Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Luyện tập nghị luận về đoạn thơ, bài thơ

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Luyện tập nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 9: LUYỆN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

- Củng cố những kiến thức cơ bản về bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Kĩ năng trình bày bài, kĩ năng lập ý cho bài tập viết bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

  1. Về phẩm chất

- Cảm nhận được vẻ đẹp của thơ ca, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:

- GV nêu đề bài: Nhắc lại cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học và làm các dạng đề nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:
  6. Dạng đề nghị luận về một đoạn thơ:

Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập theo nhóm (3 hoặc 4 thành viên), các nhóm thảo luận trong 7 phútlên bảng trình bày.

PHIẾU BÀI TẬP 1

Đề bài: Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: (4,5 điểm)

“ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...

 

Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa

Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ

Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm.

Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm

Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi

Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui

Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ

Ôi!Kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa”

(Bếp lửa - Bằng Việt, SGK Ngữ văn 9 tập I)

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Mở bài:(0,25 điểm)

Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nội dung đoạn trích

2. Thân bài (4 điểm)

a. Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà (1,5đ)

- Từ hình ảnh bếp lửa đã bùng lên thành ngọn lửa.

- Từ rồi  cùng với các từ chỉ thời gian sớm, chiều và các động từ nhen, ủ, chứa gợi công việc đầy lo toan vất vả của bà.

- Điệp ngữ một bếp lửa với kết cấu song song đã khẳng định niềm tự hào của người cháu  về tấm lòng, tình cảm và bản lĩnh sống của bà.

- Ngọn lửa là hình ảnh ẩn dụ ,tượng trưng:  tình yêu thương bà dành cho cháu, ngọn lửa của sức sống, niềm tin.

b. Từ những kỷ niệm tuổi ấu thơ bên bà và bếp lửa, người cháu nâng lên thành suy ngẫm về bà và cuộc đời bà (1,75đ)

- Từ láy lận đận đảo lên đầu câu thơ nhấn mạnh cuộc đời tần tảo, vất vả, khó nhọc của bà. Hình ảnh ẩn dụ nắng mưa lặp đi lặp lại trong bài thơ diễn tả nỗi ám ảnh khôn nguôi của người cháu về cuộc đời đầy mưa nắng của bà.

- Từ nhóm lặp lại 4 lần mở ra nhiều tầng nghĩa khác nhau

- Cảm xúc của người cháu: Ôi.....bếp lửa: Bếp lửa của bà kỳ diệu vì nó cháy trong mọi hoàn cảnh, thiêng liêng vì nó trở thành một mảnh tâm hồn không thể thiêu trong đời sống tinh thần của người cháu

→ Bếp lửa và bà đã hóa thân làm một, luôn rực cháy, bất tử và thiêng liêng. Bếp lửa  không chỉ là hiện thân của người bà tần tảo sớm hôm, không chỉ là hình ảnh của gia đình mà còn là hiện thân của quê hương, đất nước.

c. Đánh giá (0,75 điểm)

- Nghệ thuật:

+ Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự, miêu tả và bình luận khiến cho ý thơ vừa giàu cảm xúc, vừa sâu sắc.

+ Thể thơ, hình ảnh thơ.

- Nội dung: Suy ngẫm của người cháu về bà và cuộc đời bà.

3. Kết bài (0,25 điểm)

- Khẳng định vấn đề nghị luận

- Cảm nghĩ riêng của bản thân.

 

  1. Dạng đề nghị luận về đoạn thơ có gắn nhận định:

Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập theo nhóm (3 hoặc 4 thành viên), các nhóm thảo luận trong 7 phútlên bảng trình bày.

PHIẾU BÀI TẬP 2

Đề bài: Phân tích yếu tố hiện thực tươi róiyếu tố lãng mạn trong trẻo trong đoạn thơ sau:

“Những chiếc xe từ trong bom rơi

Đã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi.

 

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời

Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy

Võng mắc chông chênh đường xe chạy

Lại đi, lại đi trời xanh thêm.

 

Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước,

Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật, NV 9, tập một)

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Mở bài:(0,25 điểm)

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, định hướng nêu ở đề bài: (0,25 điểm)

+ Phạm Tiến Duật là gương mặt tiêu biểu trong thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng  chiến chống Mỹ...

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính sáng tác năm khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra gay go ác liệt, được in trong tập thơ “Vầng trăng quầng lửa”. Bài thơ đã sáng tạo một hình ảnh độc đáo: những chiếc xe không kính, qua đó khắc hoạ nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, thể hiện ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

- Nêu vấn đề: Dẫn nhận xét và nội dung : toát lên vẻ đẹp của người lính lái xe vận tải Trường Sơn.

2. Thân bài:

a. Giải thích nhận xét (0,5 đ)

- Nói yếu tố hiện thực tươi rói trong thơ chính là chất hiện thực cuộc sống mà tác giả đưa vào thơ. Nó còn thể hiện ở đề tài của bài thơ: phản ánh hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ đầy khó khăn và  gian khổ.

- Lãng mạn là cái đẹp, là sự bay bổng. Yếu tố lãng mạn trong trẻo của đoạn thơ toát lên từ vẻ đẹp tâm hồn của người lính với  tinh thần lạc quan, tình đồng chí đồng đội keo sơn, giàu tình yêu quê hương đất nước và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

b. Chứng minh cụ thể qua đoạn thơ: (2,75 điểm)

* Chất hiện thực và lãng mạn được thể hiện ở vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội và tinh thần lạc quan sôi nổi của người lính.

- Khổ 1:

+ Tiết tấu nhịp điệu nhẹ nhàng và được thay đổi từ 3/4 thành 4/3 linh hoạt trong các dòng thơ giúp tác giả tái hiện rõ cuộc sống vật chất, tình cảm của người lính: lúc thong thả, khi mạnh mẽ.

+ Những chiếc xe từ trong bom rơi là hình ảnh tả thực về những chiếc xe vượt qua bao thử thách khốc liệt của bom đạn chiến trường trở về.

+ Người lính gặp nhau trong những phút dừng chân ngắn ngủi, họp thành một “tiểu đội xe không kính” - tiểu đội những chàng trai lái xe quả cảm, hiên ngang mà hồn nhiên, tinh nghịch.

+ Trên những chiếc xe không kính, người lính đã biến những khung cửa kính vỡ thành không  gian gần gũi để bắt tay nhau “bắt tay qua cửa kính vỡ rồi”, cái bắt tay thay cho lời nói. Họ bắt tay nhau vì yên tâm khi thấy đồng đội mình vẫn an toàn trở về và cũng là để truyền cho nhau­­­ hơi ấm, sức mạnh, lòng quyết tâm để lái những chiếc xe v­­­ượt lên phía trư­­­ớc. (Liên hệ với cái cái nắm tay trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu  Th­­ương nhau tay nắm lấy bàn tay)

- Khổ 2: 

+ Tác giả đã tái hiện lại một cách chân thực cuộc sống của người lính lái xe. Mọi sinh hoạt đều rất tạm bợ, thiếu thốn: Bếp Hoàng Cầm dựng giữa trời, chung bát chung đũa, võng  mắc chông chênh. Nhưng với họ như vậy là gia đình (Một cách định nghĩa về gia đình thật lạ, thật hóm hỉnh mà chân thành sâu sắc - đó là gia đình của những người lính cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng chiến đấu).

+ Sau những phút nghỉ ngơi thoáng chốc và bữa cơm thời chiến vội vàng bên nhau, họ lại lên đ­­­ường. Cách diễn đạt linh hoạt, tự nhiên như đời sống giản dị của người lính tiếp tục được tác giả thể hiện trong khổ thơ.

 Từ láy chông chênh gợi cảm giác bấp bênh, không bằng phẳng - đó là những khó khăn gian khổ trên con đường ra trận.

 Câu thơ Lại đi, lại đi trời xanh thêm có bảy chữ tất cả đều là thanh bằng gợi cảm giác nhẹ nhõm rất ung dung, lạc quan của ngư­­ời lính.

 Điêp ngữ lại đi, lại đi nhấn mạnh nhịp sống chiến đấu và hành quân của tiểu đội xe không kính mà không một sức mạnh, bom đạn nào có thể ngăn cản nổi. Ngỡ như­­­ họ không ngừng, không nghỉ càng đi sâu vào chiến trường, chứng tỏ chiến thắng càng lớn, con đường giải phóng rộng hơn xa hơn, vì thế trời càng xanh thêm

Trời xanh là hình ảnh ẩn dụ, biểu t­­­ượng cho bầu trời tự do và có lẽ trời xanh thêm vì lòng  người  lính luôn có sẵn niềm tin về một  ngày mai tư­­­ơi sáng.

* Hiện thực tươi rói và lãng mạn trong trẻo còn được thể hiện ở tấm lòng lòng yêu nư­­­ớc, ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nư­­­ớc.

- Khổ còn lại:

+ Khái quát ý: Hoàn thiện bức chân dung tuyệt vời về người lính lái  xe với lòng yêu nư­­­ớc ý chí quyết tâm giải phóng Miền Nam thống nhất đất n­­­ước.        

+ Hai câu đầu tiếp tục khắc họa những chiếc xe không kính. Bom đạn của chiến tranh không chỉ làm cho những chiếc xe không có kính mà những chiếc xe còn bị hư­­ hỏng nhiều hơn không có đèn, không có mui, thùng xe có xước... 

+ Hai câu thơ đầu tiếp tục khắc họa những chiếc xe không kính để làm nổi bật vẻ đẹp người lính lái xe. Bom đạn của chiến tranh không chỉ làm cho những chiếc xe không có kính mà những chiếc xe còn bị hư hỏng nhiều hơn: không có đèn,  không có mui, thùng xe có xước...

 Điệp ngữ không có đ­­­ược nhắc đi nhắc lại tới ba lần trong hai câu thơ cùng với phép liệt kê như­­­ nhân lên những thử thách khốc liệt của chiến tranh.

 Hai dòng thơ ngắt ra làm bốn khúc như­­­ bốn chặng đ­­­ường gập ghềnh, khúc khuỷu đầy chông gai.

→ Những chiếc xe không kính một lần nữa giúp ng­­ười đọc hiểu rõ hơn về hiện thực khốc liệt của chiến tranh và càng người lên vẻ đẹp của ng­­ười lính lái xe.

+ Trên những chiếc xe mang đầy thương tích, ng­­ười lính vẫn kiên cường vượt lên trên bom đạn, hăm hở lao ra tiền tuyến với một tình cảm cảm thiêng liêng “vì Miền Nam”, vì cuộc chiến đấu giành độc lập thống nhất đất nước.               

 Đối lập với cái không có ở hai câu thơ trên là cái ở hai câu cuối: có một trái tim.

Trái tim là một hình ảnh hoán dụ tuyệt đẹp chỉ ng­­ười lính lái xe với một trái tim gan góc, kiên c­­ường, trái tim yêu n­­ước mang khát vọng sống cao đẹp: quyết tâm giải phóng Miền Nam thống nhất đất n­­ước.

→ Cội nguồn, sức mạnh của cả đoàn xe, phẩm chất anh hùng của người lính lái xe tích tụ, kết đọng lại ở cái “trái tim” gan góc, kiên cường.

 Câu thơ cuối được coi là nhãn tự, là con mắt của bài thơ, bật sáng chủ đề, toả sáng, hoàn thiện bức chân dung của ng­­ười lính lái xe: Nhà thơ tô đậm những cái “không” để làm nổi bật cái “”, làm nổi bật chân lí của thời đại: bom đạn, chiến tranh có thể làm cho những chiếc xe bị méo mó, biến dạng... hoặc huỷ hoại những giá trị vật chất nhưng không thể bẻ gẫy được những giá trị tinh thần cao đẹp, ý chí quyết tâm của người lính lái xe.

→ Như­­ vậy sức mạnh có thể quyết định chiến thắng nhưng không phải là vũ khí hay công cụ mà là con ng­­ười có trái tim nồng nàn yêu nư­­ớc, có niềm tin vững chắc vào tương lai.

c. Đánh giá: (0,5 điểm)

- Khái quát nghệ thuật, vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn: Lựa chọn hình ảnh thơ độc đáo, có sáng tạo tinh tế nhưng mang đậm chất hiện thực; ngôn ngữ của đời sống thường ngày, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng trẻ trung, tinh nghịch nhưng rất tự nhiên; các biện pháp nghệ thuật điệp ngữ, ẩn dụ, hoán dụ... Và đặc biệt là sự kết hợp hài hòa bởi yếu tố hiện thực tươi rói và yếu tố lãng mạn trong trẻo để thể hiện vẻ đẹp của ngư­­­ời lính lái xe Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

- Vẻ đẹp của người lính lái xe với vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ và ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nư­ớc giúp người đọc hiểu hơn về thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng hào hùng của dân tộc.

- Có thể liên hệ vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê; người lính trong bài Nhớ - Phạm Tiến Duật.... Họ là những con người:

”Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước,

Mà lòng phới phới dậy tương lai.”

(Nước non ngàn dặm - Tố Hữu)

3. Kết bài (0,25 điểm)

- Khẳng định vấn đề nghị luận

 

  1. Dạng đề so sánh giữa 2 đoạn thơ, bài thơ:

Nhiệm vụ 3: GV phát phiếu bài tập theo nhóm (3 hoặc 4 thành viên), các nhóm thảo luận trong 7 phútlên bảng trình bày.

PHIẾU BÀI TẬP 3

Đề bài: Vẻ đẹp của người lính qua hai đoạn thơ sau:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

(Đồng chí – Chính Hữu)

 

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái tim.

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Mở bài:

- Giới thiệu đề tài người lính trong thơ ca

- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận

2. Thân bài:

a. Phân tích lần lượt từng đoạn thơ:

* Đoạn trích bài thơ “Đồng chí”

- Hoàn cảnh sáng tác: 1948 – giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Nội dung: Đoạn trích phản ánh hiện thực đầy gian khổ của… trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Đó là căn bệnh sốt rét rừng (cơn ớn lạnh, sốt run người, trán ướt mồ hôi), là thiếu thốn đến cả trang phục cần thiết nhất (áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không giày), là thời tiết khắc nghiệt (miệng cười buốt giá).

- Nghệ thuật: Trong gian khó người lính đã thể hiện tình đồng đội, đồng chí sâu nặng. Họ đồng cam cộng khổ, san sẻ cho nhau (nghệ thuật sóng đôi: anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh), gắn bó, tin yêu vượt qua gian khó (thương nhau tay nắm lấy bàn tay).

* Đoạn trích bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:

- Hoàn cảnh sáng tác: 1969 - giai đoạn ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

- Nội dung: Đoạn trích chân thực hiện thực chiến trườngchống Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn mà người lính lái xe phải đối mặt. Chiến trường ác liệt làm những chiếc xe bị biến dạng (không kính, không đèn, không mui, thùng xe có xước), tính chất ác liệt ngày càng tăng tàn khốc (phép liệt kê).

- Nghệ thuật: Tác giả đặt người lính lái xe vào thử thách thực tế đầy ác liệt đó (phép tương phản giữa hai câu thơ đầu với hai câu sau). Đối diện với thử thách người lính càng tỏa sáng vẻ đẹp tinh thần, vẻ đẹp của tình yêu nước, yêu miền Nam, ý chí giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (giọng điệu ngang tàng, khấu khí và hoán dụ trái tim).

b. Đánh giá điểm chung, điểm riêng

* Điểm chung:

- Hai đoạn thơ đều sử dụng từ ngữ dễ hiểu, hình ảnh chân thực

- Phản ánh chân thực hiện thực chiến trường để từ đó khắc họa vẻ đẹp của người chiến sĩ (...).

- Bút pháp tả thực

* Điểm khác biệt:

- “Đồng chí” phản ánh chân thực hiện thực gian khó những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và tình đồng chí của người lính với những biểu hiện cụ thể.

- “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” phản ánh đúng tính chất khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ và sức mạnh tinh thần của người lính – yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến.

→ Họ là hình ảnh đại diện cho thế hệ trẻ, mang trong mình hoài bão, ước mơ, sống – cống hiến hết mình cho hòa bình và phồn vinh của đất nước.

c. Bày tỏ suy nghĩ của bản thân

- Trân trọng, ngưỡng mộ, cảm phục ý chí, quyết tâm, bản lĩnh của người lính.

- Có hành động cụ thể noi gương anh bộ đội cụ Hồ.

3. Kết bài

- Khái quát lại vấn đề nghị luận

 

  1. CỦNG CỐ - DẶN DÒ

-  Nắm bắt chắc chắn những nội dung trọng tâm đã ôn trong buổi học.

-  Bài tập về nhà: Làm phiếu bài tập số 3 dựa vào dàn ý chi tiết.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay