Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Thơ hiện đại Việt Nam

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Thơ hiện đại Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 12: ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

(Văn bản: Sang thu – Hữu Thỉnh)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

- HS hiểu được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự biến đổi của đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.

 - Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Đọc - hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Thể hiện những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một tác phẩm thơ.

3.Về phẩm chất

- Yêu quí và bảo vệ thiên nhiên.

- Giáo dục đạo đức: tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người.

→ Giáo dục các giá trị tình yêu thương, hạnh phúc, giản dị, tôn trọng, trách nhiệm, khoan dung.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  4. c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt đề bài: Đọc thuộc lòng bài thơ “Sang thu”

- GV dẫn dắt vào phần ôn tập văn bản “Sang thu”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập lại kiến thức khái quát về văn bản “Sang thu”.

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức khái quát về tác phẩm “Sang thu”
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác giả Hữu Thỉnh.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về tác giả Hữu Thỉnh:

+ Năm sinh

+ Quê quán

+ Sự nghiệp sáng tác và đặc trưng thơ.

+ Một số tác phẩm tiêu biểu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác phẩm “Sang thu”

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và thể thơ của bài thơ “Sang thu”

+ Nhóm 2: Nêu bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ.

+ Nhóm 3: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

+ Nhóm 4: Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Tác giả:

- Hữu Thỉnh (sinh năm 1942), tên đầy đủ là Nguyễn Hữu Thỉnh.

- Quê ở Tam Dương, Vĩnh Phúc.

- Ông là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, viết hay về những con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.

- Năm 2000, Hữu Thỉnh trở thành Tổng thư ký Hội nhà văn Việt Nam.

- Năm 2005, ông là Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam.

- Một số tác phẩm: Từ chiến hào đến thành phố, Đường tới thành phố, Mưa xuân trên tháp pháo...

 

 

II. Tác phẩm:

1. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1977, khi đất nước mới thống nhất hòa bình.

- Xuất xứ: in trong tập " Từ chiến hào đến thành phố" xuất bản 1991.

- Thể thơ: năm chữ.

2. Bố cục: Gồm 3 phần:

- Phần 1. Khổ thơ đầu: Những tín hiệu của mùa thu.

- Phần 2. Khổ thơ tiếp: Thiên nhiên lúc vào thu.

- Phần 3. Khổ còn lại: Suy nghĩ về cuộc đời lúc chớm thu.

3. Mạch cảm xúc

- Sang thu là một bức thông điệp lúc giao mùa. Mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, sự trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với hai nội dung nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu.

4. Nội dung:

- Bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc.

5. Nghệ thuật:

- Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, sử dụng rất nhiều những hình ảnh sinh động hấp dẫn, cảnh tượng được miêu tả tự nhiên chân thực, ngôn ngữ thơ trong sáng, giản dị, gợi nhiều cảm xúc.

5. Ý nghĩa nhan đề:

- Nhan đề “Sang thu” sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ, nếu đúng theo ngữ pháp phải là “Thu sang”.

- Từ đó nhận mạnh vào khoảnh khắc giao mùa của thiên nhiên. Đồng thời đó còn là khoảnh khắc chuyển giao giữa tuổi trẻ sang độ tuổi thực sự từng trải, trưởng thành, vững vàng.

- Qua nhan đề trên còn bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu.

 

Hoạt động 2: Ôn tập lại kiến thức trọng tâm về văn bản “Sang thu”.

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức trọng tâm về tác phẩm “Sang thu”
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Sang thu”.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Nêu những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của khổ thơ đầu?

+ Nhóm 2: Nêu những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của khổ thơ tiếp theo?

+ Nhóm 3: Nêu những đặc sắc về nội dung nghệ, nghệ thuật của khổ thơ cuối, ý nghĩa của bài thơ?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác phẩm “Mùa xuân nho nhỏ”

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và thể thơ của bài thơ “Sang thu”

+ Nhóm 2: Nêu bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ.

+ Nhóm 3: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

+ Nhóm 4: Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Kiến thức trọng tâm

1. Nội dung

a. Những tín hiệu giao mùa

- Tín hiệu mùa thu: Hương ổi, gió se... sương chùng chình... → rất đặc trưng của mùa  thu đồng bằng Bắc Bộ.

- Tâm trạng bất ngờ, ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng.

- Giọng thơ nhẹ êm, hình ảnh tiêu biểu gợi tả gợi cảm, nghệ thuật nhân hoá...

→ cảm nhận tinh tế trước sự chuyển mình nhẹ nhàng nhưng rõ rệt của mùa thu trước giờ phút giao mùa. khoảng khắc giao mùa.

→ Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên, yêu đất nước.

b. Cảm nhận không gian đất trời sang thu.

- Sông – dềnh dàng

- Chim - vội vã

- Mây - vắt nửa mình…

- Không gian rộng lớn + nghệ thuật nhân hoá, đối lập.

→ Hình ảnh thơ đầy thú vị bởi sự liên tưởng, sáng tạo độc đáo, mới lạ.

→ không gian sang thu đẹp, quyến rũ, khơi gợi hồn thơ.

c. Suy ngẫm của nhà thơ:

- Còn nắng

- mưa vơi

- Sấm - bớt bất ngờ

- Hàng cây đứng tuổi

→ Những hiện tượng thiên nhiên đặc trưng của mùa hạ giảm dần, nhường chỗ cho sắc thu ngày càng rõ nét; nắng vẫn còn, nhưng mưa nhỏ và ít đi, sấm bớt và nhỏ dần, không còn đủ sức lay động những hàng cây đã bao mùa thay lá.

→ Trong không gian chuyển mùa sang thu của đất trời, con người suy ngẫm về đời người lúc sang thu. “Sấm” chính là ẩn dụ cho những tác động của ngoại cảnh, những bất thường của cuộc đời và “hàng cây đứng tuổi” là ẩn dụ cho những con người từng trải.

Nhấn mạnh suy ngẫm đầy triết lý của nhà thơ. Từ những biến đổi trong thiên nhiên, trời đất sang thu liên tưởng đến những thay đổi trong cuộc đời con người.

2. Ý nghĩa

- Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảng khắc giao mùa.

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:
  6. Dạng đề đọc hiểu

Nhiệm vụ 1: GV phát đề cho HS, các em hoàn thành bài tập dưới đây theo hình thức cá nhân.

PHIẾU BÀI TẬP 1

Cho câu thơ sau:

“Vẫn còn bao nhiêu nắng”

Câu 1. Chép thuộc lòng ba câu thơ cuối.

Câu 2. Trong hai câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật này trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm? Cũng trong bài thơ “Sang thu”, các biện pháp nghệ thuật đó đã được sử dụng ở câu thơ nào khác?

Câu 3. Tác giả muốn gửi gắm suy ngẫm, triết lí nào qua hai câu thơ cuối? Hãy nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của những suy ngẫm, triết lí này trong tình hình đất nước ở thời điểm hiện nay.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1. Đã vơi dần cơn mưa

Sấm đã bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi.

Câu 2.

- Trong hai câu thơ cuối đoạn thơ vừa chép, tác giả đã sử dụng các biệnpháp nghệ thuật: nhân hóa và ẩn dụ.

- Tác dụng: câu thơ mang nhiều tầng lớp nghĩa:

+ Nghĩa thực: Tiếng sấm khi sang thu không còn đủ sức lay động hàng cây đã bao mùa thay lá.

+ Nghĩa ẩn dụ: Con người đã từng trải, từng vượt qua những khó khăn thăng trầm của cuộc sống → vững vàng hơn, chín chắn, điềm tĩnh hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.

- Câu thơ cũng có sử dụng hình ảnh nhân hóa và ẩn dụ “Sương chùng chình qua ngõ”

Câu 3.

- Những suy ngẫm, triết lí về cuộc đời và con người qua hai câu thơ cuối:

Con người cần phải trải qua những khó khăn thăng trầm của cuộc sống → vững vàng hơn, chín chắn, điềm tĩnh hơn.

- Trong tình hình đất nước hiện nay có ý nghĩa quan trọng:

+ Đất nước đã từng trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ, ác liệt,đau thương → vẫn vững vàng vượt mọi sóng gió, phát triển không ngừng.

+ Hiện tại vẫn phải đối mặt với thiếu thốn về vật chất, khó khăn về kinh tế, sự lăm le nhòm ngó chủ quyền dân tộc của các thế lực thù địch → kiên cường, giữ vững ý chí, niềm tin, bảo vệ chủ quyền dân tộc và đưa đất nước phát triển mạnh mẽ hơn.

- Suy nghĩ, hành động: khâm phục, tự hào, tiếp nối phát huy truyền thống, học tập và rèn luyện đạo đức, sức khỏe để trở thành công dân có ích.

 

Nhiệm vụ 2: GV chia lớp thành 4 nhóm học tập, hai nhóm làm một phiếu học tập. Các nhóm thảo luận trong 10 phút và đại diện nhóm lên bảng chữa bài.

PHIẾU BÀI TẬP 2

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về”

Câu 1. Nêu thông tin về tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên.

Câu 2. Trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về”, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu hiệu quả diễn đạt của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 3. Viết bài văn ngắn (khoảng 300 từ) trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh mùa thu trên làng quê đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam qua khổ thơ trên.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1. HS nêu một vài thông tin về tác giả Hữu Thỉnh:

- Sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.

- Là nhà thơ viết nhiều, viết hay về những con người ở nông thôn, về mùa thu.
- Một số tác phẩm: Âm vang chiến hào; Đường tới thành phố; Từ chiến hào đến thành phố

Câu 2.

- Biện pháp nghệ thuật: nhân hóa sương chùng chình.

→ Tác dụng: nghệ thuật nhân hóa cùng từ láy tượng hình “chùng chình” diễn tả sương di chuyển chậm chạp, nhẹ nhàng. Sương giăng mắc khắp không gian làng xóm. Sương như một thiếu nữ duyên dáng, thong thả bước vào ngưỡng cửa mùa thu, rất yểu điệu như đang đợi chờ, đang lưu luyến nửa ở, nửa đi,  lưu luyến vấn vương khi đi qua ngõ nhà ai.

Câu 3.  

1. Mở bài: Nêu chính xác và ngắn gọn:

- Thông tin về tác giả Hữu Thỉnhvà tác phẩm “Sang thu”.

- Nêu cảm nhận khái quát về khổ thơ: Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về bức tranh giao mùa trong không gian gần và hẹp, tại một vườn tược xóm thôn.(Trích dẫn khổ thơ).

2. Thân bài: HS có thể làm theo nhiều cách khác nhau song cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

a. Vị trí của khổ thơ trong mạch cảm xúc của bài thơ

- Vẻ đẹp của khổ thơ là vẻ đẹp trong cảm cảm nhận của tác giả trước những tín hiệu báo thu về ở một không gian nhỏ hẹp tại một vườn tược xóm thôn: Sang thu ở đây là chớm thu, là thiên nhiên lúc giao mùa, mùa hạ chưa qua mà mùa thu chỉ có những tín hiệu ban đầu. Trước sự thay đổi tinh vi ấy, phải nhạy cảm lắm mới nhận ra được.

b. Với Hữu Thỉnh mùa thu bắt đầu thật giản dị:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se”

+ HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh hương ổi: Hương ổi là tín hiệu đầu tiên của mùa thu trong cảm nhận của Hữu Thỉnh. Đây cũng là điểm mới đầu tiên khi viết về mùa thu, khác với thơ xưa, nay thường miêu tả tín hiệu của thu về  bằng sắc vàng, bằng hương cốm, lá sen hay nồng nàn hương hoa sữa. Hương ổi là một mùi hương của làng quê thôn dã, giản dị, mộc mạc mà thân quen. Đây là lần đầu tiên mùi hương ổi đi vào trong thơ ca ngọt ngào và tự nhiên đến vậy.

+ HS phân tích cái hay của động từ phả mà tác giả sử dụng để miêu tả mùi hương ổi: Đây là một động từ mạnh làm cho hương ổi như sánh lại, quyện lại bung tỏa mạnh mẽ vào hơi gió se (làn gió từ lâu được coi là đặc trưng của hồn thu Bắc Bộ) làm cho cái ấm và cái lạnh giao nhau, làm ấm nồng cả không gian cảnh vật.

c. Nếu hai câu đầu diễn tả cảm giác chưa hẳn đủ tin thì hình ảnh “Sương chùng chình qua ngõ” lại càng lung linh huyền ảo:

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của hình ảnh sương với nghệ thuật nhân hóa và từ láy chùng chình:

+ Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hóa và từ láy chùng chình vừa diễn tả chính xác đặc trưng của làn sương mùa thu vừa có tác dụng gợi hình và gợi tình. Làn sương mùa thu như một nàng thiếu nữ duyên dáng, yểu điệu thướt tha với tâm trạng ngập ngừng, bịn rịn, bâng khuâng khi bước sang ngưỡng cửa của mùa thu.

+ Bức tranh mùa thu được cảm nhận bằng khứu giác, thị giác và xúc giác, từ những gì vô hình, mờ ảo, nhỏ hẹp và gần.

d. Khổ thơ còn cho ta thấy tâm trạng ngỡ ngàng của nhà thơ khi chợt nhận thu về:

- Tâm trạng của nhà thơ được thể hiện qua từ bỗng (một thoáng giật mình bối rối), qua từ hình như (một chút mơ hồ mong manh, một sự đoán nhận chưa chắc chắn). Mùa thu yên bình đầu tiên đến với người lính vừa bước ra khỏi chiến tranh khiến nhà thơ không khỏi ngỡ ngàng, một sự ngỡ ngàng mà dường như đã đợi từ lâu lắm.

→ Qua đó, người đọc thấy được tình yêu làng quê tha thiết và tâm hồn nhạy cảm của tác giả.

e. Đánh giá:

- Nội dung:

- Nghệ thuật:

3. Kết bài:

- Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ.

- Bài học liên hệ

 

PHIẾU BÀI TẬP 3

Trong bài thơ “Sang thu”, Hữu Thỉnh đã viết:

Sông được lúc dềnh dàng

Chim bắt đầu vội vã

Có đám mây mùa hạ

Vắt nửa mình sang thu

Câu 1. Nêu hoàn cảnh sáng tác và mạch cảm xúc của bài thơ.

Câu 2. Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “dềnh dàng” và hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng từ trong dòng thơ “Sông được lúc dềnh dàng”?

Câu 3. Bằng cảm nhận tinh tế, nhà thơ Hữu Thỉnh đã diễn tả sự biến đổi của đất trời sang thu ở một không gian cao rộng, nhiều tầng bậc trong khổ thơ thứ hai bài thơ “Sang thu”. Hãy viết một đoạn văn khoảng 10 - 12 câu theo cách lập luận tổng – phân – hợp làm sáng tỏ nhận xét trên. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ và thành phần biệt lập cảm thán.

Câu 4. Kể tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 cùng giai đoạn sáng tác với bài thơ “Sang thu” (ghi rõ tên tác giả).

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1.

- Hoàn cảnh sáng tác: 1977, đất nước vừa hòa bình, thiên nhiên bắt đầu sang thu.

- Mạch cảm xúc: Bất ngờ ngỡ ngàng - say sưa ngắm nhìn - trầm ngâm suy ngẫm

Câu 2.

- Giải nghĩa từ: Dềnh dàng: chậm chạp, thong thả.

→ Hiệu quả:

+ Gợi tả dòng sông khi sang thu không còn cuồn cuộn gấp gáp như mùa hè mưa lũ mà chậm chạp, thong thả trôi.

+ Gợi cảm giác dòng sông như mang tâm trạng của con người, đang lắng lại, suy nghĩ, trầm tư về những trải nghiệm đã qua.

+ Cảnh vật được nhân hóa, trở nên sống động, có hồn.

Câu 3.

- Không gian rộng mở vừa cao vời, vừa khoáng đạt

- Nghệ thuật nhân hóa, đối: hình ảnh dòng sông, cánh chim → gợi tả những động thái trái chiều nhau của sự vật nhưng cũng rất đặc trưng cho cảnh sắc sang thu. Song điều thú vị ở đây là: sự vật được cảm nhận ở thời điểm mới chớm (“bắt đầu”), nghĩa là chưa định hình, chưa thu hẳn → hồn thơ tinh tế, nhạy cảm.

- Hình ảnh đám mây : nhân hóa → chữ “vắt” đã làm lạ hóa.

- Gợi hình ảnh lãng mạn: đám mây như một tấm khăn voan trong suốt, nhẹ nhàng buông lơi giữa bầu trời.

- Hữu hình hóa bước đi của thời gian: một chữ “vắt” mà làm hiện hình cả khoảnh khắc sang thu, khiến đám mây trở thành nhịp cầu thời gian duyên dáng, yểu điệu nối giữa hai mùa.

- Gợi được tình người: dùng dằng, bịn rịn, nửa như lưu luyến mùa hè đầy nắng nửa như rộng mở để đón nhận vẻ tươi mát mơ mộng của mùa thu.

- Tình người sang thu: xao xuyến, say sưa trước cảnh đẹp của vạn vật.

- Những liên tưởng của Hữu Thỉnh rất mới mẻ và độc đáo.

d. Ánh trăng – Nguyễn Duy

 

  1. Dạng đề nghị luận văn học

Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập theo nhóm, chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận trong 7 phútđại diện nhóm lên bảng trình bày.

PHIẾU BÀI TẬP 5

Đề bài: Những cảm nhận tinh tế trong khoảnh khắc giao mùa qua bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Nội dung nghị luận: Cảm nhận tinh tế trong khoảnh khắc giao mùa được thể hiện trong bài thơ.

2. Thân bài: Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về lúc giao mùa qua chuyển biến của cảnh vật. Sự cảm nhận qua nhiều giác quan, nhận ra những dấu hiệu của thu đến dàn dần rõ nét:

* Khổ 1: Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là hương ổi phả vào trong gió se lạnh.

- Hương ổi được hữu hình trong Sang thu là một cái mới trong thơ, đậm màu sắc dân dã.

- Phả: bốc mạnh và tỏa ra thành luồng. Gợi cho người đọc những liên tưởng sâu sắc về màu sắc, về hương thơm từ những trái ổi chin. Vì gió thu se lạnh nên hương ổi càng thêm nồng nàn phả vào đất trời và hồn người.

- “Sương thu”: chứa đầy tâm trạng “chùng chình” như cố ý làm chậm để kéo dài thời gian. Hình ảnh nhân hóa diễn tả rất thơ bước đi chầm chậm của mùa thu về.

- Từ “bỗng”:  biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên, “hình như” : phán đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt được phát hiện và cảm nhận.

* Khổ 2: Không gian nghệ thuật của bức tranh sang thu được mở rộng ở chiều cao và độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và mây trôi, ở chiều dài của dòng sông.

- Sông “dềnh dàng” nhẹ trôi như cố tình làm chậm chạp.

- Chim “vội vã”.

→ Hai câu thơ đối nhau nhịp nhàng với hai hình ảnh đối lập. Đó là sự khác biệt của vạn vật trong khoảnh khắc giao mùa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chứa chan thi vị.

- Động từ “vắt”: đám mây như kéo dài ra và vắt lên, đặt ngang bầu trời, buông thõng xuống. Cách miêu tả độc đáo, dùng từ đầy sáng tạo.

→ Sự rung động tinh tế của nhà thơ trước cảnh thiên nhiên giao mùa. Nhà thơ đã dựng lại một bức tranh thu với những hình ảnh thân quen, giản dị, tươi tắn, sống động.

- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ về thời tiết lúc giao mùa và những suy ngẫm về cuộc đời:

+ Nắng, mưa, sấm là những hiện tượng thiên nhien trong thời điểm giao mùa.

+ Các từ: “vẫn còn”, “đã vơi dần”, “bớt bất ngờ”.

→ Những hiện tượng thiên nhiên đặc trưng của mùa hạ giảm dần, nhường chỗ cho sắc thu ngày càng rõ nét; nắng vẫn còn, nhưng mưa nhỏ và ít đi, sấm bớt và nhỏ dần, không còn đủ sức lay động những hàng cây đã bao mùa thay lá.

+ Sấm, hàng cây đứng tuổi: là ẩn dụ tạo nên ý nghĩa sâu xa hơn, gợi cho người đọc biết bao suy tư về cuộc sống, về con người.

3. Kết bài:

- Hữu Thỉnh đã thể hiện một cách đặc sắc những cảm nhận tinh tế để tạo ra một bức tranh chuyển giao từ cuối hạ sang thu nhẹ nhàng, trong sáng nên thơ của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.

- Bài thơ đã đánh thức tình cảm của mỗi người về tình yêu quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời.

 

  1. CỦNG CỐ - DẶN DÒ

- GV yêu cầu HS nhớ lại đơn vị kiến thức đã học.

- Viết phiếu bài tập số 5 thành bài văn hoàn thiện.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay