Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Luyện tập dạng đề 2 Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo đức
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Luyện tập dạng đề 2 Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo đức. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BUỔI 7: LUYỆN TẬP DẠNG ĐỀ 2
NGHỊ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
- MỤC TIÊU
- Kiến thức:
- Đặc điểm, yêu cầu của bài văn nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí .
- Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực riêng biệt
- Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn, bài văn nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Về phẩm chất
- Tích cực tìm hiều và bày tỏ quan điểm về những vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Tích cực thực hành.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
- b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
- Tổ chức thực hiện:
- GV nêu đề bài: Hãy nêu khái niệm và yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập lại các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí:
- Mục tiêu: Hệ thống lại các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hãy nêu các bước làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Tìm hiểu đề, tìm ý: * Tìm hiểu đề: - Đọc kĩ đề, gạch chân các từ quan trọng - Xác định: kiểu bài, nội dung nghị luận, phạm vi nghị luận. * Tìm ý: Tự đặt các câu hỏi và trẻ lời để có các ý 2. Lập dàn ý: Sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục bài văn 3. Viết bài: Chú ý liên kết, cách dùng từ, chính tả... 4. Đọc lại bài và sửa: chính tả, dùng từ, câu... |
Hoạt động 2: Ôn tập lại cách viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Mục tiêu: Hệ thống lại cách viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại cách viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nếu đề bài yêu cầu viết một đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, ta cần lưu ý điều gì? Em thường gặp những dạng đề về viết đoạn văn nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. |
1. Yêu cầu của đoạn văn - Về hình thức: chỉ gồm 1 đoạn văn: bắt đầu từ chữ cái viết hoa đầu dòng đến dấu chấm xuống dòng. - Về dung lượng: khoảng 200 chữ. - Về cấu trúc: + Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (từ 1 đến 2 câu). + Thân đoạn: Làm rõ vấn đề cần nghị luận (khoảng 8-10 câu). + Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề nghị luận (từ 1 đến 2 câu). 2. Một số dạng đoạn văn mà đề yêu cầu - Viết đoạn văn giải thích vấn đề. - Viết đoạn văn nêu vai trò, tác dụng, ý nghĩa của vấn đề. - Viết đoạn văn nêu giải pháp, trách nhiệm, bài học... trước một vấn đề nào đó. |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
- Viết bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập cho mỗi nhóm, các nhóm thảo luận trong 7 phút và lập dàn ý cho đề bài: Nêu suy nghĩ của em về lời khuyên: “Có chí thì nên”.
PHIẾU BÀI TẬP 1 Đề bài: Tìm hiểu đề và tìm ý đề bài trên: Nêu suy nghĩ của em về lời khuyên: “Có chí thì nên”
GỢI Ý ĐÁP ÁN * Tìm hiểu đề: - Kiểu bài: nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lí - Vấn đề nghị luận: Ý chí nghị lực tạo nên thành công. - Phạm vi tư liệu, dẫn chứng: Tri thức về ca dao tục ngữ và về đời sống. * Tìm ý:
|
PHIẾU BÀI TẬP 2 Đề bài: Lập dàn ý đề bài trên: Nêu suy nghĩ của em về lời khuyên: “Có chí thì nên”
GỢI Ý ĐÁP ÁN 1. Mở bài: - Để đạt được thành công, chúng ta đều phải cố gắng, kiên trì hết mình. - Vì vậy, cha ông ta có lời khuyên: “Có chí thì nên”. 2.Thân bài a. Giải thích: - Chí: là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì. - Nên: là sự thành công, thành đạt trong mọi việc. → “Có chí thì nên”: Có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì nhất định sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công. b. Chứng minh: - Cuộc sống luôn chứa đựng khó khăn. - Để có thành công cần trải qua quá trình rèn luyện lâu dài, có thể gặp thất bại. - Ý chí sẽ tạo sức mạnh để vượt qua khó khăn đi đến thành công. - Cảm thấy cuộc sống có ích và ý nghĩa hơn. - Giúp con người có niềm tin vào bản thân, lạc quan, kiên trì theo đuổi ước mơ. - Tạo lập tính tự lập cho ta ngay từ lúc còn bé. - Người có ý chí luôn nhận được sự quí trọng, tin tưởng của những người xung quanh. - Dẫn chứng: + Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký thiếu đi đôi tay luyện viết bằng chân và trở thành thầy giáo. + Anh Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới. + Anh Bạch Đình Vinh bị bại liệt toàn thân, chấn thương nội tạng, mặt bị biến dạng, mất tiếng nói nhưng vẫn đỗ 3 trường đại học. c. Mở rộng, liên hệ: - Phê phán: lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có ý chí tiến thủ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. - Bài học: Ý chí, lòng quyết tâm là phẩm chất mỗi người cần có. + Không lùi bước trước khó khăn. - Rèn luyện: + Phải đặt ra mục đích. + Kiên trì thực hiện mục đích. + Đứng dậy sau thất bại. + Chấp nhận khó khăn, coi khó khăn là môi trường rèn luyện. |
PHIẾU BÀI TẬP 3 Đề bài: Dựa vào dàn ý ở bài tập 2, các em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh. - Nhóm 1: Viết đoạn mở bài và kết bài. - Nhóm 2: Viết đoạn giải thích. - Nhóm 3: Viết đoạn chứng minh. - Nhóm 4: Viết đoạn liên hệ, mở rộng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN 1. Đoạn mở bài: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Lời Bác dạy là hành trang tôi luôn mang theo trên con đường chinh phục ước mơ. Đó là ý chí, nghị lực, lòng quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách. Điều này cũng được cha ông ta gửi gắm qua lời khuyên: “Có chí thì nên”. 2. Đoạn văn giải thích: Câu tục ngữ “có chí thì nên” nghe tưởng chừng ngắn gọn và đơn giản nhưng trong đó lại ẩn chứa một ý nghĩa lớn lao. “Chí” ở đây thể hiểu là nghị lực, lòng quyết tâm theo đuổi ước mơ, khát vọng. Với mỗi người, “chí” được được bộc lộ rõ nhất là hành động đến cùng để thực hiện ước mơ chân chính. Còn “nên” là đạt được những kết quả, thành công như mong muốn của bản thân đã đặt ra. Như vậy, cùng với cặp từ “Có..thì”, câu tục ngữ gồm 2 vế có quan hệ chặt chẽ với nhau, vế thức nhất là điều kiện, về thứ 2 là kết quả để khẳng định vai trò quan trọng của ý chí trong cuộc sống. Con người cần phải có sự quyết tâm, kiên trì, lý tưởng thì mọi gian nan, thử thách đều sẽ vượt qua và đạt được kết quả như mong muốn. 3. Đoạn văn chứng minh sức mạnh của ý chí: Lời khuyên của câu tục ngữ là bài học quí cho mỗi người. Vì sao vậy? Vì con đường đời không phải lúc nào cũng bằng phải mà chứa đựng bao chông gai, thử thách. Khi gặp khó khăn trở ngại mà ta vội nản lòng bỏ cuộc liệu có thể đạt được ước mơ không? Còn người có chí thì sẽ kiên trì quyết tâm vượt qua khó khăn để thực hiện ước mơ đến cùng. Không quá khó để chúng ta biết được những tấm gương sáng của ý chí nghị lực, đây là những con người dám làm, dám sống, dám thử thách để có thành công. Chúng ta chắc chắn không quên được những bài diễn thuyết của chàng trai không tay, không chân Nick Vujicic, và sẽ bật khóc vì cảm động trước hình ảnh anh ấy đang chơi bóng, bơi lội. Càng không thể quên được người thầy đáng kính Nguyễn Ngọc Ký đã ngày đêm miệt mài luyện chữ bằng chính đôi chân của mình, và nghị lực của thầy đã được đền đáp bởi những dòng chữ đẹp. Hay vận động viên Ánh Viên, chị ấy đã cố gắng luyện tập không ngừng nghỉ để đạt được những huy chương vàng về cho đất nước Việt Nam… Từ những tấm gương trên, ta thấy được chẳng điều gì có thể ngăn bước khi chúng ta có ý chí và nghị lực. Hơn nữa, có ý chí nghị lực sẽ tạo cho chúng ta bản lĩnh và lòng dũng cảm đối mặt, sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn và thử thách, dám nghĩ, dám làm, dám sống hết mình. Nguyễn Sơn Lâm, một chàng trai thấp bé, chỉ cao chưa đến một mét, bước đi khó khăn phải dùng đến nạng mới di chuyển được nhưng lại giỏi ba thứ tiếng, đi thi Viet Nam Idol, chinh phục được đỉnh Phanxipang, là người khuyết tật đầu tiên đặt chân lên đỉnh núi mà không cần bất kỳ ai giúp đỡ. Phải là một người thật sự có bản lĩnh và lòng dũng cảm mới có thể làm được điều phi thường đó. Không chỉ vậy, ý chí nghị lực cũng giúp chúng ta khắc phục được những lần thất bại, rèn ta sự tin tưởng, niềm tin, thúc đẩy mỗi người luôn phải biết hướng đến tương lai, tiến về phía trước. Tôi đã từng được nghe nhiều câu nói chứa trong đó là những thông điệp về ý chí nghị lực như: "Hãy hướng về ánh sáng, mọi bóng tối sẽ ngả sau lưng bạn", "Không có mục tiêu nào quá lớn, không có ước mơ nào quá xa vời", "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố"… Đây như là lời nhắn nhủ mọi người hãy luôn vững tin, hãy nghị lực vươn lên. Ngoài ra, ý chí nghị lực cũng giúp con người cảm thấy thêm tự tin về bản thân, tự tin với công việc của mình làm. Ta sẽ thấy cuộc sống có ích và ý nghĩa hơn. Ta sẽ có niềm tin vào bản thân, lạc quan, kiên trì theo đuổi ước mơ. Dù bạn có gặp thất bại thì hãy luôn cảm thấy vui vẻ rồi khắc phục vấp ngã, coi đó như một bước đẹp chứ đừng bao giờ nản chí. Như Jack Ma, Bill Gate, nếu họ từ bỏ, gục ngã từ thất bại thì ngày hôm nay sẽ không có những công ty phần mềm Microsoft, hay cổng điện tử Alibaba… Gian nan nếu bạn biết rèn luyện vực lên thì sẽ đến với thành công. 4. Đoạn văn liên hệ, mở rộng vấn đề: Ý chí có ý nghĩa lớn lao như vậy nhưng trong cuộc sống vẫn có rất nhiều người không có nghị lực, ỷ lại vào người khác, hoặc buông xuôi, bỏ cuộc khi gặp khó khăn. Sinh ra trong một gia đình giàu có, họ chỉ dựa vào gia đình mình, tiêu tiền của bố mẹ mà không hề cố gắng. Trong kinh doanh, khi gặp thị trường biến động mà bỏ cuộc thì tránh sao khỏi thua lỗ? Trong học tập mà thấy kiến thức khó rồi nản chí thì làm sao có thể tiến bộ? Những người như vậy khó có thể thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên nếu dùng lòng quyết tâm kiên trì để làm việc xấu đến cùng thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Vì vậy, ta không khuyến khích mọi người kiên trì làm việc xấu. Nghị lực không tự nhiên mà xuất hiện, nó cũng không tồn tại mãi mãi, chính vì vậy chúng ta cần thường xuyên rèn luyện ý chí. Trước hết, ta phải có mục tiêu cao đẹp, sau đó kiên trì vượt khó để đạt được mục tiêu, biết đứng dậy sau thất bại, đúc kết kinh nghiệm làm lại từ đầu...Tôi tin rằng chắc chắn thành công sẽ mỉm cười với chúng ta. |
- Viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập theo nhóm, chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm thảo luận đề bài của nhóm mình trong 7 phút và lập dàn ý.
PHIẾU BÀI TẬP 4 – Nhóm 1 Đề bài: Viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cách hiểu của em về 1 tình bạn đẹp.
GỢI Ý ĐÁP ÁN a. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tình bạn đẹp b. Thân đoạn: - Giải thích tình bạn đẹp: Tình bạn đẹp: là tình bạn được xây dựng trên cơ sở đồng cảm, vô tư, không vụ lợi, tính toán. - Những biểu hiện của tình bạn đẹp: + Bạn bè đối xử với nhau chân thành, thân ái, có thiện ý, biết hi sinh cho nhau. + Biết đấu tranh với những cái xấu của nhau để hướng đến những điều tốt đẹp. (VD: khuyên bạn không nói năng thiếu lễ độ, không đánh cãi nhau,… hay có những biểu hiện tiêu cực như hút thuốc, trốn tiết,…) c. Kết đoạn: Tình bạn đẹp là tình cảm mỗi người cần có và trân trọng. |
PHIẾU BÀI TẬP 5 – Nhóm 2 Đề bài: Viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ý nghĩa của tình bạn.
GỢI Ý ĐÁP ÁN a. Mở đoạn: Tình bạn có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời mỗi người. b. Thân đoạn: - Ta có thể học tập nhiều điều từ bạn: kiến thức, kĩ năng, phẩm chất. - Những người bạn tốt sẽ động viên, giúp đỡ, hỗ trợ để ta đạt được ước mơ. - Tình bạn giúp niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn giảm đi một nửa. - Tình bạn giúp ta vượt qua thất bại, lầm lỡ trong cuộc đời. - Trong thời kì hội nhập, tình bạn sẽ khiến chúng ta có đủ năng lực để thích ứng với các mối quan hệ xã hội, giúp chúng ta có khả năng hội nhập với cộng đồng dân tộc và nhân loại. - Dẫn chứng: Nguyễn Khuyến-Dương Khuê, Lưu Bình -Dương Lễ,… c. Kết đoạn: Hãy cùng nhau xây dựng tình bạn đẹp! |
PHIẾU BÀI TẬP 6 – Nhóm 3 Đề bài: Viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) nêu cách xây dựng một tình bạn đẹp.
GỢI Ý ĐÁP ÁN a. Mở đoạn: Xây dựng tình bạn đẹp là mong muốn của mỗi người. b. Thân đoạn: - Hãy chọn cho mình những người bạn có nét tính cách tương đồng với mình một chút để dễ trò chuyện, dễ hiểu và thông cảm với nhau. - Để giữ gìn tình bạn phải sống chân thành, bảo vệ và tin tưởng lẫn nhau. Nhưng bảo vệ không có nghĩa là bao che cái xấu mà phải thẳng thắn khuyên bảo để giúp nhau cùng tiến bộ. - Hãy đối xử tốt với bạn, giúp đỡ nhiều bạn bè để họ cảm nhận được trái tim ấm áp của bạn. - Đừng quá ích kỷ, hẹp hòi, nhỏ nhoi, quá đề cao bản thân. - Cẩn thận để chọn người bạn tốt để tránh xa những kẻ trục lợi, lừa thầy phản bạn. Xây dựng cho mình những tình bạn đẹp đẽ để động viên, giúp đỡ, sẻ chia nhau trong học tập lẫn cuộc sống. c. Kết đoạn: Để có một tình bạn đẹp mỗi chúng ta hãy là 1 người bạn tốt |
- CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nhắc lại những dạng đề nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí.
- Nêu cách làm từng dạng đề.
- Ôn lại lý thuyết.
- Bài tập về nhà: Mỗi nhóm viết bài của nhóm mình thành một đoạn văn hoàn chỉnh.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu