Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Truyện thơ Nôm
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Truyện thơ Nôm. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BUỔI 7: ÔN TẬP TRUYỆN THƠ NÔM
(Kiều ở lầu Ngưng Bích - Trích: “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)
(Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga - Trích: “Truyện Lục Vân Tiên”- Nguyễn Đình Chiểu)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức: Củng cố kiến thức về:
* Đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích:
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
* Đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Thể loại thơ lục bát của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua một đoạn trích trong tác phẩm “Truyện Kiều”.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” .
- Cảm nhận được vẻ đẹp của nhân vật lí tưởng theo quan niệm đạo đức mà Nguyễn Đình Chiểu khắc hoạ trong đoạn trích .
3.Về phẩm chất
- Có thái độ cảm thông với nỗi khổ tâm của nhân vật.
- Cảm phục tài năng và đức độ của tác giả.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:
Nhớ lại một vài tác phẩm mà em biết, liệt kê vào vở theo gợi ý trong bảng rồi thảo luận với bạn những câu hỏi bên dưới:
Tên tác phẩm | Nhân vật hiền lành gặp may mắn, hạnh phúc | Nhân vật độc ác bị trừng trị thích đáng |
|
|
|
|
|
|
Hệ thống nhân vật này thể hiện quan niệm và ước mơ gì của nhân dân? Và chủ yếu ở thể loại nào?
HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập lại văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
- Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học về tác phẩm “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức về tác phẩm “Kiều ở lầu Ngưng Bích” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu HS sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống lại kiến thức tác phẩm: + Nêu vị trí đoạn trích của tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích. + Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tác phẩm “Kiều ở lầu Ngưng Bích” 1. Vị trí đoạn trích: Thuộc phần 2: Gia biến và lưu lạc (từ câu 1033 → 1054). 2. Nội dung chính: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. 3. Nghệ thuật chính: - Lựa chọn từ ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ. - Miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc. |
Hoạt động 2: Ôn tập lại văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
- Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức đã học về văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Nêu những hiểu biết về tác giả Nguyễn Đình Chiều. + Nhóm 2: Nêu hoàn cảnh ra đời và vị trí đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. + Nhóm 3: Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của tác phẩm “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | II. Tác phẩm “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” 1. Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu: - 1822 - 1888. - Quê: Phong Điền - Thừa Thiên Huế - Ông học giỏi, hiếu thảo, sống nhân nghĩa, yêu nước, thương dân - Là nhà văn đau khổ nhất: mù lòa, bị từ hôn, học vấn dang dở, nghèo khổ, mất nước. - Sống cuộc sống đầy nghi lực, khí phách và sáng tạo với nhân cách đạo đức cao đẹp - Để lại 1 sự nghiệp văn chương có giá trị lớn: truyện, thơ, văn tế... 2. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh ra đời: vào khoảng những năm 50 của TK19, khi Nguyễn Đình Chiểu đã mù. b. Vị trí đoạn trích: “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”: thuộc phần 1 (từ câu 123 đến câu 180) của tác phẩm. c. Nghệ thuật: - Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần với lời nói thông thường, đậm bản sắc Nam bộ phù hợp với tình tiết diễn biến truyện. - Nhân vật được khắc họa tính cách qua hành động, cử chỉ, ngôn ngữ. d. Nội dung: - Đoạn trích ca ngợi phẩm chất cao đẹp của hai nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga và khát vọng hành đạo cứu đời của tác giả. |
BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
- Văn bản “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
- Dạng đề đọc hiểu
Nhiệm vụ 1: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành các bài tập theo hình thức cá nhân.
PHIẾU BÀI TẬP 1 Cho 6 câu thơ đầu: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia. Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng. Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn thơ? Câu 2: Giải thích từ và cụm từ sau: “Bẽ bàng”, “Mây sớm đèn khuya” Câu 3: Không gian nơi lầu Ngưng Bích được miêu tả như thế nào dưới con mắt Thúy Kiều? Câu 4: Cảnh có thể coi là đẹp không nếu theo quan niệm của Nguyễn Du: “Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ”?
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: - Miêu tả thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích hoang vắng, rợn ngợp. - Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Thúy Kiều. Câu 2: - Bẽ bàng: xấu hổ, tủi thẹn. - Mây sớm đèn khuya: thời gian tuần hoàn, khép kín. Câu 3: - Không gian rộng lớn, hoang vắng giữa mênh mông trời nước, gợi cảm giác cô đơn, rợn ngợp. - Giữa không gian ấy, con người hiện lên nhỏ bé, cô đơn, không 1 ai bầu bạn, không có cả 1 bóng người qua lại. - Các hình ảnh: non xa, trăng gần, cát vàng…có thể là thực cũng có thể là ẩn dụ gợi sự mênh mông hoang vắng của không gian vô tận đối lập với thân phận nhỏ nhoi mang bao đau khổ của 1 kiếp người. Câu 4: Cảnh được nhìn qua tâm trạng buồn tủi của Thúy Kiều nên chỉ thấy sự hoang vắng, mênh mông rợn ngợp nên không thể coi là đẹp.
|
PHIẾU BÀI TẬP 2 Cho câu thơ: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng” Câu 1: Chép 7 câu thơ tiếp. Nhân vật đang ở trong hoàn cảnh nào? Em hãy nêu nội dung của đoạn thơ trên? Câu 2: Cụm từ “tấm son” có nghĩa gì? Được dùng với biện pháp tu từ gì? Câu 3: - Giải nghĩa từ “nguyệt”. Đó là từ thuần Việt hay Hán Việt? - Nêu ý nghĩa của từ: “tưởng”. Tìm 2 từ đồng nghĩa với từ “tưởng”. Có thể thay thế từ tìm được với từ “tưởng” không? Vì sao? Câu 4: a. Cụm từ “chén đồng” được hiểu là gì? Tác giả nói “người dưới nguyệt chén đồng” là chỉ ai? Cách nói đó qua phép tu từ nào? Qua cách nói, em hiểu gì về Thúy Kiều? b. Cụm từ “Người tựa cửa hôm mai” được nói đến trong đoạn thơ là ai? Những suy nghĩ của Kiều về người đó được thể hiện như thế nào? Câu 5: - Ý nghĩa của từ “xót” trong đoạn trích. - Ý nghĩa của từ “nắng, mưa” trong đoạn thơ. Thời gian xa nhà chưa lâu, tại sao Kiều nghĩ “Sân Lai cách mấy nắng mưa?” Câu 6: Đặc sắc về nghệ thuật của đoạn thơ. Để làm nổi bật tâm trạng nhân vật, nhà thơ sử dụng cách miêu tả nào? Câu 7: Đoạn thơ cho thấy vẻ đẹp gì của Thúy Kiều?
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: - Chép 7 câu thơ tiếp: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, - Thúy Kiều bị Tú Bà ép tiếp khách làng chơi nhưng nàng không chịu và rút dao tự vẫn nên hiện tại nàng bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. - Nội dung: Đoạn trích diễn tả nỗi nhớ thương cha mẹ và người yêu của Thúy Kiều khi nàng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Câu 2: - Tấm son: Tấm lòng thủy chung, son sắt với Kim Trọng không bao giờ nhạt phai. - Biện pháp tu từ: Ẩn dụ Câu 3: - Nguyệt: trăng - Từ Hán Việt - Tưởng: nhớ ở mức độ cao, có thể hình dung, tưởng tượng + Đồng nghĩa: nghĩ, nhớ, mơ, mong + Không thể thay thế từ tìm được với từ “tưởng” vì trong hoàn cảnh này, “tưởng” được dùng với nghĩa: tơ tưởng, mơ màng, mong nhớ…Kiều nhìn trăng mà tưởng nhớ tới Kim Trọng, nhớ kỉ niệm về đêm thề nguyền cùng uống rượu dưới trăng và nỗi niềm hiện tại. Như vậy, “tưởng” vừa bộc lộ cảm xúc, vừa miêu tả hoạt động của tư duy, vừa nhớ, vừa hoài niệm. Nghĩa của từ “Tưởng” bao hàm nghĩa của tất cả các từ trên cộng lại nên không thay được. Câu 4: a. Chén đồng: chén rượu thề nguyền cùng đồng lòng, đồng dạ với nhau. - Tác giả nói “người dưới nguyệt chén đồng” là chỉ Kim Trọng - Phép hoán dụ (lấy kỉ niệm để chỉ người trong kỉ niệm). - Kiều rất nhớ Kim Trọng, luôn thủy chung với Kim Trọng. b. - Cụm từ “Người tựa cửa hôm mai” được nói đến trong đoạn thơ là cha mẹ Thúy Kiều. - Những suy nghĩ của Kiều về cha mẹ được thể hiện: + Kiều xót xa, đau đớn khi tưởng tượng cha mẹ ngày đêm ngóng trông mình. + Lo lắng, băn khoăn, không biết ai sẽ chăm sóc cha mẹ, day dứt vì ko thể phụng dưỡng cha mẹ. Câu 5: - Ý nghĩa của từ “xót”: Nỗi xót xa, đau đớn của Kiều khi tưởng tượng cha mẹ ngày đêm ngóng trông mình, khi mình ở xa không thể phụng dưỡng cha mẹ - Ý nghĩa của từ “nắng mưa”: chỉ hiện tượng thời tiết (nghĩa tường minh), chỉ sự xa cách về thời gian (hàm ý). - Thời gian xa nhà chưa lâu, tại sao Kiều nghĩ “Sân Lai cách mấy nắng mưa?” để thể hiện sự nhớ nhung, lo lắng, quan tâm của Kiều với cha mẹ. Vì xa cha mẹ cùng những tai họa … khiến Kiều thấy thời gian xa nhà đã rất lâu. Câu 6: - Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ: + Sử dụng điển tích, thành ngữ: quạt nồng ấp lạnh. + Dùng nhiều hình ảnh có giá trị biểu cảm cao. - Để làm nổi bật tâm trạng nhân vật, nhà thơ sử dụng cách miêu tả: + Miêu tả trực tiếp tâm lí nhân vật. + Tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ độc thoại. Câu 7: Đoạn thơ cho thấy Thúy Kiều là người tình thủy chung, người con hiếu thảo và có tấm lòng vị tha. |
PHIẾU BÀI TẬP 3 Cho 8 câu thơ: “Buồn trông cửa bể chiều hôm, Câu 1: Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo những trình tự nào? Tác dụng của trình tự miêu tả đó? Câu 2: Em hãy nêu tác dụng của hai câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 3: Ghi lại các từ láy có trong đoạn thơ trên và cho biết dụng ý nghệ thuật của chúng. Câu 4: Hai câu cuối gợi lên tâm trạng gì của Kiều trong hiện tại và cuộc sống của Kiều trong tương lai? Câu 5: Chứng minh nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đoạn thơ. Câu 6: Phân tích biện pháp điệp ngữ đặc sắc của tác giả Nguyễn Du trong đoạn trích.
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: Cảnh vật trong đoạn thơ được miêu tả theo những trình tự: + Tả cảnh: từ xa đến gần. + Tả âm thanh: từ tĩnh đến động. - Tác dụng: + Diễn tả nỗi buồn của Thúy Kiều từ man mác, mông lung đến sợ hãi. + Thể hiện sự tăng tiến về 1 nỗi buồn ngày càng lan rộng, thấm sâu vào tâm hồn Kiều. Câu 2: - Thuyền ai…xa xa?: hình ảnh cánh buồm nhỏ, đơn độc giữa mênh mông sóng nước khiến Kiều liên tưởng đến hoàn cảnh xa nhà, xa quê, phiêu dạt giữa bể đời dài rộng không biết ngày nào mới được đoàn tụ. Thể hiện tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê của Thúy Kiều. - Hoa trôi…về đâu?: Hình ảnh những cánh hoa mỏng manh trôi nổi trên dòng nước khiến Kiều liên tưởng đến số phận mỏng manh, trôi dạt vô định giữa dòng đời ngang trái. Câu 3: - Thấp thoáng: gợi sự nhỏ nhoi, đơn độc giữa biển nước mênh mông. - Man mác: Tâm trạng buồn khi thấy bản thân lênh đênh vô định, chìm nổi vì sóng gió cuộc đời. - Xanh xanh: Chỉ màu sắc nhạt nhòa của nội cỏ, gợi lên tương lai mờ mịt của Kiều. - Ầm ầm: Tiếng sóng dữ dội biểu tượng cho những tai họa luôn bủa vây. → Các từ láy tô đậm nỗi buồn, sự hoang mang lo sợ của Thúy Kiều trước 1 tương lai đầy bất trắc. Câu 4: Hai câu cuối gợi lên tâm trạng buồn bã, cô đơn, lo sợ, hãi hùng của Kiều và dự cảm về cuộc đời sóng gió, trắc trở trong tương lai. Câu 5: Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của đoạn thơ: - 8 câu miêu tả cảnh thực mà cũng là tâm cảnh. Mỗi cảnh là một hình ảnh ẩn dụ về cảnh ngộ, tâm trạng con người: + Cảnh buồm nơi cửa bể: Gợi cảnh ngộ cô đơn, nỗi nhớ nhà, nhớ quê của Kiều. + Hoa trôi mặt nước: Gợi liên tưởng về số phận mong manh, trôi giạt vô định của Kiều. + Nội cỏ rầu rầu: gợi liên tưởng về tương lai mờ mịt, cuộc đời tàn úa. + Sóng kêu, gió cuốn: Tai họa bủa vây, rình rập quanh nàng Kiều. → Mỗi cảnh khơi dậy ở Kiều 1 nỗi buồn khác nhau. Nỗi buồn tác động vào cảnh khiến cảnh thêm buồn và cảnh làm nỗi buồn thêm sâu sắc. Câu 6: Điệp ngữ “Buồn trông” đứng đầu và lặp lại ở các câu 6 : Gợi tả Kiều buồn mà trông ra bốn phía, trông ngóng một cái gì sẽ đến để thay đổi hiện tại nhưng Kiều càng trông càng vô vọng. + Từ “Buồn trông” chứa đựng sự lo âu, hãi hùng của người con gái lần đầu lạc bước giữa cuộc đời + Từ “Buồn trông” kết hợp các từ “cửa bể chiều hôm”, “hoa trôi man mác” gợi tả thân phận cô đơn, lênh đênh, phiêu dạt của Kiều và nỗi buồn với những sắc độ khác nhau, ngày càng tăng. + Từ “Buồn trông”: kết hợp các từ láy tượng hình, tượng thanh (thấp thoáng, xa xa…) khiến nỗi buồn dâng lên lớp lớp tạo âm hưởng buồn. Nó vừa là điệp khúc của đoạn thơ, vừa là điệp khúc của tâm trạng con người. |
- Dạng đề cảm thụ văn bản
Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập theo nhóm, chia lớp thành 3 nhóm, các nhóm thảo luận trong 7 phút và đại diện nhóm lên bảng trình bày.
PHIẾU BÀI TẬP 4 Đề bài: Nêu cảm nhận về đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” - Nhóm 1: Cảm nhận 6 câu thơ đầu. - Nhóm 2: Cảm nhận 8 câu thơ tiếp. - Nhóm 3: Cảm nhận 8 câu thơ cuối. Câu hỏi gợi ý: 1. Nội dung bao trùm đoạn thơ đó là gì? 2. Nội dung đó được diễn tả qua những khía cạnh nào? 3. Mỗi khía cạnh được thể hiện qua từ ngữ nào? 4. Để làm nổi bật nội dung, tác giả sử dụng thành công những biện pháp nghệ thuật đặc sắc gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN 1. Sáu câu đầu: Cảnh trước lầu Ngưng Bích và tâm trạng Thúy Kiều: - Cảnh trước lầu Ngưng Bích: mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp: non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng... - Cảnh ngộ và tâm trạng Thúy Kiều: bị giam lỏng, cô đơn, buồn tủi: bẽ bàng mây sớm đèn khuya... - Nghệ thuật: Liệt kê, ước lệ tượng trưng, đối lập, tương đồng. 2. Tám câu giữa: Tâm trạng nhớ thương của Thúy Kiều - Nhớ người yêu da diết: + Nhớ buổi thề nguyền: tưởng người...chén đồng + Hình dung Kim Trọng đang uổng công chờ đợi: Tin sương...mai chờ + Khẳng định tấm lòng thủy chung: Tấm son... cho phai - Nhớ cha mẹ : + Xót xa khi hình dung cha mẹ ngóng trông: Xót người...hôm mai + Day dứt vì không phụng dưỡng được cha mẹ: Quạt nồng...đó giờ + Hình dung mình xa nhà đã lâu, cha mẹ ngày càng già yếu: Sân Lai...người ôm Thúy Kiều thủy chung, hiếu thảo, vị tha - Nghệ thuật: ước lệ tượng trưng, điển tích, ẩn dụ... 3. Tám câu cuối: - Tâm trạng lo sợ hãi hùng: + Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng gợi nỗi cô đơn, nhớ nhà, nhớ quê + Hình ảnh hoa trôi mặt nước: gợi số phận mỏng manh, trôi giạt vô định + Hình ảnh nội cỏ rầu rầu: gợi tương lai mờ mịt, cuộc đời tàn úa + Hình ảnh gió cuốn, sóng kêu: gợi ra tương lai bất trắc - Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình, điệp ngữ, từ láy, ẩn dụ, câu hỏi tu từ... |
- Văn bản “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”
- Dạng đề đọc hiểu
Nhiệm vụ 3: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành các bài tập theo hình thức cá nhân.
PHIẾU BÀI TẬP 5 Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: “Vân Tiên nghe nói liền cười: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn. Này đà rõ đặng nguồn cơn, Nào ai tính thiệt so hơn làm gì? Nhớ câu kiến ngãi bất vi, Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.” Câu 1: Lời của Lục Vân Tiên được trích theo cách nào? Vì sao em biết? Câu 2: Đoạn thơ cho thấy những phẩm chất gì của Lục Vân Tiên? Câu 3: Em hiểu nội dung 2 câu sau thế nào? “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Ngày nay, hành động nghĩa hiệp như Vân Tiên có khi lại mang phiền toái vào thân. Ý kiến của em như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: Lời của Lục Vân Tiên được trích theo cách trực tiếp: nhắc lại nguyên văn lời nói của Vân Tiên, đứng sau dấu 2 chấm và gạch đầu dòng Câu 2: Đoạn thơ cho thấy những phẩm chất vô tư, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài, trọng danh dự của Lục Vân Tiên. Câu 3: Ý nghĩa của 2 câu thơ trên là: Thấy việc nghĩa mà không làm thì không xứng đáng là người anh hùng. Câu 4: Có ý kiến cho rằng: Ngày nay, hành động nghĩa hiệp như Vân Tiên có khi lại mang phiền toái vào thân. Theo em, đó là thực tế trong cuộc sống. Nhưng không vì thế mà không làm việc nghĩa. Xã hội còn nhiều bất công, cái xấu, cái ác nên vẫn cần nhiều người có lòng dũng cảm và nghĩa hiệp. Những hiệp sĩ như Nguyễn Sin... vẫn hành động trượng nghĩa mang lại sự bình an cho nhân dân. |
- Dạng đề cảm thụ văn bản
Nhiệm vụ 4: GV phát phiếu bài tập theo nhóm, chia lớp thành 2 nhóm, các nhóm thảo luận trong 7 phút và đại diện nhóm lên bảng trình bày.
PHIẾU BÀI TẬP 6 Đề bài: Nêu cảm nhận về đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” - Nhóm 1: Cảm nhận nhân vật Lục Vân Tiên - Nhóm 2: Cảm nhận nhân vật Kiều Nguyệt Nga Câu hỏi gợi ý: 1. Nhân vật hiện lên với những phẩm chất đáng quí nào? 2. Phẩm chất đó được thể hiện qua cử chỉ, hành động, suy nghĩ hay lời nói nào? 3. Nhân vật được xây dựng qua những biện pháp nghệ thuật đặc sắc gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN 1. Nhân vật Lục Vân Tiên - Là người anh hùng, tài năng, có tấm lòng vì nghĩa: + Thấy nhân dân gặp nạn liền ra tay cứu giúp, không tính toán thiệt hơn: Vân Tiên ghé lại...xông vô + Hành động nhanh, gọn, dứt khoát, cảnh cáo bọn cướp: Kêu rằng....hại dân + Dũng cảm, chủ động trong vòng vây: Vân Tiên tả đột...Đương Dang - Nghệ thuật: miêu tả, so sánh, điển tích - Vân Tiên là người nhân hậu, cư xử tế nhị mẫu mực, đúng khuôn phép + Ân cần hỏi han người bị nạn: Hỏi ai...xe nầy?; + An ủi người bị nạn: “Ta đã trừ dong lâu la”... + Hỏi lai lịch: Tiểu thơ con gái...đến đây + Giữ lễ giáo phong kiến: Khoan khoan...phận trai - Vân Tiên trọng nghĩa khinh tài, coi làm việc nghĩa là bổn phận: Vân Tiên nghe nói...phi anh hùng. - Nghệ thuật: sử dụng điển tích, ngôn ngữ bình dị. 2. Kiều Nguyệt Nga - Hiếu thảo:Làm con đâu dám cãi cha...cũng đành - Thùy mị, nết na, có học thức: + Xưng hô khiêm nhường: Trước xe quân tử..sẽ thưa + Cử chỉ thành kính: lạy, thưa - Kiều Nguyệt Nga trọng ân nghĩa: + Mời Vân Tiên về chỗ cha để trả ơn: Hà Khê...cho chàng + Áy náy vì không có gì đền ơn Vân Tiên: Gặp đây...cũng không - Nghệ thuật: Lời thơ bình dị. |
- CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Nhắc lại nội dung, nghệ thuật chính của hai đoạn trích.
- Học thuộc hai đoạn trích và nắm chắc kiến thức cơ bản của 2 đoạn trích.
- Viết các đoạn văn cảm thụ văn bản theo dàn ý đã xây dựng.
- GV hướng dẫn cách dựng đoạn văn cảm thụ:
- Cách trình bày nội dung đoạn văn: diễn dịch, qui nạp hoặc tổng-phân-hợp.
- Câu chủ đề là nội dung bao trùm của đoạn văn bản sẽ cảm thụ.
- Các câu phát triển đoạn là các khía cạnh của nội dung, có tác dụng làm rõ nội dung.
- Cần trích dẫn chứng cụ thể
- Cần phân tích, bình luận dẫn chứng để làm nổi bật nội dung.
- Kết hợp phân tích nghệ thuật của phần văn bản.
Đoạn văn cảm thụ tham khảo: Không chỉ nhớ về người yêu mà Thúy Kiều còn nhớ về cha mẹ với nỗi xót xa đau đớn vô bờ:
Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấm lạnh những ai đó chờ
Sân Lai cách mấy nắng mưa
Có khi ngồi gốc tứ đã vừa người ôm
Nếu diễn tả nỗi Kim Trọng, nhà thơ dùng từ “tưởng” thì diễn tả nỗi nhớ cha mẹ, ông lại dùng từ “xót”. “Xót” là thương, thương đến độ xót xa trong lòng. Vì sao Kiều lại xót xa đến vậy? Bởi nàng tưởng tượng ra cảnh cha mẹ tuổi cao sức yếu mà ngày ngày phải ngóng tin con trong vô vọng, khắc khoải suốt “hôm mai”. Điều đó khiến nàng không khỏi xót thương. Sự xa cách về không gian, sự trói buộc về thân phận đã khiến Kiều không thể “quạt nồng ấp lạnh” gần gũi phụng dưỡng cha mẹ sớm hôm. Điều đó khiến nàng vô cùng day dứt. Nàng cảm thấy thời gian xa nhà đã rất lâu “cách mấy nắng mưa” và cha mẹ đã già yếu đi nhiều “gốc tử đã vừa người ôm”. Tác giả sử dụng thành công thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh” và điển cố “Sân Lai”, “gốc tử” để khắc sâu thêm nỗi nhớ, niềm xót thương cha mẹ của Thúy Kiều. Đằng sau nỗi nhớ đó ta thấy tấm lòng hiếu thảo đáng quý của Thúy Kiều.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu