Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 16: điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng
Dưới đây là giáo án ôn tập Bài 16: điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng . Bài học nằm trong chương trình toán 3 kết nối. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án toán 3 kết nối tri thức (bản word)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm toán 3 kết nối tri thức
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 3: LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG, HÌNH KHỐI
BÀI 16: ĐIỂM Ở GIỮA, TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG
(2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:
- Nhận biết được điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng.
- Xác định được ba điểm thẳng hàng qua hình ảnh trực quan.
- Giải quyết vấn đề đơn giản liên quan đến trung điểm của đoạn thẳng.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Phát triển hả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn khác như: Vật Lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,..; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
Năng lực riêng:
- Qua quan sát, xác định điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng khi làm bài, HS phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Phẩm chất
- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Toán 3 KNTT
- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy, bảng con..)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1: ĐIỂM Ở GIỮA, TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Ôn tập lại kiến thức về điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng. - Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV chiếu Slide bài tập: Cho hình vẽ dưới đây. Ghi Đ vào các phát biểu đúng, S vào các phát biểu sai. a. E là điểm ở giữa hai điểm H và K ..... b. E là điểm ở giữa hai điểm N và K ..... c. E là trung điểm của đoạn thẳng NG ..... d. H là trung điểm của đoạn thẳng KG ..... e. H là trung điểm của đoạn thẳng NM ..... f. N, E, G là ba điểm thẳng hàng ..... h. N, H, G là ba điểm thẳng hàng ..... - GV yêu cầu HS tạo nhóm bốn, thảo luận xác định câu đúng, câu sai. - Sau 3p, GV mời đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, giải thích tại sao lại có đáp án như vậy. - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - Luyện tập, nhận biết điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng qua các bài tập. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Đ, S? a. B là trung điểm của AC ..... b. C là trung điểm của BM ..... c. M là trung điểm của CD ..... d. C là điểm nằm giữa hai điểm B và M ..... e. B là điểm nằm giữa hai điểm A và C ..... - GV gọi 1 HS nêu yêu cầu bài tập. - GV gọi 1 HS trả lời câu a, sau đó chữa mẫu, hướng dẫn quan sát hình để nhận ra: B không là trung điểm của AC vì AB BC. - GV cho HS tự hoàn thành các phần còn lại, sau đó trao đổi cặp đôi trình bày kết quả cho nhau nghe. - GV gọi 1 – 2 HS phát biểu đối với mỗi trường hợp. (GV yêu cầu HS giải thích cho từng trường hợp) - GV cho lớp nhận xét, chữa bài: a. S b. S c. Đ d.S e. Đ Nhiệm vụ 2: Viết tiếp vào chỗ chấm cho thích hợp. Trong hình bên: a. Các bộ ba điểm thẳng hàng là: ......................................................................................... b. Điểm E là trung điểm của đoạn thẳng......................... - GV cho HS quan sát hình vẽ, gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài rồi nêu cách làm bài. - GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức đã học về nhận biết ba điểm thẳng hàng ở lớp 2. - GV mời 1 – 2 HS trả lời bài tập. - GV nhận xét, chữa bài, chốt lại đáp án: a. Các bộ ba điểm thẳng hàng là: A, C, B và D, E, H b. Điểm E là trung điểm của đoạn thẳng DH Nhiệm vụ 3: Nêu tên trung điểm của đoạn thẳng HK và ML. - GV cho HS quan sát hình vẽ, gọi 1 HS nêu yêu cầu của bài sau đó nêu cách làm. - GV hướng dẫn HS làm bài dựa vào độ dài của mỗi đoạn thẳng tính theo đơn vị là số cạnh của ô vuông (lưới ô vuông). - GV cho HS thực hiện hoàn thành bài cá nhân. - GV gọi 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV cho lớp nhận xét, chữa bài: Điểm E là trung điểm của đoạn thẳng HK Điểm G là trung điểm của đoạn thẳng ML C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu học tập số 1. b. Cách thức thực hiện: - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu (hoàn thành thêm tại nhà nếu không còn thời gian). Đính kèm Phiếu học tập số 1 cuối bài. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các bài tập trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài: Bài 1: a. Ba điểm thẳng là: A, E, B A, K, D K, I, G D, H, C E, I, H B, G, C b. Điểm E ở giữa hai điểm A và B c. Điểm H ở giữa hai điểm D và C d. Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng EH Bài 2: Bài 3: * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính + các dạng bài tập đã học trong tiết học. - GV nhắc nhở HS: Hoàn thành nốt Phiếu học tập số 1 nếu chưa xong. |
- HS (nhóm bốn) xác định: a. Đ b. S c. S d. S e. Đ f. Đ h. S
- HS chú ý lắng nghe
- HS xung phong đọc đề. - HS trả lời câu a, lắng nghe GV chữa mẫu để làm tương tự với các câu còn lại. - HS suy nghĩ, thảo luận nhóm đôi nói cho bạn nghe câu trả lời của mình. - HS giơ tay trình bày câu trả lời
- HS quan sát hình, nêu yêu cầu của bài. - HS xung phong trả lời.
- HS lắng nghe GV chữa bài
- HS nêu yêi cầu của bài. - HS chú ý lắng nghe GV hướng dẫn để biết cách làm bài. - HS làm bài cá nhân. - HS xung phong trình bày kết quả.
- HS hoàn thành Phiếu bài tập số 1
- HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS chú ý lắng nghe và về nhà hoàn thành bài. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm toán 3 kết nối tri thức
GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI
GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)