Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 19: hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông

Dưới đây là giáo án ôn tập Bài 19: hình tam giác, hình tứ giác. Hình chữ nhật, hình vuông . Bài học nằm trong chương trình toán 3 kết nối. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo

Xem: => Giáo án toán 3 kết nối tri thức (bản word)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm toán 3 kết nối tri thức

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 19: HÌNH TAM GIÁC, HÌNH TỨ GIÁC.

HÌNH CHỮ NHẬT, HÌNH VUÔNG

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức: Sau bài học này, HS sẽ:
  • Nhận biết được hình tam giác, hình tứ giác và các yếu tố cơ bản gồm đỉnh, cạnh, góc của hình tam giác, hình tứ giác.
  • Nhận biết được một số yếu tố cơ bản gồm đỉnh, cạnh, góc của hình chữ nhật, hình vuông.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề. Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống. Phát triển hả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn khác như: Vật Lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,..; tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.

Năng lực riêng:

  • Thực hiện được thao tác tư duy không gian ở mức độ đơn giản cụ thể ở đây là nhận biết.
  • Nâng cao năng lực phân tích trong tư duy không gian, cụ thể ở đây là phân tích các yếu tố cơ bản của hình hình học.
  • Lựa chọn được phép toán để giải quyết được các bài tập liên quan đến phép toán.
  • Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt, giải thích các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.
  • Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.
  • Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
  • Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  3. Thiết bị dạy học
  4. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  • Đồ vật và hình ảnh có dạng hình tam giác, hình tứ giác, hình chữ nhật, hình vuông.
  • Tờ giấy HCN + Kéo thực hiện BT3 trong phần Hoạt động.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Toán 3 KNTT
  • Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, ê ke, tẩy, bảng con..)
  • Giấy màu, kéo.
  • 10 que tính.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1: HÌNH TAM GIÁC, HÌNH TỨ GIÁC.

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

- Ôn tập lại các kiến thức về hình tam giác, hình tứ giác

- Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học.

b. Cách thức tiến hành

- GV vẽ hình tam giác, hình tứ giác bất kì trên bảng:

- GV yêu cầu HS thực hành với bạn bên cạnh, đọc cho nhau nghe về các đỉnh, các cạnh và các góc của hình tam giác và hình tứ giác trên bảng.

- Sau 3p, GV mời các cặp thực hành trước lớp.

- GV nhận xét, tổng kết lại kiến thức:

+ Hình tam giác có 3 đỉnh, 3 cạnh và 3 góc

+ Hình tứ giác có 4 đỉnh, 4 cạnh và 4 góc

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Luyện tập kiến thức nhận biết hình tam giác, hình tứ giác và củng cố cách gọi tên các hình tam giác, hình tứ giác.

- Ôn tập kiến thức về cách liệt kê các đỉnh, các cạnh, các góc của hình tam giác, hình tứ giác.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Nêu tên các đỉnh và các cạnh của mỗi hình

 

  

Các đỉnh

 

 

Các cạnh

 

 

- GV trình chiếu hoặc treo bảng phụ, gọi 1 HS đọc đề.

- GV có thể cho HS hỏi đáp tại chỗ. GV gọi 1 HS/1 hình, yêu cầu HS gọi tên, kể tên các đỉnh và các cạnh.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

 

  

Các đỉnh

S, F, D

G, V, Z, R

Các cạnh

SF, SD, DF

GV, VZ ,ZR, RG

Nhiệm vụ 2: Nêu tên các hình tam giác và các hình tứ giác có trong hình dưới đây:\

- GV gọi 1 HS nêu yêu cầu đề.

- GV hướng dẫn HS: Để kể tên các hình tứ giác, ta cần xác định các hình tứ giác ghép bởi 2 hình tam giác và các hình tứ giác ghép bởi 3 hình tam giác.

- GV tổ chức bài tập thành dạng trò chơi. GV chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 tổ (tuỳ số lượng HS mà GV có thể chia lớp thành nhiều nhóm hoặc ít nhóm hơn):

Trong một khoảng thời gian nhất định, lần lượt thành viên bất kì trong nhóm nêu tên 1 tam giác hoặc 1 tứ giác. Nhóm nào trả lời nhanh, nhiều và chính xác hơn thì nhóm đó dành chiến thắng.

- GV chốt đáp án, nhận xét phần tham gia trò chơi của các nhóm.

Các hình tam giác là: MQC, MNC, NCP

Các hình tứ giác là: MNCQ, MNPC, MNPQ

Nhiệm vụ 3: Hoàn thành bảng sau:

Hình

  

Dạng hình

 

 

Tên hình

 

 

Các đỉnh

 

 

Các cạnh

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động theo nhóm đôi, quan sát hình và suy nghĩ cách làm và hoàn thành bảng.

- GV mời đại diện 2 nhóm điền nhanh bảng, mỗi nhóm một hình.

- GV chữa bài, chốt lại đáp án.

Hình

  

Dạng hình

Hình tam giác

Hình tứ giác

Tên hình

ABC

MNPQ

Các đỉnh

A, B, C

M, N, P, Q

Các cạnh

AB, BC, AC

MN, NP, PQ, QM

C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu học tập số 1.

b. Cách thức thực hiện:

- GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu (hoàn thành thêm tại nhà nếu không còn thời gian).

Đính kèm Phiếu học tập số 1 cuối bài.

- GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các bài tập trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài:

Bài 1:

 

  

Tên hình

Hình tam giác

Hình tứ giác

Các đỉnh

A, B, C

M, N, P, Q

Các cạnh

AC, AB, BC

MN, NP, PQ, QM

Bài 2:

a. Hình tam giác có trong hình trên là: BHC, GEH, ACG, GCD

B. Hình tứ giác có trong hình trên là: ABHG, DCHE, ABEG, BCDE, ACDG

Bài 3:

* CỦNG CỐ, DẶN DÒ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học:

+ GV chỉ hình, HS nêu lại các yếu tố đỉnh, cạnh và góc của hình tam giác, hình tứ giác..

+ Nhận biết: hình tam giác, hình tứ giác qua trực giác và qua việc mô tả số đỉnh và số cạnh.

+ Giải quyết các vấn đề đơn giản liên quan việc gọi tên hình. 

- GV nhắc nhở HS: Hoàn thành nốt Phiếu học tập số 1.

 

 

 

 

 

- HS thực hành theo cặp:

Hình tam giác ABC có:

+ 3 đỉnh là I, K, L

+ 3 cạnh là IK, IL, KL

+ 3 góc là: góc đỉnh I, góc đỉnh K, góc đỉnh L

Hình tứ giác AQPH có:

+ 4 đỉnh là A, Q, P, H

+ 4 cạnh là AQ, AH, HP, PQ.

+ 4 góc là: góc đỉnh A, góc đỉnh Q, góc đỉnh P, góc đỉnh H. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý nghe, quan sát và nhận dạng.

- HS giơ tay trả lời câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong đọc yêu cầu đề.

- HS lắng nghe GV hướng dẫn để biết cách làm.

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

 

 

- HS lắng nghe GV công bố kết quả và đáp án.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thảo luận nhóm đôi hoàn thành yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe GV chữa bài, sửa sai (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS hoàn thành Phiếu học tập số 1

 

- HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét.

- HS lắng nghe, tiếp thu

 

 



Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
  • Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK

PHÍ GIÁO ÁN:

  • 300k/học kì - 350k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm toán 3 kết nối tri thức

GIÁO ÁN WORD LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 3 - SÁCH KẾT NỐI

GIÁO ÁN LỚP 3 CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản word)
Giáo án lớp 3 sách cánh diều (bản powerpoint
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản word)
Giáo án lớp 3 sách chân trời sáng tạo (bản powerpoint)

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 15: luyện tập chung

Chủ đề 3: LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG, HÌNH KHỐI

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 22: luyện tập chung

Chủ đề 4: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 100

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 29: luyện tập chung

Chủ đề 5: MỘT SỐ ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI, KHỐI LƯỢNG, DUNG TÍCH, NHIỆT ĐỘ

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 35: luyện tập chung

Chủ đề 6: PHÉP NHÂN, PHÉP CHIA TRONG PHẠM VI 1 000

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 46: so sánh các số trong phạm vi 10 000
Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 49: luyện tập chung

Chủ đề 9: CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH PHẲNG

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 53: luyện tập chung

Chủ đề 10: CỘNG, TRỪ, NHẬN, CHIA TRONG PHẠM VI 10 000

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 62: luyện tập chung

Chủ đề 12: CỘNG, TRỪ TRONG PHẠM VI 100 000

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 65: luyện tập chung

Chủ đề 13: XEM ĐỒNG HỒ, THÁNG- NĂM, TIỀN VIỆT NAM

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 69: luyện tập chung

Chủ đề 14: NHÂN, CHIA TRONG PHẠM VI 100 000

Giáo án ôn tập toán 3 kết nối Bài 72: luyện tập chung

Chủ đề 15: LÀM QUEN VỚI YẾU TỐ THỐNG KÊ, XÁC SUẤT

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay