Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 80: ôn tập bảng số liệu, khả năng xảy ra của một sự kiện

Dưới đây là giáo án ôn tập Bài 80: ôn tập bảng số liệu, khả năng xảy ra của một sự kiện . Bài học nằm trong chương trình toán 3 kết nối. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án toán 3 kết nối tri thức (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm toán 3 kết nối tri thức

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 80: ÔN TẬP BẢNG SỐ LIỆU, KHẢ NĂNG XẢY RA CỦA MỘT SỰ KIỆN

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức, kĩ năng: Sau bài học này, HS sẽ:

- Đọc và mô tả được các số liệu ở dạng bảng

- Nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu

- Nhận biết và mô tả được các khả năng xảy ra (có tính ngẫu nhiên) của một sự kiện

  1. Năng lực

Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Qua việc mô tả các hiện tượng quan sát được, diễn giải câu trả lời được đưa ra.

- Năng lực giao tiếp toán học: Qua hoạt động diễn đạt, trả lời câu hỏi (bằng cách nói hoặc viết).   

  1. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: Trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Khơi gợi hứng thú học tập, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò Nhiệm vụ bí mật

+ GV cho HS truyền bóng, khi bóng dừng lại ở bạn nào thì bạn đó nhận được một phong bì ghi nhiệm vụ bí mật. HS mở nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.

+ Nội dung của các nhiệm vụ bí mật giúp HS ôn lại các kiến thứ về thống kê, xác suất.

Ví dụ: a. Khi kiểm đếm số lượng, chúng ta thường dùng cách nào để ghi lại kết quả? Em có nghĩ rằng kiểm đếm cần thiết cho cuộc sống của con người không?

b. Bảng số liệu thống kê cho chúng ta biết điều gì?

c. Kể lại một trò chơi trong đó có sử dụng các thuật ngữ “chắc chắn”, “có thể”, “không thể” để mô tả các khả năng xảy ra của một hoạt động nào đó trong trò chơi đó.

…..

- Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt HS vào bài học: .

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS rèn luyện kĩ năng đọc và mô tả được số liệu ở dạng bảng, nêu được một số nhận xét đơn giản từ bảng số liệu, mô tả các sự kiện có thể xảy ra từ một tình huống cho trước.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành bài tập:

Cho bảng số liệu về số học sinh đã đến thư viện vào mỗi buổi sáng và chiều trong một tuần học

Thứ

Buổi

Thứ Hai

Thứ Ba

Thứ Tư

Thứ Năm

Thứ Sáu

Sáng

35

50

40

65

60

Chiều

50

60

40

45

35

Dựa vào bảng trên, trả lời câu hỏi:

a. Mỗi cột của bảng cho biết điều gì? Mỗi hàng của bảng cho biết điều gì?

b. Trong ngày thứ Ba, có bao nhiêu học sinh đến thư viện vào mỗi buổi?

c. Có bao nhiêu học sinh đến thư viện vào mỗi buổi chiều?

- GV yêu cầu HS quan sát bảng số liệu, cho biết số HS đã đến thư viện vào buổi sáng và chiều trong một tuần học được thống kê theo những tiêu chí nào?

- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài, yêu cầu HS cho biết, để tìm câu trả lời cho mỗi câu hỏi, HS cần quan tâm thông tin ở cột hay hàng thứ mấy trong bảng số liệu đã cho.

- GV nhận xét, đánh giá, chữa bài:

a. Mỗi cột của bảng cho biết số HS đã đến thư viện trong một ngày. Mỗi hàng của bảng cho biết số HS đã đến thư viện trong mỗi buổi.

b. Trong ngày thứ Ba, có 50 HS đến thư viện vào buổi sáng và 60 HS đến thư viện vào buổi chiều.

c. Số HS đến thư viện trong buổi chiều thứ Hai là 50 bạn, buổi chiều thứ Ba là 60 bạn, buổi chiều thứ Tư là 40 bạn, buổi chiều thứ Năm là 45 bạn và buổi chiều thứ Sáu là 35 bạn.

Nhiệm vụ 2: Hoàn thành bài tập:

Cho bảng số liệu về số tiền tiết kiệm được của các bạn Nam, Việt, và Mai trong một tuần.

Bạn

Số tờ tiền trong hộp tiết kiệm (tờ)

Tổng số tiền tiết kiệm

1 000 đồng

2 000 đồng

5 000 đồng

10 000 đồng

Nam

4

1

2

0

11 000 đồng

Việt

0

1

0

1

 

Mai

6

2

0

0

 

a. Tính số tiền tiết kiệm được của Việt và của Mai.

b. Bạn nào tiết kiệm được nhiều tiền nhất? Bạn nào tiết kiệm được ít tiền nhất?

c. Các bạn dự định dùng tiền tiết kiệm trong tuần đó để mua truyện. Biết 1 quyển truyện có giá 13 000 đồng. Hỏi những bạn nào đã có đủ tiền mua truyện?

- GV yêu cầu HS đọc đề, quan sát và hoàn thành bảng số liệu.

- GV cho HS tự làm cá nhân rồi chia sẻ kết quả nhóm đôi, chữa bài cho nhau.

- GV chữa bài, mời đại diện 1 – 2 HS đứng dậy trình bày các đáp án, yêu cầu HS giải thích cách làm.

- GV nhận xét câu trả lời của HS, đánh giá, chốt lại đáp án:

a.

Bạn

Số tờ tiền trong hộp tiết kiệm (tờ)

Tổng số tiền tiết kiệm

1 000 đồng

2 000 đồng

5 000 đồng

10 000 đồng

Nam

4

1

2

0

11 000 đồng

Việt

0

2

0

1

14 000 đồng

Mai

6

2

1

0

15 000 đồng

b. Bạn Mai tiết kiệm được nhiều nhất, bạn Nam tiết kiệm được ít nhất.

c. Bạn Mai và Việt đã có đủ tiền mua truyện.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 300k/học kì - 350k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm toán 3 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 15: luyện tập chung

Chủ đề 3: LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG, HÌNH KHỐI

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 22: luyện tập chung

Chủ đề 4: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 100

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 29: luyện tập chung

Chủ đề 5: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI, KHỐI LƯỢNG, DUNG TÍCH, NHIỆT ĐỘ

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 35: luyện tập chung

Chủ đề 6: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 1 000

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 46: so sánh các số trong phạm vi 10 000
Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 49: luyện tập chung

Chủ đề 9: CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH PHẲNG

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 53: luyện tập chung

Chủ đề 10: CỘNG, TRỪ, NHẬN, CHIA TRONG PHẠM VI 10 000

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 62: luyện tập chung

Chủ đề 12: CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 100 000

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 65: luyện tập chung

Chủ đề 13: XEM ĐỒNG HỒ, THÁNG- NĂM, TIỀN VIỆT NAM

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 69: luyện tập chung

Chủ đề 14: NHÂN, CHIA TRONG PHẠM VI 100 000

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 72: luyện tập chung

Chủ đề 15: LÀM QUEN VỚI YẾU TỐ THỐNG KÊ, XÁC SUẤT

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay