Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Truyện hiện đại Việt Nam

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Truyện hiện đại Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 13: ÔN TẬP TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

(Văn bản: Làng – Kim Lân)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Ôn tập củng cố khắc sâu kiến thức:

- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Kim Lân và hoàn cảnh ra đời của truyện ngắn.

- Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

- Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật truyện: xây dựng tình huống tâm lý miêu tả sinh động diễn biến tâm trạng, ngôn ngữ của nhân vật quần chúng.

- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm: sự kết hợp của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự hiện đại.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Rèn luyện năng lực, phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự, đặc biệt là phân tích tâm lý nhân vật.

3.Về phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu làng quê, yêu đất nước, sống tự trọng, trách nhiệm ...

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh hơn”

- GV nêu đề bài: Em hãy sắp xếp lại các thông tin sau cho đúng thứ tự kể về nhân vật ông Hai trong phần 1 đoạn trích truyện ngắn Làng của Kim Lân?

  1. Nghe đọc báo.
  2. Nhớ làng.
  3. Ruột gan cứ múa cả lên.
  4. Vào phòng thông tin.

Thứ tự đúng là: 2.4.1.3

- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động: Ôn tập lại những kiến thức về tác giả và tác phẩm “Làng”

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức về tác giả và tác phẩm “Làng”
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác giả Kim Lân.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về tác giả Kim Lân:

+ Năm sinh – năm mất

+ Quê quán

+ Sở trường và đề tài sáng tác.

+ Giải thưởng và phong cách sáng tác.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác phẩm “Làng”

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác, tình huống truyện và ý nghĩa của tình huống.

+ Nhóm 2: Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản.

+ Nhóm 3: Nêu bố cục và ý nghĩa nhan đề của văn bản.

+ Nhóm 4: Tóm tắt văn bản.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Tác giả:

- Tên thật: Nguyễn Văn Tài (1920 -2007).

- Quê quán: Bắc Ninh.

- Sở trường: viết truyện ngắn.

- Đề tài chủ yếu: những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt ở làng quê Việt Nam.

- Phong cách sáng tác: tự nhiên, khai thác sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, ngôn ngữ bình dị gần với đời sống lời ăn tiếng nói và lối suy nghĩ của người nông dân Việt Nam.

- Năm 2001, ông nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học – Nghệ thuật.

 

 

II. Tác phẩm:

a. Hoàn cảnh sáng tác:

- Viết trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đăng lần đầu tiên trên tạp chí văn nghệ: 1948.

- Khai thác 1 tình cảm bao trùm và phổ biến trong con người thời kháng chiến tình cảm yêu quê hương , đất nước.

b. Tình huống tuyện:

- Tình huống 1: Ông Hai yêu làng, tự hào, hãnh diện về làng, đột nhiên lại nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ chính những người tản cư phía làng Chợ Dầu nói ra.

→ Tạo nút thắt cho câu chuyện → đẩy mâu thuẫn lên đỉnh cao → thử thách → bộc lộ lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai.

- Tình huống 2 (Tình huống phụ): Đang bế tắc, tuyệt vọng thì ông Hai nghe tin làng được cải chính.

→ Mở nút thắt → Khẳng định thêm, làm sâu sắc thêm lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai.

 Tình huống truyện độc đáo đã góp phần làm nổi bật chủ đề của truyện.

c. Nghệ thuật chính:

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Miêu tả tâm lí nhân vật rất tinh tế qua: cử chỉ, hành động, ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm sâu sắc.

- Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, kết hợp phương thức tự sự với miêu tả, biểu cảm... → hấp dẫn.

d. Nội dung, ý nghĩa: Kể lại diễn biến tâm trạng đau khổ, rối bời, xấu hổ... của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc.

→ Ca ngợi tình yêu làng quê hòa trong tình yêu đất nước, yêu  kháng chiến của người nông dân Việt Nam những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

e. Bố cục: gồm 3 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “không nhúc nhích”: Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây.

- Phần 2: tiếp theo đến “vơi đi được vài phần”: Tâm trạng đau khổ, xấu hổ, buồn bực của ông hai ba bốn ngày sau đó.

- Phần 3: Còn lại: Tâm trạng ông Hai khi nghe tin làng ông không theo giặc.

f. Ý nghĩa nhan đề:

- “Làng” là danh từ chung mang tính khái quát (chỉ mọi ngôi làng trên đất nước Việt Nam).

→ Ca ngợi tình yêu làng, yêu nước của mọi người nông dân trên đất nước Việt Nam những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

→ Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề của văn bản.

g. Tóm tắt truyện

- Trong kháng chiến, ông Hai - người làng Chợ Dầu buộc phải rời làng đi tả cư. Ở nơi tản cư, ông luôn theo dõi tin tức kháng chiến và đi khoe cái làng mình một cách say sưa, háo hức.

- Bỗng một hôm, ông nghe được tin là làng Chợ Dầu theo giặc, ông rất khổ tâm và cảm thấy xấu hổ, nhục nhã, thậm chí bế bắc khi bà chủ có ý định đuổi gia đình ông đi.

- Chỉ khi tin được cải chính thì ông mới trở lại vui vẻ, phấn trấn và tiếp tục đi khoe làng như xưa.  

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:
  6. Dạng đề đọc hiểu

Nhiệm vụ 1: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành các bài tập theo hình thức cá nhân.

PHIẾU BÀI TẬP 1

Cho đoạn văn: “Ông lão vẫn trằn trọc ko sao ngủ được... ông lão nín thở, lắng tai nghe bên ngoài...” (SGK trang 167)

Câu 1. Nêu hoàn cảnh ra đời của văn bản. Kể tên tác phẩm đã học trong chương trình Ngữ văn 9 ra đời cùng năm đó. Ghi rõ tên tác giả.

Câu 2. Nêu tình huống truyện và ý nghĩa của những tình huống đó.

Câu 3.

a. Cho biết hình thức ngôn ngữ và tác dụng của hình thức ngôn ngữ đó được sử dụng trong đoạn trích trên.

b. Tìm và ghi lại hai câu thơ liền nhau trong chương trình Ngữ văn 9 có sử dụng hình thức ngôn ngữ đó. Ghi rõ tên bài thơ, tên tác giả.

Câu 4. Xét về cấu tạo, các từ “lào xào”, thuộc loại từ gì? Tìm các từ cùng loại từ đó có trong đoạn văn trên.

Câu 5. Nếu bỏ đi các dấu chấm lửng trong đoạn văn trên thì ý nghĩa biểu đạt và biểu cảm có thay đổi ko? Giải thích vì sao?

Câu 6. Dựa vào văn bản “Làng” của Kim Lân, viết đoạn văn (khoảng 12 -14 câu) theo lối tổng-phân-hợp phân tích diễn diến tâm lí vô cùng tinh tế của nhân vật ông Hai khi nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc. Trong đó có sử dụng câu cảm thán và phó từ. (Gạch chân câu cảm thán và phó từ)

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1: 

- Hoàn cảnh sáng tác: 1948 - thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Tác phẩm: Đồng chí (Chính Hữu)

Câu 2: Tình huống truyện:

- Tình huống 1: Ông Hai yêu làng, tự hào, hãnh diện về làng, đột nhiên lại nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ chính những người tản cư phía làng Chợ Dầu nói ra.

→ Tạo nút thắt cho câu chuyện → đẩy mâu thuẫn lên đỉnh cao → thử thách → bộc lộ lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai.

- Tình huống 2 (Tình huống phụ): Đang bế tắc, tuyệt vọng thì ông Hai nghe tin làng được cải chính.

→ Mở nút thắt → Khẳng định thêm, làm sâu sắc thêm lòng yêu làng, yêu nước của ông Hai.

 Tình huống truyện độc đáo đã góp phần làm nổi bật chủ đề của truyện.

Câu 3.

a.

- Hình thức ngôn ngữ: độc thoại nội tâm

- Tác dụng: làm nổi bật nỗi băn khoăn, căng thẳng, hồi hộp, lo lắng, sợ hãi ...của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc → Thấy được chiều sâu tâm trạng của nhân vật. → Góp phần thể hiện rõ chủ đề câu chuyện: tình yêu làng quê, yêu kháng chiến đã trở thành mối quan tâm thường trực của người nông dân Việt Nam những ngày đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Thấy được sự tài tình trong cách viết truyện của Kim Lân.

b. Những câu thơ có sử dụng hình thức độc thoại nội tâm:

“Chân trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”

(“Kiều ở lầu Ngưng Bích”- trích “Truyện Kiều” - Nguyễn Du)

“Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ”

(“Kiều ở lầu Ngưng Bích”- trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

“Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà

Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?”

(“Bếp lửa” - Bằng Việt)

Câu 4.

- Từ loại: từ láy.

- Các từ: trằn trọc, léo xéo, thình thịch

Câu 5. Nếu bỏ đi các dấu chấm lửng trong đoạn văn trên thì:

- Ý nghĩa biểu đạt không thay đổi (vì vẫn giữ nguyên nội dung).

- Ý nghĩa biểu cảm thay đổi. Các câu văn sẽ ngắn lại, nhịp nhanh hơn. Vì vậy:

+ Không diễn tả được tâm trạng lo ắng, căng thẳng, sợ hãi, rối bời ...của ông Hai trong không gian yên lặng tuyệt đối.

+ Không thấy được tình yêu làng quê đã trở thành mối quan tâm thường trực của ông hai

→ Từ đó, không thể hiện được rõ chủ đề của câu chuyện.

Câu 6.

a. Câu mở đoạn: (Câu chủ đề 1) có chứa:

+ Tác giả, tác phẩm.

+ Nêu chủ đề đoạn văn: diễn diến tâm lí vô cùng tinh tế của nhân vật ông Hai khi nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc.

b. Thân đoạn: Triển khai các ý chính:

- Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đặc biệt: Ông luôn nhớ làng, tự hào về làng, quan tâm đến tin tức kháng chiến... thì bỗng nhiên nghe tin dữ.

- Ông sửng sốt, bàng hoàng (đến nghẹt thở) trước tin dữ đến quá bất ngờ.

- Nghi ngờ, băn khoăn chưa dám tin, thậm chí ông ko thể tin nổi.

- Cố tỏ ra tự nhiên, đánh trống lảng, rút lui để ko ai để ý.

- Cúi gằm mặt xuống mà đi trong đau đớn, tủi hổ ê chề vì danh dự của làng quê (cũng là của ông) đã bị tổn thương.

- Về nhà: ông đau đớn, tủi hổ, càng thương con ông càng giận những người ở làng; ông lo cho con, cho kế sinh nhai của gia đình.

- Những ngày sau đó: tâm lí nặng nề vì cái tin nhục nhã ấy đã trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp, vì vậy, ông không dám ra khỏi nhà.

- Khi bà chủ có ý định đuổi gia đình ông: bế tắc, tuyệt vọng, đấu tranh tư tưởng, giằng xé tâm can. Ông quyết định “thù làng”, không quay về làng mà theo kháng chiến..

- Ông trút nỗi lòng tâm sự với con vừa để dịu đi nỗ đau khổ đang đè nặng trong lòng  vừa củng cố niềm tin sắt đá, thủy chung với cách mạng.

c. Câu kết đoạn: (Câu chủ đề 2): Khái quát nội dung cả đoạn.

- Khẳng định được thành công về nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, xây dựng thành công nhân vật qua cử chỉ, hành động, ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ độc thoại nội tâm).

- Khái quát, nâng cao về nội dung, ý nghĩa: thể hiện diễn biến tâm lí tinh tế → tình cảm của mình đối với nhân vật; thành công của tác giả.

 

PHIẾU BÀI TẬP 2

Dưới đây là một đoạn trong văn bản “Làng” của Kim Lân:

“Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây…, cái câu nói của người đàn bà tản cư hôm trước lại dội lên trong tâm trí ông […].

Nước mắt ông lão giàn ra. Về làng tức là chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây.

Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể quay về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ thì ra ông chịu mất hết à?

Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.

Câu 1. Tại sao khi xây dựng hình tượng nhân vật chính luôn hướng về làng chợ Dầu, nhưng tác giả lại đặt tên tác phẩm của mình là “Làng” chứ không phải “Làng chợ Dầu”?

Câu 2. Theo trình tự cốt truyện thì đoạn trích nằm ở tình huống nào? Trong tình huống đó, ông nghĩ: “Về bây giờ thì ra ông chịu mất hết à?”. Theo em, ông Hai nghĩ có thể sẽ “mất hết” những gì khi quay trở về làng Chợ Dầu?

Câu 3. Kể tên tác phẩm văn xuôi Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn THCS viết về đề tài người nông dân, ghi rõ tên tác giả.

Câu 4. Truyện ngắn “Làng”, Kim Lân đã xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân Việt Nam với lòng yêu nước, yêu kháng chiến sâu sắc. Em hãy chỉ rõ.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1. Cách đặt tên truyện là “Làng” chứ không phải “Làng Chợ Dầu”:

- “Làng Chợ Dầu” là danh từ riêng dùng để chỉ tên của một ngôi làng cụ thể.

- “Làng” là danh từ chung dùng để chỉ mọi ngôi làng trên đất nước Việt Nam. Tác giả đặt tên truyện là “Làng” vì "Làng" sẽ có tính khái quát cao hơn “Làng Chợ Dầu”. Vấn đề mà nhà văn Kim Lân khai thác không phải chỉ là tình cảm riêng của mình nhân vật ông Hai đối với ngôi làng Chợ Dầu, mà sâu rộng hơn, tác giả còn muốn nói đến một tình cảm bao trùm, phổ biến – đó là tình yêu làng quê, yêu đất nước của mọi người dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp trên khắp mọi miền Tổ quốc.

→ Cách đặt tên truyện rất tinh tế và  góp phần thể hiện chủ đề câu chuyện

Câu 2.

- Đoạn trích trên nằm ở tình huống: Cái tin là Chợ Dầu theo giặc đã khiến cho bà chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông Hai đi, không cho ở nữa. Đoạn trích trên đã miêu tả xung đột nội tâm sâu sắc của nhân vật ông Hai lúc bấy giờ

- “Mất hết” ở đây có nghĩa là:

+ Mất tự do, “quay lại làm nô lệ cho thằng Tây”, sống kiếp sống lầm than, bị áp bức.

+ Mất danh dự, tự trọng, sống trong nhục nhã.

+ Mất đi lòng trung thành với kháng chiến, với cách mạng, với cụ Hồ.

→ Suy nghĩ mới mẻ, tích cực của người nông dân sau cách mạng tháng 8: họ có nhận thức đúng về kháng chiến, về cách mạng.

Câu 3. Tác phẩm về người nông dân trong chương trình ngữ văn THCS:

- Tác phẩm “Tắt đèn” (đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”) của nhà văn Ngô Tất Tố.

- Truyện ngắn "Lão Hạc" của nhà văn Nam Cao.

Câu 4. Những người nông dân Việt Nam yêu nước, yêu kháng chiến sâu sắc.

- Người đàn bà đi tản cư: căm ghét, chửi rủa những kẻ làm Việt gian theo giặc “cho mỗi đứa một nhát”.

- Bà Hai: tần tảo, lo lắng cho gia đình. Khi nghe tin làng theo Tây, bà cũng buồn nhưng kín đáo hơn. Bà uể oải, bần thần, lẳng lặng,… khiến “căn nhà có cái im lặng thật là khó chịu”.

- Mụ chủ nhà: chua ngoa, đanh đá, tham lam, hay soi mói, cạnh khóe. Nhưng khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, bà cũng căm ghét, không cho người làng Chợ Dầu ở nữa. Nhưng khi nghe tin cải chính, bà ta cũng sung sướng từ đáy lòng.

- Bác Thứ: người hiền lành, chất phác, cũng đi tản cư và cũng vui thay cho ông Hai.

- Thằng Húc - con ông Hai - mới có mấy tuổi nhưng cũng biết ủng hộ cách mạng, ủng hộ cụ Hồ, cảm nhận được sự xấu hổ.

→ Họ là những người nông dân nghèo khó, lam lũ nhưng có tình cảm cao đẹp, rất đáng trân trọng, ngợi ca.

 

PHIẾU BÀI TẬP 3

Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn thuật lại tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Mở đoạn

- Ông Hai là người tha thiết yêu làng quê, luôn tự hào về làng quê của mình.

- Chính ông Hai là người nghe được tin làng ông theo giặc.

2. Thân đoạn

- Ông Hai bàng hoàng, sững sờ: “Cổ ông nghẹn ắng hẳn lại, da măt tê rân rân...”, “Một lúc lâu sau ông mới cố chấn tĩnh lại, ông vẫn còn chưa tin. nhưng khi nghe những người tản cư khẳng định chắc chắn ông đành không thể không tin”.

- Ông thấy xấu hổ “đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng” “cúi gằm mặt xuống mà đi”

- Về đến  nhà, ông “nằm vật ra giường”, “nhìn lũ con, tủi thân nước mắt ông cứ tràn ra”.

- Không khí nặng nề trùm lên gia đình ông Hai. ông gắt gỏng cả với vợ, ông “ trằn trọc không sao ngủ được…”

- Ông Hai không dám ra khỏi nhà. “Suốt ngày ông chỉ quanh quẩn ở trong cái gian nhà chật chội ấy…”

3. Kết đoạn: Cái tin làng theo Tây ám ảnh ông nặng nề đến mức trở thành nỗi sợ hãi thường xuyên, động cái gì cũng làm ông đau đớn, xấu hổ.

 

  1. Dạng đề nghị luận văn học

Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập, các em lập dàn ý cho đề bài dưới đây.

PHIẾU BÀI TẬP 4

Đề bài: Phân tích để thấy được tình yêu làng quê hòa trong tình yêu đất nước, yêu kháng chiến sâu sắc của nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

* Gợi ý:

1. Có mấy cách mở bài? Nêu những nội dung chính trong phần mở bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phần thân đoạn bao gồm những ý gì?

- Nhóm 1: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai trước khi nghe tin.

- Nhóm 2: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai:

+ Khi vừa nghe tin

+ Lúc ở nhà

- Nhóm 3: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai:

+ Trong ba, bốn ngày ở nhà.

+ Khi mụ chủ có ý định đuổi gia đình ông Hai.

+ Khi ông trò chuyện cùng con.

- Nhóm 4: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi nghe tin cải chính.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Phần kết đoạn cần nêu được những ý gì?

I. Mở bài:

- Cách 1: mở bài trực tiếp

+ Dẫn vấn đề: giới thiệu tác giả, tác phẩm.

+ Nêu vấn đề: tình yêu làng quê hòa trong tình yêu đất nước, yêu kháng chiến sâu sắc của nhân vật ông Hai.

+ Phạm vi: Văn bản “Làng” của nhà văn Kim Lân.

- Cách 2: Mở bài gián tiếp: Dẫn vấn đề: từ chủ đề tình yêu quê hương đất nước (hoặc từ vẻ đẹp của người nông dẫn VN)

II. Thân bài:

1. Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai trước khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc (Ở nơi tản cư)

- Buồn vì phải xa làng.

- Nhớ làng da diết, nỗi nhớ ấy gắn với không khí cách mạng: “Chao ôi! Ông nhớ cái làng, nhớ cái làng quá”. Ông nhớ những ngày cùng anh em đào đường hầm bí mật, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…để phục vụ kháng chiến. Ông thấy rất vui khi tham gia cách mạng.

- Ông quan tâm đến tình hình của làng, tình hình kháng chiến: thường xuyên ra nghe tin tức trong phòng thông tin. Ông rất sung sướng, ngây ngất trước tin chiến thắng “ruột gan ông lão cứ múa cả lên”, “…Tin nào ông cũng bình luận sôi nổi”.

- Nỗi nhớ làng thường trực. Ông quan tâm, xúc động mỗi khi nghe người ta nhắc đến tên làng Chợ Dầu. Ông phản ứng ngay lập tức: quay phắt lại, lắp bắp hỏi thăm... Nỗi nhớ ấy giống như sợi dây đàn đã căng sẵn, chỉ cần chạm nhẹ là nó đã ngân rung.

→ Nhớ làng, yêu làng, tự hào về làng, về tinh thần kháng chiến (tình yêu dành cho nơi chôn rau cắt rốn của người con xa quê. Đó là làng quê kháng chiến sau cách mạng tháng Tám - nó đã trở thành máu thịt, thành niềm hạnh phúc lớn lao của ông.)

2. Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi nghe được tin làng Chợ Dầu theo giặc.

Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống đặc biệt: ông tự hào về làng, quan tâm đến tin tức kháng chiến, tin tưởng tuyệt đối làng của mình trung thành với cách mạng....thì bỗng nhiên nghe tin dữ: làng Chợ Dầu Việt gian.

a. Khi vừa nghe tin:

- Ông sửng sốt, bàng hoàng (đến nghẹt thở) trước tin dữ đến quá bất ngờ. Cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân, lặng đi tưởng đến ko thở được. → niềm xúc động trào dâng mãnh liệt.

- Nghi ngờ, băn khoăn chưa dám tin, thậm chí ông ko thể tin nổi: rặn è è, nuốt cái gì vướng ở cổ, hỏi lại “liệu có thật ...chỉ lại”. Có lẽ, ông hi vọng tin mà ông vừa nghe chỉ là lời đồn thất thiệt.

- Khi được khẳng định → không thể không tin. Niềm tự hào về làng bỗng chốc sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh ấy.

- Tìm cách rút lui: “Hà, nắng gớm, về nào…”. Lời độc thoại → cố tỏ ra tự nhiên, đánh trống lảng, rút lui để ko ai để ý.

- Đám người khinh bỉ, căm ghét, chửi rủa → ông cúi gằm mặt xuống mà đi vì quá xấu hổ, nhục nhã, bẽ bàng, không muốn ai nhận ra mình là người làng Chợ Dầu.

→ Nghệ thuật miêu tả cử chỉ tinh tế → gợi khoảnh khắc sửng sốt, choáng váng, bẽ bàng... Làng ông mang tội danh bán nước, theo giặc; danh dự của làng quê không còn. Mà ông yêu làng, danh dự của ông đã gắn với cái làng Chợ Dầu nên lòng tự trọng của ông bị tổn thương ghê gớm.

b. Khi về đến nhà:

- Vừa về:

+ Tâm lí nặng nề, thất vọng, chán chường Nằm vật ra giường”.

+ Ông lo lắng, sợ các con còn quá nhỏ dại mà đã bị mang tiếng là Việt gian bán nước. Nhìn con, tủi thân, nước mắt giàn ra: “chúng nó là con làng Việt gian đấy ư?, chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?” → Độc thoại nội tâm → xót xa, day dứt, đau đớn, khổ tâm vô cùng.

- Căm giận những người ở lại làng. Nỗi uất ức lên đến cao độ, không nén được trong lòng phải cất lên thành lời độc thoại “Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này”.

+ Nhưng chính tình yêu làng, niềm tin mạnh mẽ về tinh thần kháng chiến của làng khiến ông không khỏi băn khoăn, day dứt. Ông kiểm điểm từng người trong óc “Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng, quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại cam tâm làm điều nhục nhã ấy”.

- Nhưng ông lại đau đớn khẳng định khi có bằng chứng rõ ràng: “Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì”. Ông thực sự lo:

+ Lo cho gia đình mình, lo kế sinh nhai, nơi ăn chốn ở “Biết làm ăn, buôn bán ra sao? ai người ta chưa, ai người ta buôn bán mấy?”

+ Lo cho những người đồng hương “không biết đã biết tin này chưa?”

+ Thấy xót xa, tủi nhục “Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian!”

→ Nghệ thuật: Những câu văn ngắn liên tiếp, những câu hỏi tu từ, câu cảm thán → Tâm trạng ngổn ngang, rối bời, đau xót.

- Chiều đến: Không khí gia đình nặng nề: “cái im lặng thật là khó chịu”.

-  Khuya: nỗi thất vọng, bực dọc đang đè nặng trong lòng…

+  Cáu gắt  vô cớ  với vợ (số lượt lời của ông Hai nhiều hơn bà Hai; ông sử dụng liên tiếp câu rút gọn).

+ Lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, rối bời ... giữa không gian yên lặng tuyệt đối. Ông trằn trọc, ko sao ngủ được, ông lặng đi, chân tay nhủn ra, ...nín thở, nằm im thin thít khi nghe tiếng mụ chủ “trống ngực ông lão đập thình thịch”.

→ Độc thoại nội tâm → càng nghĩ càng thấy căng thẳng, đau đớn, day dứt, buồn tủi, thất vọng.

c. Những ngày sau đó:

- Sống chui sống lủi, không dám đi đâu 

- Chột dạ, nơm nớp lo sợ, tưởng tượng người ta đang bàn tán “chuyện ấy”. 

→ Miêu tả nội tâm  tinh tế → Nỗi ám ảnh nặng nề, khủng khiếp biến thành sợ hãi → luôn lo lắng, chốn tránh, sống trong tủi hổ.

d. Khi mụ chủ nhà có ý đuổi gia đình ông Hai.

- Ông rơi vào tình thế tuyệt vọng, bế tắc hoàn toàn. Ông suy nghĩ, giằng co giữa 2 phương án:

+ "biết đem nhau đi đâu bây giờ, đâu người ta chứa…?" (lo lắng bị tuyệt đường sinh sống vì người ta đuổi như đuổi hủi → không nơi nào chứa)

+ “Hay là quay về làng?” (bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ.)

→ Tình huống thử thách căng thẳng, quyết liệt → Mâu thuẫn nội tâm gay gắt → bắt buộc phải lựa chọn. Cuối cùng, ông quyết định một cách đau đớn, dứt khoát: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù". → không quay về làng, thậm chí còn thù làng. Một quyết định đúng đắn. Tuy đau xót tưởng chừng bế tắc nhưng trong cõi thẳm sâu của tấm lòng, người nông dân ấy vẫn hướng về Tổ quốc, về cách mạng. Vì cách mạng đã đem lại độc lập, tự do và giúp ông thoát khỏi khiếp lầm than, nô lệ. Đó là tình yêu cao cả nhất, thiêng liêng nhất của mỗi con người.

e. Khi trò chuyện với đứa con út.

+ Dù lí trí đã quyết “Làng theo Tây mất rồi thì phải thù” nhưng tình cảm của ông Hai vẫn hướng về làng Dầu với nỗi nhớ thương thường trực. Ông hỏi con “ Thế nhà con ở đâu”, “ Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?”, “Con ủng hộ ai?” với mục đích:

+ Khắc ghi vào lòng con tình cảm sâu sắc với làng quê, với cách mạng.

+ Dịu đi nỗ đau khổ đang đè nặng trong lòng.

+ Thực chất là tự giãi bày nỗi lòng, tự minh oan cho mình, tự nhủ với lòng để củng cố niềm tin và lòng trung thành với cách mạng, với kháng chiến, với cụ Hồ.

→ Khắc họa nhân vật qua cử chỉ, qua ngôn ngữ đối thoại → Rất yêu làng nhưng cũng rất trung thành với cách mạng- tình cảm thiêng liêng, bền vững, thủy chung trước sau như một, ko thay đổi.

 Đặt nhân vật vào tình huống gay cấn → thử thách → Bộc lộ tình yêu làng quê hòa trong tình yêu đất nước sâu sắc.

3. Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai khi nghe được tin cải chính.

Đang bế tắc, tuyệt vọng thì ông Hai nghe tin làng được cải chính.

- Nghe được tin: Vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, chia quà cho các con.

- Khoe làng. Nhưng lần này ông múa tay lên mà khoe nhà ông bị đốt cháy. Hành động đi ngược lại tâm lí thông thường nhưng lại rất phù hợp với tâm trạng ông Hai. Đây là hành động rất cảm động thể hiện niềm hạnh phúc, sung sướng, hả hê  như được vỡ òa, không thể kìm nén được. Vì làng Chợ Dầu bị đốt là minh chứng hùng hồn cho làng ông ko theo giặc mà luôn trung thành với  kháng chiến. Có lẽ, nhà bị “đốt nhẵn”, ông cũng đau xót lắm, nhưng mất mát ấy quá nhỏ bé so với cái danh dự của làng quê. Ông quên đi nỗi đau đớn,  mất mát riêng để hòa vào niềm vui chung của cách mạng. Bao nhiêu đau đớn tủi hổ, xót xa giờ được giũ sạch, thay vào đó là là niềm vui mừng, hả hê trong niềm tự hào và sức mạnh của làng quê, của kháng chiến.

 Tình huống mở nút thắt câu chuyện → Khẳng định thêm, làm sâu sắc thêm tình yêu làng quê hòa quyện trong tình yêu đất nước của ông Hai

4. Mở rộng: So sánh với nhân vật Lão Hạc → sự phát triển về ý thức:

- Ông Hai vẫn giữ vẻ đẹp truyền thống của người nông dân Việt Nam: cần cù, mộc mạc, chất phác, lòng tự trọng cao...

- Sự phát triển về ý thức: tình yêu làng quê, yêu kháng chiến, trung thành tuyệt đối với cách mạng. Tình cảm này chính là cách mạng đã mang lại cho ông và những người nông dân Việt Nam bấy giờ.

+ Tình yêu làng của ông Hai đã trở thành niềm say mê, hãnh diện, thành thói quen khoe làng mình.

+ Tình yêu làng của ông đặt trong tình yêu nước,thống nhất với tinh thần kháng chiến khi đất nước bị xâm lăng và cả dân tộc đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp.

III. Kết bài: Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

- Về nghệ thuật:

+ Tình huống truyện đặc sắc, gay cấn, giàu ý nghĩa.

+ Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực, sinh động, tinh tế, sâu sắc qua suy nghĩ, hành động, đặc biệt là qua lời nói (độc thoại nội tâm).

+ Cách kể chuyện linh hoạt, tự nhiên, ngôn ngữ kể chuyện gần gũi lời ăn tiếng nói của người nông dân.

- Về nội dung: Tình yêu làng hòa quyện trong tình yêu nước, yêu kháng chiến.

→ Khẳng định: giá trị văn bản (hoặc vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam; hoặc sự am hiểu sâu sắc về người nông và tài năng của tác giả; hoặc tình cảm của bản thân; hoặc liên hệ đến tình yêu quê hương, đất nước hiện nay…)

 

PHIẾU BÀI TẬP 5

Đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong truyện “Làng” của Kim Lân.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1 .  Mở bài:

- Nêu những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và những nét khái quát về nhân vật ông Hai.

+ Kim Lân là nhà văn có sở trường về truyện ngắn, am hiểu về đời sống nông dân nông thôn.

+ Truyện ngắn  “Làng” được in lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.

+ Nhân vật chính là ông Hai, một nông dân phải dời làng đi tản cư nhưng có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến cao, trung kiên cách mạng.

2. Thân bài 

a. Ông Hai có tình yêu làng sâu sắc đặc biệt với làng Chợ Dầu, nơi chôn nhau cắt rốn của ông.

- Kháng chiến chống Pháp nổ ra:

+ Ông Hai muốn trở lại làng để chống giặc nhưng vì hoàn cảnh gia đình phải tản cư, ông luôn day dứt nhớ làng.

+ Tự hào về làng, ông tự hào về phong trào cách mạng, tinh thần kháng chiến sôi nổi của làng.

b. Tình yêu làng của ông Hai hòa nhập thống nhất với lòng yêu nước, yêu kháng chiến, cách mạng.

+ Nghe tin làng chợ Dầu theo giặc Pháp ông đau đớn nhục nhã, “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”.

+ Nghe tin cải chính làng không theo giặc, ông Hai vui sướng tự hào nên dù nhà ông bị giặc đốt ông không buồn, không tiếc, xem đó là bằng chứng về lòng trung thành  của ông đối với cách mạng.

c. Kim Lân thành công trong cách xây dựng cốt truyện tâm lí, đặt nhân vật trong tình huống gay gắt, đấu tranh nội tâm căng thẳng để bộc lộ tâm trạng tính cách nhân vật.

- Miêu tả nổi bật tâm trạng tính cách nhân vật qua đối thoại, độc thoại, đấu tranh nội tâm, ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ, suy nghĩ hành động.

3. Kết bài: Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời chống Pháp yêu làng yêu nước sâu sắc.

 

PHIẾU BÀI TẬP 6

Đề bài: Cảm nhận của em về truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. Mở bài: Nêu những nét chính về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và cảm nhận chung về truyện ngắn Làng.

- Kim Lân tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

- Truyện ngắn Làng sáng tác đầu kháng chiến, được in năm 1948.

- Nêu cảm nhận chung về truyện ngắn Làng: Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

II. Thân bài

1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.

2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. Ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.
a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.

- Ông Hai tự hào sâu sắc về làng quê.

- Cái làng đó với người nông dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.

- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái không khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?

- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bình luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.

c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.

- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.

- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.
- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cái  tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Không khí nặng nề bao trùm cả nhà.

- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.

- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:

+  Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.

+ Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.

+ Qua đó, ta thấy rõ:

 Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).

 Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biểu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng: có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.

d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.

- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.

- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.

3. Nhân vật ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.

- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.

-  Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.

III. Kết bài:

- Qua truyện ngắn Làng người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.

- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.

 

PHIẾU BÀI TẬP 7

Đề bài: Từ lời trò chuyện  của ông Hai với đứa con út trong truyện ngắn “Làng”, em hãy viết bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy A4) bàn về chủ đề “Niềm tin” - đặc biệt trong đại dịch Covid 19 hiện nay.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Niềm tin là cảm giác đinh ninh, chắc chắn về một điều gì đó, bởi vì họ nghĩ điều đó là đúng và đáng tin tưởng. (Có thể là tin vào một người hay một sự vật, sự việc nào đó; tin vào chính mình.)

- Nêu vài biểu hiện: trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước, khi có thiên tai, dịch bệnh.

b. Phân tích và bàn luận:

- Niềm tin là một phẩm chất cao đẹp và cần thiết.

- Có niềm tin giúp con người thành công trong cuộc sống. Vì:

+ Nó tiếp thêm sức mạnh để con người vươn lên, đạt được ước mơ, mục đích cao đẹp.

+ Nó mở ra những hành động tích cực giúp con người vượt lên những khó khăn, thử thách. Ví dụ: Trong đại dịch Covid 19, có niềm tin vào Đảng, vào chính phủ → vững tin, đẩy lùi dịch bệnh...

- Có niềm tin sẽ giúp cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên nhân văn, tốt đẹp hơn: sống tin tưởng nhau, hy vọng vào những điều tốt đẹp.

→ Xã hội văn minh, phát triển.

- Mở rộng: Phê phán những con người không có niềm tin, mới va vấp, thất bại lần đầu đã gục ngã, buông xuôi. Đánh mất niềm tin thì con người sẽ không có ý chí nghị lực để vươn lên, không khẳng định được mình, mất tự chủ, mất tất cả, thậm chí mất cả sự sống.

c. Bài học nhận thức và hành động:

- Mọi người phải xây dựng niềm tin, yêu cuộc sống, tin tưởng vào những điều tốt đẹp. Trong đại dịch, cần có niềm tin chiến thắng: không lung lay, không hoang mang mà hãy luôn tin tưởng và làm theo sự chỉ đạo của chính phủ, tin vào y đức, chuyên môn của các bác sĩ.

- Tin tưởng vào khả năng, năng lực của bản thân: dám nghĩ, dám làm, nỗ lực để biến ước mơ thành sự thật.

- Niềm tin như ngọn lửa còn được thắp lên, duy trì nhờ sự cổ vũ, động viên của những người xung quanh.

- Không nên đặt niềm tin mù quáng, viển vông, thiếu cơ sở.

3. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của niềm tin - đặc biệt trong đại dịch Covid 19.

- Liên hệ bản thân.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay