Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Luyện tập dạng đề 1 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Luyện tập dạng đề 1 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 5: LUYỆN TẬP DẠNG ĐỀ 1

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức: Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.
  2. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

Làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

  1. Về phẩm chất

- Tự nhận thức: Các sự việc, hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống.

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: Phân tích, bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về một số sự việc, hiện tượng tích cực – tiêu cực trong cuộc sống.

- Ra quyết định: Lựa chọn cách thể hiện quan điểm trước những sự kiện, hiện tượng tích cực hay tiêu cực, những việc cần làm, cần tránh trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:

- GV nêu đề bài: Hãy nhắc lại dàn ý của một bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.

- Gợi ý: Dàn ý chung

  1. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.
  2. Thân bài:

- Giải thích: Nếu như trong bài có khái niệm, thuật ngữ cần làm rõ.

- Chỉ ra những biểu hiện, thực trạng: Hiện tượng đó đã và đang diễn ra như thế nào ?

- Phân tích các nguyên nhân về sự việc, hiện tượng cần nghị luận.

+ Nguyên nhân chủ quan: do cá nhân

+ Nguyên nhân khách quan: do gia đình, nhà trường, xã hội.

- Chỉ ra hậu quả về vấn đề, hiện tượng cần nghị luận.

+ Đối với cá nhân

+ Đối với cộng đồng, xã hội

- Đề xuất những giải pháp khắc phục, ngăn chặn sự việc, hiện tượng tiêu cực

- Bài học nhận thức và hành động ( liên hệ bản thân)

  1. Kết bài:

- Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề.

- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:
  6. Dạng đề đọc hiểu

Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập cho các nhóm, mỗi nhóm gồm 4 thành viên, các nhóm thảo luận trong 7 phút và lập dàn ý cho từng đề bài.

PHIẾU BÀI TẬP 1

Đề bài: Trong những năm gần đây hiện tượng cháy rừng xảy ra thường xuyên gây thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Mở bài

- Dẫn dắt giới thiệu về nạn cháy rừng.

- Nêu nhận định chung

2. Thân bài

a. Giải thích: Rừng là gì ?

- Rừng là một quần xã sinh vật trong đó cây rừng là thành phần chủ yếu.

- Là tài nguyên quý của quốc gia, có giá trị vô cùng to lớn đối với đời sống của con người.

b. Thực trạng:

- Hiện nay trên cả nước có rất nhiều những vụ cháy rừng xảy ra, rất nghiêm trọng.

- Dẫn chứng, số liệu

+ Vào năm 2019 đã có hơn 156 vụ cháy rừng ở Việt Nam.

+ Đầu năm 2020 đến nay đã xảy ra 26 vụ cháy rừng.

+ Một số vụ cháy rừng đáng chú ý đã diễn ra trong thời gian gần đây như:

+ Ngày 5/5/2020 cháy 30ha rừng ở Quảng Bình.

+ Cháy rừng ở Úc.

c. Nguyên nhân:

+ Khách quan: Biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, nhiệt độ thay đổi thất thường, vào mùa hanh khô, cây khô héo, dễ bén lửa.

+ Chủ quan: Do con người tác động: dùng lửa để đốt rừng với mục đích làm nương rẫy dẫn đến nguy cơ cháy rừng.

d. Hậu quả: vô cùng nghiêm trọng gây tổn thất nặng nề đối với kinh tế, đời sống của mỗi con người và toàn xã hội.

- Nhiều động vật đang trên đà tuyệt chủng.

- Ảnh hưởng ô nhiễm không khí trầm trọng.

- Con người đang dần mất đi lá phổi xanh.

-  Lũ lụt ở đồng bằng, do không có cây rừng giữ nước đầu nguồn.

- Đất sói mòn, không còn màu mỡ.

- Ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu (trái đất nóng lên, nước biển dâng cao có nguy cơ nhấn chìm các quốc đảo và các nước thuộc lục địa ven biển,…)

e. Giải pháp

- Tích cực trồng cây gây rừng

- Xử lí nhanh chóng, kịp thời khi cháy rừng diễn ra

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử phạt nghiêm khắc những hành vi chặt phá rừng.

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng cháy, chữa cháy.

- Xây dựng các dự án phát triển rừng cho từng địa phương, đặc biệt là khu vực đầu nguồn.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại tác hại nghiêm trọng của cháy rừng.

- Liên hệ bản thân.

 

PHIẾU BÀI TẬP 2

Đề bài: Bạo lực học đường ở học sinh hiện nay.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Mở bài: Mỗi ngày lên mạng internet ta chứng kiến biết bao clip được các bạn trẻ đưa lên. Đó không phải là những tấm gương, hành động cao đẹp mà là những vụ đánh nhau, gây rối thậm chí là xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhau. Bạo lực học đường đang trở thành một  vấn đề nóng đối với toàn xã hội.

2. Thân bài:

a. Thực trạng:

Chỉ cần lên Google gõ cụm từ “ học sinh đánh nhau” thì chỉ cần 0,08 giây tìm kiếm sẽ cho ta 3.143.000 kết quả có liên quan. Đây là con số khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những video clip quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu học sinh đang đấm đá, xé áo, túm tóc lẫn nhau gây ám ảnh cho người xem về một thế hệ tuổi trẻ nhưng nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.

Nguyên nhân của các vụ đánh nhau trên thường là do hs cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực, do ghen tị về thành tích học tập, do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó còn là một số nguyên nhân khó tưởng tượng như: thích thì đánh cho nó chừa, nhìn đểu…

Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, có nguy cơ bùng  nổ lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu xã hội đen mà không cần đến sự giúp đỡ của các thầy cô, nhà trường.

b. Nguyên nhân: Học sinh bị tiêm nhiễm lối ứng xử bên ngoài nhà trường, thậm chí là từ chính cha mẹ, người lớn trong gia đình. Bản thân các em có cái tôi cá nhân quá lớn, gia đình chưa có sự uốn nắn, điều chỉnh kịp thời đối với các hành vi lệch lạc.

c. Hậu quả: Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghêm trọng, khó lường như gây tổn thương, dư chấn về tinh thần và thể xác, có trường hợp còn dẫn tới thiệt mạng như vụ HS lớp 10 ở Đồng Nai đâm chết bạn ngay ở cửa lớp. Điều này gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ.

d. Giải pháp:

Toàn xã hội cần phải củng cố nâng cao chất lượng môi trường xã hội văn minh, tiến bộ, có biện pháp ngăn chặn và có chế tài đối với những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội, nghiêm cấm các game bạo lực.

Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình, loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – xã hội. HS cần nghiêm túc kiểm điểm bản thân, biết kiềm chế tránh nổi nóng, biết nhận lỗi khi làm sai và phải có lòng vị tha.

Nhà trường cần phát huy vai trò của đội ngũ GVCN, nắm bắt kịp thời tâm tư nguyện vọng của các em HS. Quan tâm nhiều hơn tới HS cá biệt nhưng nếu các em tái phạm hành vi thì cũng cần có biện pháp xử lí nghiêm khắc. Tình thương và trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.

3. Kết bài:

Vì một môi trường học đường lành mạnh, HS hãy NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG. Mỗi người lớn trong gia đình phải là một tấm gương cho con em noi theo.

 

PHIẾU BÀI TẬP 3

Đề bài:

a. Trái đất đang phải đối mặt với rất nhiều vấn nạn trong đó có rác thải nhựa đã và đang làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề ấy.

b. Điện thoại di động là một trong những phương tiện thông tin liên lạc hữu ích của con người hiện nay. Thế nhưng, một bộ phận học sinh lại sử dụng nó chưa đúng cách, với mục đích chưa tốt. Trình bày suy nghĩ của me về hiện tượng trên.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

a.

1. Mở bài:

- Đặt vấn đề.

- Dẫn dắt vào vấn đề rác thải nhựa đang gây ô nhiễm nghiêm trọng.

2. Thân bài:

a. Giải thích: Rác thải nhựa là những đồ dùng bằng nhựa như ống hút, núi nilông, hộp xốp mà con người đã sử dụng một lần hoặc hai ba lần sau đó vất đi trong những thùng rác hoặc ven đường.

b. Thực trạng & biểu hiện:

- Rác thải nhựa có mặt ở khắp nơi từ công viên, trường học, bệnh viện đặc biệt là trong các khu chợ.

- Học sinh thường xuyên mua trà sữa đựng trong những chiếc hộp nhựa, sữa chua hay đồ ăn vặt đựng trong các hộp xốp. Sau khi ăn và uống xong, liền quăng vào thùng rác hoặc ngăn bàn.

- Những bà nội trợ sử dụng rất nhiều tui nilông để đựng rau củ, đồ ăn khi đi chợ và khi túi đã dơ sẽ quăng vào thùng rác.

c. Nguyên nhân:

- Do những đồ dùng bằng nhựa đã trở nên quá phổ biến với người tiêu dùng bởi sự tiện lợi và giá thành khá rẻ.

- Hiểu biết của chúng ta về chất thải nhựa còn quá kém

- Do trình độ công nghệ còn nhiều lạc hậu, công nghệ tái chế và xử lý chất thải còn lạc hậu.

- Nhiều người dân còn ham lợi nhuận.

d. Hậu quả:

- Trực tiếp ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như môi trường sống của con người.

- Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, thoái hoá đất.

- Làm ảnh hưởng tới nguồn thuỷ hải sản.

- Đất nước phải chịu rất nhiều chi phí để xử lý rác thải và bảo vệ môi trường.

e. Biện pháp:

- Nâng cao ý thức của người dân trong việc sử dụng đồ nhựa.

- Chỉ sử dụng túi nilông khi thật cần thiết, thay vào đó là túi vải, túi giấy.

- Thay những chai nhựa bằng bình nước có thể sử dụng nhiều lần, bình giữ nhiệt.

- Mỗi chúng ta cần có ý thức hơn khi đi mua đồ

- Tuyên truyền cho người dân về tác hại của rác thải nhựa như chai nhựa, hộp xốp.

- Các cơ quan chức năng cần tuyên truyền và sản xuất các loại túi thân thiện với môi trường.

- Doanh nghiệp phải cam kết sử dụng túi nilon thân thiện với môi trường.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại tác hại nghiêm trọng của rác thải nhựa đối với môi trường.

- Liên hệ bản thân: Chỉ sử dụng túi khi thật cần thiết.

b.

1. Mở bài:

- Đặt vấn đề:

+ Ngày nay hầu hết phụ huynh đều trang bị cho con em mình chiếc điện thoại để tiện liên lạc, theo dõi hoặc phục vụ việc tìm tư liệu học tập trên in-ternet

+ Một bộ phận không nhỏ hs sử dụng điện thoại di động chưa đúng cách, đúng mục đích.

2. Thân bài:

a. Giải thích: Điện thoai di động là điện thoại cầm tay có kích thước nhỏ, gọn, có hòa mạng giúp trao đổi thông tin liên lạc. Ngày nay những chiếc điện thoại thông minh còn có nhiều chức năng như nghe nhạc, chơi game, xem phim.

b. Biểu hiện:

- Dùng không đúng cách: trong giờ học, khi tham gia giao thông, khi đêm đã khuya.

- Dùng sai mục đích: quay cóp, lên mạng chép bài, chép văn mẫu, đăng clip xấu.

c. Nguyên nhân:

- Do sự bùng nổ của công nghệ thông tin

- Do cha mẹ quá nuông chiều con

- Do học sinh chưa nhận thức được đúng đắn và lạm dụng chức năng của điện thoại.

d. Hậu quả:

- Dùng điện thoại tra đáp án tạo thói quen lười suy nghĩ, ỷ lại.

- Học hành sa sút, hổng kiến thức.

- Dễ gây ra bệnh vô cảm.

e. Biện pháp khắc phục:

- Mỗi học sinh cần tự giác trong học tập, biết sử dụng điện thoại đúng cách.

- Gia đình cần quan tâm, gần gũi các em hơn.

- Nhà trường siết chắt hơn công tác quản lý học sinh, tổ chức nhiều sân chơi lành mạnh, thú vị.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại tác hại của điện thoại di động đối với HS.

- Liên hệ bản thân: Chỉ sử dụng điện thoại di động khi cần thiết, đúng mục đích.

 

Nhiệm vụ 2: GV phát phiếu bài tập và yêu cầu HS hoàn thành đề sau:

PHIẾU BÀI TẬP 4

I/ Đọc – hiểu văn bản

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với các em về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chết người ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiều người mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Căn bệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lối bầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội.

Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cách nhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghe giảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.

Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiến thức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ cho chính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Kể ra thì còn nhiều triệu chứng lười nữa. Chắc rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã mắc phải những triệu chứng đó.

Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họ không suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ này sang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”.

(Một phút chữa bệnh lười – PGS. TS Văn Như Cương)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên? Hãy cho biết mối quan hệ giữa người nói và người nghe?

Câu 2. Nội dung chính được đề cập đến trong đoạn trích trên là gì?

Câu 3: Trong câu văn “ Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cách nhanh chóng từ “bệnh” được dùng theo nào? Nêu phương thức chuyển nghĩa?

Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với em?

II/ Làm văn

Hãy nêu suy nghĩ của em về bệnh lười của học sinh ngày nay.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I/ Đọc – hiểu văn bản

Câu 1.

- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

- Mối quan hệ: thầy – trò

Câu 2. Lời nhắn nhủ của người thầy giáo với học sinh về tác hại nghiêm trọng của bệnh lười.

Câu 3. bệnh – nghĩa chuyển – phưởng thức: ẩn dụ

Câu 4. Mỗi em học sinh cần phải nhận thức được tác hại nghiêm trọng của bệnh lười, tự biết tránh xa và chữa trị nó.

II/ Làm văn

Đề bài: Nghị luận về bệnh lười biếng của học sinh hiện nay.

1. Mở bài: Hiện nay bệnh lười biếng ở học sinh đã trở thành một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm gây nên bao nỗi lo lắng cho các bậc phụ huynh và toàn xã hội.

2. Thân bài

- Giải thích: Lười biếng là trạng thái mà cơ thể không muốn học tập, lao động hay làm việc bất chấp mọi hậu quả có thể xảy ra.

- Thực trạng và biểu hiện:

+ Bên cạnh nhiều học sinh chăm chỉ vẫn còn khá nhiều em lười biếng.

+ Lúc đầu chỉ là những biểu hiện đơn giản như lười làm bài, lười phát biểu, dần dần lười suy nghĩ, lười lao động. Lười biếng sẽ tạo thành một căn bệnh nan y khó chữa.

- Nguyên nhân:

+ Ý thức của mỗi người học sinh còn quá kém chỉ muốn trốn tránh mà không muốn bắt tay vào làm,  chỉ biết dựa dẫm vào cha mẹ dù đã đủ tuổi trưởng thành để có thể tự lập, làm những việc phù hợp với mình.

+ Phần đa học sinh đều chưa ý thức được những hậu quả, tác hại mà căn bệnh gây ra.

+ Internet ngày càng phát triển đem lại rất nhiều thuận lợi nhưng nó cũng triệt tiêu đi sự sáng tạo của học sinh bởi chỉ cần 1 cú click chuột là đã có nhan nhản những bài văn mẫu trên mạng, những bài giải có sẵn đáp án dần dần khiến học sinh ngày càng trở nên lười suy nghĩ, thụ động.

+ Các bậc phụ huynh quá quan tâm, nuông chiều con, không để con làm bất cứ việc gì khiến các bạn học sinh ngày càng trở nên lười biếng.

- Hậu quả: nghiêm trọng

+ Kết quả học hành ngày một sa sút dẫn đến chán nản, không có ý chí cố gắng học hành, dần buông xuôi, kiến thức không có tương lai ảm đạm.

+ Không sống tự lập được, chỉ biết dựa dẫm vào người khác.

+ Không vận động dẫn đến sức khỏe ngày càng sa sút, không suy nghĩ dần dần sẽ trở nên thụ động, sẽ chẳng có tương lai nếu tiếp tục lười biếng.

- Biện pháp:

+ Mỗi cá nhân phải tự biết nâng cao ý thức của mình và có biện pháp để chữa bệnh lười. Hãy lập cho mình một thời gian biểu các công việc cần hoàn thành và quyết tâm hoàn thành các công việc đã đề ra.

+ Luôn rèn cho mình khả năng tự làm, tự suy nghĩ, quyết tâm chăm chỉ để loại bỏ bệnh lười.

+ Các gia đình cần có phương pháp giáo dục con đúng đắn, hợp lý, không nuông chiều con, hãy tạo điều kiện để con làm những việc phù hợp với sức khỏe của mình sau những giờ học.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề.

- Liên hệ bản thân.

 

  1. CỦNG CỐ - DẶN DÒ

- Hs xem lại các bài tập đã làm, nhớ cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.

- Bài tập về nhà: lập dàn ý chi tiết cho đề sau:

Đề bài: Hiện tượng ném đá trên mạng xã hội đã đang phổ biến gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hãy nêu suy nghĩ của em về vấn đề trên.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay