Giáo án ôn tập Ngữ văn 9 bài: Văn bản nghị luận Việt Nam và nước ngoài
Dưới đây là giáo án ôn tập bài: Văn bản nghị luận Việt Nam và nước ngoài. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: =>
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BUỔI 2: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI
(Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới – Vũ Khoan
Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi)
I. MỤC TIÊU
- Kiến thức:
- Củng cố kiến thức về nội dung và nghệ thuật của hai văn bản nghị luận đã học: Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới và Tiếng nói của văn nghệ.
- Mở rộng nâng cao nội dung kiến thức của hai văn bản trên.
- Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để hiểu về nội dung đã học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.
Năng lực riêng biệt
- Rèn kĩ năng học sinh trong việc vận dụng kiến thức cơ bản làm các dạng bài tập.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn và rèn kĩ năng viết văn.
- Về phẩm chất
- Học tập tác phong con người trong thế kỉ mới.
- Niềm say mê, yêu thích văn nghệ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.
- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
b. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS suy nghĩ trả lời.
Tổ chức thực hiện:
- GV nêu đề bài: HS đọc bất cứ 1 bài thơ nào em thích. Trình bày cảm xúc, suy ngẫm của mình khi đọc bài thơ đó ?
- GV dẫn dắt vào phần ôn tập.
- HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Ôn tập lại những kiến thức về văn bản “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới”
- Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức về văn bản “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới”
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác giả Vũ Khoan. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về tác giả Vũ Khoan: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Vũ Khoan. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác phẩm “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Nêu xuất xứ của văn bản. + Nhóm 2: Nêu bố cục của văn bản. + Nhóm 3: Tóm tắt văn bản. + Nhóm 4: Nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 3: Nhắc lại kiến thức trọng tâm về tác phẩm “Chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Hãy chỉ ra đề tài và luận điểm chính của văn bản? + Nhóm 2: Bài viết có mấy luận cứ cơ bản? Hãy liệt kê những luận cứ đó? + Nhóm 3: Hãy chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam? Từ đó em có nhận xét gì? + Nhóm 4: Nhận xét gì về thái độ của tác giả khi phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tác giả: - Vũ Khoan là một nhà hoạt động chính trị. - Ông từng là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, từng là Bộ trưởng Bộ Thương mại, Phó Thủ tướng Chính Phủ.
II. Tác phẩm: a. Xuất xứ: Văn bản ra đời đầu năm 2001, đăng trên tạp chí “Tia sáng” - 2001, in vào tập “Góc nhìn của tri thức”, nhà xuất bản trẻ Thành phố Hồ Chí Minh - 2002. b. Bố cục: Gồm 4 phần: - Phần 1. Từ đầu đến “vai trò con người lại càng nổi trội”. Khái quát chung về vấn đề. - Phần 2. Tiếp theo đến “điểm mạnh và điểm yếu của nó”. Bối cảnh của thế giới hiện tại. - Phần 3. Tiếp theo đến “quá trình kinh doanh và hội nhập”. Những điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam. - Phần 4. Còn lại. Nhiệm vụ của thế hệ trẻ. c. Tóm tắt Đầu tiên, tác giả đặt ra cho nhiệm vụ cho người Việt Nam trước mục tiêu của đất nước là: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp cận nền kinh tế tri thức, thoát khỏi nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu. Tiếp đến là điểm yếu và điểm mạnh của con người Việt Nam. Điểm mạnh của người Việt Nam là thông minh, nhạy bén, cần cù, sáng tạo, tỉ mỉ, đoàn kết, đùm bọc trong chống giặc ngoại xâm và thích ứng nhanh. Còn điểm yếu của người Việt là thiếu kiến thức cơ bản, kém năng lực thực hành, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương, đố kị trong làm ăn, cuộc sống đời thường, hạn chế trong thói quen nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen bao cấp, thói khôn vặt và ít giữ chữ tín. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là chuẩn bị bản thân con người vì con người là động lực phát triển của lịch sử. d. Nội dung: - Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; Từ đó cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thế kỉ mới e. Nghệ thuật: - Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ thích hợp làm cho câu văn vừa sinh động, cụ thể, lại vừa ý vị, sâu sắc mà vẫn ngắn gọn. - Sử dụng ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống, cách nói trực tiếp, dễ hiểu, giản dị; - Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục. III. Kiến thức trọng tâm: 1. Đề tài và luận điểm cơ bản của bài viết. - Đề tài nêu rõ trong nhan đề: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. - Luận điểm: “Lớp trẻ Việt Nam... nền kinh tế mới” (câu văn đầu bài viết). 2. Hệ thống luận cứ trong văn bản. - Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị của bản thân con người. + Từ cổ chí kim, con người bao giờ cũng là động lực phát triển của lịch sử. + Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội. - Bối cảnh của thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước. + Thế giới hiện nay khoa học, công nghệ phát triển như huyền thoại; sự giao thoa, hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế. + Nước ta đồng thời phải giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khoải tình trạng nghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp; đẩy mạnh công nghệp hóa, hiện dại hóa; tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. - Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới. - Kết luận: Bước vào thế kỉ mới, đặc biệt là thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, rèn cho mình thói quen tốt ngay từ những việc nhỏ để đáp ứng nhiệm vụ của đất nước. 3. Điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam. - Điểm mạnh: + Thông minh, nhạy bén với cái mới. + Cần cù, sáng tạo. + Đoàn kết trong kháng chiến. + Thích ứng nhanh. → Đáp ứng yêu cầu sáng tạo của một xã hội hiện đại, thích ứng với hoàn cảnh đấu tranh bảo vệ đất nước. Tận dụng được cơ hội đổi mới. - Điểm yếu: + Yếu về kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành. + Thiếu đức tính tỉ mỉ, kỉ luật lao động thiếu coi trọng qui trình công nghệ. + Đố kị trong làm kinh tế. + Kì thị với kinh doanh, sùng ngoại hoặc bài ngoại, thiếu coi trọng chữ tín. → Khó phát huy trí thông minh, không thích ứng với nền kinh tế tri thức, không phù hợp với sản xuất lớn gây khó khăn trong quá trình kinh doanh và hội nhập. - Muốn mọi người Việt Nam Không chỉ biết tự hào về giá trị truyền thống tốt đẹp mà còn phải biết băn khoăn lo lắng về những yếu kém cần phải khắc phục. |
Hoạt động 2: Ôn tập lại những kiến thức về văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”
- Mục tiêu: Hệ thống lại những kiến thức về văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác giả Nguyễn Đình Thi. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin về tác giả Nguyễn Đình Thi: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về tác giả Nguyễn Đình Thi. + Năm sinh, năm mất. + Quê quán. + Hoạt động nghệ thuật và giải thưởng. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức khái quát về tác phẩm “Tiếng nói của văn nghệ” Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Nhóm 1: Nêu hoàn cảnh ra đời và xuất xứ của văn bản. + Nhóm 2: Nêu bố cục của văn bản. + Nhóm 3: Tóm tắt văn bản. + Nhóm 4: Nêu đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS thực hiện nhiệm vụ. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. | I. Tác giả: - Nguyễn Đình Thi (1924 - 2003) - Quê quán: Hà Nội - Hoạt động văn nghệ của Nguyễn Đình Thi từ trước cách mạng tháng Tám 1945. - Thành công ở thể loại kịch, thơ, âm nhạc, còn là cây bút lí luận phê bình nổi tiếng. - Năm 1996, Nguyễn Đình Thi được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
II. Tác phẩm: a. Hoàn cảnh ra đời: - Được viết năm 1948, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. - Xuất xứ: in trong cuốn “Mấy vấn đề về văn học” (xuất bản 1956). b. Bố cục: Gồm 4 phần: - Phần 1. Từ đầu đến “một cách sống của tâm hồn”. Nội dung của văn nghệ. - Phần 2. Tiếp theo đến “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm”. Sự cần thiết của văn nghệ. - Phần 3. Tiếp theo đến “mắt không rời trang giấy”. Sự cảm hóa của văn nghệ. - Phần 4. Còn lại: Sức mạnh của văn nghệ c. Tóm tắt Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực cuộc sống qua cái nhìn của người nghệ sĩ. Văn nghệ là sợi dây đồng cảm kì diệu giữa người nghệ sĩ và bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim. Văn nghệ giúp cho con người được sống phong phú hơn, tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình. d. Nội dung: - Văn nghệ có khả năng kì diệu trong đời sống. - Phản ánh và tác động đến đời sống, tâm hồn con người. - Văn nghệ làm giàu đời sống con người, hoàn thiện nhân cách con người. e. Nghệ thuật: - Có bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên. - Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, thuyết phục. - Có giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn của văn bản. |
- BÀI TẬP LUYỆN TẬP VẬN DỤNG
- Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
- Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: GV phát phiếu bài tập theo nhóm, chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm thảo luận trong 7 phút và đại diện nhóm lên bảng trình bày.
PHIẾU BÀI TẬP 1 Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “... Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng", nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng.” (Trích Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Vũ Khoan, Ngữ văn 9, tập hai) Câu 1. Đoạn trích đề cập đến vấn đề gì? Câu 2. Xác định phép liên kết hình thức trong hai câu đầu của đoạn trích. Câu 3. Em hiểu thế nào là thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”? Câu 4. Từ nội dung được đề cập trong đoạn trích, em thấy cần phải làm gì để phát huy điểm mạnh và hạn chế điểm yếu của bản thân (trình bày trong khoảng 5 - 7 dòng)?
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: Đoạn trích trên đề cập tới cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam. Câu 2: Phép liên kết trong hai câu thơ đầu là phép thế: "Bản chất trời phú ấy" Câu 3: Thiên hướng chạy theo những môn học "thời thượng": "Những môn học thời thượng” mà tác giả đề cập đến là những môn học được một bộ phận người ưa chuộng, thích thú nhưng chỉ mang tính chất tạm thời không có giá trị lâu bền. Câu 4: Các em hãy nêu cảm nhận của mình thông qua đoạn trích và cần ghi nhớ 2 điều về cái mạnh và cái yếu mà tác giả đã nhắc tới: - Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới. - Cái yếu của con người Việt Nam là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản → Điều cần thiết cho mỗi học sinh lúc này là cần phải thay đổi quan điểm học tập. Cần coi trọng tri thức, học cốt ở tinh không cốt ở đa. Phải xác định gắn học lí thuyết với thực hành, không nên máy móc theo sách giáo khoa, học là để lấy kiến thức, để vận dụng kiến thức và không vì lợi ích trước mắt mà chạy theo những môn học thời thượng . |
PHIẾU BÀI TẬP 2 Cho đoạn văn: “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người. Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn. Nghệ thuật giải phóng được cho con người khỏi những biên giới của chính mình, nghệ thuật xây dựng con người, hay nói cho đúng hơn, làm cho con người tự xây dựng được.” Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Hãy giới thiệu ngắn gọn về tác giả. Câu 2. Hãy diễn đạt nội dung của đoạn văn trên bằng một câu văn hoàn chỉnh. Câu 3. Chép lại và phân tích cấu tạo của một câu ghép có trong đoạn văn. Câu 4. Một số sự kiện văn hóa, thể thao gần đây cũng đã tác động tích cực đối với xã hội, đối với thế hệ trẻ và với mỗi người. Hãy chọn và trình bày suy nghĩ của em về một trong những sự kiện đó bằng một bài văn ngắn (khoảng một trang giấy thi).
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: - Đoạn văn trích từ văn bản: Tiếng nói của văn nghệ của tác giả Nguyễn Đình Thi. - Giới thiệu về tác giả: + Sinh năm 1924, mất năm 2003; quê ở Hà Nội. + Hoạt động văn nghệ đa dạng: làm thơ, viết văn, soạn nhạc, viết kịch, viết lí luận phê bình. + Nhà lãnh đạo văn hóa nghệ thuật uy tín (Tổng thư kí Hội Văn hóa cứu quốc, Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam). + Được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996. Câu 2. Nói lên tầm quan trọng , ý nghĩa của nghệ thuật đối với đời sống con người . Câu 3. Nghệ thuật/không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi/,nghệ thuật vào đốt lửa Chủ ngữ 1 Vị ngữ 1 trong lòng chúng ta/, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Câu 4. HS lựa chọn và trình bày được suy nghĩ của bản thân về sự tác động tích cực của một sự kiện văn hóa, thể thao gần đây đối với xã hội, nhất là đối với giới trẻ. * Nội dung có thể gồm các ý sau: - Tóm tắt lại sự kiện và lí giải lí do lựa chọn sự kiện đó. - Chỉ rõ sự kiện đó đã tác động tích cực thế nào tới xã hội, tới thế hệ trẻ. - Liên hệ bản thân: từ sự kiện đã nêu em nhận thức được điều gì (Nghị lực, niềm tin, tinh thần đoàn kết,…), thay đổi hành động thế nào, mong muốn ra sao,… * Hình thức: đúng đặc trưng bài văn nghị luận (bố cục ba phần), đảm bảo độ dài, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. |
Nhiệm vụ 2: GV phát đề cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành các bài tập theo hình thức cá nhân.
PHIẾU BÀI TẬP 3 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: "Bước vào thế kỷ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới. Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại. Nhưng thái độ kỳ thi đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng bao cấp, nép nghĩ sung ngoại hoặc bài ngoài quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nhước. Thói quen không ít người tỏ ra "khôn vặt", "bóc ngắn cắn dài", không coi trong chữ "tín" sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập." (Ngữ văn 9, tập 2, tr.28, NXB Giáo dục) Câu 1. Đoạn văn trên nằm trong văn bản nào? Của tác giả nào? Câu 2. Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn. Câu 3. Trong đoạn văn trên, tác giả chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu nào của người việt Nam khi bước vào thời kỳ hội nhập với nền kinh tế thế giới? Câu 4. Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sử dụng Internet trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước ta hiện nay (trình bày khoảng 12 – 15 dòng).
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Đoạn văn trên nằm trong văn bản "Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới" của tác giả Vũ Khoan. Câu 2. Thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn là: bóc ngắn cắn dài. Câu 3. - Những điểm mạnh: Bản tính thích ứng nhanh; tận dụng những cơ hội; ứng phó với thách thức. - Những điểm yếu: Thái độ kỳ thị đối với sự kinh doanh; thói quen ảnh hưởng bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại; thói quen tỏ ra "khôn vặt", "bóc ngắn cắn dài", không coi trọng chữ "tín". Câu 4. HS có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: - Nội dung: + Khẳng định internet chiếm một phần quan trọng trong cuộc sống hiện đại ngày nay. + Tích cực: kết nối thế giới, đưa con người đến gần với nhau hơn. Tri thức mở ra cho con người là vô biên khi chỉ cần một cú click là có thể có tất cả trong tây. Thế giới được hiện đại hóa một cách tối ưu. + Tiêu cực: con người lệ thuộc vào công nghệ. Mất quá nhiều thời gian để online, truy cập internet mà không có thời gian cho những thú vui bồi dưỡng tâm hồn. Mải mê với những mối quan hệ ảo mà quên mất những người thân yêu thực sự bên cạnh. + Sử dụng internet thong minh để có thể khai thác được những thành tựu công nghệ hiện đại, là một công dân có ích cho xã hôi, một công dân toàn cầu tốt. + Rút ra bài học cho bản thân. |
PHIẾU BÀI TẬP 4 Em hãy đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới: Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trong phạm vi toàn cầu gắn kết với nhau trong một mạng In-tơ-net thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay trong cả những việc nhỏ nhặt: Ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài thường cưu mang nhau song người Việt lại thường đố kị nhau… (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới, SGK Ngữ văn 9 - Tập 2) Câu 1. Nêu phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn bản. Câu 2. Tác giả đã chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu nào của người Việt Nam? Nguyên nhân điểm yếu ấy là gì? Câu 3. Để khắc phục điểm yếu mà tác giả đã nêu ra, chúng ta cần phải làm gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1: Phương thức biểu đạt chủ yếu: Nghị luận Câu 2: * Tác giả đã chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam. - Điểm mạnh: Truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết, yêu thương nhau trong đấu tranh chống ngoại xâm. - Điểm yếu: Tính đố kị, ghen ghét trong làm ăn kinh doanh, trong cuộc sống. * Nguyên nhân của điểm yếu ấy là do: - Ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ. - Tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc không phải theo năng lực. - Lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến. Câu 3: Để khắc phục điểm yếu chúng ta cần: - Phát huy truyền thống đùm bọc, đoàn kết, yêu thương nhau trong làm ăn kinh doanh cũng như trong cuộc sống. - Đẩy mạnh việc làm ăn, sản xuất theo quy mô lớn. - Mỗi người cần một phát huy hết năng lực của bản thân để cống hiến thật nhiều cho đất nước. |
PHIẾU BÀI TẬP 5 Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: “… Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội”. (SGK Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2009, trang 26) Câu 1: Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào? Của ai? Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm có gì đặc biệt? Câu 2: Xác định thành phần biệt lập trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”. Câu 3: Từ “hành trang” được Vũ Khoan dùng trong bài viết có nghĩa là gì? Câu 4: Em đã, đang và sẽ làm gì để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21? Câu 5: Về chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, tác giả Vũ Khoan cho rằng: "Sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất". Viết đoạn văn khoảng 01 trang giấy thi trình bày ý kiến của em về vấn đề trên.
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. - Đoạn văn được trích từ văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan. - Hoàn cảnh sáng tác của bài có nét đặc biệt: viết vào dịp Tết cổ truyền, thời điểm chuyển giao giữa hai thế kỉ, hai thiên niên kỉ. Câu 2. Từ được in đậm trong câu “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất.” là thành phần biệt lập tình thái. Câu 3. “Hành trang” được Vũ Khoan dùng trong bài viết có nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kỹ năng, thói quen… để đi vào một thế kỷ mới. Câu 4. HS liên hệ những việc đã và sẽ làm để chuẩn bị hành trang cho bản thân mình để vững bước vào thế kỷ 21: + Tích cực học tập, lũy kiến thức. (về khoa học, về đời sống) + Rèn luyện về đạo đức, sức khỏe, kĩ năng sống để trở thành người công dân có ích cho gia đình và xã hội. Câu 5. Nội dung: * Giới thiệu xuất xứ: câu nói trích trong bài báo “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan. Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ Việt Nam, chủ nhân của đất nước ta trong thế kỉ XXI. - Sự chuẩn bị bản thân con người (hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với nghĩa là hành trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống... để đi vào một thế kỉ mới. * Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người? - Vì con người là động lực phát triển của lịch sử. - Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập kinh tế, văn hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức sự khẳng định mỗi cá nhân, dân tộc. * Cần làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế kỉ mới: - Mỗi người cần thấy được trách nhiệm, bổn phận của cá nhân đối với việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới. - Chuẩn bị hành trang tri thức: Tích cực học tập tiếp thu tri thức. - Chuẩn bị hành trang phẩm chất: Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn mực. - Chuẩn bị hành trang kĩ năng, ngoại ngữ, thể chất. - Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu. - Phê phán những con người chưa có tinh thần chuẩn bị hành trang chu đáo bước vào tương lai nên không làm được việc, bản thân khó thành công thậm chí trở thành gánh nặng cho xã hội. - Trong mọi thời đại thì hành trang là vấn đề luôn cần thiết. |
PHIẾU BÀI TẬP 6 Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: (…) Chúng ta nhận rõ cái kì diệu của văn nghệ khi chúng ta nghĩ đến những người rất đông, không phải ở trốn trong một cơ quan bí mật, không phải bị giam trong một nhà pha, mà bị tù chung thân trong cuộc đời u tối, vất vả không mở được mắt. Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt mặt tối, sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hay hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem một buổi chèo. Câu ca dao tự bao giờ truyền lại đã gieo vào bóng tối những cuộc đời ấy một ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường. Và ánh đèn buổi chèo, những nhân vật ra trò, những lời nói, những câu hát, làm cho những con người ấy trong một buổi được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắt. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Câu 1: Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, của ai? Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Câu 2: Xác định nội dung của đoạn văn. Câu 3: Từ đoạn văn, em có nhận xét gì về cách viết của tác giả? Câu 4: Viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về những ảnh hưởng tích cực của ca dao đến em hiện nay.
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản Tiếng nói của văn nghệ của tác giả Nguyễn Đình Thi.– Phương thức biểu đạt chính là nghị luận. Câu 2. Nội dung của đoạn văn: Sức mạnh kì diệu của văn nghệ. Câu 3. Cách viết văn nghị luận của tác giả chặt chẽ, tự nhiên, giàu hình ảnh và cảm xúc; có dẫn chứng về đời sống thực tế, lí lẽ sắc bén thuyết phục. Câu 4. Về kĩ năng: Viết một đoạn văn, theo một trong các cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp…; sử dụng một hoặc một số thao tác lập luận; lí lẽ thuyết phục, dẫn chứng hợp lí; đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ. - Về nội dung: Sau đây là một số ý mang tính định hướng. + Ý 1: Ca dao là một thể loại văn học dân gian; diễn tả đời sống tư tưởng, tình cảm của người dân lao động; đậm đà bản sắc dân tộc. + Ý 2: Những ảnh hưởng tích cực của ca dao đến bản thân hiện nay: Ca dao gắn với đời sống sinh hoạt hàng ngày (hát ru,vui chơi, giải trí); giúp bản thân mở mang. trí tuệ, thêm sự hiểu biết, nhất là về đời sống tâm hồn của ông cha; đặc biệt bồi đắp cho ta lối sống cao đẹp, góp phần hình thành nhân cách (lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường); bản thân được trau dồi ngôn ngữ, biết thưởng thức cái hay, cái đẹp của tiếng mẹ đẻ. + Ý 3: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân. |
- CỦNG CỐ - DẶN DÒ
- Củng cố:
- HS nhắc lại kiến thức đã học trong 3 tiết.
- Hệ thống nội dung và nghệ thuật trong 2 văn bản đã học.
- Dặn dò:
- Hoàn thiện tất cả các bài tập vào vở ghi.
- Làm bài tập sau:
PHIẾU BÀI TẬP 7 Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “(1) Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải bước lên đường ấy. (2) Bắt rễ ở cuộc đời hằng ngày của con người, nghệ thuật lại tạo ra sự sống cho tâm hồn người. (3) Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn”. (Trích: Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên? Câu 2. Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau chủ yếu bằng phép liên kết nào? Câu 3. Tìm động từ trong câu 3: Nghệ thuật mở rộng khả năng của tâm hồn, làm cho con người vui buồn nhiều hơn, yêu thương và căm hờn được nhiều hơn, tai mắt biết nhìn, biết nghe thêm tế nhị, sống được nhiều hơn? Câu 4. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu 1 và cho biết nó thuộc kiểu câu gì? “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta khiến chúng ta phải bước lên đường ấy.”
GỢI Ý ĐÁP ÁN Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận Câu 2. Phép lặp: Nghệ thuật Câu 3. Động từ: mở rộng, làm, vui buồn, yêu thương, căm hờn, biết nhìn, biết nghe, sống. Câu 4. Nghệ thuật / không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật / vào đốt lửa CN1 VN1 CN2 VN2 trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải bước lên đường ấy. → Câu ghép |
- Chuẩn bị buổi học sau ôn tập Tiếng Việt – Ôn tập các thành phần câu:
+ Khởi ngữ.
+ Các thành phần biệt lập.
+ Nghĩa tường minh và hàm ý.
+ Liên kết câu và liên kết đoạn văn.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Cần nâng cấp lên VIP
Khi nâng cấp lên tài khoản VIP, sẽ tải được tài liệu + nhiều hữu ích khác. Như sau:
- Giáo án đồng bộ word + PPT: đủ cả năm
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: Đủ cả năm
- Ít nhất 10 đề thi cấu trúc mới ma trận, đáp án chi tiết
- Trắc nghiệm đúng/sai cấu trúc mới
- Câu hỏi và bài tập tự luận
- Lý thuyết và kiến thức trọng tâm
- Phiếu bài tập file word
- File word giải bài tập
- Tắt toàn bộ quảng cáo
- Và nhiều tiện khác khác đang tiếp tục cập nhật..
Phí nâng cấp:
- 1000k/6 tháng
- 1150k/năm(12 tháng)
=> Khi nâng cấp chỉ gửi 650k. Tải về và dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 3 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686- Cty Fidutech- Ngân hàng MB
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận các tài liệu