Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Thơ hiện đại Việt Nam

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Thơ hiện đại Việt Nam. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 13: ÔN TẬP THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

(Văn bản: Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

- Ôn tập, củng cố, khắc sâu kiến thức cơ bản về văn bản “Viếng lăng Bác”  của Viễn Phương.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình: nhận biết đặc điểm về thể thơ, mach cảm xúc… Có khả năng trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, khổ thơ, tác phẩm thơ.

- Đọc mở rộng một văn bản trữ tình cùng đề tài.

- Viết: cảm thụ và nhận ra những nét giống và khác trong việc khai thác hình ảnh thơ.

3.Về phẩm chất

- Bồi dưỡng tình yêu, lòng tự hào, cảm phục lãnh tụ; yêu đất nước; sống và làm việc theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Biết ơn công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, học tập theo gương Bác.

-Trân trọng những tình cảm nhân văn cao đẹp của con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  4. c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV đặt đề bài: GV cho HS nghe bài hát "Viếng lăng Bác" và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Bài hát này của ai, viết về ai? Em biết gì về bài hát này? Qua bài hát em có cảm nhận được gì về tình cảm người nhà thơ?

- Gợi ý:

+ Bài hát của Hoàng Hiệp viết về Bác Hồ về tình cảm của nhân dân ta với lãnh tụ.

+ Bài hát được phổ nhạc từ bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

+ Bài hát đã thể hiện được tình cảm yêu mến tự hào, lòng biết ơn sâu sắc của nhà thơ đối với Bác...

- GV dẫn dắt vào phần ôn tập văn bản “Viếng lăng Bác”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động: Ôn tập lại kiến thức khái quát về văn bản “Viếng lăng Bác”.

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức khái quát về tác phẩm “Viếng lăng Bác”
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác giả Viễn Phương.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về tác giả Viễn Phương:

+ Năm sinh

+ Quê quán

+ Sự nghiệp sáng tác và đặc trưng thơ.

+ Phong cách sáng tác và một số tác phẩm tiêu biểu.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác phẩm “Viếng lăng Bác”

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và thể thơ của bài thơ “Viếng lăng Bác”

+ Nhóm 2: Nêu bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ.

+ Nhóm 3: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

+ Nhóm 4: Nêu ý nghĩa nhan đề của bài thơ.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

I. Tác giả:

- Viễn Phương tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang.

- Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ, là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời chống Mỹ cứu nước.

- Thơ Viễn Phương tập trung khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của nhân dân, đất nước trong công cuộc chiến đấu trường kì, gian khổ của dân tộc.

- Phong cách sáng tác: cảm xúc sâu lắng, thiết tha ; giọng thơ nhỏ nhẹ, trong sáng ; ngôn ngữ đậm đà màu sắc dân tộc.

- Tác phẩm chính: Mắt sáng học trò, (thơ 1970), nhớ lời di chúc ( Trường 1972), Như Mây mùa xuân ( thơ 1978)…

II. Tác phẩm:

1. Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ "Viếng lăng Bác" được sáng tác trong dịp đó.

- Xuất xứ: in trong tập "Như mây mùa xuân” (1978).

- Thể thơ: tự do

2. Bố cục: 4 phần

- Phần 1: Khổ 1: Cảm xúc của tác giả trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng.

- Phần 2: Khổ 2: Cảm xúc trước đoàn người vào lăng viếng Bác.

- Phần 3: Khổ 3: Cảm xúc khi vào lăng, nhìn thấy di hài Bác.

- Phần 4: Khổ 4: Những tình cảm, cảm xúc trước lúc ra về.

3. Mạch cảm xúc:

Bài thơ đi theo trình tự của một cuộc vào lăng viếng Bác, từ khi đứng trước lăng đến khi bước vào Lăng và trở ra về. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre bên lăng gợi hình ảnh quê hương đất nước. Tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác. Mạch cảm xúc như trên đã tạo nên một bố cục khá đơn giản, tự nhiên và hợp lý của bài thơ.

4. Nội dung:

- Tấm lòng thành kính và niềm xúc động, biết ơn sâu sắc của nhà thơ Viễn Phương và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác.

5. Nghệ thuật:

- Giọng điệu: trầm lắng, thành kính, trang trọng, thiết tha. Nhịp chậm.

 - Thể thơ: 8 chữ nhưng có những dòng được kéo dài thành 9 tiếng.

- Từ ngữ: trang trọng, giản dị mà giàu cảm xúc, lắng đọng.

- Hình ảnh thơ: đẹp, sáng tạo có kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng sâu sắc giàu ý nghĩa (vd: mặt trời trong lăng, tràng hoa, trời xanh, vầng trăng...)

5. Ý nghĩa nhan đề:

- “Viếng lăng Bác” là một nhan đề ngắn gọn nhưng để lại ý nghĩa sâu sắc.

- “Viếng” - chỉ hành động thăm hỏi, chia buồn khi có người mất.

- “Lăng Bác” là một địa danh ở Hà Nội.

→ Như vậy, trước hết nhan đề cho người đọc biết được sự kiện nhà thơ nhân dịp đất nước thống nhất đã ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Đồng thơ qua đó, Viễn Phương cũng bộc lộ tình cảm thành kính, yêu thương nhưng cũng đầy xót xa đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:
  6. Dạng đề đọc hiểu

Nhiệm vụ 1: GV phát đề cho HS, các em hoàn thành bài tập dưới đây theo hình thức cá nhân.

PHIẾU BÀI TẬP 1

Trong tâm trạng bồi hồi, xúc động, xót xa khi được ra Hà Nội viếng Bác sau ngày giải phóng, nhà thơ Viễn Phương có viết trong bài thơ “Viếng lăng Bác” như sau:

Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

Câu 1. Cho biết hoàn cảnh ra đời của văn bản.

Câu 2. Cho biết mạch cảm xúc trong văn bản diễn ra theo trình tự như thế nào?

Câu 3. Trong câu đầu tiên, nếu thay từ “trào” bằng những từ cùng trường từ vựng như “rơm rớm”, “rưng rưng” thì có hợp lí không? Vì sao?

Câu 4. Điệp ngữ “muốn làm” trong khổ thơ trên thuộc kiểu điệp ngữ nào? Điệp ngữ ấy đã góp phần diễn tả ước nguyện và cảm xúc của nhà thơ như thế nào? Tìm trong chương trình Ngữ văn 9 những câu thơ cũng sử dụng kiểu điệp ngữ ấy. Ghi rõ tên văn bản, tên tác giả.

Câu 5. Xét về câu tạo, bốn câu thơ trên thuộc kiểu câu gì? Cho biết tác dụng của việc sử dụng kiểu câu đó

Câu 6. Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ, đồng bào cả nước đau đáu hướng về miền Nam ruột thịt. Địa danh miền Nam còn xuất hiện trong một bài thơ khác em đã học trong chương trình Ngữ Văn 9. Hãy chép lại câu thơ có chứa “miền Nam” và ghi rõ tên tác phẩm, tác giả.

Câu 7. Dựa vào khổ thơ trên, viết đoạn văn ngắn (khoảng 12 câu) theo lối tổng - phân - hợp  để làm rõ cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ Viễn Phương trước khi rời lăng Bác. Trong đoạn văn có sử dụng câu hỏi tu từ và thành phần phụ chú. Gạch chân và chỉ rõ.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1. Hoàn cảnh ra đời: Năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc, đất nước thống nhất, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, tác giả ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác Hồ. Bài thơ "Viếng lăng Bác" được sáng tác trong dịp đó.

Câu 2: Mạch cảm xúc: Bài thơ đi theo trình tự của một cuộc vào lăng viếng Bác, từ khi đứng trước lăng đến khi bước vào Lăng và trở ra về. Mở đầu là cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre bên lăng gợi hình ảnh quê hương đất nước. Tiếp đó là cảm xúc trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. Cuối cùng là niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam, muốn tấm lòng mình vẫn được mãi mãi ở lại bên lăng Bác. Mạch cảm xúc như trên đã tạo nên một bố cục khá đơn giản, tự nhiên và hợp lý của bài thơ.

Câu 3.

- Nếu thay từ “trào” bằng từ “rơm rớm” hoặc “rưng rưng” thì chưa hợp lí. Vì nếu thay sẽ ảnh hưởng đến giá trị biểu cảm của bài thơ, không diễn đạt hết cảm xúc của tác giả.

- Từ “rơm rớm”, “rưng rưng” diễn tả niềm xúc động dâng nhưng còn nhẹ nhàng, kìm nén

- Từ “trào” là động từ diễn tả cảm xúc vỡ òa, niềm xúc động đang trào dâng mãnh liệt không thể kìm nén nổi

→ Vì vậy, từ “trào” sẽ phù hợp với dòng cảm xúc đang dâng lên theo trình tự chuyến vào lăng viếng Bác - cảm xúc trào dâng mãnh liệt khi nghĩ đến giây phút chia xa nơi Bác yên nghỉ.

→ Từ “trào” thể hiện rõ hơn nỗi buồn thương, tiếc nuối vô hạn, lưu luyến của nhà thơ → Sự tinh tế trong việc sử dụng từ ngữ

Câu 4.

- Kiểu điệp ngữ: cách quãng. Điệp ngữ ấy đã diễn tả:

+ Nguyện ước chân thành, thiết tha, cháy bỏng của tác giả muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh quan bên ngoài lăng để làm đẹp, làm vui nơi Bác yên nghỉ; để được ở bên Bác, được sống xứng đáng với Bác

+ Cảm xúc: lưu luyến, bịn rịn không muốn rời xa...

- Những câu thơ trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng kiểu điệp ngữ cách quãng:

- Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

 (Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

- Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng

(Bếp lửa- Bằng Việt)

Câu 5.

- Xét về cấu tạo, 4 câu thơ trên đều là câu rút gọn (rút gọn thành phần chủ ngữ)

→ Tác dụng:

+ Câu ngắn gọn hơn, thông tin nhanh hơn. tránh lặp những từ ngữ.

+ Nhịp nhanh hơn → nguyện ước thiết tha, cháy bỏng muốn được hóa thân, được hòa nhập vào cảnh quan bên lăng, được ở bên Bác → Tâm trạng lưu luyến, bịn rịn không muốn rời xa Bác.

+ Nguyện ước chân thành đó không phải chỉ riêng của nhà thơ Viễn Phương mà là tình cảm chung của tất cả mọi người. (tính khái quát trong thơ trữ tình)

Câu 6. Câu thơ có chứa “miền Nam”:

“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước.”

(“Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật)

Câu 7. Viết đoạn văn:

a. Câu mở đoạn: (Câu chủ đề 1) có chứa:

+ Tác giả, tác phẩm.

+ Nêu chủ đề đoạn văn: cảm xúc lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ Viễn Phương trước khi rời lăng Bác

b. Thân đoạn: Triển khai các ý chính:

- "Mai về... thương trào nước mắt..."

+ Câu thơ như một lời chào giã biệt

+ Động từ “trào” → xúc động  trào dâng  mãnh liệt (cảm xúc bỗng vỡ òa ko thể kìm nén nổi) khi nghĩ “mai về miền Nam” xa xôi, cách trở, biết bao giờ mới được thăm Bác...

- Nguyện ước:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

+ Liệt kê những hình ảnh đẹp, giản dị, gần gũi của thiên nhiên; các từ ngữ chỉ không gian gần: “quanh”, “đâu đây”, “chốn này”

+ Điệp ngữ “muốn làm” nhắc lại 3 lần:

→ Nguyện ước chân thành, thiết tha, cháy bỏng muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh quan bên ngoài lăng, muốn ở mãi bên Bác, làm đẹp, làm vui cho Bác, không muốn rời xa Bác.

+ Đẹp nhất, cao cả nhất là ước muốn được làm “cây tre trung hiếu”:

 Để làm đội quân danh dự ngày ngày đứng canh giấc ngủ  bình yên cho Bác.

 Ẩn dụ “cây tre trung hiếu” - tre biểu tượng cho phẩm chất của con người Việt Nam trong thời đại mới: trung hiếu. →  nguyện ước sống thủy chung, son sắt với sự nghiệp của Bác, với con đường Bác đã chọn; sống xứng đáng với Bác: trung với nước, hiếu với dân.

 Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh để dòng cảm xúc được trọn vẹn

c. Câu kết đoạn: (Câu chủ đề 2): Khái quát nội dung cả đoạn.

- Khẳng định được thành công về nghệ thuật: ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh đẹp...

- Khái quát, nâng cao về nội dung, ý nghĩa, tình cảm của mình đối với nhân vật... 

- Ví dụ:

+ Tình cảm của nhà thơ Viễn Phương nói riêng cũng là tình cảm của người dân Việt Nam nói chung dành cho Bác

+ Hoặc: ...tình cảm ấy thật đáng trân trọng biết bao!

 

  1. Dạng đề nghị luận văn học

Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập theo nhóm, chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận trong 10 phútđại diện nhóm lên bảng trình bày.

PHIẾU BÀI TẬP 2

Đề bài: Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

* Gợi ý:

1. Có mấy cách mở bài? Nêu những nội dung chính trong phần mở bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Em hãy nêu các luận điểm cơ bản của bài văn phân tích bài thơ Đồng chí?

- Luận điểm 1: Cảm xúc xúc động, bồi hồi trước cảnh quan bên ngoài lăng (Khổ 1).

- Luận điểm 2: Niềm thành kính, biết ơn vô hạn của nhà thơ khi cùng dòng người vào lăng Bác (khổ 2).

- Luận điểm 3: Luận điểm 3: Niềm xúc động, xót thương vô hạn của nhà thơ khi ở trong lăng ( khổ 3)

- Luận điểm 4: Luận điểm 4: Niềm lưu luyến, bịn rịn không muốn rời lăng (khổ 4)

Nhóm 1: Luận điểm 1: Cảm xúc xúc động, bồi hồi trước cảnh quan bên ngoài lăng (Khổ 1).

Nhóm 2: Luận điểm 2: Niềm thành kính, biết ơn vô hạn của nhà thơ khi cùng dòng người vào lăng Bác (khổ 2).

Nhóm 3: Luận điểm 3: Luận điểm 3: Niềm xúc động, xót thương vô hạn của nhà thơ khi ở trong lăng ( khổ 3)

Nhóm 4: Luận điểm 4: Luận điểm 4: Niềm lưu luyến, bịn rịn không muốn rời lăng (khổ 4)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Phần kết bài cần đảm bảo những nội dung gì?

I. Mở bài:

- Cách 1: mở bài trực tiếp

+ Dẫn vấn đề: giới thiệu tác giả, tác phẩm.

+ Nêu vấn đề: niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính, vừa tự hào, vừa đau xót của tác giả khi từ Miền Nam mới được giải phóng ra viếng lăng Bác.

+ Phạm vi: Văn bản “Viếng lăng Bác”.

- Cách 2: Mở bài gián tiếp: Dẫn vấn đề: từ chủ đề lãnh tụ kính yêu

II. Thân bài: Gồm có các luận điểm sau:

a. Luận điểm 1: Cảm xúc xúc động, bồi hồi trước cảnh quan bên ngoài lăng (Khổ 1)

- Câu thơ mở đầu như một lời thông báo, tâm sự: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”. Từ niềm Nam xa xôi, con mới có dịp về thăm Bác sau bao năm tháng mong mỏi, đợi chờ 

+ Cách xưng hô "con - Bác"-> giọng ngọt ngào, tự nhiên của người con miền Nam.

→ Thái độ vừa tôn kính vừa gần gũi, thân thiết, ấm áp như với người thân yêu, ruột thịt.

 + "Thăm" (thay từ "viếng") → Cách nói giảm nói tránh để giảm nhẹ nỗi đau, như Bác vẫn còn bên ta .

- Hình ảnh đầu tiên cũng là hình ấn tượng nhất về cảnh quan bên ngoài lăng chính là hàng tre:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! hàng tre xanh xanh VN

Bão táp mưa sa…

+ Tả thực - hàng tre xào xạc, bát ngát trong làn sương sớm bên  lăng → gợi khung cảnh quen thuộc của làng quê thanh bình, gần gũi.

+ Ẩn dụ → Hàng tre là biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp con người Việt Nam với sức sống thanh cao, bền bỉ, khiêm nhường nhưng lại kiên cường, bất khuất, hiên ngang.

+ Câu cảm thán "ôi" (đặt trước hình ảnh hàng tre), điệp từ “hàng tre” → Bồi hồi, xúc động trào dâng khi thấy hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam ngay giữ thủ đô Hà Nội,  thấy được cả cả dân tộc Việt Nam đang lặng lẽ, bền bỉ bên Bác, bảo vệ bình yên cho giấc ngủ của Người.

b. Luận điểm 2: Niềm thành kính, biết ơn vô hạn của nhà thơ khi cùng dòng người vào lăng Bác (khổ 2).

- Khổ thơ được mở đầu thành công với hai hình ảnh tả thực và ẩn dụ sóng đôi độc đáo:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

+ Mặt trời đi qua trên lăng → mặt trời của thiên nhiên mang sự sống cho muôn vật, muôn loài; mặt trời ấm áp, vĩnh hằng.

+ Mặt trời trong lăng: hình ảnh ẩn dụ - Bác Hồ

+ 2 hình ảnh sóng đôi, cân xứng với nhau → làm nổi bật hình ảnh Bác nhằm:

+ Ca ngợi công lao vĩ đại của Người: soi đường, dẫn lối, mang lại độc lập tự do cho Tổ quốc → Tấm lòng thành kính, biết ơn vô hạn.

+ Ca ngợi tình yêu thương bao la của Người như vầng thái dương ấm áp.

+ Hình ảnh “rất đỏ” → vừa làm ấm cả không gian vừa ngợi ca nhiệt huyết cách mạng và tình yêu nước nồng nàn của Bác.

- Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác gợi bao xúc động và liên tưởng sâu xa:

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

+ Dòng người vào lăng kéo dài vô tận. Họ đi trong nỗi nhớ thương nặng trĩu. Họ kết lại trông như một tràng hoa muôn ngàn hương sắc kéo dài vô tận trước lăng kính dâng lên Bác. Mỗi người là một bông hoa đẹp dâng lên Bác cả tấm lòng thành kính.

+ Hình ảnh ẩn dụ đẹp, liên tưởng sáng tạo → tràng hoa tinh thần - tấm lòng biết ơn vô hạn.

+ Câu thơ kéo dài 9 tiếng (như dòng người kéo dài vô tận, như nỗi nhớ thương vô tận)

+ Dâng: từ ngữ trang trọng

+ 79 mùa xuân: hoán dụ (79 tuổi), ẩn dụ đẹp (cuộc đời Bác đẹp như những mùa xuân. Chính Bác đã làm nên mùa xuân cho đất nước).

→ Hình ảnh tả thực và ẩn dụ đẹp, lớn lao, trang trọng; giọng thơ trầm, nhịp chập như bước chân lặng lẽ, trang nghiêm của dòng người vào lăng. Họ dâng lên Bác cả tấm lòng thành kính, biết ơn vô hạn.

c. Luận điểm 3: Niềm xúc động, xót thương vô hạn của nhà thơ khi ở trong lăng ( khổ 3)

- Ấn tượng sâu sắc của Viễn Phương về hình ảnh Bác đang yên giấc ngàn thu:

"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

giữa một vầng trăng sáng dịu hiền"

+ Giấc ngủ bình yên:

 Cách nói giảm nói tránh → làm dịu bớt nỗi đau thương, nhói buốt, như thầm nhủ rằng Bác chỉ đang ngủ - một giấc ngủ dài, bình yên.

 Gợi tâm hồn thanh thản của Bác sau khi đã cống hiến trọn vẹn  cuộc đời mình cho dân tộc.

+ Vầng trăng sáng dịu hiền:

 Gợi khung cảnh yên tĩnh, trang nghiêm trong ánh sáng dịu nhẹ trong lăng (ko gian, thời gian ngưng đọng…)

 Ẩn dụ: gợi tâm hồn cao đẹp, sáng trong, hiền từ, thân thiết của Bác

 Gợi những vần thơ tràn đầy trăng của Bác (sinh thời, Bác với trăng là tri kỉ)

- Trong giây phút thanh tĩnh, trang nghiêm ở trong lăng, lòng người như lắng xuống, xót xa:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

+ Trời xanh là mãi mãi: ẩn dụ → trường tồn của Bác với non sông đất nước, với thời gian.

+ Dù vẫn biết là như thế, nhưng nhà thơ vẫn "nghe nhói ở trong tim":

 Từ “nhói” - từ biểu cảm trực tiếp + ẩn dụ chuyển đổi cảm giác → cảm nhận được nỗi đau quặn thắt, tê tái trong sâu thẳm đáy tâm hồn. Nỗi đau ấy, niềm xót xa ấy cứ trào dâng không thể ngăn nổi, nhói buối trong tim.

 Cụm từ “Vẫn biết”... “mà sao” → tạo hình ảnh tương phản làm cho lời thơ thêm xúc động, nghẹn ngào. Dù lí trí mách bảo Bác còn đó nhưng con tim không thể không nhói buốt trước sự ra đi của Người.

→ Giọng thơ trang nghiêm, trầm lắng; hình ảnh ẩn dụ đẹp, lớn lao, kì vĩ mang tầm vóc vũ trụ (vầng trăng, bầu trời) → nghẹn ngào, xót thương vô hạn.

d. Luận điểm 4: Niềm lưu luyến, bịn rịn không muốn rời lăng (khổ 4)

- "Mai về... thương trào nước mắt..."

+ Câu thơ như một lời chào giã biệt

+ Động từ “trào” → xúc động  trào dâng  mãnh liệt (cảm xúc bỗng vỡ òa ko thể kìm nén nổi) khi nghĩ “mai về miền Nam” xa xôi, cách trở, biết bao giờ mới được thăm Bác...

- Nguyện ước:

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

+ Liệt kê những hình ảnh đẹp, giản dị, gần gũi của thiên nhiên; các từ ngữ chỉ không gian gần: “quanh”, “đâu đây”, “chốn này”

+ Điệp ngữ “muốn làm” nhắc lại 3 lần:

→ Nguyện ước chân thành, thiết tha, cháy bỏng muốn hóa thân, hòa nhập vào cảnh quan bên ngoài lăng, muốn ở mãi bên Bác, làm đẹp, làm vui cho Bác, không muốn rời xa Bác.

+ Đẹp nhất, cao cả nhất là ước muốn được làm “cây tre trung hiếu”:

 Để làm đội quân danh dự ngày ngày đứng canh giấc ngủ  bình yên cho Bác.

 Ẩn dụ “cây tre trung hiếu” - tre biểu tượng cho phẩm chất của con người Việt Nam trong thời đại mới: trung hiếu. →  nguyện ước sống thủy chung, son sắt với sự nghiệp của Bác, với con đường Bác đã chọn; sống xứng đáng với Bác: trung với nước, hiếu với dân.

 Tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh để dòng cảm xúc được trọn vẹn

III. Kết bài:

- Khẳng định lại nghệ thuật và nội dung của bài thơ.

- Giá trị bài thơ (trong lòng bạn đọc, trong nền văn chương Việt Nam) hoặc cảm xúc của bản thân.

 

  1. Dạng đề nghị luận xã hội

Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập cho HS, các em thảo luận với bạn cùng bàn trong 7 phút và lập dàn ý đề bài sau:

PHIẾU BÀI TẬP 3

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về một trong 5 điều Bác Hồ dạy “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” - đặc biệt của thế hệ trẻ trong giai đoạn hiện nay.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề

2. Thân bài:

a. Giải thích:

- Yêu Tổ quốc: tình cảm gắn bó, yêu mến tất cả những gì thuộc về đất nước mình: bờ cõi lãnh thổ, con người, thiên nhiên, phong tục tập quán,...

- Yêu đồng bào: yêu mến, sẻ chia với những con người cùng chung dòng máu, chung nguồn gốc, tổ tiên mình (nói chung, đó là những người người Việt Nam – con Lạc cháu Hồng).

→ Đây là tình cảm thiêng liêng, cao cả của mỗi con người 

 Khẳng định: lời dạy của Bác hoàn toàn đúng đắn, nhân văn, cao đẹp...

(Lựa chọn, nêu được một vài biểu hiện trong các lĩnh vực: công cuộc bảo vệ Tổ quốc, xây dựng đất nước, trong văn chương, trong công cuộc chống thiên tai, dịch bệnh hiện nay...)

b. Phân tích và bàn luận:

- Là đạo lí truyền thống, là trách niệm, nghĩa vụ cao cả của mỗi con người, thể hiện rõ lòng tự tôn dân tộc.

- Đó là nơi cha ông ta đổ bao mồ hôi, thậm chí cả xương máu để giữ vững từng tấc đất.

- Là nơi ta sinh ra, lớn lên, gắn bó với bao kỉ niệm; được sống trong vòng tay yêu thương, đùm bọc của cha mẹ, thầy cô, của những người xung quanh.

- Tạo ra sức mạnh đoàn kết toàn dân đẩy lùi mọi khó khăn, nguy hiểm: nạn ngoại xâm, thiên tai, dịch bệnh.

- Giúp con người vơi bớt khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.

→ Xây dựng đất nước Việt Nam văn minh, hùng cường, nhân nghĩa.

- Mở rộng, mặt trái → Phê phán

c. Trách nhiệm của mỗi người – đặc biệt của thế hệ trẻ:

- Bảo vệ vững chắc biên giới, chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc.

- Xây dựng đất nước gàu mạnh: giữ gìn nền văn hóa cổ truyền; bảo vệ thiên nhiên, môi trường sống; tiếp thu khoa học – kĩ thuật để đưa đất nước đi lên trong thời đại 4.0.

- Đoàn kết, tương thân tương ái, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh - đặc biệt trong lúc khó khăn, hoạn nạn.

- Đặc biệt: trong đại dịch Covid 19.

3. Kết bài: khẳng định ý nghĩa, liên hệ bản thân.

 

  1. CỦNG CỐ - DẶN DÒ

- Khái quát lại nội dung bài học.

- HS trình bày bài hát “Viếng lăng Bác” của nhạc sĩ Hoàng Hiệp

- Bài tập về nhà: Viết hoàn chỉnh bài tập 3 vào vở.

- Chuẩn bị: Ôn tập bài “Nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích”

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay