Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 1: Vai trò của máy tính trong đời sống
Giáo án bài 1: Vai trò của máy tính trong đời sống sách Tin học 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 1: Vai trò của máy tính trong đời sống
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1: VAI TRÒ CỦA MÁY TÍNH TRONG ĐỜI SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nhận biết được các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin có mặt ở khắp nơi, trong mọi lĩnh vực; nêu được ví dụ minh hoạ.
Nêu được khả năng của máy tính và chỉ ra được một số ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học kĩ thuật và đời sống.
Giải thích được tác động của công nghệ thông tin lên giáo dục và xã hội thông qua các ví dụ cụ thể.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực riêng:
Nhận biết được sự xuất hiện phổ biến của các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin.
Nêu được khả năng của máy tính và chỉ ra được một số ứng dụng của máy tính trong khoa học kĩ thuật và đời sống.
Giải thích được tác động của công nghệ thông tin lên giáo dục và xã hội thông qua các ví dụ cụ thể.
3. Phẩm chất:
Hợp tác, có tinh thần làm việc nhóm, tôn trọng sự khác biệt.
Chăm chỉ, cẩn thận khi thực hiện nhiệm vụ thực hành nội dung cây thư mục trên máy tính.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SBT, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.
Một số hình ảnh về các thiết bị kĩ thuật số trong những lĩnh vực khác nhau, xuất hiện ở những địa điểm khác nhau và đã trở nên quen thuộc với mọi người.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT, vở ghi,…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: HS tập trung chú ý vào các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin.
b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 5.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 5.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành các nhóm 2 – 3 HS, sau đó nêu câu hỏi Khởi động tr.5 SGK cho các nhóm thảo luận: Theo em, tại sao có thể thực hiện bật, tắt, thay đổi nhiệt độ trên máy điều hoà không khí bằng cách bấm nút tương ứng trên thiết bị điều khiển từ xa (Hình 1)?
Hình 1. Máy điều hoà không khí
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các nhóm HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận, giải đáp thắc mắc nếu HS chưa rõ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Gợi ý trả lời:
Vì máy điều hoà không khí có gắn bộ xử lí thông tin, có thể nhận thông tin phát ra khi nhấn các nút bấm trên điều khiển từ xa để quyết định hoạt động (bật, tắt, thay đổi nhiệt độ, tốc độ, hướng gió,…).
Ngày nay, máy điều hoà không khí còn có thể được điều khiển bằng điện thoại thông minh https://www.youtube.com/shorts/5lCGIy1AyIU.
- Các nhóm khác lắng nghe và góp ý.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Công nghệ ngày càng phát triển, các thiết bị thông minh ra đời ngày một nhiều giúp cuộc sống con người dễ dàng và thuận tiện hơn, tạo điều kiện cho con người có nhiều thời gian nghỉ ngơi thư giãn hơn. Vậy để thấy những thiết bị gắn bộ xử lí thông tin có mặt ở khắp nơi và trình bày được khả năng, ứng dụng thực tế của máy tính cũng như tác động của công nghệ thông tin đối với xã hội, giáo dục, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 1: Vai trò của máy tính trong đời sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về dự án quản lí tài chính gia đình
a. Mục tiêu: HS nhận biết được các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin có mặt ở khắp nơi, trong mọi lĩnh vực; nêu được ví dụ minh hoạ.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS đọc kênh chữ, quan sát kênh hình trong sgk, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi hình thành kiến thức.
c. Sản phẩm học tập: Nêu được tên gọi, chức năng của thành phân xử lí thông tin trong máy; nhận biết được các thiết bị nào có gắn bộ xử lí thông tin.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành các nhóm 4-5HS, yêu cầu các nhóm thảo luận hoàn thành phiếu học tập số 1:
- GV đưa ra gợi ý: Để xác định một thiết bị có gắn bộ xử lý hay không, ta chỉ cần chỉ ra thiết bị có khả năng tiếp nhận thông tin để quyết định hoạt động hay không; Dạng thông tin thiết bị tiếp nhận có thể là hình ảnh, chuyển động, tiếp xúc, từ trường, sóng vô tuyến,... - Gv gợi ý để HS nêu được các thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin có mặt ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực: gia đình, nhà trường, ngân hàng, siêu thị, cửa hàng, bệnh viện,... - GV yêu cầu các nhóm hoạt động thảo luận hoàn thành bảng sau:
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 - 2 nhóm xung phong trình bày kết quả thảo luận. Đáp án phiếu học tập số 1 (DKSP) Đáp án bảng hoạt động làm đính dưới HĐ1 Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức. - GV chuyển sang hoạt động 2. | 1. Thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin -Tên gọi: CPU (central Processing Unit). - Chức năng: xử lí thông tin trong máy tính cho phép thực hiện được việc tiếp nhận, xử lý và thông tin đưa ra. - Khi được gắn bộ xử lí thông tin trong máy tính, các thiết bị có đặc điểm có thể thực hiện tiếp nhận thông tin để quyết định hoạt động. - Máy điều hoà không khí ở phần khởi động có bộ xử lí thông tin vì có thể nhận thông tin phát ra khi nhấn các nút bấm trên điều khiển từ xa để quyết định hoạt động.
Kết luận - Đặc điểm của thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin: có thể tiếp nhận thông tin để quyết định hoạt động. - Thiết bị có gắn bộ xử lí thông tin có mặt ở khắp nơi và trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. |
*Đáp án
Thiết bị | Đặc điểm |
Có gắn bộ xử lí thông tin, vì quạt có thể tiếp nhận thông tin (sóng vô tuyến) phát ra từ nút được bấm trên điều khiển từ xa để thực hiện bật, tắt, thay đổi tốc độ,... | |
Có gắn bôh xử lí thông tin, vì cửa tự động có thể tiếp nhận thông thin (di chuyển) để thực hiện đóng, mở cửa. | |
Có gắn bộ xử lí thông tin, vì ATM có thể tiếp nhận thông tin (từ trường) trong thẻ từ đẻ cho phéo hoặc không cho phép rút tiền. | |
Có gắn bộ xử lí thông tin, vì thiết bị có thể tiếp nhận thông tin từ mã vạch (hình ảnh) để thực hiên kiểm tra vé tàu xe, hàng hoá. | |
Có gắn bộ xử lí thông thin, vì đồng hồ thông minh tiếp nhận thông tin (áp suất, sự thay đổi của mạch máu) để hiển thị số đo huyết áp, nhịp tim. | |
Có gắn bộ xử lí thông tin, vì máy chụp cắt lớp tiếp nhận thông tin (các hình ảnh hai chiều từ nhiều góc độ, vị trí khác nhau) để tạo ra các hình ảnh có các bộ phận bên trong cơ thể con người (hình ảnh 3 chiều) | |
Không gắn bộ xử lí thông tin, vì trong trường hợp này, không có việc thực hiện tiếp nhận sử lí thông tin (dạng dãy bit) để thực hiện đóng, mở cửa. | |
Có gắn bộ xử lí thông tin, vì máy tính cầm tay tiếp nhận thông tin (phim được gõ) để đưa ra kết quả. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu về khả năng của máy tính và ứng dụng
a. Mục tiêu: HS nêu được khả năng của máy tính chỉ ra được một số ứng dụng thực tế của máy tính trong khoa học kĩ thuật và đời sống.
b. Nội dung: HS hoạt động nhóm, liệt kê một số ứng dụng của máy tính trong khoa học kĩ thuật và đời sống; chuẩn bị trình bày,
c. Sản phẩm học tập: Nêu được các khả năng về xử lí, truyền thông, lưu trữ, ứng dụng của máy tính và nêu được một số ví dụ cụ thể ứng dụng của máy tính trong khoa học kĩ thuật và đời sống.
d. Tổ chức hoạt động:
----------------------
--------Còn tiếp--------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2