Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Văn tự sự

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Văn tự sự. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 16: ÔN TẬP VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

- Học sinh được củng cố và nâng cao những kiến thức về văn tự sự: luyện tập tóm tắt văn bản tự sự, miêu tả và miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận trong văn bản tự sự, vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Tóm tắt một văn bản tự sự.

- Biết phát hiện và sử dụng các yếu tố kết hợp trong văn bản tự sự: miêu tả, miêu tả nội tâm, biểu cảm, nghị luận.

- Hiểu và phân tích được vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.

  1. Về phẩm chất

- Luôn đánh giá vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, đối thoại, độc thoại và nghị luận trong văn bản tự sự. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:

- GV nêu đề bài: Em hãy kể tên một số văn bản tự sự em đã học trong chương trình Ngữ văn THCS.

- Gợi ý: Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Bài học đường đời đầu tiên, Lặng lẽ Sa Pa,…

- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động: Ôn tập lại những kiến thức về văn tự sự.

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức về văn tự sự
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức khái quát về khái niệm và bố cục của một bài văn tự sự.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu khái niệm văn tự sự: Thế nào là một bài văn tự sự?

- GV yêu cầu học sinh trả lời: Nêu bố cục và nhiệm vụ của các phần trong bố cục của bài văn tự sự?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức về các yếu tố cơ bản và vai trò của một số yếu tố cơ bản trong bài văn tự sự

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Một bài tự sự bao gồm những yếu tố cơ bản nào?

+ Trong văn bản tự sự, người kể chuyện có vai trò gì?

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về ngôi kể trong văn bản tự sự:

+ Trong văn bản tự sự, người kể chuyện xuất hiện ở những ngôi kể nào? Nêu dấu hiệu nhận biết, tác dụng và hạn chế của từng loại ngôi kể?

+ Làm thế nào để phát huy và khắc phục những ưu điểm và hạn chế của hai ngôi kể trong văn bản tự sự?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức về tác dụng của việc tóm tắt văn bản tự sự.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Vì sao cần phải tóm tắt một văn bản tự sự?

- GV yêu cầu HS nêu những yêu cầu và lưu ý khi tóm tắt một văn bản tự sự: Khi tóm tắt một văn bản tự sự, cần đảm bảo những yêu cầu gì? Cần lưu ý điều gì khi tóm tắt một văn bản tự sự văn học và tự sự đời sống?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Nhắc lại kiến thức về vai trò của các yếu tố trong văn tự sự.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. Nêu những biện pháp miêu tả nội tâm nhân vật.

+ Nhóm 2: Nêu vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự?

+ Nhóm 3: Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự? Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự là gì?

+ Nhóm 4: Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự? Nêu vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

I. Khái niệm văn tự sự:

- Tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.

II. Bố cục của bài văn tự sự: gồm 3 phần:

1. Mở đầu (mở truyện): giới thiệu nhân vật và sự việc.

2. Thân bài (phát triển truyện): kể diễn biến của câu chuyện theo trình tự hợp lí.

3. Kết bài (kết thúc)

- Kể sự việc kết thúc.

- Tình trạng của nhân vật khi kết thúc truyện.

- Ý nghĩa của truyện (không bắt buộc).

III. Các yếu tố cơ bản và vai trò của một số yếu tố cơ bản trong bài văn tự sự:

1. Các yếu tố cơ bản trong bài văn tự sự:

a. Nhân vật

b. Sự việc

c. Cốt truyện (trình tự sắp xếp các sự việc)

d. Người kể chuyện.

2. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự:

a. Người kể chuyện trong văn bản tự sự: là người dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện:

- Giới thiệu nhân vật và tình huống

- Tả người, tả cảnh

- Đưa ra những nhận xét về những điều được kể.

b. Người kể chuyện xuất hiện ở hai ngôi kể:

Ngôi kể

Dấu hiệu

Ưu điểm

Hạn chế

 

 

 

 

Ngôi thứ nhất

Người kể dùng đại từ xưng hô ở ngôi thứ nhất (số ít hoặc nhiều: xưng “tôi”, “tớ”, “chúng tôi”, “chúng ta”…)

Người kể dễ dàng bộc lộ những tình cảm, suy nghĩ, đánh giá… mang tính chủ quan, cá nhân.

Người kể chỉ có thể kể những gì mình nghe, mình biết, mình trải qua.

→ Lời kể thiếu linh hoạt

 

 

 

Ngôi thứ 3

Người kể giấu mình, gọi nhân vật bằng tên của chúng

Người kể như biết hết những gì đang diễn ra xung quanh nhân vật

-> lời kể linh hoạt, tự do

Người kể khó bộc lộ những suy nghĩ, đánh giá diễn  ra trong nội tâm của nhân vật.

→ Người ta thường kết hợp hai ngôi kể khi kể chuyện.

IV. Tác dụng của việc tóm tắt văn bản tự sự:

1. Sự cần thiết của việc tóm tắt một văn bản tự sự:

- Việc tóm tắt một văn bản tự sự giúp nội dung của văn bản được trình bày một cách ngắn gọn, giúp người đọc, người nghe dễ dàng nắm được nội dung chính của văn bản đó.

2. Yêu cầu khi tóm tắt văn bản tự sự:

- Cần nêu ngắn gọn nhưng đầy đủ các nhân vật và sự việc chính theo một thứ tự hợp lí.

- Văn bản tóm tắt phải giữ nguyên được các giá trị của văn bản gốc (chủ đề, đề tài, ý nghĩa…), không làm sai lệch hoặc làm mất đi các giá trị quan trọng của văn bản gốc.

* Lưu ý:

- Ngoài những yêu cầu chung, khi tóm tắt một văn bản tự sự, chúng ta cần căn cứ vào đặc trưng riêng của từng loại văn bản để tóm tắt cho phù hợp:

+ Khi tóm tắt là một tác phẩm văn học: cần chú ý hơn về giá trị nghệ thuật của văn bản.

+ Khi tóm tắt một câu chuyện đời sống: cần chú ý vào những chi tiết thể hiện tính chân thực của câu chuyện.

V. Vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn tự sự:

1. Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:

- Làm câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.

- Góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

- Là một biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, góp phần tái hiện đặc điểm, tính cách nhân vật.

2. Vai trò của yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự:

- Giúp nhân vật bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

- Giúp người kể chuyện bộc lộ tình cảm, cảm xúc với nhân vật và sự việc được kể.

3. Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:

a. Thế nào là nghị luận trong văn tự sự:

- Là những ý kiến, nhận xét, đánh giá, thường được diễn đạt bằng hình thức lập luận, của người kể chuyện hoặc của nhân vật trong tác phẩm về một vấn đề nào đó.

b. Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự:

- Giúp câu chuyện có chiều sâu tư tưởng, tăng thêm phần triết lí.

- Góp phần xây dựng đặc điểm tính cách nhân vật.

VI. Vai trò của yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:

1. Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:

a. Đối thoại:

- Khái niệm: là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người

- Dấu hiệu nhận biết: thể hiện bằng các gạch đầu dòng, có khi, lời đối thoại được đặt trong dấu ngoặc kép.

b. Độc thoại: là lời nói một mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng.

- Khi độc thoại không nói thành lời được gọi là độc thoại nội tâm.

2. Vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:

- Góp phần quan trọng vào việc thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành các bài tập theo hình thức cá nhân.

PHIẾU BÀI TẬP 1

Đề bài: Tóm tắt truyện “Chiếc lược ngà”- Nguyễn Quang Sáng bằng một đoạn văn (khoảng 30 dòng).

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Sau tám năm xa cách, ông Sáu mới từ chiến trường về thăm nhà, thăm con.

2. Không kịp chờ xuồng cập bến, ông nhảy thót lên bờ, dang hai tay đón chờ con.

3. Con bé tròn mắt nhìn, rồi kêu thét lên, bỏ chạy khiến ông đứng sững lại.

4. Trong suốt ba ngày phép của ông Sáu, bé Thu không chịu gọi anh là “ba”.

5. Trong bữa ăn, bé Thu hất cái trứng cá ông Sáu gắp cho ra khỏi bát. Ông Sáu giận quá, tét một cái vào mông nó. Nó lẳng lặng chèo xuồng, bỏ sang nhà bà ngoại.

6. Bé Thu được bà ngoại giải thích nguyên nhân vết thẹo dài trên má ông Sáu, điều đó khiến nó lăn lộn suốt đêm.

7. Sáng ngày ông Sáu lên đường, bé Thu đột ngột nhận ông là ba.

8. Phút chia tay đầy xúc động, ông Sáu hứa sẽ mua cho con một cây lược.

9. Ở chiến khu, ông Sáu đã dồn hết tình cảm làm cho con một cây lược ngà.

10. Trước lúc hi sinh, ông chỉ còn sức móc ra cây lược, trao cho anh Ba cùng ánh mắt như lời nhắn nhủ: hãy trao tận tay bé Thu.

 

PHIẾU BÀI TẬP 2

Câu 1. Chỉ rõ sự kết hợp hai ngôi kể trong một số văn bản tự sự em đã học và nêu tác dụng của việc kết hợp hai ngôi kể ấy trong văn bản?

Câu 2. Từ hiểu biết của em về từng ngôi kể, em hãy giải thích: Vì sao trong các tác phẩm truyện kí, người ta thường sử dụng ngôi kể thứ nhất, còn trong các tác phẩm truyện dân gian, người ta hay sử dụng ngôi kể thứ 3?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1. “Chuyện người con gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ:

- Văn bản chủ yếu sử dụng ngôi kể thứ ba, tuy nhiên, trong một số đoạn, tác giả kết hợp cả việc kể ngôi thứ nhất: “Bấy giờ Phan mới nhận đích người ấy là Vũ Nương và gạn hỏi duyên cớ. Nàng nói: (1)

- Tôi ngày trước không may bị người vu oan, phải gieo mình xuống sông tự tử.Các nàng tiên trong cung nước thương tôi vô tội, rẽ một đường nước cho tôi thoát chết, nếu không thì đã vùi vào bụng cá, còn đâu mà gặp ông.” (2)

→ Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ 3, đoạn 2 kể ngôi thứ nhất. Việc kết hợp hai ngôi kể giúp lời kể uyển chuyển, vừa đảm bảo tính khách quan, vừa thể hiện được những suy nghĩ, tình cảm chủ quan của nhân vật.

Câu 2.

- HS nêu được một số truyện kí có sử dụng ngôi thứ nhất (“Trong lòng mẹ” – Nguyên Hồng, “Những đứa trẻ”- Gor- ki…) và một số tác phẩm truyện dân gian có sử dụng ngôi thứ 3: “Cây bút thần”, Con Rồng, cháu Tiên”…

- Việc sử dụng ngôi kể như trên ngoài việc phù hợp với đặc trưng thể loại còn mang một dụng ý nghệ thuật của tác giả:

+ Việc sử dụng ngôi kể thứ nhất trong văn bản truyện kí: giúp lời kể chân thực, dễ dàng bộc lộ những tình cảm, suy nghĩ của tác giả khiến câu chuyện mang chiều sâu tư tưởng.

+ Việc sử dụng ngôi kể 3 trong các truyện dân gian: giúp lời kể linh hoạt, tự do, khách quan.

 

PHIẾU BÀI TẬP 3

Cho đoạn tự sự sau:

Thoắt trông nàng đã chào thưa:

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu

Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca:

Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng riêng những kính yêu,

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.

Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.

(Nguyễn Du- “Truyện Kiều”)

Câu 1. Chỉ rõ các yếu tố: đối thoại, miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong đoạn tự sự trên?

Câu 2. Nêu và phân tích tác dụng của yếu tố đối thoại, miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong đoạn trích?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1.

- Đoạn tự sự trên nói về việc Thúy Kiều chuẩn bị báo oán Hoạn Thư.

- Để thể hiện nhân vật và chủ đề của đoạn trích, tác giả đã sử dụng kết hợp các yếu tố đối thoại, miêu tả, biểu cảm và nghị luận:

+ Đối thoại: lời trao đáp giữa Thúy Kiều và Hoạn Thư, được đặt trong dấu ngoặc kép:

 Lời Thuý Kiều:

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

 Lời Hoạn Thư:

…“Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng riêng những kính yêu,

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.

Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.

- Các yếu tố miêu tả: “Hồn lạc phách xiêu”, “khấu đầu dưới trướng” (miêu tả Hoạn Thư).

- Yếu tố biểu cảm:

“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!

Đàn bà dễ có mấy tay,

Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

Dễ dàng là thói hồng nhan

Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

+ Câu 1 thể hiện thái độ mỉa mai.

+ 4 câu sau thể hiện sự căm phẫn của Kiều.

- Yếu tố nghị luận: là đoạn Hoạn Thư lập luận để chạy tội cho mình:

“Rằng: “Tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình.

Nghĩ cho khi gác viết kinh,

Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo.

Lòng riêng riêng những kính yêu,

Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai.

Trót lòng gây việc chông gai,

Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”.

Câu 2. Nêu và phân tích tác dụng của yếu tố đối thoại, miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong đoạn trích:

- Giúp ta thấy được diễn biến tâm lí và đặc điểm tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư:

+ Thúy Kiều: rất căm giận vì trước kia bị Hoạn Thư hành hạ, đánh ghen bằng cách quỷ quái, tinh ma. Vì vậy, Thúy Kiều quyết tâm báo oán cho xứng đáng. Cách gọi Hoạn Thư là “tiểu thư” còn thể hiện thái độ mỉa mai của Kiều. (đoạn đối thoại của Kiều với Hoạn Thư).

+ Hoạn Thư: rất sợ hãi, lo lắng (“hồn lạc phách xiêu”, “khấu đầu dưới trướng”) nhưng cũng rất ranh ma, tinh quái, sắc sảo, khôn ngoan. Để chạy tội cho mình, Hoạn Thư đã nêu ý kiến bằng phương pháp lập luận:

- Trước tiên, Hoạn Thư khẳng định: Đàn bà ai cũng ghen tuông.Việc tôi ghen tuông là lẽ thường của đàn bà, không có gì quá đáng.

- Tiếp theo là kể công về việc cho Thúy Kiều ra Quan Âm Các và khi Kiều bỏ trốn nhưng không đuổi theo.

- Khẳng định: lòng riêng tôi rất kính yêu cô, nhưng vì lẽ thường xưa nay, không ai chịu kiếp chồng chung, thế nên mới phải đánh ghen.

- Cuối cùng là nhận tội và đề cao Kiều: tôi trót gây ra việc ghen tuông, mong nhận được sự tha thứ từ tấm lòng bao dung, độ lượng của cô.

→ Cách lập luận trên giúp Hoạn Thư được Kiều tha bổng, thoát tội.

→ Giúp đoạn trích hấp dẫn người đọc.

→ Góp phần khẳng định sự thành công trong giá trị nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều.

 

  1. CỦNG CỐ - DẶN DÒ

- Nắm vững các kiến thức đã học về văn tự sự.

- Tập viết các đoạn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận, đối thoại, đọc thoại.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay