Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 8 :NGHỊ LUẬN VỀ ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

- Hướng dẫn học sinh hiểu về kiểu làm văn nghị luận đoạn thơ, bài thơ. Biết cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Phân tích, cảm nhận về nội dung cũng như nghệ thuật của một đoạn thơ, bài thơ.

  1. Về phẩm chất

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thơ ca, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:

- GV nêu đề bài: Kể tên các dạng văn bản nghị luận đã học trong chương trình Ngữ văn 9 – Học kì II?

- Gợi ý:

- Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

- Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

- Nghị luận về một tác phẩm truyện ( Hoặc đoạn trích).

- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập lại những kiến thức khái quát về bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức khái quát về bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức khái quát về bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu khái niệm về nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ: Thế nào là nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ? Nêu một số đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Phân biệt dạng đề “phân tích” và “cảm nhận”

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu sự khác biệt giữa dạng đề phân tích và dạng đề cảm nhận.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Khái niệm nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

II. Ví dụ đề minh họa

- Phân tích bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy được vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

- Cảm nhận về tình bà cháu qua bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt.

- Phân tích ba khổ thơ đầu của bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải để thấy được cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời và mùa xuân đất nước.

* Phân biệt dạng đề “phân tích” và dạng đề “cảm nhận”:

+ Khi đề bài yêu cầu phân tích, tức là đòi hỏi phải xem xét tác phẩm một cách toàn diện, khách quan từ hình thức đến nội dung. Phải tìm hiểu ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu… Điều quan trọng là khi gặp dạng đề này, cần phân tích dẫn chứng trước, rút ra nhận xét, đánh giá sau.

+ Cảm nhận là trình bày những suy nghĩ, cảm xúc, nhận xét , đánh giá của mình về cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Cảm nhận thường xoáy vào những ấn tượng chủ quan của người viết về những điểm sáng nghệ thuật trong tác phẩm thơ. Vì vậy, người viết cần lắng nghe, chắt lọc những cảm xúc , những rung động của chính mình xem yếu tố nào gây ấn tượng sâu đậm nhất . Ấn tượng về tác phẩm càng sâu đậm bao nhiêu thì bài viết cảm nhận càng xúc động, sâu sắc bấy nhiêu.

 

Hoạt động 2: Ôn tập lại cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy lập dàn ý đề bài sau: Phân tích đoạn đầu bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu để thấy được cơ sở hình thành tình đồng chí.

+ Nhóm 1: Nêu các nội dung ở phần mở bài và viết thành đoạn.

+ Nhóm 2,3: Phần thân bài có mấy luận điểm? Em hãy liệt kê và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.

+ Nhóm 4: Nêu các nội dung ở phần kết bài và viết thành đoạn.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

Đoạn văn tham khảo: Chính Hữu là một trong những nhà thơ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Bài thơ “Đồng chí” được sáng tác vào năm 1948 in trong tập "Đầu súng trăng treo" là một trong những bài thơ nổi tiếng của ông.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận;

(Nếu có nhận định trong đề bài thì phải trích nguyên văn nhận định đó trong phần mở bài)

- Trích dẫn đoạn thơ. (Nếu phân tích đoạn thơ)

Đoạn văn tham khảo: Bài thơ đã thể hiện thành công hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp bình dị và giàu tình đồng chí, đồng đội. Trong đó, đoạn thơ đầu tiên đã cho người đọc thấy được cơ sở hình thành tình đồng chí:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Đồng chí!”

II. Thân bài:

a. Nêu khái quát về ý nghĩa nhan đề, mạch cảm xúc, cái nhìn chung về đoạn thơ / bài thơ.

Đoạn văn tham khảo: Bài thơ theo thể tự do, có hai mươi dòng, chia làm ba đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội. Mạch cảm xúc của bài thơ được khơi nguồn từ cơ sở hình thành tình đồng chí, mở rộng ra những biểu hiện của tình đồng chí nơi chiến hào và kết đọng lại hình ảnh đẹp giàu ý nghĩa biểu tượng ở cuối bài thơ.

b. Phân tích, nhận xét, đánh giá về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ theo các bước:

- B1: Nêu luận điểm 1 (LĐ1).

- B2: Trích dẫn thơ của LĐ1.

- B3: Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật, nội dung, các hình ảnh thơ.

- B4: Liên hệ, mở rộng (nếu có)

- B5: Chốt lại ý LĐ1, chuyển ý sang LĐ2

(LĐ2 lặp lại các bước như của LĐ1)

Đoạn văn tham khảo: Hai dòng thơ đầu tiên, tác giả giới thiệu hoàn cảnh xuất thân của người lính: (B1)

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá” (B2)

Giọng điệu thủ thỉ, tâm tình như lời kể chuyện, tâm sự của hai người đồng đội nhớ lại kỉ niệm về những ngày đầu tiên gặp gỡ. Chính Hữu đã thật khéo léo dùng từ ngữ sóng đôi “Quê hương anh” và  “Làng tôi”, thêm vào đó là cách sử dụng thành ngữ “nước mặn đồng chua” và từ ngữ gợi tả “đất cày lên sỏi đá” để cho thấy dù ở những miền quê khác nhau nhưng những người lính đều có chung hoàn cảnh xuất thân nghèo khó, họ đều là những người nông dân mặc áo lính. (B3)

Nếu những người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng xuất thân là những trí thức Hà Nội có cái hào hoa, phong nhã thì những người lính trong “Đồng chí” xuất thân từ nông dân nên chúng ta thấy ở họ sự mộc mạc, gần gũi đến lạ. (B4)

Không chỉ chung nhau hoàn cảnh xuất thân nghèo khó mà những người lính còn có chung nhiệm vụ, lí tưởng. (B5)

c. Đánh giá về nghệ thuật, nội dung tiêu biểu của đoạn thơ, bài thơ.

Đoạn văn tham khảo: Với ngôn ngữ mộc mạc, giản dị và việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật một cách đặc sắc (từ ngữ sóng đôi, thành ngữ, ẩn dụ, điệp ngữ,...) Chính Hữu đã cho người đọc hiểu rõ về cơ sở hình thành tình đồng chí.

III. Kết bài: Cảm nhận chung về tác phẩm.

- Khái quát về giá trị, ý nghĩa của bài thơ/ đoạn thơ.

- Nêu vị trí tác phẩm, tác giả trong nền văn học.

- Nêu suy nghĩ, bài  học liên hệ bản thân.

Đoạn văn tham khảo: Chỉ với bảy dòng thơ ngắn gọn, súc tích, nhà thơ Chính Hữu đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người đọc về hình ảnh người lính cụ Hồ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Chính điều này đã góp phần làm nên thành công và sức sống của bài thơ trong lòng bạn đọc bao thế hệ. Là học sinh sinh ra ở thời bình, qua đoạn thơ em càng hiểu và trân trọng hơn tình cảm tốt đẹp của những người lính cụ Hồ trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:
  6. Dạng đề đọc hiểu

Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập theo nhóm (3 hoặc 4 thành viên), các nhóm thảo luận trong 7 phútlên bảng trình bày.

PHIẾU BÀI TẬP 1

Đề bài: Trình bày cảm nhận về bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Duy (những nét chính về con người, cuộc đời, các sáng tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác,...)

- Giới thiệu khái quát về bài thơ "Ánh trăng" (xuất xứ, hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,...)

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy.

2. Thân bài:

a. Vầng trăng trong quá khứ:

- Biện pháp liệt kê "đồng", "sông", "bể' cùng điệp ngữ "với" lặp lại nhiều lần đã nhấn mạnh sự gắn bó, thắm thiết bền chặt giữa con người với thiên nhiên.

- Hình ảnh "hồi chiến tranh ở rừng": gợi lên những năm tháng chiến tranh vất vả, gian khổ, ác liệt.

- Trong chính hoàn cảnh ấy, vầng trăng trở thành người bạn thân thiết, gắn bó cùng con người, luôn đồng cam cộng khổ và chia sẻ cùng họ mọi nỗi niềm trên chặng đường hành quân cũng như trong cuộc sống.

- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ "trần trụi với thiên nhiên', "hồn nhiên như cây cỏ": gợi lên vẻ đẹp bình dị, trong sáng của vầng trăng.

→ Như vậy, vầng trăng hiện diện như hình ảnh của quá khứ với những kí ức chan hòa, tình nghĩ và thủy chung.

b. Vầng trăng ở hiện tại:

- Hình ảnh ẩn dụ "vầng trăng đi qua ngõ/ như người dưng qua đường": thể hiện rõ thay đổi tình cảm của con người trước sự biến đổi của hoàn cảnh.

- Cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa con người với ánh trăng khi "đèn điện tắt khiến con người nhận ra vầng trăng tròn đầy, thủy chung, tình nghĩa với bao kỉ niệm tươi đẹp vẫn luôn còn đó chỉ có điều đôi lúc vì vô tình mà ta đã lãng quên chúng.

c. Vầng trăng và những suy nghĩ, triết lý, chiêm nghiệm của nhà thơ:

- Hình ảnh thơ độc đáo "trăng cứ tròn vành vạnh":

+ Diễn tả vầng trăng tròn đầy, tỏa sáng giữa thiên nhiên, vũ trụ bao la, rộng lớn

+ Tượng trưng cho vẻ đẹp của quá khứ nghĩa tình, trọn vẹn dù lòng người có đổi thay.

- Nghệ thuật nhân hóa "ánh trăng im phăng phắc": gợi đến một cái nhìn nghiêm khắc nhưng cũng đầy bao dung, độ lượng.

3. Kết bài:

- Khái quát về hình ảnh vầng trăng trong bài thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.

 

  1. CỦNG CỐ - DẶN DÒ

- GV yêu cầu HS nhắc lại dàn ý chung (cách làm bài)

- Bài tập về nhà:

+ Viết bài tập 1 thành bài văn hoàn chỉnh và nộp vào buổi sau.

+ Lập dàn ý đề bài: Phân tích bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay