Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Ôn tập học kì 1

Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Ôn tập học kì 1. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: =>

Xem toàn bộ:

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BUỔI 19: ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

- Củng cố một số nội dung phần Tiếng Việt đã học ở học kì 1.

- Hệ thống kiến thức Tập làm văn đã học ở học kì 1. Ôn tập bám sát dạng đề thi học kỳ.

- Khái quát hệ thống các văn bản đã học ở học kỳ 1 lớp 9.

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Phát hiện, vận dụng các phương châm hội thoại, hệ thống từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.

- Thấy được tính kế thừa và phát triển của các nội dung Tập làm văn đã học ở lớp 9 bằng cách so sánh với nội dung các kiểu văn bản đã học ở những lớp dưới.

  1. Về phẩm chất

- Hình thành thói quen linh hoạt khi vận dụng các phương châm hội thoại, hệ thống từ ngữ xưng hô trong giao tiếp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:

- GV nêu đề bài: Kể tên các văn bản hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9 HKI.

- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Ôn tập lại những kiến thức cơ bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 - HKI

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức trong chương trình Ngữ văn 9 - HKI
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại những kiến thức cơ bản của phần Tiếng Việt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Liệt kê những kiến thức đã học ở phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 9 – HKI.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức cơ bản của phần Văn bản

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các em đã học những thể loại văn học nào trong chương trình Ngữ văn 9 – HKI? Liệt kê những văn bản trong từng thể loại đã học.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức cơ bản của phần Tập làm văn

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Các em đã học những thể loại văn bản nào? Em hãy nêu đặc điểm của các thể loại đó.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Phần Tiếng Việt: Cần nắm vững các nội dung sau :

- Các phương châm hội thoại.

- Xưng hô trong hội thoại.

- Cách dẫn trực tiếp, gián tiếp.

- Sự phát triển của từ vựng.

- Trau dồi vốn từ, thuật ngữ và các nội dung của phần tổng kết từ vựng.

 

 

 

 

 

2. Văn bản: Nắm vững nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật các văn bản :

- Văn bản nhật dụng: Phong cách Hồ Chí Minh, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố Thế giới về sự sống còn và Quyền được bảo vệ phát triển của trẻ em.

- Văn học Trung đại: Chuyện người con gái Nam Xương, Chương 14 Hoàng Lê  nhất thống chí, các đoạn trích Truyện Kiều, truyện Lục Vân Tiên.

- Văn học hiện đại: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Ánh trăng, Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà.

- Chú ý:

+ Ôn luyện kĩ năng viết một đoạn văn, bài văn ngắn cảm nhận về đoạn thơ, đoạn văn, các hình tượng trong thơ, các nhân vật liên quan,…

+ Chép lại một đoạn thơ, tóm tắt truyện và nêu ý nghĩa.

3. Tập làm văn: Nắm vững kĩ năng làm bài văn:

- Thuyết minh: xác định đối tượng, lượng tri thức cần cung cấp, các phương pháp, vận dụng được biện pháp nghệ thuật tự thuật, kể chuyện , miêu tả.  

- Tự sự: Xác định đề tài, chủ đề, xây dựng cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, ngôi kể. Chú ý kĩ năng miêu tả nội tâm, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, nghị luận.

- Chú ý các dạng đề tài: việc tốt, lỗi lầm, kỉ niệm, nếp sống văn minh, ca ngợi những tình cảm cao đẹp,…

 

Hoạt động 2: Ôn tập lại những kiến thức vận dụng trong chương trình Ngữ văn 9 - HKI

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức vận dụng trong chương trình Ngữ văn 9 - HKI
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Nhắc lại những kiến thức cơ bản của phần Tiếng Việt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Nhóm 1: Các em hoàn thành bài tập về phương châm hội thoại.

+ Nhóm 2: Phân biệt lời dẫn trực tiếp lời dẫn gián tiếp.

+ Nhóm 3: Nêu cách chuyển lời dẫn trực tiếp (lời thoại của nhân vật) thành lời dẫn gián tiếp? Thuật lại lời nhân vật Vũ Nương theo cách dẫn gián tiếp:

“Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn rằng:

- Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, tôi sẽ trở về.”

+ Nhóm 4: Tìm ví dụ minh họa cho những cách phát triển từ vựng nêu ở sơ đồ về sự phát triển của từ vựng. Nêu đặc điểm từ xưng hô Tiếng Việt.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức cơ bản của phần Tập làm văn

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu những đặc điểm và chú ý khi sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn tự sự.

+ Nêu những đặc điểm và chú ý khi sử dụng yếu tố nghị luận nội tâm trong văn tự sự.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức cơ bản của phần Văn học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Tóm tắt nội dung các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn 9 – HKI.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

B. KIẾN THỨC VẬN DỤNG

I. TIẾNG VIỆT.

1. Phương châm hội thoại

 

PCHT

Vi phạm hay tuân thủ

Dây cà ra dây muống

 

 

Cãi chày cãi cối

 

 

Nói ra đầu ra đũa

 

 

Lời chào cao hơn mâm cổ

 

 

Nói băm nói bổ

 

 

Khua môi múa mép

 

 

Ăn đơm nói đặt

 

 

Lúng búng như ngậm hột thị

 

 

Nói như đấm vào tai

 

 

Hứa hươu hứa vượn

 

 

Nói lắp bắp

 

 

* Gợi ý:

 

PCHT

Vi phạm hay tuân thủ

Dây cà ra dây muống

PC Cách thức

Vi phạm

Cãi chày cãi cối

PC về chất

Vi phạm

Nói ra đầu ra đũa

PC lịch sự

Tuân thủ

Lời chào cao hơn mâm cổ

PC lịch sự

Tuân thủ

Nói băm nói bổ

PC lịch sự

Vi phạm

Khua môi múa mép

PC về chất

Vi phạm

Ăn đơm nói đặt

PC về chất

Vi phạm

Lúng búng như ngậm hột thị

PC cách thức

Vi phạm

Nói như đấm vào tai

PC về chất

Vi phạm

Hứa hươu hứa vượn

PC về chất

Vi phạm

Nói lắp bắp

PC cách thức

Vi phạm

 

2. Phân biệt lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp

Khác nhau

Dẫn trực tiếp

Dẫn gián tiếp

Về nội dung

Nhắc lại đúng nguyên văn lời nói hay ý nghĩ

Thuật lại lời nói hay ý nghĩ, có điều chỉnh cho thích hợp

Về hình thức

Được đặt trong dấu ngoặc kép

Không đặt trong dấu ngoặc kép

 

3. Cách chuyển lời dẫn trực tiếp (lời thoại của nhân vật) thành lời dẫn gián tiếp:

- Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép (hoặc dấu gạch ngang đầu dòng).

- Thay đổi đại từ nhân xưng cho phù hợp

- Thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn.

- Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.

Ví dụ: Chuyển thành lời dẫn gián tiếp: Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng mà dặn Phan Lang rằng hãy nói hộ với Trương Sinh, nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ, xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về.

 

4. Sự phát triển của từ vựng.

Hoàn thành sơ đồ sau:

 

5. Đặc điểm từ xưng hô Tiếng Việt.

- Phong phú, tinh tế:

+ Đại từ dùng để xưng hô: tôi, chúng tôi, họ,…

+ Danh từ chỉ người được dùng như đại từ xưng hô: cô, chú, giám đốc, thầy,…

- Giàu sắc thái biểu cảm: thể hiện được sắc thái tình cảm thân sơ, trọng khinh… đối với đối tượng giao tiếp

II. LÀM VĂN.

1. Sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm trong văn tự sự.

- Miêu tả nội tâm là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng nhân vật.

+ Miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật (có thể dùng độc thoại nội tâm).

+ Miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật,…

- Với các đề văn trên, cần chú ý miêu tả nội tâm ở những hoàn cảnh có tính mâu thuẫn, xung đột như:

+ Tâm trạng trước khi đi đến một hành động có lỗi/ hành động tốt.

+ Miêu tả cử chỉ, điệu bộ, ngôn ngữ của nhân vật khi xảy ra xung đột (miêu tả nội tâm gián tiếp).

+ Tâm trạng ngay sau khi gây ra hành động có lỗi/hành động tốt.

+ Những suy nghĩ, trăn trở trong khoảng thời gian sau đó trước khi đi đến quyết định chữa lỗi (nếu có).

2. Sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự:

- Nghị luận là nêu lên các ý kiến, nhận xét, cùng những lí lẽ và dẫn chứng. Nội dung đó thường diễn đạt bằng hình thức lập luận làm cho câu chuyện thêm phần triết lí.

- Với các đề văn trên, cần chú ý kết hợp nghị luận ở những hoàn cảnh có tính tranh luận như sau:

+ Các đoạn đối thoại có tính tranh luận: kết tội, bào chữa, giải thích,…

+ Tự độc thoại đưa ra những lí do đúng để quyết định đi đến một hành động nào đó.

+ Tự độc thoại để đánh giá hành động của mình hay của người khác là đúng hay sai.

+ Tự suy ngẫm về những bài học kinh nghiệm sau kỉ niệm đó hoặc nêu lên những ý nghĩa gần gũi  có tính triết lí như:  tình bạn, lòng khoan dung, tính trung thực, tình nhân ái… (có thể sử dụng ở kết bài)

3. Văn thuyết minh

Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn thuyết minh.

III. VĂN HỌC.

1. Chuyện người con gái Nam Xương:

- Tóm tắt diễn biến về cái chết của Vũ Nương.

- Vì sao Vũ Nương phải chịu nỗi oan khuất? Từ đó em cảm nhận được điều gì về thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến?

2. Hồi 14 - Hoàng lê nhất thống chí:

- Nhận biết giọng điệu, thái độ trần thuật của tác giả về người anh hùng Nguyễn Huệ, vua tôi nhà Lê và bọn giặc xâm lược. Sự khác biệt đó nói lên điều gì về tác giả?

- Những vẻ đẹp của nhân vật người anh hùng Nguyễn Huệ?

3. Truyện Kiều:

- Viết đoạn văn giới thiệu vắn tắt về lai lịch truyện Kiều.

- Bút pháp ước lệ tượng trưng trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

- Cảm nhận vẻ đẹp mùa xuân trong 4 câu đầu và 6 câu cuối đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.

- Cảm nhận vẻ đẹp 4 câu thơ đầu và 8 câu thơ cuối “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

4. Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

- Cảm nghĩ về nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” và khát vọng của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu qua nhân vật này.

5. Đồng chí:

- Trình bày các cơ sở hình thành tình đồng chí?

- Trình bày các biểu hiện của tình đồng chí.

6. Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

- Cảm nhận khổ thơ đầu và khổ thơ cuối.

7. Đoàn thuyền đánh cá:

- Cảm nhận khổ thơ 1,3 và khổ thơ cuối.

8. Bếp lửa:

- Cảm nhận đoạn thơ “Nhóm bếp lửa… bếp lửa”.

9. Ánh trăng:

- Cảm nhận khổ 1-2, khổ 5-6

- Hãy phân tích những tầng ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng trong bài thơ.

10. Làng:

- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng tình huống truyện ngắn “Làng”. 

- Nêu ý nghĩa của truyện.

- Tóm tắt đoạn trích.

11. Lặng lẽ Sa Pa:

- Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”.

- Nêu ý nghĩa truyện? Suy nghĩ về nhan đề truyện.

12. Chiếc lược ngà:

- Tóm tắt đoạn trích “Chiếc lược ngà”. Nêu chủ đề truyện.

- Nhận xét về tình huống truyện?

13. Ngôi kể:

Trong 3 truyện ngắn trên, mỗi câu chuyện được kể theo ngôi kể nào? Tác dụng của các ngôi kể đó?

 

  1. BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  3. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS đọc các đề Tiếng Viết dưới đây và làm các bài tập theo hình thức cá nhân.

PHIẾU BÀI TẬP 1

Câu 1: Cho các từ ngữ: Nói có sách, mách có chứng; nói leo; nói dối; nói ra đầu ra đũa. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:

a. Nói có căn cứ chắc chắn là / …../

b. Nói rành mạch rõ ràng, cặn kẽ, có trước có sau là / …../

c. Nói chen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là /…../

d. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là /…../

Câu 2: Các cách nói sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Chữa lại các câu đó cho hợp lý.

a. Anh ấy đem cá về kho.

b. Lớp tôi năm bạn mua 20 quyển vở.

c. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt.

d. Nam dắt xe đạp vào quán sửa xe rồi nói: "Bơm cho cái xe".

e. Gà, ngan, vịt đều là những loài gia cầm nuôi ở nhà.

f. Chờ bạn lâu, Hà bảo: "Cậu có họ hàng với rùa từ bao giờ thế?"

Câu 3: Cho đoạn thơ sau:

Năm giặc đốt làng cháy tàn, cháy rụi

Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi

Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh:

“Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,

Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ

Cứ bảo nhà vẫn được bình yên…”

(Bếp lửa - Bằng Việt)

So sánh sự việc xảy ra với lời bà dặn cháu trong đoạn thơ, ta thấy một phương châm hội thoại đã bị vi phạm. Đó là phương châm nào? Sự không tuân thủ phương châm hội thoại như vậy có ý nghĩa gì?    

Câu 4: Cách nói: “thủ...giống thủ…, xôi…giống xôi” trong chuyện sau có vi phạm phương châm về lượng hay không? Hãy lí giải điều đó.

PHÙ THỦY SỢ MA

Vợ thầy phù thủy hỏi chồng :

- Nhà có bao giờ sợ ma không?

Thầy vênh mặt lên đáp :

- Hỏi thế mà cũng hỏi. Đã có phép trừ tà, tróc quỷ thì sao còn sợ ma nữa ?

Một hôm, thầy đi cúng cho người ta về. Trời tối, người vợ nấp trong bụi, cầm bát nhang hồng hoa lên dọa chồng. Thầy vội bắt quyết niệm thần chú. Nhưng đốm lửa lại quay tròn trước mặt. Thầy hoảng quá, vứt cả đồ lễ, vắt chân lên cổ chạy. Người vợ lượm cả lấy đem về. Hôm sau, chị ta dọn những thứ ấy cho chồng ăn. Thầy nhìn vào mâm, lẩm bẩm:

- Quái, thủ... giống thủ…, xôi... giống xôi.

(Theo tuyển tập văn học dân gian Việt Nam)

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1:

a. Nói có căn cứ chắc chắn là nói có sách, mách có chứng.

b. Nói rành mạch rõ ràng, cặn kẽ, có trước có sau là nói ra đầu ra đũa.

c. Nói xen vào chuyện của người trên khi không được hỏi đến là nói leo.

d. Nói sai sự thật một cách cố ý, nhằm che giấu điều gì đó là nói dối.

 Câu 2:

- Các ý (a,b) vi phạm phương châm hội thoại cách thức vì tạo ra cách kiểu mơ hồ.

→ Chữa lại: thêm một từ ngữ nào đó để mỗi câu chỉ có một cách hiểu duy nhất.

Ví dụ:

a.

+ Anh ấy đem cá về cất vào kho rồi.

+ Anh ấy đem cá về kho lên rồi.

b.

+ Lớp tôi, năm bạn đấy (mỗi người) thường mua 20 quyển vở.

+ Lớp tôi, năm bạn đấy (mỗi người) thường mua khoảng 20 quyển vở.

- Các ý (c,e) vi phạm phương châm về lượng vì đưa ra thông tin thiếu hoặc thừa.

→ Chữa lại: bổ sung hoặc bớt thông tin cho phù hợp.

c. Nó nhìn tôi bằng đôi mắt trìu mến. (thân thương, nghi ngờ,...)

e. Gà, ngan, vịt đều là những loài gia cầm.

- Các ý (d,f) vi phạm phương châm lịch sự: lời nói thiếu tôn trọng người giao tiếp.

→ Chữa lại: chọn cách diễn đạt dễ tiếp nhận hơn.

d. Nam dắt xe đạp vào quán sửa xe rồi nói: "Bác làm ơn bơm dùm cháu cái xe đạp này ạ".

e. Chờ bạn lâu, Hà bảo : "Cậu nhanh lên kẻo muộn rồi".

Câu 3:   

- Phương châm hôi thoại đã bị vi phạm là phương châm về chất.

- Sự không tuân thủ phương châm hội thoại như vậy là để thực hiện mục đích khác: Bà không muốn cháu thông báo cho bố mẹ biết những khó khăn ở nhà để bố mẹ cháu yên tâm công tác. Qua đó thấy được sự hi sinh của bà vì con cháu và tình cảm của bà đối với kháng chiến, đối với  đất nước.

Câu 4:   

Về nguyên tắc, cách nói thủ... giống thủ… , xôi... giống xôi vi phạm nguyên tắc về lượng (vì lặp lại nội dung thông tin), song, trong câu chuyện đã cho, cách nói đó được hiểu như sau:

Thủ trên mâm giống thủ thầy phù thủy mang về hôm trước, xôi cũng vậy.

 

PHIẾU BÀI TẬP 2

Câu 1: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong các trường hợp sau:

a. Tôi cũng kể cho chúng nghe nhiều về bà tôi, một hôm thằng lớn thở dài nói:

- Có lẽ tất cả các bà đều rất tốt, bà tới ngày trước cũng rất tốt,...

Nó thường nói một cách buồn bã: Ngày trước, trước kia, đã có thời... dường như nó đã sống trên trái đất này một trăm năm, chứ không phải mười một năm.

(M. Go-rơ-ki)

b. Ngọc Hoàng cân nhắc, tuyên phạt ruồi khổ sai chung thân; truyền cho chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn, kiến, nhện ra sức giết bớt ruồi, không cho đẻ nhiều. Ngọc hoàng lại nói với loài người: "Ruồi có tội mà con người cũng có lỗi. Con người phải thường xuyên đậy điệm thức ăn, làm vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh, chuồng trại phải xây theo lối mới thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và hạn chế tác hại của ruồi được".

(Theo Tường Lan)

Câu 2: Chuyển những lời dẫn trực tiếp trong các trường hợp sau theo cách dẫn gián tiếp:

a. Họa sĩ nghĩ thầm: "Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước, dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn".

(Nguyễn Thành Long)

b. Vũ Nương nói: "Tôi bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ còn mặt mũi nào về nhìn thấy người ta nữa".

(Nguyễn Dữ)

c. Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho mời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi:

- Quân Thanh sang đánh, tôi sắp đem binh ra chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua, tiên sinh nghĩ như thế nào?

Thiếp nói:

- Bây giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới đây, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh, không hiểu rõ thế nên đánh, nên giữ ra sao. Chúa công ra đi chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

(Ngô Gia Văn Phái)

Câu 3: Cho câu sau: Yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào thêm sức sống, sức cảm xúc, mến yêu và suy nghĩ, do đó mà thêm sức chiến đấu.

(Xuân Diệu)

Hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng câu trên làm lời dẫn trực tiếp.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong các trường hợp sau:

a.

- Lời dẫn trực tiếp: Đặt sau dấu gạch ngang đầu dòng:

Có lẽ tất cả các bài đều rất tốt, bà tới ngày trước cũng rất tốt.

- Lời dẫn gián tiếp: đặt sau dấu (:) Ngày trước, trước kia, đã có thời…

b.

- Lời dẫn trực tiếp: Đặt trong dấu ngoặc kép: "Ruồi có tội mà có người cũng có lỗi. Con người phải thường xuyên đậy điệm thức ăn, làm vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh, chuồng trại phải xây dựng theo lối mới thì mới ngăn chặn ruồi sinh sôi và hạn chế tác hại của ruồi được".

- Lời dẫn gián tiếp:

+ Ruồi khổ sai chung thân;

+ Chim chóc, cóc, nhái, thằn lằn, kiến, nhện ra sức giết bớt ruồi, không cho đẻ nhiều.

Câu 2: Chuyển:

a. Họa sĩ nghĩ rằng khách tới bất ngờ chắc anh thanh niên chưa kịp quét tước, dọn dẹp nhà cửa, chăn màn.

b. Vũ Nương nói rằng nàng bị chồng ruồng rẫy, thà già ở chốn làng mây cung nước, chứ chẳng còn mặt mũi nào về gặp Trương Sinh nữa.

c. Vua Quang Trung tự mình đốc suất đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi. Ngày 29 đến Nghệ An, vua Quang Trung cho mời người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn Thiếp vào dinh và hỏi quân Thanh sang đánh, ông sắp đêm binh da chống cự. Mưu đánh và giữ, cơ được hay thua thế nào.

d. Nguyễn Thiếp nói rằng hiện giờ trong nước trống không, lòng người tan rã. Quân Thanh ở xa tới, không biết tình hình quân ta yếu hay mạnh. Quanh Trung ra đi chuyến này, không quá mười ngày, quân Thanh sẽ bị dẹp tan.

Câu 3: Khi viết đoạn văn, chú ý để lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. Tham khảo đoạn văn sau:

Tác dụng của văn học đối với đời sống con người thật là to lớn. Đặc biệt là văn học bằng tiếng mẹ đẻ. Về điều này, nhà thơ Xuân Diệu viết: "Yêu quốc văn, yêu văn Việt thì tâm hồn ta sẽ dạt dào thêm sức sống, sức cảm xúc, mến yêu và suy nghĩ, do đó mà thêm sức chiến đấu". Đúng như vậy, biết yêu văn học, biết cảm thụ văn học, con người sẽ giàu tình cảm hơn và sẽ có cuộc sống nội tâm phong phú hơn, hoàn thiện hơn.

 

PHIẾU BÀI TẬP 3

Câu 1: Chỉ ra nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa câu những từ in đậm được dùng trong các trường hợp sau:

a.

Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội.

Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng.

(Nguyễn Khoa Điềm)

b.

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

(Hồ Chí Minh)

Câu 2:

Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ

(Nguyễn Du)

Những từ “cân, ép” trong câu thơ được chuyển nghĩa theo cách ẩn dụ hay hoán dụ? Trong những câu trên, từ “cân, ép” nghĩa là gì?

Câu 3: Tìm và chữ lỗi dùng từ trong các câu sau:

a. Vấn đề cơm ăn áo mặc cho nhân nhân là một trong những vấn đề quẫn bách và cần thiết.

b. Cuộc đời cách mạng rất quảng đại của các lãnh tụ cách mạng là tấm gương sáng để chúng ta noi theo.

c. Anh Trỗi vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.

d. Người cách mạng không sợ gió bão mưa phùn

e. Em hãy tả lại tinh thần ham học của một bạn trong lớp

f. Trong tù, người chiến sĩ cách mạng ấy ngâm thơ rất hay, giọng đầy cảm khoái.

g. Yếu điểm của anh ấy là thiếu quyết đoán trong công việc.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

Câu 1:

a.

- Từ "nghiêng" trong "nhịp chày nghiêng" là nghĩa gốc của từ, chỉ trạng thái của chiếc trời không theo phương thẳng đứng mà nghiêng về một bên.

- Từ "nghiêng" trong "giấc ngủ em nghiêng" được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, chỉ trạng thái giấc ngủ của em cu Tai. Giấc ngủ của em không được yên mà chập chờn nghiêng theo nhịp chày giã gạo của mẹ. Điều này chứng tỏ nỗi vất vả của mẹ đã lan truyền sang em, em cũng đang chia sẻ vất vả, nhọc nhằn cùng mẹ.

b.

- Từ "xuân " trong "Mùa xuân là tết trồng cây" hiểu theo nghĩa gốc: mùa đầu tiên trong năm, chuyển tiếp từ mùa đông sang, khi trời ấm áp, vạn vật sinh sôi, căng tràn sức sống.

- Từ xuân trong câu "Làm cho đất nước càng ngày càng xuân" được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ, chỉ sự tươi trẻ, sức sống dồi dào…

Câu 2:

- Trong câu thơ, từ "cân, ép" được dùng theo nghĩa ẩn dụ.

- Nghĩa của từ:

+ Cân: đánh giá  xem ra sao. (Mã Giám Sinh đánh giá tài sắc của Kiều)     

+ Ép: bắt buộc (buộc Kiều miễn cưỡng làm theo)

Câu 3: Tìm và chữ lỗi dùng từ trong các câu sau:

a. Vấn đề cơm ăn áo mặc cho nhân nhân là một trong những vấn đề quẫn bách và cần thiết.

b. Cuộc đời cách mạng rất quảng đại của các lãnh tụ cách mạng là tấm gương sáng để chúng ta noi theo.

c. Anh Trỗi vẫn hiên ngang đến phút chót lọt.

d. Người cách mạng không sợ gió bão mưa phùn.

e. Em hãy tả lại tinh thần ham học của một bạn trong lớp.

f. Trong tù, người chiến sĩ cách mạng ấy ngâm thơ rất hay, giọng đầy cảm khoái.

g. Yếu điểm của anh ấy là thiếu quyết đoán trong công việc.

 

Nhiệm vụ 2: GV đọc đề bài văn và yêu cầu HS chọn 1 đề để lập dàn ý cho đề đó.

PHIẾU BÀI TẬP 4

Đề 1: Có lần em làm một việc tốt, được cha, mẹ (hoặc thầy, cô) khen ngợi. Hãy kể lại chuyện đó. Trong bài làm có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm.

(Đề thi HK 1 năm học 2008-2009, Đà Nẵng)

Đề 2: Hãy kể lại một việc (một câu chuyện) thể hiện lòng nhân ái mà em đã làm (hoặc chứng kiến, hoặc nghe kể) trong đó có sử dụng các yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm.

(Đề thi HK 1 năm học 2009-2010, Đà Nẵng)

Đề 3: Những năm tháng trên ghế nhà trường, em đã có nhiều kỉ niệm khó quên về tình bạn. Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc nhất.

(Đề thi HK 1 năm học 2010-2011, Đà Nẵng)   

Đề 4: Kể lại một sự việc hoặc một câu chuyện trong đời sống đã để lại trong em ấn tượng tốt đẹp về tình người.

(Đề thi HK 1 năm học 2011-2012, Đà Nẵng)

Đề 5: Có lần em đã làm một việc không tốt khiến cha, mẹ (hoặc thầy, cô) buồn lòng. Hãy kể lại chuyện đó.

(Đề thi HK 1 năm học 2012-2013, Đà Nẵng)

Đề 6: Kể lại một câu chuyện xảy ra trong hoặc ngoài nhà trường đã khiến em trăn trở về đạo đức, lối sống của các bạn trẻ hiện nay.

(Đề thi HK 1 năm học 2014-2015, Đà Nẵng)

Đề 7: Kể lại một câu chuyện thể hiện lòng hiếu thảo của em hoặc của người khác mà em đã được chứng kiến (hay được nghe kể lại).

(Đề thi HK 1 năm học 2015-2016, Đà Nẵng)

Đề 8: Đóng vai Trương Sinh kể lại nỗi oan của Vũ Nương.

Đề 9: Đóng vai bé Thu kể lại đoạn trích “Chiếc lược ngà”

Đề 10: Thuyết minh về một tác phẩm em đã học trong chương trình Ngữ văn 9.

  1. CỦNG CỐ - DẶN DÒ

HS xem lại kiến thức Tiếng Việt, Tập làm văn, Văn học.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Cần nâng cấp lên VIP

Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:

  • Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
  • Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
  • Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
  • Câu hỏi và bài tập tự luận
  • Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
  • Phiếu bài tập file word
  • File word giải bài tập
  • Tắt toàn bộ quảng cáo
  • Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..

Phí nâng cấp:

  • 1000k/6 tháng
  • 1150k/năm(12 tháng)

=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu

Xem toàn bộ:

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay