoại giữa em bé với những người ở trên mây và sóng (trong bài thơ “Mây và sóng” Tago) “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc". Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?" Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây” “Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được”. Thế là họ mỉm cười bay đi. Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ. Con là mây và mẹ sẽ là trăng. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. Trong sóng có người gọi con: “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao.” Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được? ” Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại cậu sẽ được làn sóng nâng đi.” Con hỏi: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được ?” Thế là họ mỉm cười nhảy múa lướt qua Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ. Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN - Câu có hàm ý mời mọc: + “Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc.” + “Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”. - Câu có hàm ý từ chối: + “Mẹ mình đang đợi ở nhà” + “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” |
PHIẾU BÀI TẬP 8 Chỉ ra lỗi liên kết trong các đoạn văn sau và nêu cách sửa các lỗi ấy. a. Từ xa xưa, nhân loại đã có ý thức bảo vệ môi trường. Nhưng trong những nền văn hoá cổ xưa, trong tín ngưỡng của các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới đều chứa đựng ý thức đó. Họ đã biết tôn trọng và sống hoà hợp với thiên nhiên, coi trái đất như người mẹ đã tạo ra và nuôi dưỡng sự sống cũng như tạo ra các giá trị văn hoá tinh thần của loài người. Ngày nay, nhân loại đã bước vào thế kỉ XXI – thời điểm mà tài nguyên đã bị khai thác cạn kiệt, môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, tàn phá nghiêm trọng. Bởi vì vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng trở nên bức xúc và cấp thiết. Thế kỉ XXI được coi là thế kỉ môi trường, là thời cơ hành động của cả nhân loại. b. Khu vườn không rộng. Cái sân nhỏ bé. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Những con chim sâu ríu rít. Cây lan, cây huệ nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Hoa hồng đẹp và thơm. Cây mơ, cây cải hói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả. c. Dê Đen đi đằng này lụi. Dê Trắng đi đằng kia sang. Dê Đen và Dê Trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Chúng húc nhau, cả hai đều rơi tõm xuống suôi. Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào.
GỢI Ý ĐÁP ÁN a. - Đoạn văn mắc lỗi về liên kết nội dung và hình thức. - Cần chú ý lỗi về liên kết hình thức thể hiện qua các từ ngữ có tác dụng nối các câu như nhưng, bởi vì. Cách chữa: có thể bỏ hoặc thay các từ ngữ đó bằng các từ ngữ phù hợp. Ví dụ: Từ xa xưa, nhân loại đã có ý thức bảo vệ môi trường. Trong những nền văn hoá cổ xưa, trong tín ngưỡng của các dân tộc và các tôn giáo trên thế giới đều chứa đựng ỷ thức đó. Họ đã biết tôn trọng và sống hoà hợp với thiên nhiên, coi trái đất như người mẹ đã tạo ra và nuôi dưỡng sự sống cũng như tạo ra các giá trị văn hoá tinh thần của loài người. Ngày nay, nhân loại đã bước vào thế kỉ XXI – thời điểm mà tài nguyên đã bị khai thác cạn kiệt, môi trường thiên nhiên bị ô nhiễm, tàn phá nghiêm trọng. Bởi vậy, vấn đề bảo vệ môi trường ngày cảng trở nên bức xúc và cấp thiết. Thế kỉ XXI được coi là thế kỉ môi trường, là thời cơ hành động của cả nhân loại. b. - Đoạn văn mắc lỗi về liên kết chủ đề (liên kết nội dung). Các câu trong đoạn không cùng hướng đến một chủ để chung. - Cách chữa: thêm một số từ ngữ, câu hoặc bỏ câu không có nội dung liên quan để thiết lập chủ đề giữa các câu. Ví dụ: Khu vườn không rộng, chỉ bằng một cái sản nhỏ bé, nhưng có rất nhiêu loài cây. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Cây lan, cây huệ, cây hồng.nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Cây mơ, cây cải nối chuyện bằng lá. Cây bau, cây bí nói bằng quả. c. - Đoạn văn mắc lỗi về liên kết lô-gíc (liên kết nội dung). Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lí (trật tự không gian, thời gian, trật tự nguyên nhân – kết quả). - Cách chữa: sắp xếp lại trật tự các câu hoặc thêm từ ngữ làm rõ quan hệ nhân - quả. Ví dụ: Dê Đen và Dê Trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp. Dê Đen đi đằng này lại. Dê Trắng đi đằng kia sang. Con nào cũng muốn tranh sang trước, không con nào chịu nhường con nào. Chúng húc nhau. Củ hai đều rơi tõm xuống suối. |
- Dạng đề trắc nghiệm.
Nhiệm vụ 3: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành bài tập trắc nghiệm.
PHIẾU BÀI TẬP 9 Câu 1: Từ in đậm trong câu “Con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu”. là gì? A. Cái mạnh của con người Việt Nam. B. Sự thông minh. C. Nhạy bén với cái mới. D. Sự thông minh nhạy bén với cái mới. Câu 2: Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối? A. Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để… B. Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên… C. Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, vả lại, với lại… D. Cái này, điều ấy, việc đó,…hắn, họ, nó… Câu 3: Các từ ngữ thường được sử dụng trong phép thế? A. Đây, đó, kia, thế, vậy… B. Cái này, việc ấy, vì vậy, tóm lại… C. Và, rồi, nhưng, vì, để, nếu… D. Nhìn chung, tuy nhiên, dù thế, nếu vậy… Câu 4: Hai câu “Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về vì chẳng có tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì nó đói nên nó hóa rồ. Ông để cho Buy- phông dựng một vở bi kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc.” liên kết với nhau bằng phép liên kết chính nào? A. Phép lặp từ ngữ B. Phép trái nghĩa C. Phép đồng nghĩa D. Phép thế |
- CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- GV yêu cầu HS nhớ lại đơn vị kiến thức đã học
- Bài tập về nhà: Hoàn thành phiếu bài tập sau:
PHIẾU BÀI TẬP 10 Phân tích tính liên kết về nội dung trong đoạn văn sau: Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe doạ. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao qúy ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. (Vũ Khoan)
GỢI Ý ĐÁP ÁN - Xác định chủ đề của đoạn vãn: điểm mạnh và điểm yếu trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam. Các câu trong đoạn đều hướng đến việc thể hiện nội dung đó. - Trình tự các câu được sắp xếp hợp lí (hai câu trước nêu phẩm chất cao quý của người Việt Nam là đoàn kết, câu cuối nêu nhược điểm trong tính cách của người Việt là sự đố kị). |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu