Giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều Bài 9: Thành phần biệt lập trong câu
Đồng bộ giáo án word và powerpoint (ppt) Bài 9: Thành phần biệt lập trong câu. Thuộc chương trình Ngữ văn 8 cánh diều. Giáo án được biên soạn chỉnh chu, hấp dẫn. Nhằm tạo sự lôi cuốn và hứng thú học tập cho học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều
BÀI 9. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
THÀNH PHẦN BIỆT LẬP TRONG CÂU
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi sau:
Theo em, các phần in đậm dưới đây có vai trò, tác dụng gì trong câu?
Ôi ! Chiếc váy đó mới đẹp làm sao.
Hình như dạo này bạn tăng cân lên thì phải, trông đầy đặn hẳn lên
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Hệ thống kiến thức
GV đặt câu hỏi yêu cầu học sinh tìm hiểu:
Câu có thể được bổ sung các thành phần biệt lập như thế nào?
Em hãy nêu chức năng và lấy ví dụ cho từng loại thành phần biệt lập
Sản phẩm dự kiến:
Câu có thể được bổ sung các thành phần biệt lập với chức năng cụ thể sau:
- Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp. Thành phần này thường được biểu hiện bởi các từ, tổ hợp từ như: này, ơi, dạ, vâng, ừ, anh ơi, thưa ông, ...
Ví dụ: “Này, thầy nó ạ” (Kim Lân); “Vâng, tôi xin đi” (Nguyễn Công Hoan)
- Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói. Thành phần này thường được biểu hiện bởi các từ, tổ hợp từ có nghĩa cảm thán như: a, ồ, ô hay, ...
Ví dụ: “Ôi chào, sớm với muộn có ăn thua gì” (Thạch Lam)
- Thành phần tình thái: được dùng để biểu thị cách nhìn nhận, đánh giá của người nói (người viết) đối với sự vật được nói đến trong câu. Thành phần tình thái thường được thể hiện bằng các từ: chắc, có lẽ, dường như, lẽ ra, chừng như, hình như, ...
Ví dụ: “Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại...” (Ngô Tất Tố)
- Thành phần chuyển tiếp: được dùng để nêu lên một ý chuyển tiếp giữa câu chứa nó với một câu, một đoạn đứng trước hoặc sau đó. Thành phần này thường được biểu hiện bằng các từ như: tóm lại, ấy thế mà, hơn nữa, ngoài ra, nhân đây, như đã nói trên.
Ví dụ: “ Như đã giải thích bên trên, mưa sao băng là do những ngôi sao chổi gây ra” (Theo Hồng Nhung)
- Thành phần phụ chú: được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu. Khi nói, thành phần này thường được tách biệt về ngữ điệu; khi viết, được đánh dấu bằng dấu phẩy hoặc dấu gạch ngang, dấu ngoặc đơn, dấu hai chấm.
Ví dụ: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp” (Thanh Tịnh)
Hoạt động 2: Gợi ý giải bài tập SGK
Bài tập 1:
Sản phẩm dự kiến:
a. Thành phần cảm thán: Ơ => bộc lộ cảm xúc của người nói.
b. Thành phần gọi - đáp: Này => duy trì quan hệ giao tiếp.
c. Thành phần gọi - đáp: Thưa ông => duy trì quan hệ giao tiếp.
d. Thành phần cảm thán: Trời ơi => bộc lộ cảm xúc của người nói.
Bài tập 2:
Sản phẩm dự kiến:
a. Thành phần phụ chú: tiếng suối. Xác định được do trước nó có dấu "-". Thành phần phụ chú được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
b. Thành phần phụ chú: tiếng suối và tiếng hát. Xác định được do được đánh dấu bằng dấu hai chấm. Thành phần phụ chú được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
c. Thành phần phụ chú: hai yếu tố này đã bị thiểu giảm tới mức tối đa. Xác định được do được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn. Thành phần phụ chú được dùng để giải thích hoặc nêu ý kiến bình luận đối với sự vật, sự việc được nói đến trong câu.
…..
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Ý nào sau đây không đúng khi nói về thành phần gọi-đáp
A. Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập
B. Dùng để duy trì quan hệ giao tiếp
C. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
D. Là thành phần biệt lập
Câu 2: Trong những câu sau, câu nào có thành phần phụ chú?
A. Này, hãy đến đây nhanh lên!
B. Chao ôi, đêm trăng đẹp quá!
C. Mọi người, kể cả nó, đều nghĩ là sẽ muộn
D. Tôi đoán chắc là thể nào ngày mai anh cũng đến.
Câu 3: Ý nào nói không đúng về thành phần phụ chú?
A. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
B. Dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu
C. Dùng để nêu thái độ của người nói
D. Thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang
Câu 4: Câu văn nào dưới đây sử dụng thành phần gọi đáp?
A. Hình như Thu về rồi
B. Thưa cô, em muốn ra ngoài
C. Mai cậu đi học chứ
D. Tớ thích quyển sách này
Câu 5: Ý nào sau đây không đúng khi nói về thành phần phụ chú?
A. Dùng để bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu
B. Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp
C. Dùng để nêu thái độ người viết
D. Thường đặt giữa hai dấu gạch ngang
Sản phẩm dự kiến:
Câu 1 - C | Câu 2 - C | Câu 3 - A | Câu 4 - B | Câu 5 - B |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Vận dụng kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) trình bày suy nghĩ của em về một tác phẩm văn học đã học và đã đọc, trong đó có sử dụng ít nhất một thành phần tình thái và một thành phần phụ chú được sử dụng trong đoạn văn đã viết.
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn thuyết minh về một cảnh đẹp ở quê em, trong đó có sử dụng câu chứa thành phần tình thái và thành phần cảm thán.
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Trọn bộ giáo án và PPT Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Ngữ văn 8 mới có đủ kết nối, cánh diều, chân trời
Ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 8 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm ngữ văn 8 kết nối tri thức cả năm
Đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức có ma trận
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 8 kết nối tri thức
File word đáp án ngữ văn 8 kết nối tri thức