Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 5: Trình bày, trao đổi thông tin

Giáo án bài 5: Trình bày, trao đổi thông tin sách Tin học 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 5: Trình bày, trao đổi thông tin

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

BÀI 5: TRÌNH BÀY, TRAO ĐỔI THÔNG TIN 

 

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Sử dụng được hình ảnh, biểu đồ, video một cách hợp lí.

  • Biết được khả năng đính kèm văn bản, ảnh, video, trang tính vào sơ đồ tư duy.

  • Sử dụng được bài trình chiếu và sơ đồ tư duy trong trao đổi thông tin và hợp tác.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.

  • Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.

Năng lực riêng:

  • Sử dụng hình ảnh, biểu đồ, video một cách hợp lí trong trình bày thông tin.

  • Khả năng đính kèm văn bản, ảnh, video, trang tính vào sơ đồ tư duy.

  • Biết cách sử dụng bài trình chiếu và sơ đồ tư duy trong trao đổi thông tin và hợp tác.

3. Phẩm chất

  • Bồi dưỡng tình yêu, niềm đam mê tin học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SBT, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT, vở ghi,…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a) Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho HS.

b) Nội dung: HS dựa vào hiểu biết để trả lời các câu hỏi Khởi động SGK trang 22.

c) Sản phẩm: Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi Khởi động SGK trang 22.

d) Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: 

- GV dẫn dắt vào bài học, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động tr.22 SGK

Hãy trình bày hiểu biết của em về sử dụng cỡ chữ, màu sắc, hình ảnh, biểu đồ, video một cách hợp lí trong bài trình chiếu và trong sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: 

- HS vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: 

- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.22 SGK.

Gợi ý trả lời: 

+ Tiêu đề mục trên trang chiếu và tên nhánh lớn có cỡ chữ lớn hơn phần nội dung.

+ Hình ảnh, biểu đồ, video đưa vào trong bài trình chiếu và trong sơ đồ tư duy cần phù hợp và cân đối với nội dung.

+ Mỗi nhánh chính trong sơ đồ có màu khác nhau.

+ Không sử dụng quá nhiều màu trên một trang chiếu (bao gồm cả màu nền, màu chữ,…).

+ Nên chọn màu văn bản có độ tương phản cao với màu nền của trang chiếu.

HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.

- GV trình chiếu cho HS xem một số hình ảnh về sơ đồ tư duy.

Cẩm nang Cách vẽ sơ đồ tư duy về môi trường Cho người mới bắt đầu

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: 

GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Sơ đồ tư duy hay bài trình chiếu đều là những công cụ hiệu quả để trình bày thông tin trong hoạt động cộng tác. Để giúp các em biết cách sử dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ đó khi làm việc nhóm, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 5: Trình bày, trao đổi thông tin.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về sử dụng hình ảnh, biểu đồ, video hợp lí

a. Mục tiêu: 

- HS nêu được một cách khái quát vai trò của chữ, hình ảnh, biểu đồ trong trình bày, trao đổi thông tin; ưu điểm của hình ảnh, biểu đồ, video trong trình bày, trao đổi thông tin.

- HS nêu được một số lưu ý về sử dụng hình ảnh, biểu đồ, video hợp lí trong trình bày, trao đổi thông tin.

b. Nội dung: HS làm việc nhóm, đọc nội dung trong SGK, phát biểu, thảo luận trước lớp về nội dung vai trò của chữ, hình ảnh, biểu đồ, video trong trang trình bày, trao đổi thông tin; lợi ích của việc sử dụng cỡ chữ, màu sắc hợp lí trên trang chiếu; ưu điểm của hình ảnh, biểu đồ, video trong trình bày, trao đổi thông tin.

c. Sản phẩm học tập: 

- Trình bày được nội dung chính về sử dụng hình ảnh, biểu đồ, video.

- HS hoàn thành phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP 

 

Câu 1. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Văn bản, hình ảnh, âm thanh, video là những phương tiện khác nhau để trao đổi thông tin.

B. Video không phải là phương tiện phù hợp để trình bày diễn biến của sự việc, hiện tượng.

C. Hình ảnh thường được sử dụng để minh hoạ, giúp trình bày thông tin một cách trực quan.

D. Biểu đồ giúp nhận biết một cách trực quan về mối quan hệ tương quan giữa các dữ liệu, làm nổi bật ý nghĩa của dữ liệu.

Câu 2. Một bạn được giao nhiệm vụ tìm hiểu và tạo bài trình chiếu để chia sẻ với cả lớp về World Cup (Giải vô địch bóng đá thế giới). Theo em, bạn nên chọn phương tiện trực quan nào để trình bày mỗi nội dung sau? Tại sao?

TT

Nội dung

Phương tiện trực quan

Lí do

1

Thống kê, so sánh số lần vô địch của các đội tuyển đã giành cúp vàng trong lịch sử.

 

 

2

Bàn thắng được bình chọn là đẹp nhất của World Cup vừa qua.

 

 

3

Quốc gia (hoặc các quốc gia) tổ chức World Cup tiếp theo.

 

 

 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Những dạng thông tin nào thường được sử dụng trong văn bản, bài trình chiếu?

+ Tại sao cần sử dụng cỡ chữ, màu sắc hợp lí trong bài trình chiếu?

+ Nêu ưu điểm của hình ảnh, biểu đồ, video trong trình bày trao đổi thông tin.

+ Ta cần lưu ý gì khi sử dụng phương tiện trực quan để trình bày, trao đổi thông tin?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về việc sử dụng hình ảnh, biểu đồ, video hợp lí.

- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung Phiếu học tập để củng cố kiến thức vừa học.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi GV đưa ra.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV  mời đại diện 1 - 2 nhóm xung phong trình bày kết quả thảo luận

*Trả lời Phiếu học tập

(Đính kèm phía dưới Hoạt động)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

1. Sử dụng hình ảnh, biểu đồ, video hợp lí

- Ngoài văn bản, hình ảnh, biểu đồ, ngày nay, video trở thành phương tiện truyền thông được sử dụng phổ biến khi trao đổi, chia sẻ thông tin trong môi trường số. Với khả năng kết hợp hình ảnh, âm thanh và văn bản trong trình bày thông tin, video cho phép trình bày cụ thể, chi tiết, chân thực diễn biến của sự việc, hiện tượng, mang đến sự tin cậy, tạo cảm xúc cho người xem.

- Sử dụng hình ảnh, biểu đồ, video trong trình bày thông tin cần đảm bảo:

+ Phù hợp: Phương tiện trực quan cần được sử dụng phù hợp với tình huống, phát huy lợi thế (ưu điểm) của phương tiện trực quan.

+ Đơn giản, dễ hiểu: Phương tiện trực quan phải đơn giản, làm nổi bật thông điệp cần truyền tải, giúp người xem dễ hiểu.

+ Đẹp, rõ nét: Phương tiện trực quan cần đảm bảo tính thẩm mĩ; rõ nét để người xem có thể dễ dàng quan sát; dung lượng vừa phải để dễ dàng trao đổi, chia sẻ trong môi trường số.

+ Hợp pháp: Tránh vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, quyền riêng tư.

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP

 

Câu 1.

- Phát biểu sai: B.

Câu 2.

TT

Nội dung

Phương tiện trực quan

Lí do

1

Thống kê, so sánh số lần vô địch của các đội tuyển đã giành cúp vàng trong lịch sử.

Biểu đồ hình cột

Biểu đồ hình cột giúp so sánh dữ liệu một cách trực quan.

2

Bàn thắng được bình chọn là đẹp nhất của World Cup vừa qua.

Video

Video giúp theo dõi chi tiết, cụ thể, chân thực, tạo cảm xúc cho người xem

3

Quốc gia (hoặc các quốc gia) tổ chức World Cup tiếp theo.

Chữ và hình ảnh

Có thể dùng chữ để ghi tên quốc gia kèm theo hình ảnh về quốc gia đó

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đính kèm tệp vào sơ đồ tư duy

a. Mục tiêu: 

- HS biết được khả năng đính kèm tệp văn bản, hình ảnh, video, trang tính vào sơ đồ tư duy

- HS nêu được mục đích của việc đính kèm tệp vào sơ đồ tư duy.

b. Nội dung: HS làm việc nhóm, đọc nội dung trong SGK, phát biểu, thảo luận trước lớp và trình bày khái quát về sơ đồ tư duy; tìm hiểu, nêu mục đích của việc đính kèm tệp vào sơ đồ tư duy và các bước đính kèm tệp vào sơ đồ tư duy.

c. Sản phẩm học tập: Trình bày được nội dung chính về đính kèm tệp vào sơ đồ tư duy.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi gợi ý của GV:

+ Trình bày hiểu biết của em về sơ đồ tư duy.

+ Mục đích của việc đính kèm tệp (hình ảnh, văn bản, video, bảng tính,…) vào bảng tính là gì?

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận khái quát về sơ đồ tư duy.

- GV chiếu hình ảnh sơ đồ tư duy được đính kèm các tệp hình ảnh, video, văn bản, bảng tính (hình 1) cho HS quan sát.

- GV đặt câu hỏi:

+ Câu hỏi (SGK – tr25):  Theo em, tại sao cần đính kèm các tệp vào sơ đồ tư duy ở Hình 1?

TT

Các tệp đính kèm

Lí do cần đính kèm

1

 

 

2

 

 

 

 

+ Nêu các bước đính kèm tệp vào sơ đồ tư duy; cách trình bày sơ đồ tư duy có tệp đính kèm.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về lí do cần đính kèm tệp vào sơ đồ tư duy.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi GV đưa ra.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV  mời đại diện 1 - 2 nhóm xung phong trình bày kết quả thảo luận

*Trả lời Câu hỏi

TT

Các tệp đính kèm

Lí do cần đính kèm

1

Tệp văn bản

Cung cấp chi tiết về thời gian mỗi lượt bắn pháo hoa.

2

Tệp hình ảnh

Minh họa địa điểm bắn pháo hoa (cảng Sông Hàn).

3

Tệp video

Cung cấp diễn biến chi tiết, cụ thể màn bắn pháo hoa của đội vô địch (Phần Lan).

4

Tệp bảng tính

Cung cấp danh sách chi tiết, cụ thể về 8 đội tham dự

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang hoạt động Thực hành.

2. Đính kèm tệp vào sơ đồ tư duy

- Sơ đồ tư duy là một phương pháp trình bày trực quan các thông tin về một chủ đề. Với phương pháp này, các thông tin của chủ đề được tóm tắt, sắp xếp, tổ chức thành sơ đồ phân nhánh từ chủ đề trung tâm đến các nhánh con. Trình bày bằng sơ đồ tư duy giúp ta dễ dàng nhìn thấy bức tranh tổng thể, nhận biết, ghi nhớ nội dung cơ bản của chủ đề.

- Bên cạnh việc cung cấp công

cụ, tiện ích để dễ dàng tạo sơ đồ

tư duy, hầu hết các phần mềm vẽ sơ đồ tư duy đều cho phép đính kèm tệp hình ảnh, văn bản, video, bảng tính,... để minh hoạ, cung cấp thêm thông tin cụ

thể, chi tiết hơn cho nội dung trong sơ đồ tư duy.

 

 ----------Còn tiếp------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD TIN HỌC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 1: Vai trò của máy tính trong đời sống

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 2: Chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 3: Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4. ỨNG DỤNG TIN HỌC

Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 4: Phần mềm mô phỏng
Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 5: Trình bày, trao đổi thông tin
 
Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 6A: Tổ chức dữ liệu cho dự án quản lí tài chính gia đình
Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 7A: Hàm đếm theo điều kiện COUNTIF
Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 8A: Hàm tính tổng theo điều kiện SUMIF
Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 9A: Tổng hợp, đối chiếu thu, chi
Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 10A: Thực hành trực quan hóa dữ liệu và đánh giá dự án
 
Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 6B: Phần mềm làm video
Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 7B: Hiệu ứng chuyển cảnh
Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 8B: Lồng ghép video, âm thanh
Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 9B: Thay đổi tốc độ phát video
Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 10B: Thực hành làm video

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 11: Giải quyết vấn đề
Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 12: Bài toán trong tin học
Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 13: Quy trình giao bài toán cho máy tính giải quyết

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

Giáo án Tin học 9 Chân trời bài 14: Một số nhóm nghề trong lĩnh vực tin học

II. GIÁO ÁN POWERPOINT TIN HỌC 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1. MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG

Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 1: Vai trò của máy tính trong đời sống

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2. TỔ CHỨC LƯU TRỮ, TÌM KIẾM VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 2: Chất lượng thông tin trong giải quyết vấn đề

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3. ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 3: Tác động của công nghệ số đối với con người, xã hội

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4. ỨNG DỤNG TIN HỌC

Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 4: Phần mềm mô phỏng
Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 5: Trình bày, trao đổi thông tin
 
Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 6A: Tổ chức dữ liệu cho dự án quản lí tài chính gia đình
Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 7A: Hàm đếm theo điều kiện COUNTIF
Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 8A: Hàm tính tổng theo điều kiện SUMIF
Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 9A: Tổng hợp, đối chiếu thu, chi
Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 10A: Thực hành trực quan hóa dữ liệu và đánh giá dự án
 
Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 6B: Phần mềm làm video
Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 7B: Hiệu ứng chuyển cảnh
Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 8B: Lồng ghép video, âm thanh
Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 9B: Thay đổi tốc độ phát video
Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 10B: Thực hành làm video

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VỚI SỰ TRỢ GIÚP CỦA MÁY TÍNH

Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 11: Giải quyết vấn đề
Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 12: Bài toán trong tin học
Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 13: Quy trình giao bài toán cho máy tính giải quyết

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6. HƯỚNG NGHIỆP VỚI TIN HỌC

Giáo án điện tử Tin học 9 chân trời Bài 14: Một số nhóm nghề trong lĩnh vực tin học

Chat hỗ trợ
Chat ngay