Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Luyện tập nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Luyện tập nghị luận về tác phẩm truyện, đoạn trích. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BUỔI 15: LUYỆN TẬP
NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN, ĐOẠN TRÍCH
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức:
- Giúp HS củng cố các kiến thức về yêu cầu viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Biết cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
- Năng lực riêng biệt
- Rèn luyện các kĩ năng tìm hiểu đề, tìm ý, làm dàn ý, kĩ năng viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).
- HS biết cách tạo lập văn bản nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích.
3.Về phẩm chất
- Có ý thức nhận xét đánh giá khi gặp một tác phẩm truyện, đoạn trích.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
- b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
- c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
- Tổ chức thực hiện:
- GV đặt đề bài: Nêu khái niệm và dàn ý chung của bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc một đoạn trích.
- Gợi ý:
+ Khái niệm: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể. Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
+ Dàn ý chung:
Mở bài: Giới thiệu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm theo một trình tự nhất định, (phân tích, giải thích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực, trong tác phẩm và những tác phẩm khác).
Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện
- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập theo nhóm, chia lớp thành các nhóm ( 3-4 HS), các nhóm thảo luận trong 10 phút và đại diện nhóm lên bảng trình bày dàn ý của nhóm mình.
PHIẾU BÀI TẬP 1 Đề bài: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp.
GỢI Ý ĐÁP ÁN I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm. - Nêu vấn đề nghị luận. II. Thân bài: 1. Khái quát: - Truyện ngắn Làng sáng tác năm 1948 trong thời kì đầu kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm tập trung đi khai thác tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc: tình cảm yêu quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm, quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có những chuyển biến mới. - Thành công của nhà văn Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. Ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng chỉ ông mới có. 2. Trước hết, tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thống trong ông Hai. - Với ông Hai, ông hay khoe về làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê. 3. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm. - Ông Hai luôn khoe và tự hào về cái làng Dầu không chỉ vì nó giàu đẹp mà còn bởi nó tham gia vào cuộc chiến đấu chung của dân tộc. - Ông luôn tìm cách nghe tin tức về kháng chiến “chẳng sót một câu nào”. Nghe được nhiều tin hay, những tin chiến thắng của quân ta, ruột gan ông cứ múa cả lên, náo nức, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. 4. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc khi ông nghe tin làng mình theo giặc. - Khi nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. - Về đến nhà ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân nhìn đàn con, “chúng nó cũng là trẻ con làng viêt gian đáy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đáy ư?”, rồi “nước mắt ông lão cứ giàn ra”. Bao nhiêu câu hỏi dồn về xoắn xuýt, bủa vây làm tâm trạng ông rối bời trong cơn đau đớn, hụt hẫng đến mê dại. - Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cái tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. - Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông đã di đến quyết định dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng ông đau như cắt. Có thể nói đây là nét chuyển biến mới trong tâm lí của người nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp. - Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Những lời tâm sự của ông với con thực chất là những lời ông tự nhủ với chính mình, giãi bày nỗi lòng mình nhằm khẳng định: Tình yêu sâu lặng đối với làng chợ Dầu; đồng thời cũng khẳng định lòng thuỷ chung, trung thành với cách mạng, với kháng chiến mà biểu tượng là cụ Hồ. 5. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu. - Đến khi biết đích xác làng Dầu yêu quý của ông không phải là làng Việt gian, nỗi vui mừng của ông Hai thật là vô bờ bến: “Ông cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người”, mặt ông “tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”. Đối với người nông dân, căn nhà là cơ nghiệp của cả một cuộc đời, vậy mà ông sung sướng hả hê loan báo cho mọi người biết cái tin “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường. 6. Đánh giá nghệ thuật : - Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng. - Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại. - Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động. III. Kết bài: - Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường. - Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý. |
PHIẾU BÀI TẬP 2 Đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích sau: ........... Mỗi lần nói ra được đôi câu như vậy nỗi khổ trong lòng ông cũng vơi đi được đôi phần.” (Trích Làng - Kim Lân, Ngữ văn lớp 9, tập 1)
GỢI Ý ĐÁP ÁN I. Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Nêu vấn đề nghị luận và giới hạn nghị luận. II. Thân bài: a. Khái quát tình huống truyện, vị trí đoạn trích. b. Phân tích đoạn trích - cuộc trò chuyện giữa ông Hai với thằng cu Húc. * Đầu tiên ông ôm nhẹ nó vào lòng, khẽ vỗ nhẹ vào lưng nó hỏi: Húc kia, con là con ai? Thế nhà ta ở dâu? - Ông hỏi con về nhà: Ông muốn khắc ghi vào lòng con “Chợ Dầu” là quê hương, là nơi chôn rau cắt rốn mà không ai được phép quên. Nói với con diều ấy, ô ng Hai tự khẳng định tình yêu của mình với làng chợ Dầu. Đó là nơi ông sinh ra, gắn bó với ông biết bao vui buồn, thăng trầm. * Rồi ông Hai hỏi con tiếp: “Con có thích về làng Chợ Dầu ko?” - Lời hỏi ấy của ông Hai ta cảm nhận được nỗi nhớ làng của ông. Cài tin làng ông theo tây đã khiến ông đau đớn tủi hổ. Vì thế nỗi nhớ làng, tình yêu làng làm sao ông dám bày tỏ cùng ai khi nó đã mang danh là làng theo Tây. * Câu hỏi tiếp theo của ông Hai: - À thấy hỏi con nhé, con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: - Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm. → Câu trả lời của thẳng con như nói hộ lòng ông, cởi bỏ mọi bế tắc trong nội tâm ông. Ngôi làng ấy là máu thịt, gắn bó với ông suốt mấy chục năm qua là sa ông không khỏi đau đớn khi buộc phải đưa ra sự lựa chọn. Vì vậy, Kim Lân đã rất tinh tế khi để ông Hai thủ thỉ lòng mình: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh con nhỉ”. - Lời thủ thỉ đó chính là ông Hai tự minh oan cho mình, khẳng định sự lựa chọn đau đớn nhưng đầy dứt khoát. Những suy nghĩ của ông Hai đã cho thấy tấm lòng thủy chung của ông với kháng chiến, với cách mạng mà ủng hộ cụ Hồ là biểu tượng cho điều đó. - Tấm lòng thủy chung, với kháng hiến, với cách mạng của ông Hai thật sâu săc, bền chặt, thiêng liêng “có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai” c. Ý nghĩa đoạn trích: + Lời tâm sự với đứa con út phần nào vơi bớt nỗi lòng của ông Hai. Đồng thời, ông muốn khắc sâu tình yêu làng, yêu nước trong trái tim bé bỏng của con trai ông. + Lời tâm sự của ông Hai thể hiện thiêng liêng, sâu nặng với làng Chợ Dầu và tấm lòng chung thủy với kháng chiến, với Cách mạng của ông Hai. d. Giá trị nghệ thuật - Lối kể chuyện giản dị, tự nhiên, ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ. - Ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo. - Kết hợp hài hòa ngôn ngữ độc thoại, đối thoại - Hình ảnh, chi tiết giàu sức gợi. III. Kết bài : - Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời kì kháng chiến chống Pháp. |
Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập cho HS, các em hãy lập dàn ý khái quát các đề bài dưới đây:
PHIẾU BÀI TẬP 3 Đề bài: Vẻ đẹp của nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
GỢI Ý ĐÁP ÁN I. Mở bài: - Giới thiệu: tác giả Nguyễn Thành Long và truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” - Giới thiệu nhân vật anh thanh niên và nhận xét, đánh giá khái quát về nhân vật. II. Thân bài: 1. Giới thiệu khái quát về nhân vật - Anh thanh niên là nhân vật trung tâm của truyện, nhưng chỉ sau lời giới thiệu của bác lái xe anh mới xuất hiện. Và anh cũng chỉ xuất hiện trong 30 phút ngắn ngủi nhưng đã đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng, một “kí hoạ chân dung” về anh. - Anh có hoàn cảnh sống và làm việc hết sức khó khăn, gian khổ. + Anh sống một mình “trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây và quanh năm cây và mây mù lạnh lẽo”. Phải làm việc vào lúc nửa đêm, phải đối mặt với cái giá rét như cắt da cắt da thịt của vùng núi cao. + Phải đối mặt với sự cô đơn, nỗi “thèm người”. 2. Vẻ đẹp của nhân vật - Anh có lí tưởng sống đẹp: tự nguyện lên miền núi nhận công tác, gắn mình với công tác khí tượng trên đỉnh núi cao, làm việc trong hoàn cảnh đặc biệt như vậy. Anh biết làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh sống của mình... - Có tình yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao với công việc: + Công việc của anh: “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu. Không nặng nhọc nhưng gian khổ, đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác và tinh thần trách nhiệm cao. + Công việc gian khổ nhưng anh lại rất yêu nghề. Anh thấy công việc thầm lặng của mình có ích cho Tổ quốc, anh đã tìm thấy niềm vui trong công việc, coi công việc như người bạn, là nguồn vui của cuộc sống, anh tìm thấy mối dây liên mật thiết giữa công việc của anh, cuộc sống của anh với mọi người. + Yêu nghề tới mức mê say nên anh có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có những suy nghĩ đẹp và đúng đắn về công việc, về hạnh phúc - Biết tạo ra một cuộc sống nền nếp, gọn gàng, đẹp và thơ mộng: + Một căn nhà ba gian, sạch sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy bộ đàm…; một vườn hoa nhỏ, một chuồng gà và hàng rào bao quanh càng khiến cho khung cảnh vừa trở nên bình dị, gần gũi vừa rất thi vị, phong phú về vật chất và tinh thần. + Anh biết tạo ra những niềm vui đích thực và ý nghĩa. Anh đọc sách hàng ngày. Sách giúp anh ở gần hơn với con người, với cuộc sống, với đất nước - Luôn cởi mở, chân thành và quan tâm tới người khác: + Anh kể cho ông họa sĩ, cô kĩ sư nghe về công việc, tâm sự với họ về cuộc sống của mình và những người bạn ở Sa Pa lặng lẽ. + Anh hái bó hoa rực rỡ sắc màu để tặng người con gái chưa hề quen biết, biếu vợ bác lái xe củ tam thất bởi anh nghe nói “bác gái vừa mới ốm dậy”, pha trà mời khách.Trước khi chia tay anh còn biếu ông họa sĩ và cô kĩ sư làn trứng để ăn đường. - Đức tính khiêm tốn đáng trân trọng: + Anh cũng cho rằng sự đóng góp của mình thật nhỏ bé, thấy ngại trước lời ngợi ca của bác lái xe. + Anh thấy vẫn chưa bằng người bố vì chưa được đi bộ đội, trực tiếp cầm súng chiến đấu. Đối với anh, những người chiến sĩ trên chiến trường mới thực sự là anh hùng. + Anh khâm phục những người như ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa hay anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét. 3. Nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Tác giả xây dựng tình huống bất ngờ, hợp lí. Tạo ra tình huống ấy, tác giả còn để cho nhân vật chính hiện lên trực tiếp qua lời nói, hành động, suy nghĩ và tiếp gián qua cảm xúc và ấn tượng của các nhân vật khác, từ đó khai thác được hết nét đẹp của nhân vật. - Nhà văn đã kết hợp tự sự với trữ tình và những ý kiến bình luận, giúp nâng cao ý nghĩa cũng như làm nổi bật chiều sâu của nhân vật. - Cũng như những tác phẩm khác của mình, Nguyễn Thành Long viết “Lặng lẽ Sa Pa” với một văn phong hết sức nhẹ nhàng, đầy chất thơ. Cốt truyện đơn giản, những chi tiết chân thực tinh tế, giàu chất hội họa. - Ngôi kể thứ ba nhưng toàn bộ điểm nhìn đều dưới con mắt nhà họa sĩ vừa tinh tế, nhạy cảm, vừa từng trải, sâu sắc. Nhờ vậy truyện có chiều sâu suy tưởng lại thể hiện được tình cảm, suy nghĩ của nhà văn. 4. Đánh giá - Thành công của nhà văn là khám phá ra nét đẹp con người trong thời đại mới. Anh thanh niên chính là hình ảnh điển hình của người lao động mới, của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ: giản dị, chân thành, giàu lý tưởng; âm thầm công hiến, lặng lẽ hi sinh cho đất nước. - Hình ảnh anh thanh niên giúp mỗi người suy nghĩ về bổn phận, trách nhiệm của mình: Hòa bình không có nghĩa là nghỉ ngơi, là hưởng thụ mà còn còn phải tiếp tục làm việc, tiếp tục cống hiến để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. III. Kết bài: - Khẳng định giá trị, ý nghĩa của tác phẩm và hình tượng nhân vật. - Liên hệ. |
PHIẾU BÀI TẬP 4 Đề bài: Cảm nhận về nhân vật Phương Định qua đoạn truyện sau: “Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khỏi đen vật vở từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cử đàng hoàng mà bước tới. ..................................................................................... Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái, đến vàng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo, Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. Mảnh bom xẻ không khí, lao và rít vô hình trên đầu.” (Lê Minh Khuê, theo Ngữ văn 9, tập hai, NXB GDVN, 2017, tr. 117-118)
GỢI Ý ĐÁP ÁN I. Mở bài: - Giới thiệu nhà văn Lê Minh Khuê và tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” - Truyện kể về 3 nữ thanh niên xung phong Nho, chị Thao, Phương Định làm công tác trinh sát mặt đường trên một trọng điểm của tuyến đường Trường Sơn. Trong đó, có nhân vật Phương Định, một cô gái Hà Nội đã để lại nhiều cảm xúc nơi người đọc với những phẩm chất vô cùng cao đẹp. Vẻ đẹp ấy của phương định được thể hiện rõ nét qua đoạn văn. II. Thân bài: 1. Khái quát hoàn cảnh ra đời: - Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê sáng tác năm 1971 lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc đang diễn ra ác liệt. - Vị trí nội dung của đoạn văn: Đoạn văn trên nằm ở phần giưã tác phẩm khuật lại khung cảnh và công việc phá bom của Phương Định và hai nữ đồng đội ở một cao điểm trên đường Trường Sơn . Qua đó làm nổi bật vẻ đẹp của Phương Định nhất là lòng dũng cảm của cô trong lần phá bom đầy nguy hiểm. 2. Cảm nhận về nhân vật Phương Định: a. Luận điểm 1: Trước hết là hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định vô cùng gian khổ và nguy hiểm: - Vào chiến trường đã được 3 năm, thuộc tổ trinh sát mặt đường. - Công việc của cô là hàng ngày phải chạy trên cao điểm. Đặc biệt vùng đất nơi cô làm nhiệm vụ phá bom vô cùng nguy hiểm bởi sự khốc liệt của chiến tranh, không khí nơi đây thì vắng lặng, cây còn lại xơ xác, đất nóng, khói đen thì vật vờ thành từng cụm,.... → Đó là một hiện thực đầy khốc liệt, đầy mùi chiến tranh, không có màu xanh của sự sống, chỉ thấy tử thần luôn rình rập. b. Luận điểm 2: Tuy sống trong hoàn cảnh nguy hiểm ấy của chiến tranh nhưng ở Phương Định luôn toát lên những phẩm chất vô cùng cao đẹp, đáng trân trọng. - Phương Định là một cô gái có tình cảm tha thiết đối với đồng đội, nhất là với các chiến sĩ lái xe trên con đường mòn vào mặt trận, các chiến sĩ ở các cao điểm gần nơi mà các cô công tác. - Là một cô gái xuất thân từ Hà Nội, lãng mạn, giàu xúc cảm, cho nên, khi làm công việc phá bom, Phương Định không tránh khỏi cảm xúc bình thường ở nơi con người: cô cảm thấy hồi hộp, căng thẳng và có chút sợ hãi. - Lúc đến gần quả bom : + Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người cô có chút sợ hãi, đi khom, nhưng sau đó cảm thấy ánh mắt của các chiến sĩ đang rõi theo mình thì cô không sợ nữa, không đi khom nữa, lòng tự trong của cô đã chiến thắng nỗi sợ hãi - Và khi đã ở bên quả bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, từng cảm giác của cô như cũng trở nên sắc nhọn hơn và căng như dây đàn : “thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”. Thần chết nằm chực ở đó chờ phút ra tay. Cô tự nhủ mình phải nhanh hơn, mạnh hơn nữa, cô không được phép chậm chễ một giây. Sau đó “tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mình xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi, khoả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình”. - Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ của quả bom. Trong lúc chờ đợi căng thẳng ấy cô đã tự hỏi: “liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai ? - Nhưng quả bom nổ. Một thứ tiếng kì quái đến váng óc. Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mới mở ra được. Mùi thuốc bom buồn nôn. Ba tiếng nổ nữa tiếp theo. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thanh trong những bụi cây. Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu. Bốn quả bom đã nổ. Thắng rồi! Nhưng một đồng đội đã bị bom vùi ! Máu túa ra từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất. Da xanh, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi…”. Nhưng không ai được khóc trong giờ phút rất cần sự cứng cỏi của mỗi người. - Cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim ấy không chỉ đến một lần trong đời mà đến hàng ngày, là công việc thường ngày của Phương Định cùng đồng đội : “Quen rồi. Một ngày tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể, cô luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ thật tốt”. - Liên hệ với tác phẩm : “Khoảng trời hố bom” của Lâm Thị Vĩ Dạ . c. Đánh giá nghệ thuật : - Bằng cách lựa chọn ngôi kể phù hợp: Ngôi kể thứ nhất – Phương là người kể chuyện, đồng thời là nhân vật chính - Cách kể chuyện tự nhiên, có sự đan xen giữa hiện tại và hồi tưởng quá khứ - Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nhất là miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế. - Ngôn ngữ giản dị, vừa mang tính khẩu ngữ vừa đậm chất trữ tình. - Câu văn ngắn, nhịp điệu dồn dập, gợi không khí chiến trường. → Qua đó truyện đã làm nổi bật vẻ đẹp của 3 nữ thanh niên xung phong. Họ là hình ảnh tiêu biểu cho những nữ thanh niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ, tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam yêu nước, dũng cảm, bất khuất hiên ngang vượt qua mọi khó khăn thử thách để góp phần vào chiến thắng vĩ đại của dân tộc 30/04/1975, làm nên huyền thoại trên tuyến đường Trường Sơn. III. Kết bài : - Phương Định, một hình tượng đẹp, có ý nghĩa tiêu biểu về người thanh niên Việt Nam trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Cùng với những hình tượng nghệ thuật khác như hình tượng anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa”, người chiến sĩ lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” thì nhân vật Phương Định đã góp phần phong phú hóa hình tượng cao đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu. - Ý nghĩa : Khơi gợi trong lòng người đọc sự khâm phục, niềm tự hào về vẻ đẹp của con người Việt Nam trong lịch sử đặc biệt là tuổi trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai” - Liên hệ, suy nghĩ của bản thân. |
- CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Học bài, nắm vững kiến thức cơ bản về cách làm bài văn về tác phẩm truyện (đoạn trích).
- Bài tập về nhà: Chọn 1 trong 4 đề bài trên và viết thành bài văn hoàn chỉnh.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu